Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

BÈO DẠT, MÂY TRÔI

Ong Bắp cày

"Người đi xa có nhớ, là nhớ ai ngồi 
Trông cánh chim trời, sao chẳng thấy ai"

Mời nghe: "Bèo dạt mây trôi" theo phong cách mới nhá:

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/beo-dat-may-troi-anh-khang-ft-ta-quang-thang.-CqsiesGIm.html

Ngày anh đi, cái buồn nhớ đến thắt ruột gan. Cô ra cái hồ nhỏ gần nhà, nơi anh và cô từng ra ngắm những chú thiên nga đẹp đẽ chở hai người đạp nước yêu nhau. Vẫn cái hồ ngày ấy, lướt nước hồ thong thả, những chú vịt, ngỗng ham ăn nhìn cô và anh với ánh mắt "xin xỏ" mỗi khi hai người bứt bánh mì thả xuống cho chúng ăn.

Cô lững thững ra hồ, ngồi xuống ghế và nhìn ra xa, nước mắt cứ chảy thành dòng trên đôi má thẫn thờ của cô. "Vậy là anh đi thật rồi"

Chiều tối đi học về, con đường vắng vẻ quạnh hiu, gió thốc mạnh làm tóc cô rối bời. 

Cô lẩm nhẩm hát, vừa hát, vừa rớm nước mắt.

Sáng dậy, cô khóac chiếc áo choàng dài, xỏ đôi ủng da màu vàng. Gió đông về làm cây cối ngả nghiêng rời rạc, đường phố tấp nập đầy người và xe cộ. 

Mùa đông chẳng đẹp như mọi người nghĩ khi đọc thơ hoặc nghe ai đó hát. Cái lạnh từ đâu đó chẳng biết từ bao giờ xâm chiếm lòng cô.

Nỗi cô đơn và nhung nhớ sắt seo. 

Anh rời cô vào mùa đông.

"Anh sẽ sớm về thôi. Hay là em về, chúng mình sẽ đám cưới, sẽ sinh con."

"Còn sự nghiệp chúng mình thì sao? Bây giờ còn trẻ, mới bắt đầu sự nghiêp. Sinh con, lấy gì nuôi chúng"

"Khắc có cách, ngày xưa bố mẹ cũng nghèo, bố mẹ vẫn nuôi mình được đấy thôi"

"Nhưng em không muốn con chúng mình phải thua thiệt bạn bè, em cũng không muốn giống như bố mẹ phải chuyển nhà từ Thái Bình lên tận Điện Biên. Em không muốn chưa làm được gì đã trở thành người vợ và người mẹ yên phận"

"Thôi, nói chuyện khác đi, hôm nay em đi học có mệt không?"

Buổi tối, nằm co quắp ôm con gấu nhồi bông rõ to. Chiếc giường bỗng rộng thênh thang. Cô gọi người bạn cùng nhà thỉnh thoảng ra ngủ cùng. Đêm khuya cô thức đợi anh trên Internet. Là buổi sáng sớm bên anh, anh hào hứng đón chào một ngày mới.

Cô mệt mỏi tạm biệt một ngày cũ.

"Nếu yêu em anh đã cố gắng hơn, để không phải xa em" Đôi khi thầm trách, nhưng cô cũng hiểu rằng anh luôn mong muốn về nơi ấy, khi cuộc sống thong thả và ổn định. Anh muốn là người đàn ông của gia đình, bên những đứa con kháu khỉnh và người vợ hiền.

Lòng cô như thắt lại mỗi lần thấy anh kể về những người bạn đã có gia đình với chút hờn tủi, trách móc.

Cô đã không thể hứa với anh một gia đình nhỏ, như anh mong muốn giờ phút đó.

Cô ủng hộ anh ra đi. "Sự nghiệp của anh là quan trọng nhất hiện tại. Còn điều gì đến sẽ đến" Cô động viên anh, và cũng như tự nói với mình.

Ngày đầu yêu anh cho đến giờ phút cuối anh ra đi, cô vẫn luôn cho rằng anh và cô sẽ có một kết thúc thật có hậu, như câu truyện cổ tích mà cô và anh vẫn hàng ngày kể cho nhau nghe.

"Em còn yêu anh ấy không?" Người bạn trai mới của cô hỏi với đôi mắt hơi buồn.

"Em yêu anh, đừng suy nghĩ vẩn vơ nhé!"

"Mình sẽ xây ngôi nhà tương lai của mình thế này nhé", bạn trai cô hào hứng vẽ hình lên quyển sổ tay. Ánh mắt anh lấp lánh hạnh phúc.

