Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

KIỆN CỦ KHOAI 3

Đỏ: Kiện củ khoai 3

Chiến không được, hòa không xong, thua không thể; VN còn mỗi con đường đi kiện.

Kiện đã khó, xử khó hơn, ra phán quyết cực khó, nhưng khó nhất vẫn thi hành án.

ICJ (Tòa án Công lý Quốc tế) không phải bố thiên hạ để các bên răm rắp tuân theo. Bạn Argentina đá bóng giỏi, đá luôn sang bên cái phán quyết ICJ về việc chuyển giao eo biển Beagle cho Chile. Tất nhiên, lếu láo nhất vẫn bạn Mỹ. Bạn í thản nhiên tuyên bố ICJ không gờ-ram quyền hành nhúng mũi vào vụ Nicaragoa đâm đơn kiện Mỹ hay vụ Palestin than phiền hàng rào an ninh Isarel ở Bờ Tây. Đại gia chơi cha, trong khi bị kiện cáo, bạn Mỹ quay ngược lại trả đũa bằng đòn cấm vận hàng hải ác liệt, buộc anh nhọ tội nghiệp Nicaragoa vào thế rút đơn. Tiền lệ "bố bảo con vác ghế quật lại" của ICJ toàn hàng khủng.

Há miệng mắc quai, anh Ô tốc váy tổng sỉ vả anh Bình về luật quốc tế nom chẳng khác mụ đĩ già mồm. Vụ nhận dang phòng không, Khựa thản nhiên đốp chát ấy bắt chước mô hình của Mỹ, làm gì được nhau?. Còn nay Biển Đông, đại ca phương Đông hứa hẹn sánh vai cùng bố già phương Tây tất tay lệ làng vs phép vua.

Lớn nhỏ khác mâm, Đại Cồ Việt đừng mơ suất cãi lại quốc tế. Rành mạch hơn, bác Cu Nỡm giảng thế này: "Vấn đề nữa, khi kiện Trung Quốc thì Việt Nam buộc phải công nhận thẩm quyền của tòa án quốc tế, điều mà cho đến giờ Việt Nam vẫn chưa làm, song điều đó có nghĩa là không chỉ Việt Nam có thể kiện Trung Quốc mà các quốc gia ĐNA khác cũng có thể kiện Việt Nam. Lợi chưa thấy đâu nhưng nguy cơ bị các quốc gia ĐNA khác vác đơn ra tòa quốc tế xâu xé chủ quyền thì là điều chắc chắn.". Thực tế đang. Trong lá đơn bạn Phi gửi lên ICJ có mấy đoạn ở Trường Sa lận. Việt lo mà để mắt trông coi cẩn thận; đừng húng quá hóa quẫn đi lăng xăng mấy trò giao lưu bóng đá bóng chuyền ở Song Tử Tây. 

Cầm chắc Khựa bác bỏ ICJ, vậy kiện để làm gì? À, để bọn dân đen sáng mắt ra cái gọi luật quốc tế: 

- Đã thấy chửa, Khựa không thi hành án nhé, giỏi cứ đi cưỡng chế nó. Ông đây chỉ còn quyền "cực lực lên án và quan ngại sâu sắc" blabla...

- Đã thấy chửa, quốc tế phán HS-TS không thuộc hết về VN nhé. Từ nay đứa nào nỏ mồm, ông liệt tất vào dạng phản động, phá hoại hòa bình thế giới blabla...

Với cái lũ ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo; chỉ còn cách ném thẳng phán quyết ICJ vào mặt may ra chúng mới hết tham, sân, si được. Giao bớt chủ quyền biển đảo cho quốc tế lo, từ giờ Đảng ta nhẹ gánh tiến lên XHCN, thế phải hơn không.

Đấy, em ủng hộ Việt kiện Trung, chỉ để mong bình ổn tâm sinh lý dậy thì đương rối loạn của đàn Vịt 90 triệu con, không hề hy vọng cắm thêm lá cờ chủ quyền nào ở HS-TS. Giữ được nguyên hiện trạng chiếm đóng như hiện nay, Đảng CS nhà em đã là giỏi, là nhất roài, em thật. 

