Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

THẬT BUỒN KHI NGHE TIN NÀY: CẦU TẠM CHU VA LẠI BỊ LŨ CUỐN PHĂNG

Cuteo@


Nghe tin lũ đầu nguồn cuốn phăng cầu tạm Chu Va 6 trên Tuổi Trẻ thấy nhói lòng. Sao trời cứ bắt dân Chu và khổ mãi thế?

Đọc thêm:

Tin cho hay, vào khoảng 5 giờ ngày 27/4, lũ từ đầu nguồn bất ngờ đổ về đã cuốn phăng cây cầu tạm Chu Va 6 tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu), khiến bản Chu Va 6 hiện nay gần như bị cô lập hoàn toàn.

Ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban phòng chống lũ bão huyện Tam Đường cho biết: Từ sáng sớm 27/4, đoàn công tác của huyện, xã Sơn Bình đã vào hiện trường nơi cầu tạm Chu Va 6 bị lũ cuốn trôi, hiện đang triển khai đi lấy dây cáp và lấy gỗ ở các nơi về sửa chiếc cầu treo cũ ngay cạnh đó làm cầu tạm để bà con đi lại. Bên cạnh đó, địa phương cũng chỉ đạo, vận động bà con tạm thời khắc phục khó khăn.

Trước đó, ngày 26/2, sau hai ngày xảy ra sự cố đứt óc neo kéo cáp cầu treo Chu Va 6, khiến hàng chục người thương vong, Sở Giao thông vận tải Lai Châu phối hợp với huyện Tam Đường triển khai làm cầu tạm qua suối, nối liền hai bản Chu Va 6 và Chu Va 8, giúp đảm bảo việc đi lại của gần 150 hộ dân ở hai bản này. Chiếc cầu tạm vừa bị lũ cuốn trôi có tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được khẩn trương hoàn thành chỉ sau ba ngày thi công.

Nhưng giờ thì..tất cả lại theo con lũ mà đi.

Chợt nghĩ, "một tí" của ông Cục trưởng bên Bộ Giao Thông Vận Tải mà được đầu tư vào đây thì ta có hàng trăm cây cầu vững chắc cho bà con đi lại. Đúng là chỗ ăn không hết, chỗ lần không ra.

Anh Thăng lại phải ra tay rồi!

P/s: Bài sử dụng tư liệu của Tuổi Trẻ

LÒNG TỰ TRỌNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY

Lòng tự trọng và trách nhiệm người thầy

Bằng năng lực được tích lũy và khẳng định trong 30 năm giảng dạy, một PGS, TS (hiện là Chủ nhiệm Bộ môn ở học viện lớn, chuyên đào tạo các cán bộ ngành tài chính cho cả nước) được trường đại học ngoài công lập mời kiêm chức Chủ nhiệm khoa chuyên ngành, với mức thu nhập làm thêm tới 20 triệu đồng/tháng, tức gấp đôi số lương chính thức. Công việc đã khiến ông không còn thời gian nghỉ ngơi, nhưng cho phép ông thỏa đam mê nghề nghiệp và có thêm thu nhập. Tuy nhiên, vừa rồi gặp lại ông thì được biết, ông đã bỏ việc làm thêm tại trường đại học kia. Hỏi lý do, ông bảo thấy lòng tự trọng bị tổn thương trước hoạt động đào tạo của trường.

Để giảm tải chi phí cho nhà trường trước áp lực giảm nguồn sinh viên tuyển đầu vào, lãnh đạo trường đã thẳng thừng cắt giảm nội dung và số tiết giảng nhiều môn học, bỏ mặc sinh viên tự thực hiện kỳ thực tập tốt nghiệp không có giáo viên hướng dẫn. Lo ngại chất lượng đào tạo khó mà bảo đảm và khó mà thanh thản khi ký những quyết định liên quan với tư cách Trưởng khoa chuyên môn, ông đã nhiều lần kiến nghị việc này với lãnh đạo trường, nhưng không được chấp nhận. Vì vậy, ông đã đơn phương tự rút khỏi vị trí mà không phải ai cũng dễ dàng có được, đồng nghĩa với việc tự cắt giảm 2/3 tổng thu nhập hằng tháng đang ổn định của mình.