Vậy đó, rồi cuối cùng cô cũng sẽ theo cánh chim trời quay về nơi đó. Với ngôi nhà, với tình yêu, có điều, không phải với anh...

Cô thầm xin lỗi anh vì đã không đủ nghị lực, không đủ lòng tin và quyết tâm. Nhưng cô biết, rồi họ cũng sẽ hạnh phúc, mặc dù không phải bên nhau.

"Hẹn anh kiếp sau, anh nhé!"

ĐUỐI LÝ, TRUNG QUỐC QUAY SANG ĐỔ LỖI

Truyền thông Trung Quốc hôm qua lại dùng giới chuyên gia đổ trách nhiệm cho Mỹ gây ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (phải) tại Brussels ngày 4-6. Theo Hãng tin Nhật Kyodo News, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bỉ, Thủ tướng Abe sẽ đưa ra thông điệp về quan điểm của Nhật trong việc giữ gìn ổn định ở biển Hoa Đông và biển Đông. Hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển đang ngày càng bị lên án tại các diễn đàn chính thức của quốc tế - Ảnh: Reuters

Động thái trên nhằm chữa thẹn sau khi Trung Quốc đã một phen “mất mặt” ở Đối thoại Shangri-La 13, vừa kết thúc hôm 1-6 tại Singapore. Đồng thời, bị cộng đồng quốc tế “vạch mặt” là “kẻ gây hấn” sau khi những hình ảnh hành xử không mấy tốt đẹp của Trung Quốc đối với tàu chấp pháp Việt Nam ở biển Đông đã được phóng viên các hãng tin quốc tế ghi nhận từ cuối tháng 5 đến nay.

Đổ lỗi cho Mỹ

Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc và Thời Báo Hoàn Cầu đã thay phiên nhau cho đăng bài xã luận “Mỹ nên bị quy trách nhiệm trong căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc”.

Đây là giọng điệu của truyền thông Trung Quốc mỗi khi đuối lý trong các vụ tranh chấp, họ thường mượn miệng của giới học giả, chuyên gia phát loa “đổ thừa” theo kiểu “chó càn cắn giậu”.

Tác giả bài viết - nhà nghiên cứu Đổng Xuân Lĩnh, thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc (CICIR) - suy diễn rằng tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc leo thang đến mức xung đột chỉ ngay sau chuyến viếng thăm Việt Nam hôm 7-5 của ông Daniel Russel - trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Ông Đổng bình luận rằng với sự hậu thuẫn của Mỹ, Việt Nam bắt đầu chống lại Trung Quốc mạnh hơn và “làm quá” vấn đề ở biển Đông khi tổ chức các cuộc họp báo quốc tế, cũng như điều thêm tàu đến ngăn cản những hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 ở biển Đông.

Ông Đổng cáo buộc sự trỗi dậy của Việt Nam trong các cuộc tranh chấp này có “bóng dáng” của Mỹ với vai trò bên thứ ba. Và Mỹ đã lợi dụng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như các cuộc tranh chấp khác ở biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.

Bài xã luận cáo buộc Mỹ đang “giả nhân giả nghĩa” khi can thiệp vào những vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc nhưng thực chất Washington đang muốn lợi dụng tình hình quốc tế để hồi phục lòng tin của người dân Mỹ.

Bài báo còn giở giọng đe dọa rằng Washington sẽ không đạt được gì từ chiến lược can thiệp này mà trái lại đã mất rất nhiều thứ. Cụ thể, Washington phải trả giá bằng hiện trạng mối quan hệ Mỹ - Trung đang bị phủ bóng đen. Ông Đổng còn nặng lời cho rằng “tiếng kêu gào của các nước ở biển Đông đang đánh thức một con chó ở Mỹ”?

Nhà nghiên cứu “diều hâu” này còn dọa rằng các nước ở biển Đông vì quá tin vào sự ủng hộ của Mỹ mà quên đi lợi ích của mình trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nếu Mỹ tiếp tục chiến lược kiềm chế Trung Quốc thì chính Mỹ sẽ không thoát khỏi thế “tiến thoái lưỡng nan”, khi sử dụng các đồng minh là những nước nhỏ hơn Trung Quốc.