CHÚNG TA TRONG SẠCH HƠN ĐĨ ĐƯỢC MẤY PHẦN?

Chúng ta trong sạch hơn đĩ được bao nhiêu phần?

Tình cờ đi dạo qua facebook, đọc được dòng status này. Thất có chút gì đó chùng lòng. Hình như tôi cũng thường kỳ thị những cô gái làm nghề bán nhan sắc như thế. 

Tối qua đi về thấy cô gái ngồi bên đường trong mưa , nhìn xa xôi , đưa tay hứng từng giọt nước ,đôi mắt không hẳn buồn,cung không hẳn vui . Từ chai lì có lẽ hợp nhưng hơi nặng nề quá.

Tất nhiên sư siêu thoát đó chỉ tồn tại trong một khoảng khắc nhỏ xíu . Trở lại với đời thực, một anh chàng đến ra giá và cả hai phóng vù đi mất . Cô gái quay về với lẳng lơ ma quái . Mà ko hẳn là quay về , cô ta bảo vệ mình thì đúng hơn . 

Làm đĩ , tất nhiên là chẳng dễ dàng gì nhưng cũng ko bẩn thỉu như người khác nghĩ . Chúng ta vẫn phải làm những việc ta không muốn khi người khác đưa ra một cái giá phù hợp , học những thứ ta không thích để đổi lấy tấm bằng , yêu những người ta không hẳn yêu chỉ vì ta không chịu được đơn độc . Suy cho cùng thì ai cũng trầy trật giống nhau nhưng lại nực cười cho rằng cái thể xác đánh đổi của nghề làm điếm là việc không trong sạch .

Cuộc đời này đã quá đủ phán xét rồi. Tốt nhất hãy ngậm mồm lại và nhìn mọi thứ một cách bao dung hơn .

NHỮNG MẮT XÍCH BÍ ẨN ĐÃ LỘ DIỆN

Lâu nay, người ta vẫn chưa nhận rõ hình hài và những mắt xích của nó trong hệ thống liên kết chống phá Việt Nam giữa nội địa với hải ngoại bởi vì nó ranh ma như một con rắn độc. Con rắn độc ấy là Việt Tân, và một trong những nọc độc của nó là kẻ tự xưng có cái tên Đinh Ngọc Thu, kẻ đang tham gia tổ hợp điều hành trang mạng Ba Sàm. Kẻ đã bị các trang mạng vạch mặt là một trong những nhân vật cốt cán của trang Ba Sàm từ hải ngoại, mà cụ thể là ở Mỹ, một công dân Mỹ gốc Việt. Đinh Ngọc Thu đã bị lôi ra khỏi hang đã ngót nửa năm, nhưng hắn vẫn im như thóc. Thế rồi hôm 17/6 này, sau khi chủ trang Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, hắn đã lên tiếng tự xưng. Cụ thể Thu đã đâm đơn khởi kiện một tờ báo Việt Nam, tờ Pháp Luật, đơn kiện được đưa lên trang Ba Sàm hôm 20/6 và rồi được trang Bauxite hứng lấy đưa về đăng trang trọng trên trang của mình vào hôm 21/6. Nội dung đơn kiện có đoạn như sau:

“Ngày 10-5-2014, báo Pháp luật Việt Nam đăng bài “Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và… nói ngược Nguyễn Hữu Vinh” tại địa chỉ website baophapluat.vn, trong đó có đoạn:

“Nghiêm trọng hơn nữa, theo một số thông tin cho biết, Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân – một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam – thông qua “cầu nối” Đinh Ngọc Thu – một thành viên của Việt Tân, nhận sự chỉ đạo trực tiếp, đạo diễn của Thu cho những bài viết chống Việt Nam trên trang Blog của mình”.

