Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

TINH HOA PHỐ CỔ.

Dư luận viên: phot_phet

Thằng này dân kiến, một lối nói giản tiện chỉ bọn kiến trúc sư. Tôi không biết nó chui ở lò nào ra nhưng dáng dấp thì y như dân... lò mổ. Là mặt to, tai vuông, vai bằng và chân tay thì như lực điền bòn ăn ngày giáp hạt.

Nó không danh giá mấy nhưng nghe đâu cụ tam đại cũng có tí oai phong, làm tới chức quản xa tòa đốc lý Hà thành thời Pháp. Mà quản xa là gì? Nôm na là anh trông xe cho quan nhớn. Cả một thời quốc dân răng đen mắt toét dận guốc mộc nhai giầu không mà ông tam đại đã mom men với Tây dương và dinh thự hẳn là tự hào quá đi chứ lị. Có phỏng?

Bởi cái nguồn gốc đó nên nó luôn tự hào là dân gốc Hà thành mặc dù gộc của ông tam đại tít mãi mạn xứ Đoài ngái xa. Bằng chứng là nó ở trong căn biệt thự Pháp cổ nơi phố cũ. Căn biệt thự khí to nhưng trong đó nhung nhúc những công dân mà có người còn trọ trẹ giọng Thanh - Nghệ nên đâm ra lại nhỏ. Nó ở căn buồng lồi nếu đo bằng gang tay thì hơi lâu nhưng nếu dùng thước thì không có chỗ cho người thứ hai căng vạch. Bé lắm, bằng cái móng chân con ấu trùng là cùng. Thề không điêu. Nhiều bận tôi bảo cút ngoại ô mà ở nhưng nó nhăn nhở mà rằng chật chội mới làm nên danh giá giai phố. À ra thế cơ đấy. Nó là giai phố cổ.

Tôi người nhà quê nên không hiểu lắm cái phong hóa người phố hội, nhất là lại cổ như nó nhưng đận lâu lâu cũng có đọc cái tiện bút của anh thợ văn cái đéo gì Hà. À phải, giai phố cổ. Đại để bên cạnh những sơn phết vàng son quá vãng là những thứ mạ kền đương đại tanh tao. Nghe đâu đọc tiện bút này, giai phố cổ tụ bạ thành một đống to lùng anh thợ văn kia mà hỏi cho ra nhẽ cái tội tình. Tai nạn văn chương hay lại là trò tô vẽ? Ai mà biết được.

Tôi đồ là nó có vợ con rồi. Chỉ băn khoăn cái nhẽ là không biết chúng ở đâu thôi. Chứ cái nhà chật thế nó nằm ngồi hẵng còn phải khai căn lấy lũy thừa cho vừa vặn thì gia quyến chui đâu? Tính tôi chơi mới ai chỉ biết thân người đó, chứ chả mấy khi để ý đến chuyện riêng tư. Tôi nghĩ thế là hay nhưng nhiều đứa cho là vô tâm vô tính. Thực ra tôi chán ngấy cái sự soi mói nhau, nhất là trong giương hòm và trên giường ngủ.

Thời sinh viên nó cũng hào hùng. Là cây ghi ta cự phách trứ danh kiêm sáng lập viên của cái ban nhạc đâu như là Bức Vách. Tôi công nhận những ai có gốc gác Hà thành hoặc cổ quái như nó đều rất có khiếu văn công, khác xa với lũ giai quê chả có cái nết mẹ gì là đáng kể ngoài cái nước non "rũ bùn đứng dậy sáng lòa". Ban Bức Vách một thời đình đám lắm, đến nay vưỡn tuy không nổi thường xuyên bởi thứ nhạc chúng chơi kém phổ thông lại kén cả tai người. Tôi không thông thạo nhạc nhẽo nhưng nghe đâu là Rock. Còn Rock là gì? Tôi biết đéo đâu. Hình như nhạc của Tây phương thời phải, đại khái phải gào thét hú hét mới ăn thua. Nó chơi đâu được một thời thì bỏ bởi cơm cháo không đùa với bọn dở hơi và chơi thứ nhạc lại...hơi dở. 