Khẳng định tấn công tàu Việt Nam để lấy lòng trong nước

Các cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại đưa tin không đúng sự thật về tình hình tại khu vực mà họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Mới đây, truyền thông nước này còn trơ tráo cáo buộc ngược rằng Việt Nam đang gây hấn với họ bằng việc điều thêm tàu đến khu vực trên. Trong khi chính Bắc Kinh mới là bên gây căng thẳng khi điều cả tàu hộ vệ tên lửa, máy bay trinh sát điện tử, máy bay cánh bằng tiếp cận các khu vực có tàu chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.

Hôm 3-6, Đài phát thanh nhân dân trung ương Trung Quốc (CNR) và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin tàu hải cảnh 46015 đã đâm vào tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam gây hư hại nặng hôm 1-6.

CNR còn ngạo mạn kể rằng trước đó, tàu của Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư 635 tại vùng biển quanh nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên CNR và CCTV phát tin về các vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Dù với ý đồ muốn cho dân Trung Quốc thấy rằng “tàu của họ” mạnh hơn nhưng có lẽ động thái này đã gây hiệu ứng ngược.

Những điều mà hai cơ quan truyền thông lớn vào bậc nhất Trung Quốc đưa tin đã phủ nhận tất cả nỗ lực “đổ lỗi” cho “bên thứ ba” mà Trung Quốc đang thực hiện. Bắc Kinh cũng đã tự “vạch áo cho người xem lưng” khi những hình ảnh này đã được báo chí quốc tế dẫn lại với góc nhìn khách quan hơn.

Sau khi tường thuật những gì mà CNR và CCTV đưa tin, Hãng AFP dẫn lời giới chuyên gia quốc tế nhận định nhà cầm quyền Trung Quốc đang tìm cách lấy lại sự ủng hộ trong nước bằng việc thực hiện những động thái cứng rắn trong các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển.

MỸ LOAN

HÀNH VI MỚI CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNG SỢ HƠN "CỬU LONG KHUẤY BIỂN"

Tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 4.6 có bài viết cho rằng, những động thái hung hăng của Trung Quốc (TQ) trên Biển Đông là sản phẩm của chính sách đối ngoại thiếu nhất quán, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh của nhiều cơ quan chính phủ TQ mà người ta gọi là "những con rồng khuấy biển" (như ngư chính, hải giám, hải cảnh, dầu khí...), trong đó kẻ nào hiếu chiến nhất thường giành được lợi thế.

"Cửu Long khuấy biển"

Chính sách kèn cựa, không ai chịu nhường ai của các con rồng TQ được gọi dưới cái tên mỹ miều "Cửu Long khuấy biển", và nó đã thay thế cho cách tiếp cận trật tự, thân thiện hơn với khu vực trong những năm 1990. Nhưng những động thái mới nhất của TQ đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo với Mỹ và các nước láng giềng của TQ, trong đó đáng kể nhất là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam (VN). 

Dường như đây không phải là kết quả của một sự hỗn loạn trong chính sách, mà là kế hoạch có chủ ý. Các nhà phân tích an ninh đối ngoại cho rằng, hành động này dường như có sự tập trung phối hợp ở cấp cao nhất. Nếu đúng như vậy, điều đó cho thấy, chính sách không nhượng bộ của TQ về tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt hơn. Và do đó sẽ rất khó khăn để hy vọng về một sự thỏa hiệp, vốn đang hết sức cần thiết để tránh bùng phát xung đột nghiêm trọng trong khu vực.

Cuối năm ngoái, TQ thành lập Uỷ ban An ninh siêu quyền lực, một phần nhằm mang lại trật tự cho "9 con rồng", bao gồm Quân Giải phóng Nhân dân TQ, các cơ quan thực thi hàng hải và những tập đoàn năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước. "Cửu Long" là chính sách đối ngoại được thực hiện vì những mục đích hẹp hòi của chính họ. Hầu hết các cơ quan này không có kinh nghiệm về đối ngoại. Một số thường có hành động hiếu chiến để cạnh tranh với các cơ quan khác trong việc xin phân bổ ngân sách. Một số khác (chủ yếu là chính quyền địa phương) cố gắng mở rộng hoạt động kinh tế trong các vùng tranh chấp, nhằm mục tiêu tập trung vào tăng trưởng kinh tế. Mặc dù động cơ của các bộ ngành chỉ là tranh giành lợi ích cục bộ, nhưng lại có tác động lớn đến đối ngoại.

