Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

"KÌ ÁN LỆ RƠI" - CÓ THẬT LÀ TRUYỀN THÔNG CÓ LỖI?

Em vừa đọc được bài này trên trang của Blogger Nguyễn Ngọc Long hay quá, xin phép bác ý được share lên đây cho bà con đọc. Xem là hiện tượng Lệ Rơi liệu có thật là truyền thông có lỗi không nhé:

"Vừa rồi, một tờ báo đã chọn Lệ Rơi để giao lưu trực tuyến ngay lập tức có những dư luận trái chiều. Có người cho rằng việc đó là không đáng, có người lại bảo cũng bình thường và phù hợp. Quan điểm của anh thế nào?

Tờ báo tổ chức cho ca sĩ Lệ Rơi giao lưu trực tuyến là Dân Việt. Thông tin ở trang web danviet.vn nói đây là báo điện tử của báo Nông Thôn Ngày Nay. Chủ đề của cuộc giao lưu là "Lệ Rơi - anh nông dân từ sau lũy tre làng bước lên thế giới phẳng". Theo tôi được biết thì Lệ Rơi cũng không có "vấn đề gì" về mặt pháp luật tại thời điểm được Dân Việt mời giao lưu, ngoại trừ việc... đang nổi tiếng và được nhiều người biết đến!

Việc một tờ báo "Nông Thôn", mời một người nông dân nổi tiếng trên mạng Internet, chưa vi phạm pháp luật, chưa làm gì sai trái đến giao lưu với đọc giả của họ về chủ đề "sau luỹ trên làng bước lên thế giới phẳng" là một việc tôi thấy hết sức bình thường về nghiệp vụ, hợp lý về mặt nội dung và có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt xã hội. Chỉ tiếc là trong tấm hình chụp lại quang cảnh tặng hoa cho nhân vật chính, tôi thấy tấm panô quảng cáo đã "bay mất" chữ "ca sĩ", chỉ còn lại Lệ Rơi.

(?) Điều đó nói lên việc gì, và tại sao anh cho rằng như vậy là đáng tiếc?

Tôi cho rằng họ có mục đích riêng khi làm như vậy. Ngay trong phần dẫn nhập của cuộc giao lưu đã nói mục đích chính "không phải là để tung hô, lăng xê Lệ Rơi hay có ý giúp anh rộng đường vào showbiz mà trên hết, đó là giúp bạn đọc hiểu đủ, hiểu đúng & có cái nhìn tích cực, khách quan hơn về 1 chân dung nhà nông thú vị, một anh nông dân tò mò trên thế giới phẳng". Tức là họ muốn mời Lệ Rơi tới giao lưu với tư cách một người nông dân.

Đầu chương trình giao lưu, thì Lệ Rơi đã nói rằng "Xin mọi người đừng gọi tôi là ca sĩ, tôi chỉ là một anh nông dân thích ca hát". Tuy nhiên trước đó, ở clip được coi là "giải nghệ" thì nhân vật chính của chúng ta tự nhận mình là ca sĩ và lặp đi lặp lại tuyên bố đó rất nhiều. Trong bài giới thiệu trước buổi giao lưu 1 ngày, thì trên trang báo đứng ra tổ chức cũng nói rằng sẽ "Giao lưu trực tuyến với "ca sĩ" Lệ Rơi". Như vậy, tôi thấy có sự thay đổi trong suy nghĩ và lời nói của Lệ Rơi. Tôi không biết nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì nhưng thấy tiếc, vì trước đó Lệ Rơi không quan tâm đến người ta nhận xét gì, Lệ Rơi vẫn hát say mê vì đó là điều Lệ Rơi thích. Nhưng bây giờ, sự vô tư và "mặc kệ" đó đã không còn.

(?) Theo anh, có hay không việc dư luận "ép" không cho Lệ Rơi được làm ca sĩ?

Dư luận thì 9 người 10 ý. Người ủng hộ nhiệt tình, người ném đá và chê bai ra mặt, người động viên tích cực, cũng có người dè bỉu chê bai và khen... đểu! Đó là chuyện hết sức bình thường. Tôi quan tâm nhiều hơn đến góc nhìn của truyền thông - báo chí trong trường hợp của Lệ Rơi, vì đó mới là những "dư luận" thực sự có ảnh hưởng.

Lệ Rơi bắt đầu được truyền thông chú ý và đăng tin từ ngày 23/6/2014 (nếu có báo nào đăng trước nữa thì tôi chưa tìm được). Tính đến thời điểm này, có ít nhất 264 bài viết riêng rẽ trên các trang tin, trang báo mạng viết về Lệ Rơi. Báo chí dùng đủ từ ngữ để gọi Lệ Rơi như "ca sĩ", giọng ca thảm hoạ, hiện tượng mạng, ca sĩ gây shock...

Người ta ở đây, tức là các nhà báo, từ ban đầu là thờ ơ không quan tâm, chuyển qua giai đoạn săn đón nhiệt tình, nhưng lại dùng đủ lời lẽ khó nghe để bình luận về Lệ Rơi với những quy kết đầy tính chủ quan và cá nhân như "chàng nông dân xấu trai đáp ứng thị hiếu nhảm của dân mạng", "xấu trai hát dở", "tung bài hát thảm hoạ không còn ai nhận ra bài gì"...

Và trong số 264 bài báo đó, rất nhiều bài đã cho chữ ca sĩ hoặc ca sĩ Lệ Rơi vào trong ngoặc kép, với hàm ý không công nhận Lệ Rơi là ca sĩ. Tôi cũng không hiểu tại sao lại có quan điểm như vậy? Vì Lệ Rơi xấu trai, vì hát dở hay vì đây chỉ là chàng trai trồng ổi? Thực ra thì phần lớn ca sĩ nổi tiếng hiện nay đều không qua học hành đào tạo trong nhạc viện. Cũng chưa có quy định nào về mặt pháp luật cho danh xưng này cả. Tại sao các ca sĩ khác được mặc nhiên công nhận, nhưng mọi người lại quá khó khăn khi chấp nhận sự nổi tiếng được coi là "bất thường" của Lệ Rơi?

(?) Có thông tin cho rằng Lệ Rơi muốn "giã từ" sân khấu mạng. Phải chăng không chịu được áp lực của "dư luận mạng"?

Thực tế đến bây giờ thì Lệ Rơi vẫn chưa "giã từ sân khấu". Không những thế, Lệ Rơi còn xuất hiện bên cạnh một số thương hiệu liên quan đến âm nhạc, và những bầu sô có "số má" ở Hà Nội. Hình ảnh của Lệ Rơi được dùng để quảng cáo cho một đêm giao lưu (chứ không phải đêm nhạc) ở quán bar với phong thái được photoshop như ngôi sao "sâu bít".

Những động thái này không thể hiện việc Lệ Rơi bị mệt mỏi vì áp lực của "dư luận mạng". Tôi cho rằng sẽ còn có một số đơn vị khác nhanh tay tận dụng khai thác sự nổi tiếng của Lệ Rơi. Và với bản thân Lệ Rơi, đến giờ phút này, hãy cứ yên tâm rằng ca sĩ mạng của chúng ta đã quen với các thị phi khi tự nhiên nổi tiếng.

(?) Anh có dự báo gì về hướng đi tiếp theo của Lệ Rơi? Hiện tượng mạng này sẽ có một điểm dừng trong thời gian tới?