Tôi, Đinh Ngọc Thu, là người đã làm việc với ông Nguyễn Hữu Vinh ở trang mạng “Anh Ba Sàm” và là người được nhắc đến trong đoạn trích kể trên, khẳng định việc báo Pháp luật Việt Nam nói tôi là thành viên của Việt Tân là hoàn toàn sai sự thật vì tôi không phải là thành viên của tổ chức có tên “Việt Tân”, đồng thời tôi không hề “chỉ đạo, đạo diễn” ông Nguyễn Hữu Vinh viết “những bài chống Việt Nam”!

Việc báo Pháp luật Việt Nam đưa những thông tin sai sự thật nói trên đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của tôi. Vì vậy, căn cứ:

· Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp (Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình).

· Điều 37 – Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín – Bộ Luật Dân sự (Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ).

· Điều 611 – Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm – Bộ Luật dân sự:”

Chẳng khảo mà xưng, dẫu có Việt Tân Hay không Việt Tân, vì lâu nay Việt Tân có bao giờ công khai danh sách đảng viên của mình đang được cài đặt khắp nơi trong giới người Việt hải ngoại và cả trong nội địa Việt Nam đâu mà biết. Chỉ dẫn ra một trường hợp thôi là rõ điều đó, ấy là Trần Khải Thanh Thủy, khi trong nước Thủy không bao giờ hé răng mình là Việt Tân (còn nhiều kẻ khác nữa cũng vậy), nhưng khi được sang Mỹ, Việt Tân đã công khai thân phận của Thủy và còn đưa vào thành phần lãnh đạo Việt Tân. Chỉ đến khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” Thủy từ giã Việt Tân rồi tự bạch rằng mình là đảng viên Việt Tân, được Việt Tân trả lương từ thời ở Việt Nam, chuyện mới vỡ lẽ. Vậy nên Đinh Ngọc Thu có là thành viên Việt Tân hay không thì chỉ có nước Mỹ điều tra mới biết, mà điều đó thì phải chờ đến “mùa quýt”. Vì vậy, để chứng minh là mình “không phải là thành viên của tổ chức có tên Việt Tân” như Thu nói thì hãy chưng ra bằng chứng danh sách chính thức của Việt Tân không có tên mình đi.

Cái đơn kiện của Đinh Ngọc Thu cũng đã bộc lộ động cơ của nó, kiện nhưng không phải để kiện mà chỉ để bôi nhọ tờ báo Pháp luật VN, bôi nhọ nhà nước Việt Nam. Mà điều này rất hợp với nguyện vọng, mục đích của nhóm Bauxite nên ngay lập tức, kẻ tung người hứng, Bauxite đã bê về đưa trang trọng lên trang của mình. Vì rằng chỉ đọc cái đơn kiện đã thấy ngay sự mập mờ đánh lận con đen của nó. Đấy là những điều luật mà đơn dẫn ra chẳng rõ là đạo luật nào, ban hành lúc nào và của nước nào, của Hoa Kỳ hay của Việt Nam? Nếu là của Việt Nam thì thủ tục hành chính là sai bét và hơn nữa, luật pháp Việt Nam đâu có điều chỉnh đối tượng là công dân Hoa Kỳ! Những cái đầu có danh là giáo sư, tiến sỹ, nhà này, nhà nọ, cuối cùng cũng vì nóng lòng hạ bệ chế độ đã vơ bèo vợt tép bất cứ cái gì có hơi hướng chống chế độ chính trị Việt Nam là tung hứng một cách sung sướng đến quên mất nó là thứ hạ đẳng sẽ tự vạch mặt cái ngu dốt về chính trị của họ. 