Trơ tráo khẳng định chủ quyền

Sau khi Uỷ ban An ninh quốc gia siêu quyền lực của TQ được thành lập, những động thái ngang ngược của TQ không còn được xem là sai lầm chiến thuật nữa. vậy câu hỏi đặt ra là, mục đích chiến lược mà TQ đang theo đuổi là gì? Kể từ khi giới lãnh đạo mới lên nắm quyền, "giấc mơ Trung Hoa" ngày càng được hun đúc, với ý tưởng khôi phục lại vị trí thống trị của TQ trong khu vực. Trong số đó, TQ đặt mục tiêu giành lại cái mà họ gọi là "lãnh thổ đã mất" vào tay Nhật Bản, sở hữu vùng biển của các nước Đông Nam Á, trong đó có VN và Philippines. 

Do đó, không có gì khó hiểu khi TQ cùng một lúc gây ra hàng loạt cuộc đối đầu với nhiều quốc gia Châu Á. Tàu thuyền TQ liên tục xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, mà TQ gọi là Điếu Ngư. Hành động này khiến Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy lập trường quân sự cứng rắn hơn, nhờ điều đó mà vị thế của ông Abe ngày càng được tăng cường trong khu vực.

Tương tự, giàn khoan Hải Dương 981 mà TQ hạ đặt trái phép ở vùng biển không có nhiều hy vọng về trữ lượng dầu khí của VN, là hành động khiêu khích có chủ ý, được thúc đẩy bằng động cơ chính trị hơn là cơn khát tài nguyên. Trong khi đó, chịu áp lực của TQ, Philippines quyết định kiện TQ lên tòa án của LHQ. VN cũng tuyên bố cân nhắc có hành động pháp lý tương tự như vậy.

Nhiều chuyên gia phân tích chính sách và các quan chức cao cấp ở Mỹ và Châu Á cho rằng, thời điểm đã được TQ tính toán kỹ càng. Nó phản ánh niềm tin của TQ rằng, TQ đang đối phó với một tổng thống Mỹ yếu kém, sau thất bại trong việc can thiệp quân sự vào Syria và Ukraina. Do đó, TQ tin rằng, có cánh cửa cơ hội để nước này trơ tráo khẳng định chủ quyền trong khu vực. 

Tuy nhiên, trên thực tế, căng thẳng đã bùng phát tại Đối thoại Shangri-La 2014 ở Singapore, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc TQ "hành động đơn phương, gây bất ổn" ở Biển Đông. Trong khi đó, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ Vương Quán Trung mạnh mồm phản bác, nói rằng, phát biểu của ông Hagel "đầy tính bá quyền, từ ngữ hăm dọa, khiêu khích và thách thức TQ". 

Richard Rigby - cựu nhà ngoại giao Australia, hiện là giám đốc điều hành Trung tâm TQ tại Đại học quốc gia Australia - nói rằng, cách thức của TQ có thể tóm tắt như thế này: "Cứ xông tới ở những nơi có thể". Ông cũng lưu ý tới một loạt vấn đề mà TQ phải đối mặt trong nước. "Trong những tình huống đó, anh không thể tỏ ra yếu ớt trên trường quốc tế" - ông Rigby nói. Đối với khu vực quanh năm lo ngại về sự trỗi dậy của TQ, "Cửu Long" cũng đã đủ đáng sợ. Tuy nhiên, những hành vi mới nhất của TQ, còn khiến người ta lo lắng hơn nhiều.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982: CHUYỆN KỂ TỪ BÀN HỘI NGHỊ

Ong bắp cày

Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị

Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước xác định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước về vấn đề biển, đảo và hiện nay đã trở thành công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhất để phân định các vùng biển, giải quyết các bất đồng và tranh chấp về biển
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc năm 1977.

May mắn có mặt tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam, Đại sứ Võ Anh Tuấn đã dành một chương để kể về quá trình Việt Nam tham dự Hội nghị, cũng như những giá trị pháp lý quốc tế quan trọng mà Hội nghị này đạt được, trong hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của mình.

Từ khi thành lập năm 1945, Liên hợp quốc đã ba lần tổ chức Hội nghị chuyên đề về biển nhằm mục đích soạn thảo một bộ luật quốc tế mới về biển đảo, phù hợp với tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thể hiện những tiến bộ vượt bậc về khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của tất cả các nước có biển và không có biển, đã phát triển và đang phát triển, hạn chế sự thao túng trong nhiều thập kỷ của một nhóm nhỏ các cường quốc hàng hải.

Tuy nhiên, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ nhất (1958) và lần thứ hai (1960) về luật biển đã thất bại vì không soạn thảo được một văn kiện pháp lý quốc tế về biển đảo mà tất cả các nước đều có thể chấp nhận.

