Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP LÀ CÁI GIỐNG GÌ?

Hội nhà báo độc lập là cái giống gì?

Ảnh: Phạm Chí Dũng

Sáng hôm nay, 4/7/2014 trên RFA và các trang lề trái nhất loạt đăng tin Hội nhà báo độc lập Việt Nam ra đời, do anh Phạm Chí Dũng là chủ tịch. Phó chủ tịch thường trực là đức cha Lê Ngọc Thanh. Thêm hai phó chủ tịch nữa là “nhà báo” Nguyễn Tường Thụy và “nhà báo” Bùi Minh Quốc. Ủy viên là “nhà báo” Ngô Nhật Đăng.

Còn lại là 37 thành viên khác, trong đó tôi rất khoái nhất là anh Đỗ Trung Quân, tôi khen anh thật thà. Anh tồng tộc khoe ngay trên blog của mình (sáng nay 4/7) rằng: “Một lần nữa, tôi lại thấy tên mình....dù thật sự tôi chưa chính thức gửi thư gia nhập Hội...”. Chả biết các thành viên khác thì thế nào, có ở trong tình trạng giống anh Quân hay không, và có thật thà như anh Quân không?

Nhưng điều tôi thắc mắc là chuyện: Hội Nhà báo độc lập này là cái giống gì?

Đầu tiên, nhìn vào danh sách Hội, tôi không thể tin tưởng hai chữ “nhà báo” của cái hội này lắm.

Ít nhất thì ngay trong số mấy cái tên vừa kể ở trên, ngoại trừ anh Chủ tịch còn lại các anh Đức Cha, anh Tường Thụy, anh Bùi Minh Quốc và anh Ngô Nhật Đăng, và cả anh Quân, tôi chả biết các anh đã là “nhà báo” từ lúc nào. Hay cứ có thơ ca hò vè, comment trên báo và lốc thì được gọi là “nhà báo” ?.

Tôi chẳng hề quá lời chút nào, đây, chính ngài ủy viên Ngô Nhật Đăng đã thú nhận trong trả lời phỏng vấn từ “nhà báo” Phạm Thanh Nghiên, sốt dẻo ngay sau khi Hội ra lò (xem thêm phần tái bút): “Chúng tôi chỉ là những “tay ngang” thậm chí còn bị gọi là “Chưa bao giờ có nổi một bài báo đúng nghĩa mà cũng đòi vận động cho tự do báo chí…” nên chỉ biết cố gắng thậm chí còn quá cả khả năng vốn có”.

Về hai chữ “nhà báo” thì như thế, bây giờ đến hai chữ “độc lập”.

Trả lời RFI ngay sau khi thành lập Hội, anh Chủ tịch Phạm Chí Dũng cho biết: “Có một sự thú vị, một sự ngạc nhiên thú vị, như anh Bùi Minh Quốc nói, là ngày thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam lại rơi đúng vào ngày 4 tháng 7- ngày của Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776”.

À hóa ra anh Dũng chủ tịch, một nhà báo kì cựu, lại không biết rằng ngày 4/7 là ngày Quốc khánh Hoa kỳ cơ đấy (?), mà lại phải nhờ ông Quốc nhắc tuồng, anh mới ngạc nhiên thú vị. Tình cờ, quý hóa quá cơ (đến bèo như anh Đăng cũng biết đó là sự tình cờ thú vị).

Mà tôi cũng phải nói thẳng ra, ngày 2/7 mới là ngày khai sinh ra bản tuyên ngôn đó, ngày 8/7/1776 mới là ngày nó được công bố lần đầu, tại Philadephia. Các anh cố tình lập lờ không gọi ngày đó là ngày Quốc khánh nước Mỹ, như người dân Mỹ và thế giới vẫn gọi, để tránh cái tiếng “nịnh chủ”, và đã “nịnh chủ” như thế thử hỏi có còn nên gọi là “độc lập”.

Tiện đây tôi cũng chỉ ra luôn, Philippines và Rwanda cũng là những nước có ngày quốc khánh là ngày 4/7, các anh có thấy tình cờ và ngạc nhiên không? Tại sao ngày thành lập Hội nhà các anh không liên can gì với quốc khánh hai nước mạt rệp này mà chỉ gắn vào mỗi cái ngày sinh của ông chủ các anh?

Ông chủ các anh là ai, thì đây, anh Đăng ủy viên kiêm "nhà báo" và “nhà báo” Phạm Thanh Nghiên cho biết đây:

Việc này chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị từ lâu và cuối cùng như chị đã biết đó là chuyến đi vận động cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam tại Hoa Kỳ và dự cuộc hội thảo về Tự do báo chí nhân ngày báo chí Quốc tế. Đó là một trong những công việc cuối cùng”.