Ở phố thị, chơi nhạc tân thời là thế nhưng nó có nết ăn uống khí bần nông là chuyên trị mắm tôm và nước mắm chắt. Mắm tôm phải là mắm xứ Thanh vửa tanh vửa gắt hôi thối đen xì mới hợp vị. Nước mắm chắt cũng phải cùng xuất xứ, chưng theo lối thủ công cất từ chum ra mà nếu để lâu là có dòi. Tôi không tưởng tượng được mồm mép nó sẽ như thế nào khi xực vào những thứ kinh dị kia nhưng khi thấy sơ bộ trình bày về pha chế và gia giảm vào các món ăn thì lại tung tăng muốn thử. Tuy chưa có dịp may nhưng nghe giang hồ đồn đại là đi la liếm ở đâu nó cũng tậu hai bịch dưới cốp con Uây Tầu mang đến hiện trường đánh nhắm. Nhẽ thơm ngon lắm nên ruồi nhặng bu đen yên, nhiều đứa kỹ tính ra hít hà rồi phán là hành kinh qua đường tiết niệu. Mẹ kiếp, thói thường đàn ông người ta hay mang theo diệu, đằng này...hehehe.

Đấy là cái sự ăn. Sự hút của nó cũng kỳ tài. Thuốc lá lúc nào cũng như thắp nhang trên mõm, độc một loại rẻ tiền nhưng bây giờ lại là chất chát của dân chơi: Thăng Long. Lối nó rút thuốc ra khỏi bao rồi vê, rồi rê, rồi gắn lên khóe môi oách như tài tử bởi kiểu cách đó y hệt gã đại tá Nguyễn Thành Luân trên màn bạc một thời. Tôi đồ là nó học được trên phim, hoặc cũng có thể là nết riêng giai phố, hoặc cũng không chừng là hứng thú riêng tư? Điếu thuốc có thể thấp kém phẩm chất nhưng qua cách nó hút người ta bỗng thấy sang lên chứ không như kiểu trọc phú hút xì -gà dễ làm cho người ta hình dung ra con chuột trù đang tu nước mắm.

Tôi hay cùng nó tụ bạ lúc nông nhàn, phố thị kêu là rỗi việc. Tuyền những khi khuya khoắt đêm hôm. Nhậu trong cảnh thanh vắng đó mới thú bởi nếu say rồi khạc nhổ hoặc chửi bậy cũng chẳng ai hay, đái xoắn chim vắt cầu âu vồng qua phố hẹp đẹp như cổ tích cũng không ai trách. Hay như phấn chí thì đọc thơ bựa, hát nhạc chế, chán đi thì địt mẹ lãnh tụ. Thật là tự do, bình đẳng, bác ái không biết để đâu cho hết. Canh diệu muộn nhất tàn lúc năm giờ sáng, tranh thủ uốn éo vặn lưng nhún chân cho khí huyết lưu thông tí chút rồi lại nhúc nhắc rủ nhau đi lòng lợn tiết canh mé đường tàu. Thiên tài cái là nó chửa từng say. Còn tôi hehe địt mẹ như ông cún.

Đận đầu năm vun mãi tôi mới đủ tiền mua khoảnh đất chó ỉa cất căn nhà mới. Chỗ thân tình nên tôi rắp tâm nhờ nó việc trọng là thiết kế cái không gian tồn tại sao cho kiểu cách. Tôi cho nó tự do sáng tạo, khoán luôn cả việc vật tư thiết bị thợ thuyền. Bạn bè nhớn nên nhờ việc cũng phải nhớn nhao sao cho đáng giá. Mấy lị những gì không thông thạo thì tốt nhất là nên giao phó cho bọn tay chuyên. Tôi yên tâm lắm và yên chí nghĩ về căn nhà bá đạo trong đời. Việc của tôi là chạy lo tiền, rảnh rang thì lang thang lên mạng đong vài em tiết hạnh, thi thoảng mới đảo qua lôi nó đi sa ngã đêm hôm và đứng ngoài nhìn hình hài căn nhà mà ưng cái bụng.

Hôm cúng bái nhập trạch lấy ngày tôi mới vào trong theo lối mê tín. Tôi càng ưng hơn khi mọi nhẽ trên cả tuyệt vời và hơn cả mong đợi. Nó là thiên tài. Dứt khoát rồi. Không cần nghĩ ngợi. Nhưng cái làm tôi tá hỏa là trong tất cả các nhà tắm tuyệt đối không có chỗ để vệ sinh, chính xác ra là đi ỉa dù đẹp đẽ và sạch sẽ vô ngần. Tôi cứ nghĩ nó thiết kế chỗ bần tiện kia huyền bí, có thể trên tum hoặc dưới gậm giường nhưng tịnh chẳng thấy đâu. Đem hết sức bình sinh mang ra hỏi nó thì cái mặt kia nghệt mất mấy giây rồi thản nhiên " bao năm nay tao toàn đi ỉa dạo. Nên quên".