Xuất phát "giữa đường"

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, có gần 2.800 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam mong muốn góp phần vào việc xây dựng một bộ luật quốc tế về biển phù hợp với tình hình mới, đáp ứng quyền lợi chính đáng của nước mình - nhất là về kinh tế, an ninh và quốc phòng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc sử dụng biển, đảo và đại dương vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển.

Tuy nhiên, do chính sách phân biệt đối xử của các thế lực thù địch, Việt Nam không được mời tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Đến Hội nghị lần thứ ba, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách các nước tham dự ngay từ đầu. Đến năm 1977, bốn năm sau khi Hội nghị bắt đầu, khi Mỹ không còn dùng quyền phủ quyết chống lại Việt Nam, cũng là khi nước CHXHCN Việt Nam sắp trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc thì Việt Nam mới được mời dự Hội nghị. Đó là khóa họp lần thứ sáu của Hội nghị, diễn ra tại New York từ ngày 23/5-15/7/1977.

Vì Hội nghị họp xen kẽ giữa hai địa điểm New York (Mỹ) và Geneva (Thụy Sỹ), mỗi năm họp hai khóa, mỗi khóa kéo dài khoảng hai tháng nên Đoàn Việt Nam tham dự chậm mất năm khóa họp. Anh em trong Đoàn vừa khẩn trương tìm hiểu những nội dung mà Hội nghị đã bàn thảo, vừa tham gia thảo luận những vấn đề nêu trong Chương trình nghị sự. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp vì có liên quan trực tiếp đến chủ quyền quốc gia và quyền lợi cơ bản của các nước.

Công cụ pháp lý quan trọng nhất

Tại Hội nghị, các nước tập hợp nhau lại theo những "nhóm quyền lợi" thiết thân về biển đảo như Nhóm các nước ven biển, nhóm các nước không biển, nhóm các quốc gia quần đảo, nhóm các nước có thềm lục địa rộng và nhóm các nước không có hoặc có thềm lục địa hẹp… Hội nghị diễn ra trên tinh thần vừa hợp tác, vừa đấu tranh hết sức quyết liệt, nhưng thật sự cầu thị, cùng nhau tìm ra những giải pháp mà các nhóm quyền lợi đều có thể chấp nhận.

Đoàn Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia, vừa tích cực góp phần vào việc hoàn chỉnh một bộ luật biển quốc tế đồ sộ, phản ánh quyền lợi chính đáng của các nước, nhất là các nước mới giành được độc lập dân tộc.

Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về luật biển, với sự tham dự của các nước thành viên Liên hợp quốc, kéo dài trong chín năm (1973-1982), kết thúc bằng việc ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tại Jamaica. Công ước được đánh giá là Bộ luật quốc tế về biển hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay, là văn kiện pháp lý quốc tế hiện đại quan trọng nhất, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước xác định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước về vấn đề biển, đảo và hiện nay đã trở thành công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhất để phân định các vùng biển, giải quyết các bất đồng và tranh chấp về biển đảo.

Tuy nhiên, kể từ khi kế thừa đường lưỡi bò do chính quyền Quốc dân đảng đưa ra vào năm 1947, chính quyền Bắc Kinh không từ bỏ thủ đoạn nào, kể cả đe dọa vũ lực hòng ép các nước ven Biển Đông chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của mình trên 80% Biển Đông, mặc dù Trung Quốc đã tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

(Lược trích hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của Đại sứ Võ Anh Tuấn)

Ít ra nhà mềnh vẫn có tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống, tuy nhiên chí nhân quả thật là to lớn cường bạo khó lòng đe nẹt, thời nào cũng vậy không có điều tiên quyết này thì không bao giờ có danh dự Việt Nam như hôm nay.

Nghỉ chém rồi, thấy chó điên cắn càn lại vung...chém tiếp.

Bài chép từ đây: TTVNOL

ÔNG TẬP CẬN BÌNH NGHĨ GÌ KHI XEM CLIP NÀY?

LâmTrực@


Trong lịch sử, Trung Quốc vẫn nổi tiếng là một quốc gia xảo trá, tàn bạo và tham lam vô độ. Nhưng câu chuyện về sự xảo trá và dã man đó còn kéo dài đến tận hôm nay, ngay trong thế giới văn minh này.

Trong sự kiện biển Đông, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan khổng lồ 981 vào hạ đặt trái phép tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm cho người Việt và cộng đồng quốc tế phản ứng quyết liệt. Bản chất của vấn đề chính là mục đích địa chính trị được khoác áo kinh tế, và là hành động xâm lược Việt Nam của Trung quốc. 