Như trước đây tôi từng phân tích, Lệ Rơi nổi tiếng vì những hành động mà số đông cho rằng "kỳ quặc" thậm chí là "ngớ ngẩn" (http://goo.gl/kGs5vA). Họ thấy thích vì Lệ Rơi khiến họ thấy vui và lạ, giúp họ giải trí trong cuộc sống có nhiều căng thẳng, thậm chí chỉ là để thoả mãn được sự hiếu kỳ. Họ sẽ tiếp tục tìm đến Lệ Rơi khi câu chuyện còn tiếp diễn.

Cái lạ thì luôn có thời gian. Thường là rất ngắn. Giống như anh chưa bao giờ nghĩ rằng có một người con gái ngày trước vốn là con trai, thì khi anh nghe tới trường hợp của ca sĩ Cindy Thái Tài anh thấy lạ và quan tâm theo dõi. Nhưng đến người thứ 2, thứ 3... thì yếu tố chuyển đổi giới tính như vậy không còn là lạ nữa. Nó đã trở thành một điều bình thường trong cuộc sống. Những người đến với Cindy Thái Tài vì tò mò sau một thời gian họ sẽ bỏ cô đi, chỉ còn lại những người thực sự quan tâm và yêu mến giọng ca tiếng hát của Cindy. Lệ Rơi không nằm ngoài quy luật đấy. Cái lạ của Lệ Rơi sẽ từ từ hết... lạ sau chừng một tháng nữa, thậm chí ít hơn.

Còn cái vui thì phụ thuộc lớn vào tài năng "gây cười" của Lệ Rơi. Phân tích các clip mà Lệ Rơi sản xuất, tôi thấy Lệ Rơi gây cười (không biết vô tình hay cố ý) bằng chi tiết "lói ngọng", tự tin quá mức, có một ngoại hình đối lập với các ca sĩ nổi tiếng mà Lệ Rơi đang "chặt chém"... Và tất cả chỉ có thế thôi. Những yếu tố này nhìn chung hơi bản năng, nếu không cố gắng rèn luyện thêm để biến nó thành "tài năng" thì yếu tố tạo ra sự vui vẻ dần dần cũng thành nhàm chán.

Một thí dụ dễ thấy nhất là trường hợp của cô gái Mẫn Nhi ở TpHCM, với ngoại hình "không giống như siêu mẫu thông thường" nhưng tự nhận mình là siêu mẫu và có thời gian "qua lại" với hàng loạt ca sĩ nổi tiếng cũng trở thành đề tài gây cười cho cư dân mạng. Tuy nhiên, đến bây giờ thì Mẫn Nhi cũng đã "chìm" rồi.

(?) Nhìn từ góc độ truyền thông, theo anh những người có thể nổi tiếng sẽ phải chuẩn bị những điều gì để không bị "tắt phụt" vì áp lực kỳ thị?

Tôi không nghĩ là Lệ Rơi hay ai đó sẽ bị "tắt phụt" khi truyền thông kỳ thị. Cái chính là tài năng thực sự của họ đến đâu. Người ta hay nói "phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi". Cần phân biệt rõ hai khái niệm này.

Người ta đến với Lệ Rơi vì họ thấy vui, hoặc là thấy yêu mến cái tính thật thà chất phác của Lệ Rơi. Khi Lệ Rơi lên thành phố, ngồi xế bạc tỷ, xuất hiện ở quán bar như một ngôi sao "sô bít", lên báo để giao lưu trực tuyến... thì dần dần khán giả của Lệ Rơi sẽ thấy cái chất phác của anh nông dân trồng ổi "bay đi ít nhiều".

Tôi không nghĩ việc đó là xấu hay tốt như một số người quá cực đoan. Vì Lệ Rơi đâu phải trẻ con, cậu ấy làm gì là do bản thân tự chịu trách nhiệm đấy chứ. Chúng ta không sống cuộc đời của người khác thì đừng bắt người khác phải trở thành hình mẫu mà chúng ta mong muốn. Chỉ có điều, khi bị "hiện đại hoá" bản thân như vậy, thì Lệ Rơi tự làm mất đi cái lợi thế của mình. Khán giả họ nhanh thích thì cũng nhanh chán lắm, Lệ Rơi toả sáng hay tắt phụt hoàn toàn do tài năng và bản lĩnh của cậu ấy đến đâu. Truyền thông không có lỗi."

BẢN CHẤT TRỞ MẶT TRÂNG TRÁO...TỪ TÌNH "HỮU NGHỊ" KIỂU TRUNG QUỐC!

Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời, nhưng tiếc thay không làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo của Trung Quốc.


Để hiểu Trung Quốc trong các quan hệ “đồng chí tốt, láng giềng tốt…” và một kiểu hữu nghị viển vông, TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN, có bài viết phân tích để bạn đọc hiểu rõ hơn, cảnh giác và có những đối sách trong bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng.

Trung Quốc là một nước sản xuất bình hoa nhiều nhất thế giới và là nước đầu tiên chọn “quốc hoa”. Theo cách lý giải của họ, “bình hoa” là “hòa bình”. Vì vậy, hầu hết các đoàn nguyên thủ quốc gia, các chính khách, doanh nhân… khi đến với họ và các phái đoàn của TQ khi công du bang giao đều có món “bình hoa” làm quà tặng như một đặc sản để truyền cảm hứng cho một thông điệp tốt đẹp trên đầu môi chót lưỡi là “hòa bình hữu nghị”. Nói vậy nhưng không phải vậy, hãy nhìn lại quá khứ lịch sử và bề dày “thành tích”của họ để thấy chiều sâu của những lời hứa hữu hảo đó.

Tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” 

Trung Quốc tới 1.5 tỷ dân hôm nay hãy còn nhớ trong Chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 600 triệu, vẫn là nước đông dân nhất thế giới dưới triều nhà Thanh trị vì, vậy mà từng quỳ gối để cho một nhóm người của đội quân phát xít Quan Đông “làm cỏ”… bởi huyết thống “binh đao nội chiến” của mình. Vào thời điểm đó, Liên Xô luôn vận động, hối thúc Mao Trạch Đông thành lập một liên minh với Trung Hoa dân quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu – người kế nhiệm lãnh tụ Tôn Trung Sơn để chống chủ nghĩa phát xít tự cứu dân tộc mình. Thế nhưng, Mao không nghe và cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc diễn ra giữa 2 phe, bỏ mặc cho nhân dân bị phát xít hành hạ thảm sát. Trong 8 năm chiến tranh, Trung Quốc thiệt hại khoảng 25 triệu người chết và nền kinh tế gần như kiệt quệ hoàn toàn.

Hồng quân Liên Xô đã nhanh chóng mở mặt trận phía đông đánh tan đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, cứu nhân dân Trung Quốc ra khỏi thảm họa diệt vong.

Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Xtalin – người đứng đầu nhà nước Liên Xô khuyên Mao Trạch Đông đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực, mà nên thương lượng để chung sống hòa bình với Trung Hoa dân quốc để đoàn kết dựng xây đất nước. Mao chấp thuận khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách tiếp tục đánh đuổi Tưởng Giới Thạch khỏi lục địa Trung Quốc ra đảo Đài Loan và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/1949.