Phải rồi. Đấy phải chăng là tinh hoa phố cổ? Hố hố...

ÔNG TẬP CẬN BÌNH HÃY MỞ TO MẮT RA MÀ XEM NÀY!

Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam


(VTC News) – Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.

Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán). 

Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. 

Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in. 

Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược 

Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851). 

Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 - triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự. 

Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản 

Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn 

Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập. 

Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên... 

Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).

Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch) 

Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan 

Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt - tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương - một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).

Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam 

Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 - chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam - thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.

Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích) 

Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng). 

Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết) 

Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson - Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ - đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”).

Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam 

Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam 

Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đặng Hùng (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)

AI ĐÒI, AI PHẢI TRẢ NỢ ĐÂY?

Ai đòi, ai phải trả nợ đây?


(LĐ) - Số 138 LÊ THANH PHONG 

Tàu Trung Quốc thường xuyên đâm, va và phun vòi rồng vào các tàu làm nhiệm vụ thực thi pháp luật của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo quốc tế lần thứ 5 về tình hình biển Đông diễn ra chiều hôm qua, báo chí trong nước và quốc tế được cung cấp thêm nhiều thông tin chính xác, khách quan từ đại diện các cơ quan hữu trách của Việt Nam.

Những chứng cứ được đưa ra hết sức thuyết phục, bác bỏ toàn bộ luận điệu xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Và hơn thế nữa, cho thấy bộ mặt tráo trở, dối trá, lật lọng của Trung Quốc.

Sẽ không có gì hài hước hơn khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa thông tin tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc 1.547 lần!

Không có gì chà đạp lịch sử và coi thường giới nghiên cứu và học giả thế giới bằng việc Trung Quốc đưa ra luận điệu bác bỏ việc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974. Bằng chứng của trận hải chiến chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc sờ sờ trước mắt thiên hạ, những biện bạch vô căn cứ không thể lọt tai ai. Vậy mà họ vẫn cứ làm thản nhiên như sự thật không hề tồn tại.

Trung Quốc còn chà đạp lịch sử và sự thật bằng việc yêu cầu Việt Nam rút khỏi hàng chục đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa. Đúng ra, Trung Quốc phải trả lại những đảo mà họ chiếm đóng ở quần đảo này của VN. Cuộc tấn công quân sự chiếm Gạc Ma là món nợ chủ quyền và nợ máu xương của 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ai đòi ai phải trả nợ đây?

Từ khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam đã tổ chức 5 cuộc họp báo quốc tế, chưa kể thông tin của các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế cung cấp, người dân trong nước và thế giới hiểu rõ hơn về bộ mặt thật của Trung Quốc. Lắp đặt lại một cách hệ thống những hành xử và hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, cho thấy chỉ có dối trá, âm mưu thôn tính. Đến bây giờ thì không còn nghi ngờ gì về điều này nữa.

Sự tỉnh thức hôm nay bắt buộc phải nghĩ lại, đó là một thời gian quá dài chúng ta đã im lặng, không công khai toàn bộ những việc làm xấu xa, mưu tính bành trướng của phương bắc. Nhiều người dân Việt Nam không biết về sự thật Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và nhiều bước đi nguy hiểm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Mỗi công dân Viêt Nam có quyền biết rõ âm mưu của quân xâm lược để cảnh giác và chuẩn bị tâm thế, trí tuệ, sức lực bảo vệ đất nước. Quan hệ hữu nghi với bất cứ quốc gia nào cũng cần thiết và phải nỗ lực để thực hiện, nhưng hữu nghị mà mất đất, mất biển thì có tội với tiền nhân và chịu trách nhiệm với con cháu.

ĐỂ XEM CÁC QUAN NHÀ TA XOAY XỞ THẾ NÀO?

Để xem các quan nhà ta xoay xở thế nào?


Sáng nay đọc báo mới biết Bộ Nội vụ vừa đưa ra một dự thảo nghị định, trong đó đặt ra yêu cầu muốn làm thứ trưởng thì phải “Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trình độ cao cấp bậc 6”.

Tò mò muốn biết thêm “trình độ cao cấp bậc 6” là gì mà mình chưa nghe bao giờ thì mới biết hóa ra Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đưa ra cái gọi là khung năng lực ngoại ngữ 3 cấp, 6 bậc trong đó bậc 6 là cao nhất.

Người đạt được bậc 6 xem như là cao thủ võ lâm, được miêu tả: “Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp”.