Mang câu chuyện này kể cho một nhà báo. Ông góp thêm chuyện "mắt thấy tai nghe" khác, cũng về một trường đại học ngoài công lập, do một doanh nghiệp mua lại từ tay người sáng lập vốn là một nhà giáo lâu năm. Khi có quyền trong tay, nhà đầu tư - ông chủ mới - đã thẳng thừng cho nghỉ việc và thậm chí lệnh cho bảo vệ trường "cấm cửa" toàn bộ giáo viên cũ của trường, bất chấp những công lao, kinh nghiệm, tâm huyết và mối quan hệ thầy - trò bao năm xây dựng, gây nhiều bức xúc xã hội ở địa phương và trong ngành...

Hai câu chuyện trên tuy khác nhau về vị thế chủ động và bị động, nhưng đều có chung nguyên nhân từ người đứng đầu nhà trường là nhà đầu tư - doanh nghiệp, lấy mục tiêu "hạch toán kinh tế" làm đầu. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây hiện tượng hàng trăm nghìn sinh viên đã ra trường thất nghiệp, dù thị trường luôn thiếu hụt các lao động được đào tạo chuyên môn cao.

Chất lượng giáo dục tùy thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp và khả năng truyền tải kiến thức của người thầy. Khi người thầy còn giữ được tâm huyết, lòng tự trọng và trách nhiệm nghề nghiệp thì đó là phúc lớn cho "nguyên khí" nước nhà. Nền giáo dục quốc gia sẽ đi về đâu khi bị nhà đầu tư tham gia xã hội hóa kiểu "doanh nghiệp hóa", quyết định quy trình và nội dung đào tạo tại cơ sở của họ chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Việc cắt xén giờ và nội dung giảng dạy; tình trạng thiếu hụt những nhà giáo có trách nhiệm và trình độ trong chương trình đào tạo có thể giúp nhà trường tiết kiệm chi phí, song điều đó có nghĩa những "lò đào tạo" kiểu này sẽ dẫn đến những sản phẩm giáo dục không đạt chuẩn.

Những khoản nợ dưới chuẩn đã, đang và sẽ tạo khủng hoảng nợ, gây đổ vỡ dây chuyền tệ hại trong ngành ngân hàng và nền kinh tế. Những sản phẩm giáo dục rẻ tiền, thiếu chuẩn, nhất là do hành xử phi giáo dục của nhà đầu tư trong ngành giáo dục các cấp, sẽ báo trước không chỉ những thất bại trong kinh doanh của họ, mà còn để lại nhiều hệ lụy đắt đỏ lâu dài cho ngành giáo dục nói riêng, cho xã hội nói chung.

CHỈ CÒN CÁCH NÓI DỐI!

Chỉ còn cách nói dối!

Họ đều là những trí thức bậc cao, vua biết mặt, chúa biết tên được mời đến dự một cuộc hội thảo khoa học trong một ngày. Họ thu xếp thời giờ tới dự, tự nhủ "nói ít thôi - nếu được mời", còn chủ yếu muốn nghe nhiều ý kiến, có tranh luận càng thú vị.

Họp được một giờ thì người chủ trì nói: "Xin các bác nói gọn để được nhiều người nói vì hội thảo chỉ làm một buổi sáng".

Trong giờ nghỉ giải lao, có người hỏi ông thư ký hội nghị: "Giấy mời nói họp một ngày, sao lại cắt ngắn?". Ông thư ký trả lời: "Không phải vì chúng tôi bận mà vì một lý do tế nhị".

Nhưng lý do gì?

Ông thư ký đành phải trả lời:

- Nói ra thật xấu hổ. Chính sách tài chính quy định phải họp một ngày thì mới có số thù lao trong phong bì gửi các bác, cũng nhỏ mọn thôi, cũng đủ để các bác đi ta-xi đến họp. Còn họp nửa buổi thì chỉ được một nửa không đủ tiền tàu xe.