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được ký vào năm 1950 bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Xô giá trị 300 triệu rúp – một lượng tiền khổng lồ thời đó và liên minh quân sự 30 năm. Liên Xô đã giúp đỡ từ tài chính, chuyên gia trên mọi lĩnh vực giúp Trung Quốc khôi phục sau chiến tranh, mở các nhà máy công nghiệp như gang thép, khai khoáng, lọc hóa dầu, nghiên cứu năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình, xây dựng nhà máy ô tô Trường Xuân lớn nhất châu Á, giúp chế tạo máy bay phản lực Mig, xe tăng, tàu thủy, các vũ khí như pháo binh. các loại vủ khí bộ binh tối ưu như súng phóng lựu B40- B41, AK phiên bản của Liên Xô, cũng được chuyển giao công nghệ sản xuất. Liên Xô còn giúp TQ đào tạo nhiều chuyên gia kỹ thuật, công nghệ và các ngành khác một cách vô tư. Một chuyên gia tốt nghiệp Đại học Năng lượng Moscow sau này trở thành Thủ tướng, nhiều lãnh đạo cao cấp trong các lĩnh vực ở Trung Quốc cũng trưởng thành từ đó.
Liên Xô thực sự cứu “con hổ” Trung Quốc ra khỏi thảm họa phát xít 1945, khôi phục phát triển kinh tế thì đáp lại Trung Quốc đã nuôi dã tâm “đền ơn” bằng những toan tính chính trị hòng làm bá chủ thế giới, từ thập niên 1950. Trung Quốc bắt đầu từ ý tưởng “đại nhảy vọt“ nhằm vượt mặt “ân nhân” để tự cho mình là “thiên tử” phải làm bá chủ thế giới.

Cậy thế có biển người lớn nhất thế giới, Trung Quốc gây hấn với Liên Xô bằng việc đưa quân đội áp sát gia tăng căng thẳng biên giới trong cuối thập niên 1960, suốt dọc theo biên giới dài 4.380 km có 658.000 quân Xô Viết phải đối đầu với 814.000 quân Trung Quốc. Cuộc xung đột biên giới 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang đỉnh điểm của sự chia rẽ với chỉ một hòn đảo nhỏ trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo, còn Liên Xô gọi là Damansky (Остров Даманский).

Vào ngày 2/3/1969, Trung Quốc gây hấn cho quân lấn sâu vào lãnh thổ nổ súng tấn công trước vào bộ đội biên phòng Liên Xô đang tuần tra bảo vệ chủ quyền làm 31 người chết và 14 người bị thương. Trước sự hung hăng táo tợn trở mặt đó, Liên Xô đã lập tức dạy cho Trung Quốc bài học “lấy oán trả ân” bằng một trận pháo phản lực BM-21 loại vũ khí hiện đại được quân đội Xô Viết dùng trong thế chiến 2 có tên con gái là “Cachiusa”, được mệnh danh là mưa đá với một trận dội lửa chí tử còn dày hơn mưa đá vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và đảo Damansky (Trân Bảo) Trung Quốc trả giá bằng 800 binh sỹ tử vong.

Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời nhưng vẫn chưa làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo Trung Quốc là như thế.

Người Trung Quốc không có gen xâm lược: Ai tin?!

Không chỉ “báo ân” Liên Xô bằng xung đột vũ trang, mà suốt dọc đường biên giới của Trung Quốc gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam – hầu hết các nước láng giềng đều phải đương đầu với thói hung hăng gây chiến của Trung Quốc, đặc biệt có cuộc chiến tranh Trung – Ấn kéo dài nhiều thập niên về việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh.

Trong suốt lịch sử Trung Quốc luôn gây hấn xâm lược với Việt Nam và đã nhận được nhiều bài học lịch sử trên sông Như Nguyệt, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Hàm Tử, Chương Dương , Đống Đa…

Bản chất hiếu chiến xâm lăng của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi bởi tư tưởng “Đại Hán” đã di căn vào huyết quản, mặc dầu Tập Cận Bình – người đứng đầu Trung Quốc lên tiếng: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược” và họ luôn ru ngủ Việt Nam bằng những ngôn từ tốt đẹp nhất “Phương châm 16 chữ và quan hệ “4 tốt”, ký cam kết với các nước hiệp hội ASEAN quy tắc ứng xử Biển Đông DOC, hứa tiếp tục xậy dựng COC hoàn chỉnh, song lại gây ra vụ “Hải tặc “bằng dàn khoan Hải Hương 981 và đưa nhiều tàu thuyền vũ trang xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc: Nói “hữu hảo” nhưng bản chất… lật lọng đổi trắng thay đen

Trung Quốc luôn lớn tiếng rêu rao, bôi xấu Việt Nam, đổ lỗi cho chúng ta “vi phạm chủ quyền” của họ, rằng họ luôn tôn trọng 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt… Thế nhưng, chỉ mới 40 năm qua, Trung Quốc đã chứng tỏ cho Việt Nam quan hệ “4 tốt”. Đó là năm 1974, Trung Quốc đã đê hèn tranh tối tranh sáng dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa; năm 1979, đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam; năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nay – 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hàng chục tàu thuyền vũ trang xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của ta, hung hăng táo tợn đâm vào tàu của ta vượt trên nhiều lần hình ảnh hung hãn trong phim “Những tên cướp biển của thế kỷ XX” ngay trước ống kính của các nhà báo quốc tế .

Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà họ nói “Hữu hảo”, lật lọng đổi trắng thay đen, đâm dao vào sau lưng Liên Xô – vị ân nhân đã từng cứu mình. Việt Nam mong muốn hòa bình là hòa bình thực sự chứ không phải là thứ hòa bình chót lưỡi, đầu môi mà trong lòng tham lam, hiểm độc, luôn rắp tâm tranh giành lãnh thổ, biên cương mà đang trở thành bản chất tới mức di căn!

Tại cuộc họp báo quốc tế tại Manila – Philịppin 21/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Thông điệp của Thủ tướng là lời non sông rất đanh thép, kiên quyết để có một hòa bình, hữu nghị trên nguyên tắc sòng phẳng tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam theo Hiến chương LHQ cà công ước luật biển 1982.

TS Trần Đình Bá

HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP LÀ CÁI GIỐNG GÌ?

Hội nhà báo độc lập là cái giống gì?

Ảnh: Phạm Chí Dũng

Sáng hôm nay, 4/7/2014 trên RFA và các trang lề trái nhất loạt đăng tin Hội nhà báo độc lập Việt Nam ra đời, do anh Phạm Chí Dũng là chủ tịch. Phó chủ tịch thường trực là đức cha Lê Ngọc Thanh. Thêm hai phó chủ tịch nữa là “nhà báo” Nguyễn Tường Thụy và “nhà báo” Bùi Minh Quốc. Ủy viên là “nhà báo” Ngô Nhật Đăng.

Còn lại là 37 thành viên khác, trong đó tôi rất khoái nhất là anh Đỗ Trung Quân, tôi khen anh thật thà. Anh tồng tộc khoe ngay trên blog của mình (sáng nay 4/7) rằng: “Một lần nữa, tôi lại thấy tên mình....dù thật sự tôi chưa chính thức gửi thư gia nhập Hội...”. Chả biết các thành viên khác thì thế nào, có ở trong tình trạng giống anh Quân hay không, và có thật thà như anh Quân không?