Nói cho dễ hiểu thì bậc 6 là tương đương với C2 (chuẩn châu Âu) mà nếu dùng IELTS để đo thì phải 9 điểm mới đạt C2 (8 điểm là ở mức giữa C1 đến C2)…

Kiểu này là Bộ Nội vụ chơi khó các quan nhà ta rồi vì ngoại trừ được đào tạo ở nước ngoài một thời gian dài, rất khó lòng cho các quan chức nhà ta đạt mức C2. Để xem các quan nhà ta xoay xở thế nào, có lẽ cũng không có vấn đề gì vì làm tiến sĩ ào ào họ còn làm được nữa mà.

Tản mạn chuyện cây gậy của đàn ông

Ong Bắp Cày

Tản mạn chuyện CÂY GẬY của đàn ông - Triết lý vừa thâm vừa hài nhé!

Nhiều lúc tôi cảm thấy mình càng lớn càng nhiều tuổi. Coi lại tấm hình cách đây 40 mấy năm…Cái gì cũng nhỏ xíu xiu…Nhất là cái đó, sao nó nhỏ và lạ quá..hihiihihiii…Bây giờ mà nhỏ như thế chắc chết hihiihiii mắc cở quá! Cái đại diện của thằng đàn ông, ôi sao mà rắc rối! Nó làm biết bao người sung sướng và cũng biết bao nhiêu người đau khổ. Vui cũng lôi nó ra. Buồn, giận cũng lôi nó ra mà hành xác. Nhất là khi giận lên, cãi nhau thì ôi thôi, gọi nó tưới hạt sen. Thậm chí kêu nó đi làm bậy, làm bạ nữa chứ. Kêu nó đi làm má thằng này, làm mẹ thằng nọ…Vậy mà nó ngoan ghê gớm. Nó có bao giờ nghe lời ai mà đi làm tầm bậy, tầm bạ đâu. Nó chỉ nghe lời chủ nó thôi. Chủ nó kêu đâu nó đánh đó. Nó đánh đâu là sình bụng ngay!. Nhờ nó mà thế giới này mới có những thiên tài và chúng ta! Xin thành thật cúi đầu cảm tạ nó muôn phần!

Ngẫm lại thì tội nó cũng lớn. Nó làm biết bao nhiêu sinh linh nhỏ bé phải chết đi trong sự ruồng bỏ của con người. Nó làm biết bao nhiêu cô gái phải cúi mặt không dám nhìn đời qua cái vòng bụng oan khiên, lầm lỡ. Tình yêu gắn bó cũng phát xuất từ nó. Hận thù cũng sanh ra từ nó. Không có nó cũng không được. Có nó cũng không xong. Thầy tu cũng vì nó mà phải ăn chay, niệm Phật tránh một chữ dâm để hòng cứu độ chúng sanh ra khỏi cái hỉ, nộ, ái, ố thường tình. Ông cha cũng vì nó mà khoác áo trùng thâm theo đức Chúa vác thánh giá cứu đời. Bao nhiêu tội ác cũng vì nó mà ra. Những cặp vợ chồng yên ấm cũng vì nó mà tan nát, chia ly. Những lén lút ngoại tình ngoài chồng, ngoài vợ cũng chính nó là thủ phạm. Tôi thương nó và tôi cũng sợ nó vô bờ.

Nhìn tấm hình cách đây 40 mấy năm, sao thấy mình và nó trong trắng, ngây thơ quá đỗi. Tuổi thơ hai đứa thật là thánh thiện. Bỗng suy nghĩ, từ khi nào hai chúng ta cùng nhau phạm tội. Một phạm tội lần đầu và tiếp nối cho những lần phạm tội sau. Không bao giờ dứt? Tại sao tôi không dùng chữ tình thương lần đầu mà lại dùng chữ phạm tội cho lần thứ nhất? Dễ hiểu thôi, trai mới lớn, tình thương chỉ là sự khám phá bồng bột. Biết gì mà nói sự trăm năm đôi lứa?. Ăn chơi cái đã chứ. Vô tội vạ là đằng khác! Cho nên xã hội mới có lầu xanh. Nguyễn Du mới có tuyệt tác Truyện Kiều. Không có nó, Thúy Kiều bán mình cho ai? Không có nó, mấy cô bán cho Đài Loan làm gì? Không có nó làm gì có cảnh những cô gái ăn sương thống khổ ? Không có nó mấy cô đâu cần phải phá đi cái bào thai vô tội? Không có nó người đàn ông đâu cần phải đòi hỏi sự hiến dâng trước hôn nhân của người mình yêu để phần kết là những cô gái thất thân sợ hãi khi đối diện với người chồng mình sắp lấy? Không có nó những giọt nước mắt sẽ chảy ít đi trên gò má phận người. Chính nó là tất cả những phiền muộn trong sự sung sướng phù du tạm bợ!