Đã hơn một tháng trôi qua, bất chấp phản đối ôn hòa của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong lãnh thổ Việt Nam với đông đảo các máy bay, tàu chiến, và các tàu cá (bản chất là tàu quân sự đội lốt tàu cá), đồng thời liên tục có những hành động khiêu khích vũ trang hòng tạo cơ châm ngòi cho một cuộc chiến cục bộ, chớp nhoáng. 

Đỉnh điểm của sự kiện chính là Trung Quốc đã có những hành động vô nhân tính đối với ngư dân Việt Nam ngay trên chính vùng biển quê hương của họ. Nhiều tàu cá của ngư dân đã bị Trung Quốc đập phá, cướp bóc tài sản và ngư cụ, và có những tàu cá của ngư dân đã bị Trung Quốc cố tình đâm chìm và bỏ mặc họ thoi thóp giữa trùng khơi, thậm chí còn cố tình ngăn cản các tàu cá khác đến cấp cứu nạn nhân. 

Ngay sau đó, bất chấp sự thật, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lên truyền hình phủ nhận, và trơ tráo đổ lỗi rằng: "tàu của Việt Nam quấy rối giàn khoan và tự lật". Nực cười hơn, ngày hôm qua, chính các báo của Trung quốc đã công khai 'tự sướng" với nhau bằng cách thừa nhận đã đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Điều đáng nói là ngay khi đó, chính các tướng lĩnh và lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc vẫn ngông ngênh tuyên bố, không có chuyện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Tất nhiên, vải thưa không che nổi mắt thánh, sự thật chính là chân lý, và nó đã được phơi bày cho toàn thế giới biết rõ bộ mặt tàn bạo kiểu Thiên An Môn của Trung Quốc được trang điểm bởi lớp phấn son "Trỗi dậy hòa bình".

Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông.

Đây là hình ảnh được cắt ra từ clip quay bằng điện thoại di động của ngư dân:




Clip dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6.

Trong clip, ban đầu chúng ta thấy tàu cá số hiệu ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo, và chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã đâm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152.

Giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”. Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới.

Sau cú đâm đầu tiên, chiếc tàu cá ĐNa 90152 vẫn đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên. Nhưng chỉ một phút sau chiếc tàu Trung Quốc tiếp tục lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau cú đâm quá mạnh, chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn. 

Không có gì khác hơn để nói: Dã man!

Đây là clip:

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/H5HK1JnJ0Ds" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Không hiểu, ông Tập Cận Bình và nhân dân Trung Quốc nghĩ gì khi xem cảnh này?

----------------
Entry này có sử dụng clip trên mạng YouTube.

ĐỪNG YÊU NƯỚC BẰNG CÁCH NỐI GIÁO CHO GIẶC?

Trước tình hình tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Nếu bạn là một người biết suy luận một cách logic thì sẽ nhận ra bên tranh chấp nào bị nội loạn thì sẽ bị bất lợi. Nếu Trung Quốc loạn thì Việt Nam và Philippines hưởng lợi và ngược lại. Như vậy những kẻ kích động biểu tình thực ra là yêu nước Trung Quốc vì họ đã làm lợi cho Trung Quốc.

Như tất cả chúng ta đều biết, thành phần chống cộng vẫn còn thù hận ngút trời với chính quyền hiện nay vì họ đã bị mất ăn sau ngày Việt Nam thống nhất. Họ vẫn tiếp tục chống phá từ ngày đó đến nay. Họ không yêu nước vì tất cả những gì họ làm đều chống lại lợi ích của đất nước từ việc nhận làm cai thầu chống cộng chia cắt Việt Nam vĩnh viễn cho đến mở cửa cho giặc vào giết hại giống nòi tàn phá đất nước.

Sau khi hòa bình thống nhất họ lại mong mỏi và có dịp thì cố làm gì đó để chọc cho Việt Nam loạn lên để bõ cơn tức tối, lòng thù hận như chống phá việc dỡ bỏ cấm vận. Nạn nhân da cam đòi bồi thường thì họ bảo chất độc da cam không phải là chất độc... Vì thù hận họ chẳng những đã mất hết tính người mà trên thực tế còn thua loài thú.