Nhưng điều tôi thắc mắc là chuyện: Hội Nhà báo độc lập này là cái giống gì?

Đầu tiên, nhìn vào danh sách Hội, tôi không thể tin tưởng hai chữ “nhà báo” của cái hội này lắm.

Ít nhất thì ngay trong số mấy cái tên vừa kể ở trên, ngoại trừ anh Chủ tịch còn lại các anh Đức Cha, anh Tường Thụy, anh Bùi Minh Quốc và anh Ngô Nhật Đăng, và cả anh Quân, tôi chả biết các anh đã là “nhà báo” từ lúc nào. Hay cứ có thơ ca hò vè, comment trên báo và lốc thì được gọi là “nhà báo” ?.

Tôi chẳng hề quá lời chút nào, đây, chính ngài ủy viên Ngô Nhật Đăng đã thú nhận trong trả lời phỏng vấn từ “nhà báo” Phạm Thanh Nghiên, sốt dẻo ngay sau khi Hội ra lò (xem thêm phần tái bút): “Chúng tôi chỉ là những “tay ngang” thậm chí còn bị gọi là “Chưa bao giờ có nổi một bài báo đúng nghĩa mà cũng đòi vận động cho tự do báo chí…” nên chỉ biết cố gắng thậm chí còn quá cả khả năng vốn có”.

Về hai chữ “nhà báo” thì như thế, bây giờ đến hai chữ “độc lập”.

Trả lời RFI ngay sau khi thành lập Hội, anh Chủ tịch Phạm Chí Dũng cho biết: “Có một sự thú vị, một sự ngạc nhiên thú vị, như anh Bùi Minh Quốc nói, là ngày thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam lại rơi đúng vào ngày 4 tháng 7- ngày của Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776”.

À hóa ra anh Dũng chủ tịch, một nhà báo kì cựu, lại không biết rằng ngày 4/7 là ngày Quốc khánh Hoa kỳ cơ đấy (?), mà lại phải nhờ ông Quốc nhắc tuồng, anh mới ngạc nhiên thú vị. Tình cờ, quý hóa quá cơ (đến bèo như anh Đăng cũng biết đó là sự tình cờ thú vị).

Mà tôi cũng phải nói thẳng ra, ngày 2/7 mới là ngày khai sinh ra bản tuyên ngôn đó, ngày 8/7/1776 mới là ngày nó được công bố lần đầu, tại Philadephia. Các anh cố tình lập lờ không gọi ngày đó là ngày Quốc khánh nước Mỹ, như người dân Mỹ và thế giới vẫn gọi, để tránh cái tiếng “nịnh chủ”, và đã “nịnh chủ” như thế thử hỏi có còn nên gọi là “độc lập”.

Tiện đây tôi cũng chỉ ra luôn, Philippines và Rwanda cũng là những nước có ngày quốc khánh là ngày 4/7, các anh có thấy tình cờ và ngạc nhiên không? Tại sao ngày thành lập Hội nhà các anh không liên can gì với quốc khánh hai nước mạt rệp này mà chỉ gắn vào mỗi cái ngày sinh của ông chủ các anh?

Ông chủ các anh là ai, thì đây, anh Đăng ủy viên kiêm "nhà báo" và “nhà báo” Phạm Thanh Nghiên cho biết đây:

Việc này chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị từ lâu và cuối cùng như chị đã biết đó là chuyến đi vận động cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam tại Hoa Kỳ và dự cuộc hội thảo về Tự do báo chí nhân ngày báo chí Quốc tế. Đó là một trong những công việc cuối cùng”.

Và:

Báo giới cũng như chính giới Hoa Kỳ dành cho chúng tôi một sự quan tâm đặc biệt, ... Do đó đã có một cuộc hội thảo với chủ đề: “Các tổ chức dân sự và chính giới Hoa Kỳ phải làm gì cho Tự do báo chí ở Việt Nam”.

Viết đến đây, thì đã đủ thấy, cái hội của các anh đã chả “nhà báo” lại cũng không “độc lập” tẹo nào, vì các anh phải dựa dẫm vào chính giới Hoa kỳ. 

Thế thì gọi là Hội nhà báo độc lập là không ổn. Nhưng để từ từ, tôi nghĩ giúp cho các anh một cái tên, bá cháy con bọ chét nhé.

Xem nào, anh Dũng, chủ tịch hội, trước vốn là một người "cuồng" Nga Xô, "cuồng" đến mức anh đặt tên con và viết báo với bút danh Viết - Lê - Quân, giản lược từ mấy chữ Xô Viết – Lê Nin – Hồng Quân.

Bây giờ anh nhảy nhót theo chủ mới, “cuồng” Mỹ, thôi thì các cháu chả nên đổi tên, nhưng bút danh của anh thì dứt khoát phải đổi.

Đổi thành Ô – Hợp – But nhé, thì cũng mô típ ấy, giản lược từ mấy chữ Obama – Hợp chủng quốc và Bush. Vả lại trước anh dùng cái viết để viết thì nay anh dùng cái bút để kiếm ăn, có đổi mới.

Hội anh Dũng nên dùng ngay cái bút danh của ông chủ tịch hội, gọi là hội Ô hợp bút, được đấy chứ, OK?.

Gọi thế là chuẩn cmnr, vì một lãnh đạo tiêu biểu của Hội, như anh ủy viên Ngô Nhật Đăng chẳng hạn, anh ấy chả làm thơ được như ông Quốc hay anh Quân, càng không thể gọi là "nhà báo" như anh ấy tự nhận thức. Nhưng anh ấy có những cái tài khác, có thể gọi là đỉnh cao của sự ô hợp.Anh ấy chỉ nên làm nhà nhiếp ảnh hoặc diễn viên điện ảnh (phim loại X).

Bằng chứng đây, mời toàn thể Hội ta, một lần nữa, chiêm ngưỡng lại “tác phẩm để đời” của anh Đăng:


A ha! Ngắm anh Đăng, một trong năm nhà lãnh đạo Hội các anh, thì...

Trời đánh thánh đâm, tôi biết Hội Nhà báo độc lập nhà các anh là cái giống gì rồi.

Đây rồi, đây rồi, xin nhiệt liệt chào mừng! Nhiệt liệt! Nhiệt liệt!


Xin mượn cái ảnh này để "thay lời muốn nói(Thành thật xin lỗi các bác ở Hiệp hội, tôi không có ý xúc phạm)

--------------------------------------------
Tái bút:
Khi tôi đang gõ mấy dòng này (13h50), thì RFI đã có bài phỏng vấn anh Dũng từ 13 giờ trước; Thụy My RFA đăng tin trước đó cũng 13giờ, anh Diện nhọ và bô shit đăng tin trước đó đều là 10 giờ, như vậy, nếu đồng hồ của anh Diện và bô shit đúng, thì Hội ta thành lập trước lúc 4h sáng (?!). 

Riêng bài Phạm Thanh Nghiên phỏng vấn Ngô Nhật Đăng thì khá lạ ở chỗ sau:

Mở đầu, bài báo cho biết việc phỏng vấn được thực hiện sau khi Hội ra tuyên bố thành lập là ngày 4/7/2014:

Nhân sự kiện Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố thành lập cùng với việc ra mắt số đầu tiên của “Việt Nam Thời Báo”, Phạm Thanh Nghiên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Nhật Đăng, một trong những thành viên sáng lập Hội”. 