- Thế là nói dối à?

- Quy định như thế thì chỉ còn cách nói dối thôi. Chuyện hôm nay cũng chỉ là chuyện nhỏ vì còn những chuyện lớn hơn như số người dự hội nghị, tiền thuê nhà nghỉ, tiền ăn... rồi cả chuyện lớn hơn nữa cũng phải nói dối vì những quy định cũ kỹ và lạc hậu như thế!

XUNG QUANH VIỆC ĐẠI DIỆN "HỘI NGƯỜI UIGHUR" YÊU CẦU LHQ ĐIỀU TRA VIỆT NAM LIÊN QUAN VỤ VIỆC TẠI CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH

Theo Wikipedia "Tị nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ. Người tỵ nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn (tránh nạn) đó." Theo khái niệm này, chính sách giành cho những người tị nạn chính trị mà các quốc gia theo đuổi và tiến hành nhằm mục đích nhân đạo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của một bộ phận người vì những lí do này, lí do khác đang chịu những đày ải từ chính quốc gia mà họ từng là một thành viên. Và thông thường, lí do để một bộ phận người chạy trốn và xin tị nạn ở một nước thứ hai xuất phát từ chính sự hà khắc và phân biệt trong triển khai và thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội; sự thiệt thòi và bất bình đẳng khiến họ luôn muốn nuôi nung nấu, hiện thực hóa ý thức tranh đấu đảm bảo sự bình quyền và bình đẳng và một khi thất bại thì hậu quả họ lãnh chịu là không nhỏ; tuy nhiên, đây không phải là lí do cuối cùng và duy nhất cho cái gọi là tị nạn chính trị bởi có một số thành phần người do bất đồng về quyền lợi xưa cũ hay có các hoạt động phản kháng vi phạm pháp luật; họ buộc phải trốn chạy khỏi những chế tài xử lý từ Pháp luật Nhà nước, thậm chí có một số người xin tị nạn vì lí do kinh tế. Hai bộ phận này buộc phải chứng minh được với những nước sở tại mình là nạn nhân của chính chế độ và xã hội trong nước. 

Ông Dilshat Rashit: Không nên quy kết việc 16 người TQ nhập cảnh trái phép vào Viêt Nam vừa qua là tị nạn về chính trị. 

Cho đến nay, Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn do Liên Hợp Quốc khởi thảo được hầu hết các nước trên thế giới ghi nhận và tham gia. Khu vực Đông Nam á có Việt Nam và Thái Lan chưa phải là thành viên của Công ước này và Việt Nam đang trong quá trình xem xét và gia nhập khi thích hợp. Tuy nhiên, dù chưa tham gia nhưng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, quyền con người và những giá trị đi kèm vẫn được phía Việt Nam tôn trọng và thực thi, ngay cả là những tên tội phạm...Trên thực tế, trên bình diện song và đa phương, Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều Công ước, hiệp ước liên quan đến nội dung này; việc xem xét, thực hiện các nội dung đã ký kết và tham gia được Việt Nam thực thi một cách nghiêm túc và bình quyền. Bên cạnh việc thực thi nghiêm túc và hiệu quả một số nội dung được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn (dù chưa tham gia), do đã ký kết, thỏa thuận với các quốc gia láng giềng trong khuôn khổ song phương, nhất là trên các lĩnh vực đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới, hợp tác kinh tế vùng biên giới...nên Việt Nam còn phải thực hiện thêm một nghĩa vụ đi kèm. Cho nên, việc xem xét và giải quyết tị nạn chính trị còn phải cân nhắc có ảnh hưởng, mâu thuẫn gì so với những quy chế, hiệp định đã ký kết và thực thi. Thỏa mãn và hài hòa giữa hai yếu tố nói trên là điều mà Việt Nam cần thực hiện trong bối cảnh đang bước đầu đi sâu vào hội nhập quốc tế.
Sau vụ việc tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh, Việt Nam), có nhiều giả thiết cho rằng, 16 người có ý định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là những người đang có ý định tị nạn về chính trị. "Họ có thể là nạn nhân của chính sách phân biệt trong lòng TQ" (Người Uighur). Việc những cán bộ Biên phòng Việt Nam khống chế và nhanh chóng trao trả những người này cho Cảnh sát địa phương TQ là một động thái đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn? Đại diện của tổ chức "Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh".Nghĩa là tổ chức này đã cho rằng, Việt Nam vì những lí do khác nhau đối với phía TQ đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn?