Cái đơn kiện của Đinh Ngọc Thu mới là bằng chứng quan trọng về một sự câu kết giữa nội địa và hải ngoại, giữa những kẻ có dã tâm phá hoại nội bộ, làm lung lay long tin, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, bôi xấu, vu cáo chế độ của Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn với những kể chống cộng ở hải ngoại mà lâu nay nhiều người nói đến, vạch mặt nhưng vẫn còn những người bán tín bán nghi. Ít ai nghỉ đến khía cạnh để nuôi một trang đồ sộ như Ba Sàm, Bauxite và một số trang khác tương tự ở trong nước cần phải có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Trong lúc những người chủ trang chỉ là những kẻ ăn không ngồi rồi thì lấy đâu ra tiền nong trang trải. Nếu không có tiếp tế của những quỹ dấu mặt thì làm sao tồn tại? Viết đến đây tôi chợt nhớ đến vụ luật sư Lê Quốc Quân với lượng tiền khổng lồ ngót 80 tỉ VNĐ được chuyển về từ hải ngoại thông qua những tài khoản bí ẩn cho anh em Quân chỉ trong 2 năm.

Vậy Đinh Ngóc Thu là ai vậy? Xin hãy xem chi tiết ở đây. Còn để tiết kiệm thời gian của bạn đọc tôi chỉ đưa lên vào bức ảnh vè Đinh Ngọc Thu đẻ mọi người phán xét:






Mõ làng

VỀ CÂU NÓI CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ong Bắp Cày

Dương Khiết Trì đến Hà Nội là nằm trong kế hoạch từ trước của Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, song diễn ra trong một tình huống - thời gian đặc biệt “nhạy cảm”, tính từ 1/5/2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khảng khái nói với Dương Khiết Trì rằng: "lập trường về chủ quyền của Việt Nam là không thay đổi và không thể thay đổi".

Chỉ một câu nói nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo, cũng như hàm ý của nó đối với tương lai của đất nước. 

Mình đồng tình với bạn nào đó nói trên mạng rằng câu trả lời đó giống như trò chơi ngữ pháp: lập trường về chủ quyền của Việt Nam là “không thay đổi” và “không thể thay đổi”. Cụm từ thứ nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp phủ định, có tính chân lý nên trong nhiều ngôn ngữ nó luôn luôn ở thì hiện tại, nghĩa là Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, không thể xuống thang nhượng bộ với Trung Quốc. Cụm từ thứ hai diễn đạt một khả năng, tuy cũng là phủ định, nhưng là phủ định khả năng; nó có thể ở thì hiện tại nhưng lại mang nghĩa của tương lai, nghĩa là ngay cả trong tương lai, cho dù có bất kỳ sức ép hay biến cố nào thì Việt Nam vẫn kiên định với lập trường về lãnh thổ của mình, và bên thay đổi phải là Trung Quốc chứ không thể là Việt Nam!

Nói thế để biết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải cẩn trọng như thế nào trước một Trung Quốc nổi tiếng về chơi chữ, và sử dụng mẹo chữ để bẫy đối phương.

Nói thế cũng để biết rằng, ngay từ bây giờ, và cả trong tương lai, Việt Nam sẽ không thay đổi lập trường về chủ quyền quốc gia; 

Nói thế cũng để thấy, Tổng bí thư muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một quốc gia độc lập, không thể chấp nhận thái độ láo xược và lập trường hiếu chiến của Trung Quốc được!

Thứ hữu nghị viển vông kiểu 4 tốt và 16 chữ vàng không thể ru ngủ hay đánh lừa được người VIệt Nam.

Tập Cận Bình, Dương Khiết Trì và Lý Khắc Cường hãy hiểu cho kỹ và nhớ lấy!

TRUNG QUỐC MỞ MẶT TRẬN THỨ HAI?

(Chinhphu.vn) - Hành động Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai có tên Nam Hải 9 vào Biển Đông lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới.

Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng: Giàn khoan được đưa vào khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đang ở Hà Nội.