Đoạn cuối, thì lại cho thấy Nghiên phỏng vấn Đăng trước ngày 4/7/2014, là ngày hội thành lập.

Phạm Thanh Nghiên: Thưa anh, “Việt Nam Thời Báo” sẽ ra mắt số đầu tiên vào ngày 4 tháng 7 tới. Nhưng ngoài báo mạng ra, VNTB có ra báo giấy ko thưa anh?

Ông Ngô Nhật Đăng: Theo dự tính số đầu tiên của “Việt Nam Thời báo” sẽ ra đời vào ngày 4/7”.

Như vậy có thể thấy cái hội Ô hợp bút này còn là hội ăn gian nói dối! Và việc chọn ngày 4/7 hẳn không phải là tình cờ.

Các đoạn trích RFI, RFA đều có trên mạng, bài Nghiên phỏng vấn Đăng có trên blog của Chênh. Ai chụp ảnh được màn hình thì nên lưu giữ (tôi bất tài).

Được đăng bởi Thiên lý
Nguồn: Lốc Liếc

VỀ "THÁNH NỮ" ĐỖ THỊ MINH HẠNH CỦA CÁC NHÀ "ZÂN CHỦ"

Ong bắp Cày


Đỗ Thị Minh Hạnh được thả, đám zân chủ thi nhau sóc lọ tâng bốc cho thị, và coi đó là thắng lợi của phong trào zân chủ tại Việt Nam. Trên những trang mạng xuất hiện những bài kiểu: Đỗ Thị Minh Hạnh - Anh thư nước Việt, Đỗ Thị Minh Hạnh, liều thuốc tinh thần cho cuộc đấu tranh cho dân chủ, Đỗ Thị Minh Hạnh, thiên thần trong bóng tối.v.v..

Để biết Đỗ Thị Minh Hạnh là ai, và bì sao cô bị bắt, báo an ninh thế giới đã có bài viết từ lâu với tựa đề "Cái kết của những con thiêu thân". Xin lược lại những nội dung chính: 


Từ một vụ đình công...

Ngày 28/1/2010, tại khuôn viên Nhà máy giày da Mỹ Phong thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, xuất hiện một cuộc đình công, nêu yêu sách về tiền lương, chế độ lao động với hàng trăm công nhân tham dự mà trong đó, nhiều phần tử quá khích đã có những hành vi gây mất trật tự công cộng, đập phá tài sản của nhà máy. Cuộc biểu tình kéo dài mãi đến ngày 3/2/2010 mới giải quyết được.

Suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình, lẫn lộn trong số công nhân, có 3 người gồm hai nam - một tự xưng là "Chín", một là "Hoàng" và một nữ, tự xưng là "Ngọc Anh". Cả 3 đối tượng ngoài việc quay phim, chụp hình cảnh biểu tình gửi cho các tổ chức chống cộng ở hải ngoại, họ còn kích động xúi giục công nhân gây rối, đập phá tài sản nhà máy. 

Trong khi cuộc đình công đang diễn ra, thì rạng sáng ngày 31/1 và ngày 1/2/2010, trên Quốc lộ 60, trước cửa Nhà máy giày da Mỹ Phong, xuất hiện khoảng 2.000 tờ truyền đơn của một tổ chức mang tên "Phong trào lao động Việt", nội dung kêu gọi công nhân đình công, biểu tình, chống lại giới chủ và chế độ. Chưa hết, cũng vào lúc rạng sáng ngày 9/2/2010, tại 24 điểm thuộc 8 phường, xã của 5 quận, huyện là quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận 10, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh, TP HCM, lực lượng dân phòng, quần chúng đã phát hiện và thu giữ rồi nộp cho cơ quan chức năng trên 3.000 tờ truyền đơn, in trên khổ giấy A5 với tiêu đề: "Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long", nội dung kích động người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi "đấu tranh để đòi dân chủ", do tổ chức mang danh "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", thực hiện. Đặc biệt hơn nữa, phía dưới tờ truyền đơn, có ghi tên 4 tổ chức khủng bố, phản động, gồm "Việt Tân", "Tập hợp vì công lý", "đảng dân chủ nhân dân" và "Phong trào lao động Việt".

Vẫn cùng ngày nói trên, tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai cùng giáo dân Kim Thượng, Phát Hải - xã Gia Kiệm, và Giáo xứ Bạch Lâm - xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất đã phát hiện, thu giữ trên 1.500 tờ truyền đơn phản động, với hình thức, nội dung giống y như những tờ truyền đơn đã được rải tại TP HCM.

Đoàn Huy Chương là ai?

Qua điều tra của cơ quan công an, và những gì đối tượng khai, được biết: Đoàn Huy Chương (SN 1985, cư trú tại tỉnh Đồng Nai), cùng bố đẻ là Đoàn Văn Diên và Trần Thị Lệ Hồng (tình nhân của Diên) được đối tượng Nguyễn Công Bằng móc nối tham gia "Đảng vì dân" - một tổ chức phản động chống Việt Nam ở Mỹ. Để đảm bảo bí mật, Trần Thị Lệ Hồng lấy bí danh là "Nguyễn Thị Lệ Hồng", còn  Đoàn Huy Chương sẽ dùng bí danh "Nguyễn Tấn Hoành". Bản chất là các đối tượng này là cơ hội chính trị, một mặt lừa đảo Nguyễn Công Bằng để kiếm tiền, mặt khác chúng hi vọng nếu thành công sẽ có một vị trí trong "chính phủ" mới.

Để chứng minh thực lực nhằm xin tiền của Nguyễn Công Bằng, giữa tháng 6/2006, Diên dẫn Lệ Hồng và Chương đến một khu đất vắng thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dùng điện thoại di động trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Á châu tự do (RFA). Cuộc phỏng vấn này do Trịnh Ngọc Anh, là tay chân đắc lực của Nguyễn Công Bằng tổ chức. Trong khi trả lời RFA, Đoàn Huy Chương xưng tên là Nguyễn Tấn Hoành, rồi "nổ" rằng để đối phó với Cơ quan An ninh Việt Nam, nên đây là buổi phỏng vấn cực kỳ bí mật, được tiến hành trong một khu rừng hoang vắng, có nhiều thành viên quốc nội của "đảng vì dân" canh gác cẩn mật. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời đều nhằm mục đích vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Đầu tháng 7/2006, Đoàn Văn Diên nhận được 6.000USD do Nguyễn Công Bằng và Trịnh Thị Ngọc Anh gửi về, để mua điện thoại di động, máy vi tính, máy in, in truyền đơn tán phát, tuyên truyền cho "đảng vì dân". Tuy nhiên, Đoàn Văn Diên dùng phần lớn số tiền này để dẫn Lệ Hồng đi ăn chơi, du hí. Nhằm đánh lừa Nguyễn Công Bằng, Diên báo cáo láo, là mình đã in xong truyền đơn, dự định sẽ rải ở Quốc lộ 20, khu vực Tân Vạn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Tiếp theo, Diên xin Nguyễn Công Bằng cho thêm tiền để thực hiện kế hoạch.