Việt Nam và TQ là hai quốc gia láng giềng và có mối quan hệ truyền thống. Dù trong quá khứ và hiện tại hai bên đã, đang và sẽ có những xung đột nhất định, nhất là trên phương diện chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Song, với sự cố gắng của hai bên thì việc phân định cắm mốc biên giới trên bộ đã được hoàn thành. Đây cũng là điều kiện cốt yếu và quan trọng để hai bên có những hiệp định liên quan đến vùng biên, tạo điều kiện cho việc phối hợp, hợp tác kinh tế, xã hội hai bên biên giới. Trên thực tế, cửa khẩu hai bên biên giới Việt Nam - TQ là đầu mối kinh tế sầm uất và quan trọng của cả hai bên. Do vậy, việc phối hợp đảm bảo an ninh trật tự hay việc xử lý một số xung đột, mâu thuẫn trong các hoạt động được cả hai bên quan tâm, trong đó, việc xâm lấn, di dịch cư tự do, trái phép được Bộ đội Biên phòng - cơ quan chủ quản quản lý và bảo vệ biên giới là một trong những nhiệm vụ lớn.

Sau khi phát hiện thấy dấu hiệu nhập cảnh trái phép của 16 người từ phía TQ, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xác định rõ ràng mục đích và ý đồ nhập cảnh của những người này. Công việc này được phía Bộ đội Biên phòng Việt Nam thực hiện cẩn trọng và nghiêm túc; từ sáng sớm (4h20' cho đến qua 11h30' việc xem xét, tiến hành các thủ tục vẫn chưa được hoàn thành). Đây được cho là nguyên nhân chính gây nên sự việc đau lòng vừa qua: "Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."

Cho nên, sẽ là vu khống nếu người đại diện của Hội Người Uighur thế giới cho rằng: "Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không." Bởi, phía Việt Nam đã rất kỹ càng và cẩn thận khi tiến hành các thủ tục liên quan, nhất là làm rõ mục đích xuất cảnh và việc làm rõ những con người này có nhập cảnh vì lí do tị nạn hay không cũng được quan tâm để tiến hành các thủ tục tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế thì không ai trong 16 người TQ nói trên nói rõ mục đích nhập cảnh vì lí do tị nạn như người đại diện của Hội Người Uighur thế giới. Họ chỉ khai báo mục đích nhập cảnh vào Việt Nam vì lí do kinh tế và họ cũng cho biết "một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới" (BBC tiếng Trung Quốc). Hay nói cách khác, ngay từ đầu họ đã thể hiện họ không phải là đối tượng được Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn bảo hộ và đảm bảo. Vì vậy, phía Việt Nam cũng không có trách nhiệm xem xét và làm rõ điều này. Và thông thường, với những đối tượng xuất cảnh trái phép qua biên giới, căn cứ vào những Hiệp định đã được hai bên kí kết nên sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì Bộ đội Biên phòng cần nhanh chóng bàn giao cho phía TQ.

Việc bàn giao đã được thông báo vào chiều hôm cùng ngày, nhưng với sự manh động và liều lĩnh từ một số người trong nhóm 16 người này đã gây nên cái chết thương tâm cho 02 chiến sỹ Biên phòng và một số kẻ trong họ. Nên chăng, xem những kẻ liều lĩnh vừa qua là những kẻ máu lạnh, đáng trừng trị./.