Tôi không tin là Trung Quốc hành động theo cách mà “tay trái không biết tay phải đang làm gì”. Với tôi có vẻ như họ mở ra mặt trận thứ hai, bởi Việt Nam có nguồn lực hải quân hạn chế so với Trung Quốc. Trung Quốc luôn có tới cả trăm chiếc tàu vây quanh một giàn khoan (Hải Dương 981), khiến Việt Nam phải huy động, tập trung lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của mình. Và nếu họ mở thêm một mặt trận nữa, Việt Nam sẽ bị dồn ép. Vịnh Bắc Bộ lại được xem là vấn đề riêng giữa hai nước. Nói cách khác, Trung Quốc đang tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam, muốn Việt Nam ngừng đưa vấn đề ra công luận. 

Nếu nhìn vào cả vấn đề với Philippines, mỗi lần nước nào đó quốc tế hóa tranh chấp, Trung Quốc lại càng gây sức ép, nghĩa là khiến nước đó phải “trả giá”. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Không rõ liệu khi vấn đề được quốc tế hóa, áp lực có tác động đến Trung Quốc hay không. Nhưng có thể “mặt trận” thứ hai được thiết kế là nhằm chia mỏng nguồn lực của Việt Nam.

Nhưng Việt Nam có lợi thế khi mùa mưa bão tới vào tháng 9. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao Trung Quốc đã nói hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 sẽ kết thúc vào 15/8. Nếu có 100 tàu quanh một giàn khoan và khi bão lớn tới, Trung Quốc có nguy cơ sẽ bị bẽ mặt khi các tàu bị gió cuốn, bị hư hại. Làm sao có thể bảo vệ được các tàu? Vì vậy Trung Quốc cần phải rút các tàu.

Về những vu khống mới đây của Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc hàng ngàn lần, GS. Thayer nói: Việt Nam làm được những điều mà Trung Quốc không làm được. Đó là Việt Nam đã cho công bố các đoạn clip. Khi Trung Quốc nói rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần, tính ra như vậy mỗi tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc tới không biết bao nhiêu lần. Nếu tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc nhiều đến vậy, chắc chắn tàu Việt Nam sẽ bị hư hỏng vì tàu Việt Nam nhỏ hơn tàu Trung Quốc rất nhiều. Vì vậy tôi cho rằng con số Trung Quốc đưa ra là hết sức vô lý. Và nếu tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc chắc chắn Trung Quốc sẽ trả đũa. Quan trọng hơn nữa là bằng chứng đâu?

Chính phủ Trung Quốc còn tạo ra môi trường để thậm chí ngư dân của Trung Quốc cũng có thể trở thành cướp biển, có thể tấn công tàu Việt Nam, đánh các ngư dân Việt Nam, mà không bị trừng phạt, bởi họ biết họ được chính quyền bảo vệ. Đây là điều tồi tệ vì Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho những gì người dân của mình đã làm. Và người Trung Quốc có quyền gì mà đâm tàu Việt Nam và lên tàu của Việt Nam?

Hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin và bình luận về vụ việc này, chẳng hạn như hãng tin AP, AFP, Reuters, tờ ABC News (Mỹ), Japan Times (Nhật Bản), Channel News Asia (Singapore)… Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị, chứ không phải kinh tế. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng thế giới cần phải theo dõi sát sao các hoạt động của từng giàn khoan của Trung Quốc và cực lực lên án khi nó muốn xé rào phá luật quốc tế.

Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói: “Vị trí của giàn khoan Nam Hải số 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường”.

Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Mỹ), nói: “Việc Trung Quốc cho đang triển khai thêm 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông không nên làm phân tán sự tập trung vào giàn khoan Hải Dương 981 vì mọi vấn đề chính đều xuất phát từ giàn khoan này. Hơn nữa, 4 giàn khoan này không xâm phạm chủ quyền các nước khác và chúng cũng không có công suất khai thác dầu như Hải Dương 981”.