Nhưng đợi mãi chẳng thấy Nguyễn Công Bằng gửi tiền, tháng 10/2006, Đoàn Văn Diên lấy bí danh là "Hoàng Thanh Thủy", bắt liên lạc với Đỗ Thành Công, kẻ cầm đầu tổ chức "đảng dân chủ nhân dân" ở Mỹ, rồi cung cấp cho Công một bản danh sách "ma" mà theo Diên, là "những người Diên đã móc nối được". Lập tức, Đỗ Thành Công phong cho Đoàn Văn Diên làm "khu bộ trưởng" của "đảng dân chủ nhân dân", Đoàn Huy Chương - tức Nguyễn Tấn Hoành là "bí thư dân chủ nhân dân" tỉnh Đồng Nai, đồng thời gửi cho Diên tổng cộng 3.000 USD để Diên lập "Hiệp hội đoàn kết công nông". Trong "hiệp hội" này, Đoàn Huy Chương giữ chức... đại diện người lao động!

Giữa tháng 11/2006, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng, Đoàn Huy Chương tổ chức in truyền đơn tại nhà trọ số 319/26 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM theo mẫu do Đỗ Thành Công gửi sang bằng đường e-mail, nội dung kêu gọi công nhân đình công, phá nhà máy, hủy hoại tài sản của chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vốn nước ngoài để tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoài nghi cho các nhà đầu tư.


1h sáng ngày 14/11/2006, khi đang rải truyền đơn tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn bị bắt với toàn bộ tang vật. Ra tòa, Đoàn Văn Diên bị xử phạt 4 năm tù giam, Trần Thị Lệ Hồng 3 năm tù, Đoàn Huy Chương 18 tháng tù.

Tháng 5/2008, Đoàn Huy Chương được tha, nhưng ngựa quen đường cũ, Chương tại tiếp tục tìm cách liên lạc với những tổ chức người Việt lưu vong, chống Cộng cực đoan ở nước ngoài, để chống phá đất nước.

Sa lưới

Trở lại vụ rải truyền đơn tại Trà Vinh, TP HCM, Đồng Nai vào các ngày 31/1, 1/2 và 9/2/2010, căn cứ vào tang vật thu được và xác minh, Cơ quan điều tra xác định "Phong trào lao động Việt" là tổ chức đứng ra thực hiện những vụ này và người có tên là "Chín", xuất hiện trước, trong và sau cuộc đình công của công nhân Nhà máy da giày Mỹ Phong, chính là Đoàn Huy Chương.

Ngày 12/2/2010, Đoàn Huy Chương bị bắt. Qua khai thác, Chương khai ra đối tượng có bí danh "Hoàng" là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn đối tượng nữ bí danh "Ngọc Anh", tên thật là Đỗ Thị Minh Hạnh.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sinh năm 1981 tại Tiền Giang, trú tại số nhà 14/12 đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM, làm nghề sửa chữa máy vi tính. Hùng đã từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng.

Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Lâm Đồng, cư trú tại tổ 2, khu 5, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cũng như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh đã từng bị Cơ quan An ninh gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước nhưng chứng nào tật nấy, Hạnh vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục giữ mối liên lạc với các ổ nhóm phản động người Việt ở nước ngoài. Nghe tin Đoàn Huy Chương bị bắt, Hạnh cùng Hùng biến mất. Tuy nhiên, bằng sự cảnh giác cao độ của quần chúng nhân dân, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan điều tra đã bắt được Hạnh đang ẩn náu lại Lâm Đồng, và bắt được Hùng khi đang trốn ở Đồng Nai.

Bên cạnh đó, vẫn theo kết quả điều tra, xác minh và lời thú nhận của Đoàn Huy Chương, cơ quan điều tra bắt tiếp Đoàn Huy Tâm, là anh ruột của Đoàn Huy Chương và là người đã trực tiếp rải truyền đơn tại Gia Kiệm, Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày 9/2/2010. Tang vật thu giữ gồm 1 máy tính xách tay, 2 máy in, 2 xe máy, 4 điện thoại di động, 1 máy quay phim dưới dạng cây bút cùng nhiều tài liệu, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, kêu gọi chống phá nhà nước.

Trong vụ việc này, thông qua Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng và Đoàn Huy Chương, bọn cầm đầu các tổ chức chống Cộng cực đoan ở nước ngoài như Nguyễn Công Bằng, Đỗ Thành Công, Trịnh Thị Ngọc Anh, đã lợi dụng các vấn đề chưa hoàn chỉnh trong giờ giấc lao động, chế độ tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức mạng lưới trong nước, tuyên truyền, kích động giới công nhân biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản.

Đoàn Văn Diên, Nguyễn Công Bằng và Trịnh Thị Ngọc Anh.

Quá trình điều tra đã cho thấy, các tổ chức phản động này còn được sự giúp sức của "Quỹ quốc gia yểm trợ dân chủ" (gọi tắt là NED), "Trung tâm quốc tế về đấu tranh bất bạo động" (ICNC), ở Mỹ, và "Trung tâm ứng dụng chiến lược, hành động bất bạo động" (CANVAS) ở Serbia, mà mục đích là cung cấp tài chính, kỹ thuật chuyên môn cho các nhóm người Việt lưu vong, để những nhóm ấy triển khai "lộ trình dân chủ hóa cho Việt Nam" theo 3 bước, trong đó có bước "kích động quần chúng trong nước nổi dậy đòi tự do, dân chủ, nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam".

Thực hiện "lộ trình" này, từ ngày 28 đến 29/12/2009, 4 tổ chức phản động lưu vong người Việt, gồm "Việt Tân", "đảng dân chủ nhân dân", "Tập hợp công lý" và "Phong trào lao động Việt", đã tụ họp nhau tại Malaysia để liên kết, thành lập liên minh với danh xưng "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", nhằm tiến hành các hoạt động trong nước, trước mắt là tán phát tài liệu phản động, kích động quần chúng - nhất là giới công nhân tại các khu công nghiệp, đình công, biểu tình, phá rối an ninh trật tự, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rồi dần dà công khai hóa lực lượng để phá hoại Đại hội Đảng các cấp, tiến đến phá hoại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ XII.

Để xây dựng cơ sở trong nước, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đã được bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đưa sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến 9/2/2010, bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đã chỉ đạo Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Tâm thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, TP HCM. Thủ đoạn hoạt động của Chương, Hùng, Hạnh là dùng bí danh khi tiếp xúc, dùng mạng Internet và điện thoại di động để liên lạc, nhận chỉ đạo từ bọn cầm đầu ở nước ngoài, dùng máy tính xách tay, máy in cá nhân để soạn thảo, in ấn truyền đơn.