Trên thực tế họ thù ghét chính quyền Việt Nam hơn bất cứ một chính quyền nước ngoài nào. Thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc 1979 và với Khơ me Đỏ họ đã rất vui mừng khi đón tiếp cái tin đó vì Việt Nam bị đánh. Họ vui mừng khi Việt Nam bị bao vây kinh tế ngoại giao vì họ chỉ mong chính quyền Việt Nam bị sụp đổ để họ được thỏa mãn cái không - bằng - loài - thú tính của họ. Không cần nghĩ đến hậu quả chính quyền Việt Nam sụp thì quyền lợi của Việt Nam sẽ bị mất mát như thế nào. Họ chỉ mơ nó sụp để họ được về Việt Nam lên voi trở lại.

Việt Nam đã vượt qua tất cả những khó khăn đó và phát triển trở lại thì họ lại không bỏ lỡ bất cứ một cơn hội nào thọc gậy bánh xe lợi dụng những chiêu bài cũ rích tự do, dân chủ, nhân quyền. Họ vẫn tiếp tục núp váy chính quyền Mỹ đâm thọt để gây khó khăn cho Việt Nam nhưng vẫn nỏ họng là yêu nước.

Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, họ lại có một cơ hội lớn để phá phách, chống lại lợi ích dân tộc. Trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, một số người cũng hiểu rằng nếu Trung Quốc bị xé làm nhiều mảnh thì Việt Nam sẽ được lợi qua thông điệp biểu tình do họ viết, nhưng chính họ đang giúp Trung Quốc làm chuyện đó đối với Việt Nam.

Những cuộc biểu tình như thế sẽ dần bị biến đổi thành những cuộc biểu tình chống chính quyền Việt Nam, vì khi số người tham gia càng đông, thành phần có thù hằn với chính quyền sẽ có cơ hội kích động để xảy ra xô xát. Phản ứng dây chuyền làm xô xát ngày càng lớn lên và trở thành nội loạn. Mỹ sẽ đứng bên ngoài hò hét kích động và giúp đỡ vật chất cho phe chống chính quyền như họ đã từng làm với bao nhiêu nước không theo họ. Trung Quốc sẽ lợi dụng thời cơ lấn chiếm Trường Sa. Chính quyền phải đối mặt với nội loạn và xâm lược cùng một lúc.

Các nhà hành nghề dân chủ yêu nước thực chất là yêu nước Trung Quốc và Mỹ hay bất cứ nước nào khác chứ nhất định không phải là Việt Nam. Tất cả những gì những người chống cộng và con cháu họ muốn là lật đổ chính quyền hiện tại để trả thù và mơ được lên voi trở lại. Chỉ cần đọc những gì họ viết, nghe những gì họ nói thì bạn rất dễ dàng nhận ra điều đó. Tự do, dân chủ, nhân quyền hay chống Trung Quốc cũng chỉ là những cái cớ để thực hiện mục tiêu trả thù rất hèn hạ tiểu nhân bất chấp hậu quả của họ. Bạn có muốn yêu nước bằng cách để bọn chống cộng thù hằn tiểu nhân còn thua loài thú đó xỏ mũi điều khiển chống lại lợi ích của đất nước và dân tộc không?

Nguồn: Góc Nhìn Thời Đại

CHỊ HỘI

Thực ra nó là đàn ông, học cùng tôi từ hồi vỡ bọng cho đến khi vỡ giọng. Nhưng bởi cử chỉ ẻo lả, hành vi cao ba nhá và đặc biệt đi đái tuyền ngồi nên bọn tôi gọi là chị. Ý chỉ sự mái tính mặc dù mỗi bận tè he thì phải bắc gạch kê lên kẻo chim chấm đất.

Hội có giọng đặc trưng của giám quan, rít lên là the thé. Và khi cười thì luôn khành khạch, nghe cô hồn và buồn nôn. Hội học dốt toàn diện, trừ những môn thủ công cắt dán hay may vá thêu thùa. Chúng bạn luôn lấy Hội ra để bỡn cợt, nhiều đứa coi như quái thai. Riêng tôi coi nó như nô lệ bởi những thứ lắt nhắt tôi hay sai vặt. Đổi lại tôi cho Hội nhìn bài.

Nhà Hội nghèo, lại có đứa con dở ông dở thằng nên phụ huynh thăng khí sớm khi Hội đang năm nhất cao đẳng sư phạm địa phương hệ cơm nát mầm non. Độc đinh nên Hội thừa hưởng nguyên căn nhà dột nát rêu phong buồn ủ ê như cổ tích, được cái bám mặt đường phố huyện nghèo như định mệnh bần nông. Tôi cứ nghĩ Hội nên làm cái việc gì đó theo cái sở trường thủ công, tỷ như may vá hoặc gội đầu, hay như trang điểm cô dâu hoặc đại loại thế. Chứ đâu nghĩ Hội lại theo cái nghiệp bón cháo đút cơm cho nhi đồng thối tai chai đít. Hay tại Hội thích trẻ con?