Đài ABC của Australia cũng đã đăng bình luận về các hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông, ngay sau khi nước này thông báo về việc di chuyển thêm 4 giàn khoan dầu vào Biển Đông. Bài báo dẫn lời ông Scott Darling, thuộc Trung tâm nghiên cứu dầu mỏ và khí đốt châu Á của ngân hàng JP Morgan tại Hong Kong cho rằng, theo dõi những động thái vừa qua của Trung Quốc thì thấy, việc nước này triển khai thêm nhiều giàn khoan ở Biển Đông, đặc biệt là trong giai đoạn mùa hè, mùa cao điểm của hoạt động khoan dầu là không bất ngờ. Điều này một lần nữa cho thấy tham vọng thâu tóm toàn bộ biển Đông của Trung Quốc thông qua “chính sách bành trướng” ngày càng bộc lộ rõ.

Nhật báo Pháp Le Figaro có bài “Trung Quốc thổi bùng lên tranh chấp biển đảo với Việt Nam”, viết: Sau khi cáo buộc Hà Nội đã “thổi phồng” tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, ngày 18/6, Bắc Kinh đã “đổ thêm dầu vào lửa”, khi tuyên bố đặt một giàn khoan dầu thứ hai trong vùng biển đang tranh chấp. Giàn khoan này trên nguyên tắc được đưa đến vào hôm qua bất chấp những căng thẳng gần đây giữa hai nước sau vụ đặt giàn khoan thứ nhất tại thềm lục địa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.

Nhà nghiên cứu cao cấp Valérie Niquet phụ trách khu vực châu Á của Quỹ Về nghiên cứu chiến lược, nguyên Giám đốc Trung tâm châu Á (Viện Quan hệ quốc tế Pháp), trả lời báo La Croix như sau: Hiện thời Bắc Kinh dựa vào đường chín đoạn mà chính họ vạch ra một cách thô thiển để đòi toàn bộ Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc xây dựng tính hợp pháp dựa trên chủ nghĩa dân tộc, dựa trên cái mà họ gọi là thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”. Tham vọng tự đại này giải thích vì sao Trung Quốc gây hấn với các nước láng giềng để áp đặt như một cường quốc đứng đầu châu Á.

Bà Holly Morrow, một thành viên của dự án năng lượng tại Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế thuộc Đại học Harvard, cho rằng Trung Quốc khoan một mũi trên biển của người khác (giàn Hải Dương 981) rồi khoan một mũi gần đó nhưng thuộc biển của Trung Quốc (giàn thứ hai) để làm thế giới hiểu lầm là tất cả các giàn khoan đều hoạt động bình thường. Sự giải thích hoạt động mập mờ của giàn khoan thứ hai mà Trung Quốc đưa ra rất dễ gây ngộ nhận. Trung Quốc nói giàn khoan này di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). Do trong phạm vi hoạt động của giàn khoan Nam Hải số 9 ban đầu trong vùng biển của Trung Quốc, nên thế giới trong đó có Việt Nam, chưa chính thức lên án. Từ đó, Trung Quốc sẽ khiến dư luận ngộ nhận thế giới không phản đối khi Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.

Nguyễn Chiến (tổng hợp)

SỐC & ĐỘC # 63

Được đăng bởi phot_phet


Sen kia ngự ở trong đầm/ Gái kia bị đéo gì đâm, ấy nhờ?


Hồn bướm mơ tiên.


Chuồng chó dành cho dân tộc Cờ-hó.


Đắng lòng với tình " đồng chí".


Người đẹp ngủ trong rừng.


Có một loài chym không bao giờ bay.


Sinh ngày vắng Chúa.


Mại zô, mại zô...


Công binh thế hệ mới


Ai nên khôn chả dại một hai lần?


Thao trường rách bẹn, chiến trường... đỡ khai.


Rừng rực em đón gió Lào/ Chồn chân quân tử thò vào, rút ra.


Bản giao hưởng hợp sướng có tên: Móc - Lốp.


Cờ in máu chiến thắng ngâm vào nước. Súng thì teo chim héo ta vùng lên...


Được mùa thóc lúa không phụ ngô khoai.


Tổ quốc có bao giờ ngon như thế này chăng?


Cú đêm đang ngồi...đếm cu.


Cho trăm năm vào chết một lần...