Chúng thường xuyên thay đổi chỗ ở, lợi dụng đêm khuya - từ 2h đến 5h sáng để rải truyền đơn tại các khu dân cư, khu công nghiệp, sau đó chụp hình đưa lên mạng Internet và trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài nhằm khuếch trương thanh thế và vòi tiền từ quan thầy ở hải ngoại. Đối tượng mà chúng nhắm tới là giới thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân. Dùng tiền bạc để mua chuộc, hứa hẹn sẽ đưa ra nước ngoài học tập, lao động, chúng lợi dụng những mâu thuẫn giữa công nhân và lãnh đạo các công ty, xí nghiệp - nhất là các công ty, xí nghiệp vốn nước ngoài để lôi kéo, xúi giục công nhân đình công, biểu tình, bạo loạn, tao dư luận xấu về Việt Nam và ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, "Thánh Nữ" của các nhà zân chủ là ai hẳn các bạn đã rõ. Những hoạt động câu kết với phản động ở nước ngoài để chống phá nhà nước đã được các "nhà zân chủ" và đám ba que hải ngoại lờ đi và thay vào đó là cụm từ "nhà hoạt động công đoàn độc lập vì công nhân". Nhưng "vải thưa không che được mắt thánh", "gieo gió sẽ gặt bão",  những kẻ vì tiền bạc mà chống lại đất nước, lừa đảo cả đồng bọn sẽ không thể có được kết cục tốt đẹp dù có được bốc thơm bằng những từ hoa mỹ.

TỞM QUÁ: PHẠM CHÍ DŨNG LÀM CHỦ TỊCH "HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM"

Copy từ: Chiềng chạ


Lễ ra mắt "Hội nhà báo độc lập Việt Nam".

Theo lẽ thường cái gì độc lập đều có những sức sống riêng. Đây cũng là lí do mà những người làm báo như Phạm Chí Dũng, Lê Ngọc Thanh kiên trì gắn cái tên "độc lập" cho một tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp tự xưng, mới được khai sinh bất chấp những điều tiếng mà Văn đoàn độc lập đang phải gánh chịu. Lạ lùng hơn, cùng có mặt trong buổi ra mắt "Hội nhà báo độc lập" ấy có những con người chưa một ngày viết báo, người đời cũng không biết đến họ với những danh xưng khác, nghề nghiệp khác. Họ tự nhận mình là nhà báo (chắc chắn không có thẻ hành nghề) và được bầu vào thành phần chủ chốt của hội như Phó Chủ tịch Hội (Trường hợp của Nhà thơ Bùi Minh Quốc). 

Mới thử điểm qua những con người tham dự buổi lễ thành lập và ra mắt ấy, nghiểm nhiên không thấy một cái tên nào lạ lẫm cả. Họ ít nhất đã từng xuất hiện một lần trên mặt báo hoặc các diễn đàn và tất nhiên, điểm chung giữa họ chính là không ngừng lớn tiếng đấu tranh cho "tự do báo chí, tự do thông tin" theo quan niệm của họ. Và nếu ai đó từng nghe, nhìn và được kể về những việc họ làm, những sự kiện mà những con người có mặt thì xem chừng đó thực sự là một đại hội tổng kết và vinh danh những cá nhân tiêu biểu về lịch sử bất hảo, bất mãn, bất chấp dư luận và liêm sỉ. 

Phạm Chí Dũng được đám ô hợp kia tin tưởng và đề cử vào chiếc ghế "Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam" với một nhiệm vụ tương ứng với cương vị được giao phó: "Phụ trách chung các hoạt động của Hội". Chắc nhiều người còn nhớ, ông Dũng là người thường xuyên cộng tác với các trang tin có tên miền Quốc tế như BBC Tiếng Việt, VOA tiếng Việt, Vietcatholic...với những bài viết, bài phát biểu không ngoài những nội dung hằn học với chế độ, vào hùa với những kẻ cơ hội chính trị với mục đích duy nhất là hạ nhục, hạ bệ dân tộc, kêu gào thế giới đừng ủng hộ Việt Nam, gây nghị kị và chia rẻ dân tộc. Với giọng điệu của một người tự khoe mình có học vị Tiến sỹ, là "nhà báo" gắn với hai từ "tự do" đằng sau nhưng thực chất ông Dũng hiện là một kẻ thất nghiệp, không được cơ quan nào nhận chính thức. Ông sống bằng những đồng nhuận bút cho những bài viết được đặt hàng và định hướng từ trước. Nếu viết khác đi thì không được đăng và vì vậy không có tiền, vậy thôi. 

Hai chữ "tự do" cũng không nằm ngoài việc quảng bá bản thân ông là người theo đuổi cái gọi là "những quy tắc vô chính phủ", "tự do không khuôn khổ". Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông này gặp khó khăn trong chuyến sang Giơ - ne - vơ (Thụy Sỹ) để góp vui cùng Đặng Xương Hùng trong việc nói xấu tình hình nhân quyền của đất nước bên lề Hội nghị thường niên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Vốn là một con ngựa bất kham nên việc không được đi trong một chừng mực nhất định nào đó không ảnh hưởng nhiều đến Dũng; ngược lại, ở nhà, người ta lại quan tâm Dũng hơn và Dũng có cơ hội để khoe mẽ về chính mình. Với những bài viết, bài phỏng vấn xoay quanh chủ để "bị nhà cầm quyền ngáng chân", Dũng đã làm rõ thêm, tô đậm thêm vai trò của bản thân trong tiến trình đấu tranh cho "tự do thông tin", "tự do báo chí" tại Việt Nam. Hiểu như vậy để thấy rằng, trong một tổ chức vốn tập hợp những con người như Dũng thì việc Dũng được bầu và giữ cương vị cao nhất là chuyện phản ánh đúng thực tế. 

Người được giữ cương vị Phó Chủ tịch thứ nhất, Thường trực không ai khác ngoài Lê Ngọc Thanh (Một Linh mục thuộc Dòng chúa cứu thế TP Hồ Chí Minh, người vừa được "tổ chức phóng viên không biên giới" vinh danh là "Anh hùng thông tin"). So với Phạm Chí Dũng - "Chủ tịch" thì Linh mục Lê Ngọc Thanh có phần yếm thế hơn ít nhất là trên phạm vi hoạt động. Ông Thanh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Công giáo (gắn với một tôn giáo cụ thể) và đây cũng là lí do khiến nhiều người nghĩ danh hiệu "Anh hùng thông tin" vừa qua gắn nhiều với yếu tố tôn giáo hơn là hoạt động thực lực của cá nhân con người này. Nhiệm vụ ông Thanh được những người đồng đảng giao phó cũng phản ánh tính chất, cương vị mà ông đang nắm "Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội". 

Tác giả của thi phẩm "Hạnh Phúc" - Nhà thơ Bùi Minh Quốc được bầu vào cương vị Phó Chủ tịch của Hội: "Phụ trách khu vực miền Trung". Đây là điều hết sức bất ngờ bởi ngoài những đăng đàn phát biểu về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội theo cách để thu hút sự chú ý, đánh bóng tên tuổi, thì ông Quốc ít có hoạt động liên quan báo chí. Ông cũng chưa bao giờ được giới nghề, giới chức báo chí xem là nhà báo và việc đưa ông Quốc vào cương vị "Phó Chủ tịch Hội" sẽ quá nhiều khiên cưỡng. Không loại trừ chính những điều này sẽ là một mầm mống cho những bất hòa từ chính những người trong hội bởi người có chuyên môn thì không được làm, người không có chuyên môn thì lại được đề cử. Về điểm này thì "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" đang đi trên vết xe đổ của "Văn đoàn độc lập Việt Nam"....