Tất cả cũng vì nó mà ra. Nó đã làm hao tốn biết nhiêu giấy mực của con người. 

Nó mang đến cho nhân loại bênh aids nan y thế kỷ. Nó cũng làm nên nhân loại và cũng tiêu hủy nhân loại . Nhưng lỗi của ai đây? Của chính ta. Của chính lòng ích kỷ mà vô hình chung đẩy nó vào con đường tội lỗi! Nó hoàn toàn vô tội!

Nó có phạm tội đi chăng nữa cũng vì thượng đế sanh ra người phụ nữ quá tuyệt vời!

Còn tôi và nó :

Yêu lặng lẽ là yêu không dám nói
Là âm thầm để chuốc lấy thương đau
Nhìn người ta rồi khe khẻ cúi đầu
Để đêm về khóc thầm bên gối trắng !

-------Chia sẻ từ FB: Sỹ Liêm-----------

DƯƠNG KHIẾT TRÌ SANG VIỆT NAM LÀM GÌ

Ong Bắp Cày


Bài copy từ đây

Bạn Thái Sang hỏi: Tại sao Việt không học Phi đồng minh hẳn với Mỹ chống TQ? Vn không có đối sách nào khác ngoài việc tố cáo và tố cáo?

*** Chính sách ngoại giao của các nước ASEAN với Trung quốc hiện như sau: Trung lập có Thái, Mã, Lào, Mianmar, Campuchia, Brunei. Hợp tác để Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc, nhưng lấy sức mình là chính như Việt Nam, Indonesia, Singapore. Hoàn toàn dựa vào Mỹ có Phi.

Tại Đối Thọai Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã nói rất mạnh qua ba điểm. 1. Trung Quốc có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông. 2. Nhà trắng “không ngoảnh mặt làm ngơ” nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. 3. Mỹ sẽ hỗ trợ cho Nhật trong kế họach Phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á

Vậy nhưng, khi tướng Trung QuốcVương Quán Trung phản ứng: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn coi Mỹ như kẻ thù” thì chỉ vài ngày sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển giọng thế này: “Chúng tôi khuyến khích các bên tiếp tục đối thoại với nhau, nhưng chúng tôi sẽ không góp ý về việc phán đoán vị trí và ý nghĩa của vị trí đó” (vị trí dàn khoan Haiyang 981).

Diễn nôm ra, chúng mày đừng đánh nhau là được, còn cái dàn ấy nó nằm trên đất thằng nào, tao không biết không quan tâm.

Với phát ngôn trên, bạn nghĩ có thể dựa hẳn vào “đồng minh tin cậy” Mỹ giúp bạn bảo vệ chủ quyền chăng?

*** Việc Trung Quốc gửi văn thư tới Liên hiệp quốc (có thể) là chiến thuật chống đỡ với dư luận thế giới trước sự phản ứng chủ động và mạnh mẽ không ngờ của VN. Bởi nếu im lặng tức đuối lý.

LHQ, sau khi phổ biến văn thư của cả Trung lẫn Việt tới các nước hội viên, thì …im lặng vì không biết (và cả không có quyền tài phán) làm gì hơn.

Thời gian luôn luôn là bạn đồng hành cho những kẻ yếu trong các cuộc chiến tranh. Nếu Việt Nam, trên biển kiên trì bảo vệ lãnh thổ, gia tăng tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và tàu cá của ngư dân, trên đất liền vẫn tiếp tục vận động ngoại giao thì uy tín của Trung Quốc mỗi lúc mỗi giảm sút và vô cùng bất lợi trên trường quốc tế. 

Tuy nhiên nếu đơn phương rút giàn khoan thì Trung Quốc mất mặt nên sẽ kèm các điều kiện. Điều kiện gì, thì phải đợi Dương Khiết Trì nói ra, Beo mới biết. Mưu sâu kế hiểm của thằng lái buôn Tàu, ai đoán trước được hết, Beo lạy ba lạy.

Và các bạn hãy yên tâm, chính phủ Việt hiện rất đồng tâm nhất trí chủ trương đón tiếp Dương Khiết Trì như sau: Trung Quốc phải rút giàn khoan trước, đàm phán sau; Không chấp nhận các điều kiện tiên quyết, đặc biệt các điều kiện bất lợi về chủ quyền lãnh thổ.

BÍ MẬT ĐẰNG SAU THẺ ĐỎ CỦA PEPE

Bí mật đằng sau chiếc thẻ đỏ của Pepe