Đắng lòng với bưởi bòng tháng sáu.


Thua độ và phút giây...giác ngộ. Hố hố...


Quyết tử cho nhan sắc...quyết sinh.

Nguồn: nhặt trên NET

TRUNG QUỐC KHÔNG HỀ VĂN MINH NHƯ HỌ NÓI!

Tàu Trung Quốc luôn hung hăng, gây hấn, tấn công tàu của Việt Nam ngay trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh TL

Hàng chục bản đồ, tư liệu quý hiếm đã lần đầu tiên được công bố chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Nằm trong chương trình hội thảo Hoàng Sa - Trường Sa. Sự thật lịch sử, sáng 21.6, tại bảo tàng Đà Nẵng đã diễn ra lễ trưng bày các bằng chứng, vật chứng lịch sử với chủ đề Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Tại đây, ban tổ chức đã trưng bày hàng chục bản đồ, tư liệu quý hiếm lần đầu tiên được công bố chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, thành viên ban tổ chức cho biết, triển lãm lần này bổ sung rất nhiều các tư liệu mới có nguồn gốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 do Viện Hán - Nôm mới lần đầu công bố. 

Nhiều tài liệu khác được phát hiện, sưu tầm trong thời gian vừa qua cũng nói về việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. 

Trong các tài liệu do Bộ Ngoại giao cung cấp, có bộ bản đồ rất quý mang tên Vùng duyên hải Đà Trong có từ thế kỷ 17, được các nhà buôn Hà Lan sưu tầm và Thủ tướng Hà Lan đã tặng cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm nước bạn, đề cập rất rõ ràng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. 

Ngoài ra còn có bộ Atlat cổ được sưu tầm tại Bỉ gồm 6 tập, tập 2 viết về châu Á và có những bản đồ rất quan trọng nói rõ việc 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Đại Việt…

Giáo sư Erik Franckx, thành viên Tòa trọng tài Brussel - Bỉ cho biết: “Bản đồ là một tài liệu mang một giá trị pháp lý quan trọng nhưng phải đi kèm với những bản ký kết giữa 2 quốc gia. Những bản đồ được trưng bày tại đây hôm nay đều có ý nghĩa và mang giá trị pháp lý, nó sẽ giúp người dân nhìn về quá khứ và khẳng định được việc xác lập chủ quyền của người xưa với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”.

Về giá trị pháp lý bản Công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ông Erik Franckx đánh giá: “Nội dung công hàm này chỉ nói về phần lãnh hải 12 hải lý của biển đảo Trung Quốc chứ không hề đề cập đến 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa nên không có giá trị pháp lý đối với việc Trung Quốc đòi xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo này”.

Giáo sư Erik Franckx khẳng định công hàm 1958 không có giá trị pháp lý đối với Hoàng Sa - Trường Sa.

Cũng tại triển lãm, ông André Menras - nhà báo, chuyên gia nghiên cứu độc lập về biển Đông, đạo diễn bộ phim tài liệu nói về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đối với Việt Nam vừa được hoàn thành cho biết: “Tôi rất vui khi thấy chính quyền đã quan tâm đến việc trưng bày các bằng chứng lịch sử để giúp người dân nhận biết. 

Đạo diễn, nhà làm phim, nhà nghiên cứu độc lập André Menras (áo đen) nói rằng Trung Quốc đã đi ngược lại với hiệp ước mà họ đã ký. 

Với tư cách là nhà làm phim độc lập, tôi hoàn toàn khách quan trong việc xem xét đánh giá. Công việc của tôi cũng chính là góp phần cho dư luận thế giới biết Trung Quốc đã nổ súng trước để chiếm đóng quần đảo. Trung Quốc đã không hề văn minh như họ nói! Việt Nam muốn hòa bình, các bạn đã ký kết các hiệp ước DOC, UNCLOS nhưng Trung Quốc thì sao, họ làm ngược lại các hiệp ước đã ký".

Nguyên Phi