Xin điểm danh những người có mặt trong buổi ra mắt, thành lập tổ chức này để cùng được suy xét. Ngoài Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch thì "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" còn có Phó Chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy (Phụ trách khu vực miền Bắc) và Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng (Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times) cùng các thành viên (không biết số này đã có ai chết như danh sách ký tên thành lập Văn đoàn độc lập không???): 
1. Tường An (Pháp)
2. Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn)
3. Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội)
4. Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội)
5. Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn)
6. Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt)
7. Phạm Chí Dũng (Sài Gòn)
8. Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn)
9. Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội)
10. Trương Minh Đức (Bình Dương)
11. Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội)
12. Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn)
13. Phạm Bá Hải (Sài Gòn)
14. Phan Thanh Hải (Sài Gòn)
15. Lê Hải (Đà Nẵng)
16. Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn)
17. Huỳnh Trọng Hiếu (Quảng Nam)
18. Vi Đức Hồi (Lạng Sơn)
19. Lê Phú Khải (Sài Gòn)
20. Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt)
21. Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn)
22. Kha Lương Ngãi (Sài Gòn)
23. Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn)
24. Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội)
25. Hà Sĩ Phu (Đà Lạt)
26. Đỗ Trung Quân (Sài Gòn)
27. Bùi Minh Quốc (Đà Lạt)
28. Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn)
29. Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn)
30. Phạm Đình Trọng (Sài Gòn)
31. Phạm Thành (Hà Nội)
32. Trần Quang Thành (Séc)
33. Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng)
34. Châu Văn Thi (Sài Gòn)
35. Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn)
36. Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
37. Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa)
38. Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội)
39. Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn)
40. JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội)
41. Huỳnh Thục Vy (Đắc Lắc)
42. Dương Thị Xuân (Hà Nội)./.

Nhìn cái danh sách thì đã biết là nó sinh ra chẳng phải để làm báo chí. Chẳng qua đấy chỉ là sự quẫy đạp trong tuyệt vọng của những kẻ sắp chết đuối mỗi lần nhô lên để thở lại cố gào lên mỗi lần một cái tên để người đời đừng quên họ. Vậy thôi, mua vui cũng chỉ một vài trống canh.

Chỉ cần Ca sĩ Lệ Rơi hát, giặc tàu sẽ chạy mất dép khỏi Hoàng Sa, Trường Sa

Khoai@

Mình phục Ca sĩ Lệ Rơi quá. 

Mình cũng phục mình quá vì đã xem và nghe đủ cả một clip dưới đây của anh ấy.

Anh ấy thật dũng cảm và đáng yêu với chất giọng khủng, bất chấp thời gian và âm luật, bất chấp tất cả...Anh nổi lên như một hiện tượng kỳ vĩ của làng Showbiz Việt. 

Anh như làn gió lạ thổi đến một luồng không khí khác hẳn cho các khán giả bây giờ... Sở hữu ngoại hình rất bình thường của một anh nông dân trồng ổi, không dùng hàng hiệu, không diêm dúa, hoa hòe, Lệ Rơi không cởi, không nude, không cạnh khóe hay chửi bới ai, cũng không tự sướng bằng những danh xưng trên trời rớt xuống. 

Anh rất thật và rõ ràng là đáng yêu bên vườn ổi và chiếc giường đơn sơ của mình.

Rất có thể anh sẽ được đề nghị hát tại Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu. Hy vọng thế!

Mời các bạn thưởng thức tuyệt phẩm của anh như một thứ vũ khí siêu hạng, khiến giặc Tàu khựa chạy mất dép.

Hãy kiên nhẫn thưởng thức bài hát "Nơi anh đến là đảo xa".

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/73-Eyv0fsHM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Công An Hà Nội: HÀNH ĐỘNG ĐẸP MÙA THI


(PetroTimes) - Sáng ngày 3/7, thí sinh trong cả nước dự thi đợt 1 kỳ tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2014 phải có mặt tại điểm thi để làm thủ tục. Tại Hà Nội, rất nhiều thí sinh ngoại tỉnh bị lạc đường đã được các chiến sĩ cảnh sát giao thông giúp đỡ, đưa đến điểm thi đúng giờ.

Có mặt trên các tuyến phố của Hà Nội, PetroTimes ghi nhận được nhiều hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Cảnh sát giao thông thủ đô trong mùa tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2014. Rất nhiều sĩ tử và người thân bị lạc đường khi đến điểm thi đã được lực lượng Cảnh sát giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội) giúp đỡ kịp thời.

Đã hơn 8h nhưng em Nguyễn Thị Nga (quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn chưa thể nào đến được trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để làm thủ tục dự thi. Đang lóng ngóng hỏi đường tại cây xăng trên đường Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng) thì Trung úy Nguyễn Đắc Đông (Đội Cảnh sát giao thông số 4) thấy và đưa đến trường kịp thời.

Trung úy Nguyễn Đắc Đông chở em Nga tới trường.

Sau khi làm xong thủ tục dự thi, em Nguyễn Thị Nga đã đến trụ sở Đội Cảnh sát giao thông số 4 cảm ơn. Theo lời Nga, sáng nay được mẹ đưa đi thi vào trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Khi đi đến Ngã tư Cửa Nam, hai mẹ con em Nga bị lạc đường. Sau một hồi đi loanh quanh, họ đi tới đây. Đúng lúc, Trung úy Nguyễn Đắc Đông đi tuần tra qua đã hỏi thăm rồi đưa đi.

Trước đó, khoảng 7h cùng ngày, khi làm nhiệm vụ tại khu vực cổng Bến xe Lương Yên, Thượng úy Nguyễn Duy Phương (Đội Cảnh sát giao thông số 4) phát hiện hai mẹ con em Tạ Thị Thu Hiền (quê huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đang hỏi đường. Thấy vậy, Thượng úy Nguyễn Duy Phương đã đưa mẹ con em Hiền đến trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp làm thủ tục.

Rất nhiều thí sinh và người nhà đến trụ sở Đội CSGT số 4 để cảm ơn.

Đem chiếc xe máy đến trụ sở Đội Cảnh sát giao thông số 4 để trả cho Thượng sĩ Nguyễn Văn Khoái, chị Nguyễn Ngọc Ánh (quê ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không giấu được sự xúc động. Theo lời chị Ngọc Ánh, sáng nay đưa em trai là Nguyễn Đức Mạnh đi làm thủ tục dự thi tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Khi đến đoạn cầu Mai Động (quận Hoàng Mai) thì chiếc xe máy bị hỏng.

Đang loay hoay tìm cách đưa em tới trường thì chị Ngọc Ánh được Thượng sĩ Nguyễn Văn Khoái trực tiếp đưa Mạnh tới trường. Sau đó, Thượng úy Khoái quay lại cầu Mai Động và đưa chiếc xe máy của cá nhân mình cho chị Ánh đi đón em trai. Còn Thượng sĩ Nguyễn Văn Khoái đem chiếc xe hỏng của chị Ánh đi sửa.

Trung tá Nguyễn Trung Thành - Đội trưởng Đội CSGT số 4 cho biết: “Trong những ngày diễn ra kì thi Đại học, thực hiện chỉ đạo của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội, bên cạnh việc phân luồng giao thông để tránh xảy ra hiện tượng ùn tắc, Đội Cảnh sát giao thông số 4 còn rất chú trọng đến công tác giúp đỡ các thí sinh và người nhà trong trường hợp bị lạc đường, không biết địa điểm thi, hỏng xe… để không xảy ra điều gì đáng tiếc cho các em trong kì thi đại học”.

T.Minh