BẢN TIN TỰ SƯỚNG

CuTeo@

Chào David, how are you?
- I’m fine. And you?
- Fine. Long time no see. What are you doing?
- I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.
- Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?
- Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.
- Really? Vãi cả l** ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.
- Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.
- At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.
- Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.
- OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được VPhone. Những tờ tiền Việt Nam tràn ngập lãnh thổ các nước. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát.

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom sex Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-Leng là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…

Và sau đây là những update vụn vặt khác...

1. Bản tin truyền thông:

- Tạp chí Bắp Cải đứng đầu alexa, chiếm 99% traffic toàn thế giới!

- Mương 14 sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải

có dòng chữ "muong14.vn" dưới mỗi bài viết.

2. Bản tin kinh tế

- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới do đã có khả năng loại trừ được hàng giả có xuất sứ từ Bắc Kinh.

- Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai,

- FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.



Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard...trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.

- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.

EM THÍCH ANH LÀ EM SAI RỒI

Là em sai. Nhưng cuộc đời này mỗi mối tình chông chênh đều được ít nhất một lần vấp ngã. Nên em không trách mình và cũng chẳng giận hờn anh. Chỉ là em thích anh, vậy thôi!

Sai ngay từ điều đầu tiên cơ bản nhất, em thích anh khi mà anh chẳng hề thích em, một chút nào, một chút nhỏ xíu cũng không tồn tại…

Là em thích một người cao hơn em khoảng cách một cái đầu, cũng ngần ấy khoảng cách của sự thông minh hơn em, tất nhiên! Con gái như em, thích được co mình ủ ấm trong một vòng tay đủ rộng, được chở che bằng nhiều câu hóm hỉnh thông minh.

Là em thích một người luôn cẩn thận, làm bất cứ việc gì đều suy tính trước sau. Anh sẽ không tưởng tượng ra được vẻ đẹp của chính mình, khi mà anh ngồi với bộn bề công việc, đôi mày chau lại, tay nhịp trên bàn,… Anh lúc đó là một người cuốn hút và giỏi giang, anh biết không?

Là em thích một người luôn tỏ ra lạnh lùng với những cô gái đẹp. Ừ thì em có phần không duyên dáng bằng họ, không khéo léo hay giỏi giang bằng họ, cũng chưa hẳn xinh đẹp bằng họ. Nên em thầm tị nạnh thế thôi. Vậy mà anh cũng giống em, lánh xa họ, mặc cho họ cười tít mắt hay giả vờ ngơ ngác. Em đặc biệt thích lúc anh phớt lờ cô bạn gái xinh tươi, chạy đến bên em mà xoa đầu hồn nhiên không ngượng nghịu.

Rồi…

Em nhận ra…

Em thích anh nhiều quá!

Thích không đơn thuần là cảm giác cảm nắng lướt qua mau, em đảm bảo!

Thích không đơn thuần là cảm giác muốn ngắm nhìn từ xa rồi mường tượng ra viễn cảnh xa xôi, em chắc chắn!

Thích của em đặt nơi anh là cái thích ngấm dần, ngày này sang ngày khác, lại sâu đậm dần, tháng này qua tháng nọ. Đôi khi em tự nhủ, cứ để mặc tim mềm rung rinh một quãng, nếu nhận ra tình yêu vô vọng, nó sẽ ngừng lại ngay thôi. Nhưng anh biết không, trái tim của chúng mình ngây thơ quá, ôm ấp hoài một bóng hình người dưng, rồi phản chủ.

Bất chấp tất cả để thích mãi một người, có dại khờ lắm không anh?

Để rồi em nhận ra, có những cuối tuần em lén trút tiếng thở dài, vờ như lỡ tay gửi nhầm một tin nhắn, đến số của anh. Em muốn rủ anh cùng em dạo phố, cùng em đi vào hiệu sách mua một vài quyển hay ho. Hay đơn giản hơn, có thể vô tư cười đùa trước mặt anh như trước…

Có thể đến một ngày, em cũng kịp nhận ra tình cảm của anh đã hướng về một ai đó khác. Chắc sẽ là ngày em thấy mắt mi hoen nước và tim nhâm nhẩm đau. Em cũng sẽ cố tìm vui, đưa tay lên tự lau đi nước mắt, thút thít chỉ với một mình.