Bây giờ Hội đã là hiệu trưởng một trường mầm non miền biên viễn. Căn nhà phố huyện cũng đã bán đi. Nó di cư lên ở gần trường, không hẳn là bỏ phố lên rừng nhưng nhẽ tiện bề cho công tác. Và không hiểu bằng cách nào nó có số của tôi, thi thoảng lại nhằm đúng giữa trưa hay nửa đêm mà gọi. Cũng chẳng có việc gì ngoài thăm hỏi linh tinh cộng với hẹn hò rằng đận 20 năm có về họp lớp. Chỗ bạn bè tôi cũng nhiệt tình nghe nhưng điện thoại không áp tai mà để trước mõm. Tôi sợ cái giọng the thé và kiểu cười xé vải khành khạch của Hội. Có bận nó bảo là đang ở bệnh viện phụ sản Trung ương, cần gặp tôi mong cầu sự giúp đỡ. Tôi hỏi ở đó làm gì, nó bảo đi cắt trĩ. Đèo mẹ, thật là nhố nhăng. Đồ quỷ sứ hehe.

Hôm về họp lớp tôi gặp lại Hội sau 20 năm. Nó nom ra dáng lắm. Cũng quần tây đen, thắt lưng bản to trễ cạp. Ác cái là chiếc áo sơ mi màu chuối chín vàng khè chả ăn nhập mẹ gì với bộ dạng. Trông nó cứ như anh hề trong rạp xiếc, đụng ai cũng vỗ vai rồi dậm chân gào lên phành phạch. Chán đi là quấn lấy tôi đòi ngồi cùng mâm rồi gạ diệu. Phải đúng cái hôm thằng Gút nổi loạn nên tôi bai bải chối, nó mắng tôi khinh bạn khinh bè. Địt mẹ...

Hôm đó tôi bận giao thiệp với các tình yêu thời phượng vỹ nên ít để ý đến Hội. Chỉ biết khi tàn canh thì nó say lắc say lơ nằm quay đơ một xó. Vài đứa tò mò tính kéo phẹc mơ tuya thăm chim xem teo đi hay nhớn tướng. Nhưng hễ cứ động vào chỗ đó là mắt nó lại mở trừng trừng như chiến binh nói lời giăng dối sau cùng trong vòng tay đồng đội. Ba tám cái xuân xanh chẳng vợ con hay người tình thì cái dụng cụ kia nhẽ chỉ dùng để đái. Thật là một sự phí phạm hết sức buồn cười và phẩm hạnh.

Tôi trở về với nỗi nhớ nhung quá vãng khi gặp lại bạn bè xưa. Hội cũng về với nơi rừng xanh núi đỏ. Chúng tôi hẹn hò việc một năm có một ngày tốt, ngày tốt cho ta gặp nhau. Gần nửa đời người rồi, trông thấy nhau phút nào là quý phút ấy, chứ đợi khi mắt mỏi chân mờ thì cái việc khụng khiệng thăm nom nhau nó vất vả và vãi đái lắm.

Dạo gần đây trên Phây búc của Hội hay giật những cái stt cực kỳ lợn mán, tỷ như Việt nam ơi tôi xin chết cho người, hay Trung quốc hãy cút khỏi biển Đông, hoặc nếu là chim tôi sẽ là loài bù cu trắng, là người tôi xin chết cho quê hương. Đại loại thế. Tôi hiểu là Hội đang tỏ bày tình yêu nước, ảo mộng thôi nhưng cũng hùng hồn. Và tôi cũng cầu mong Hội đừng truyền cái tình yêu đó vào bữa ăn hay giấc ngủ của lũ nhi đồng hoặc tệ hại hơn là bắt chúng sắp hình hài đất nước trong cái khuôn dạng hở dái và mũi dãi thò lò.

Hôm ngứa mõm tôi nhảy vào ị một bãi căm - men, rằng mày hãy đem " vòi rồng" của mày ra mà xịt đuổi. Nó xóa tiệt, không thương tiếc nhưng lại gửi cho đống to tin nhắn nhõn hai từ.

Thiến rồi!

Hình mang tính minh họa và khác với sự thật.