“Thích anh, là em sai rồi!”

Hạc Xanh

DÙ HẾT YÊU, XIN HÃY DÀNH CHO NHAU NHỮNG LỜI TỬ TẾ

Hãy cư xử như thể, chúng ta đã đạt được thành tích xuất sắc cho khóa học "làm cách nào để chia tay"...

Gặp nhau giữa bảy tỷ người, đến bên nhau, yêu nhau, đi cùng nhau cả một đoạn đường, dù ngắn hay dài đó vẫn là kỳ tích. Em không thấy sao? Mối quan hệ nào cũng cần có một chữ "duyên", nhưng không phải mối quan hệ nào cũng có chữ "nợ", bởi vậy có những mối tình, cứ tưởng sẽ đời đời kiếp kiếp bên nhau, sau một câu "chúng ta không hợp" bỗng tan biến như bọt biển. Chỉ để người ở lại đau đớn, quằn quoại cào xé những vết thương, niềm tin về tình yêu cũng vỡ vụn theo từng lời nói.

Người ta dạy rất nhiều về tình yêu: làm sao để có buổi hẹn hò hoàn hảo, "n" dấu hiệu cho thấy nàng để ý tới bạn, 1001 cách bày tỏ tình cảm với người yêu... để em hăm hở lao vào tình yêu như lao vào mê cung rải đầy hoa hồng xinh đẹp, nhưng em đâu biết rằng không phải bước chân nào của em cũng sẽ chắc chắn đi tới được đích. Em nhầm đường rồi, em phải quay lại dù cho khi bắt đầu bước vào, đôi chân xinh đẹp của em hẳn đã ít nhiều trầy xước dưới mớ gai nhọn kia. Em tự trách sao mình ngu ngốc, sao lựa chọn quá nhiều nỗi đau về phía mình?! Nhưng em ơi, ngay từ đầu dù biết đau nhưng em vẫn chọn bước vào đấy thôi?! Đoạn đường khi xưa vẫn vậy, có khác là nặng nề hơn vì không còn cánh tình yêu nâng đỡ đôi chân nhỏ bé của em nữa. Cảm giác đau đớn này có làm cho em cáu không? Có làm em thêm oán hận người ấy không? Chắc hẳn ít nhiều em cũng đã từng oán trách.

"Ai yêu nhiều hơn thì người đó khổ"_câu này liệu có đúng? Chia tay khiến em đau đớn cùng cực, có khi sinh ra căm phẫn mà oán hận người kia. Người ta nói, còn hận còn yêu. Đừng thế em nhé, chia tay rồi, để lý trí điều khiển đi em. Em có thấy trái tim của em đã đầy những vết xước rồi không? Nó mệt rồi. Em cho trái tim mình nghỉ ngơi chút xíu nhé. Lý trí của em đến lúc nên bước ra dõng dạc mà nói rằng: "Chào người yêu cũ" rồi mỉm cười với người ấy một cái thật tươi. Khi đã không là gì của nhau, xin em đừng để người ta thấy mình là gánh nặng. Xin em cũng đừng vì đau đớn mà xỉ vả người ta không thương tiếc. Nếu em muốn làm điều đó, xin em hãy làm ngay tại thời điểm người ấy nói chia tay, còn sau đó, xin hãy dùng những từ ngữ đẹp khi nói về họ. Dù sao, chúng ta cũng đã từng một thời yêu nhau. Chuyện chia tay dù đúng dù sai, chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng nếu chuyện tình cảm này em đã gọi nó là tình yêu thì xin em hãy có trách nhiệm và cư xư như một người lớn, tôn trọng quyết định "dám chọn, dám yêu" của mình. Bởi tình cảm của trẻ con, chẳng ai gọi là tình yêu cả và nếu không phải là tình yêu, thì người ta cũng chẳng có lý do gì để oán hận. Chuyện hôm qua., nó qua rồi. Học cách chia tay đi, em nhé!

Em Là Huyền Vịt