Và:

Báo giới cũng như chính giới Hoa Kỳ dành cho chúng tôi một sự quan tâm đặc biệt, ... Do đó đã có một cuộc hội thảo với chủ đề: “Các tổ chức dân sự và chính giới Hoa Kỳ phải làm gì cho Tự do báo chí ở Việt Nam”.

Viết đến đây, thì đã đủ thấy, cái hội của các anh đã chả “nhà báo” lại cũng không “độc lập” tẹo nào, vì các anh phải dựa dẫm vào chính giới Hoa kỳ. 

Thế thì gọi là Hội nhà báo độc lập là không ổn. Nhưng để từ từ, tôi nghĩ giúp cho các anh một cái tên, bá cháy con bọ chét nhé.

Xem nào, anh Dũng, chủ tịch hội, trước vốn là một người "cuồng" Nga Xô, "cuồng" đến mức anh đặt tên con và viết báo với bút danh Viết - Lê - Quân, giản lược từ mấy chữ Xô Viết – Lê Nin – Hồng Quân.

Bây giờ anh nhảy nhót theo chủ mới, “cuồng” Mỹ, thôi thì các cháu chả nên đổi tên, nhưng bút danh của anh thì dứt khoát phải đổi.

Đổi thành Ô – Hợp – But nhé, thì cũng mô típ ấy, giản lược từ mấy chữ Obama – Hợp chủng quốc và Bush. Vả lại trước anh dùng cái viết để viết thì nay anh dùng cái bút để kiếm ăn, có đổi mới.

Hội anh Dũng nên dùng ngay cái bút danh của ông chủ tịch hội, gọi là hội Ô hợp bút, được đấy chứ, OK?.

Gọi thế là chuẩn cmnr, vì một lãnh đạo tiêu biểu của Hội, như anh ủy viên Ngô Nhật Đăng chẳng hạn, anh ấy chả làm thơ được như ông Quốc hay anh Quân, càng không thể gọi là "nhà báo" như anh ấy tự nhận thức. Nhưng anh ấy có những cái tài khác, có thể gọi là đỉnh cao của sự ô hợp.Anh ấy chỉ nên làm nhà nhiếp ảnh hoặc diễn viên điện ảnh (phim loại X).

Bằng chứng đây, mời toàn thể Hội ta, một lần nữa, chiêm ngưỡng lại “tác phẩm để đời” của anh Đăng:


A ha! Ngắm anh Đăng, một trong năm nhà lãnh đạo Hội các anh, thì...

Trời đánh thánh đâm, tôi biết Hội Nhà báo độc lập nhà các anh là cái giống gì rồi.

Đây rồi, đây rồi, xin nhiệt liệt chào mừng! Nhiệt liệt! Nhiệt liệt!


Xin mượn cái ảnh này để "thay lời muốn nói(Thành thật xin lỗi các bác ở Hiệp hội, tôi không có ý xúc phạm)

--------------------------------------------
Tái bút:
Khi tôi đang gõ mấy dòng này (13h50), thì RFI đã có bài phỏng vấn anh Dũng từ 13 giờ trước; Thụy My RFA đăng tin trước đó cũng 13giờ, anh Diện nhọ và bô shit đăng tin trước đó đều là 10 giờ, như vậy, nếu đồng hồ của anh Diện và bô shit đúng, thì Hội ta thành lập trước lúc 4h sáng (?!). 

Riêng bài Phạm Thanh Nghiên phỏng vấn Ngô Nhật Đăng thì khá lạ ở chỗ sau:

Mở đầu, bài báo cho biết việc phỏng vấn được thực hiện sau khi Hội ra tuyên bố thành lập là ngày 4/7/2014:

Nhân sự kiện Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố thành lập cùng với việc ra mắt số đầu tiên của “Việt Nam Thời Báo”, Phạm Thanh Nghiên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Nhật Đăng, một trong những thành viên sáng lập Hội”. 

Đoạn cuối, thì lại cho thấy Nghiên phỏng vấn Đăng trước ngày 4/7/2014, là ngày hội thành lập.

Phạm Thanh Nghiên: Thưa anh, “Việt Nam Thời Báo” sẽ ra mắt số đầu tiên vào ngày 4 tháng 7 tới. Nhưng ngoài báo mạng ra, VNTB có ra báo giấy ko thưa anh?

Ông Ngô Nhật Đăng: Theo dự tính số đầu tiên của “Việt Nam Thời báo” sẽ ra đời vào ngày 4/7”.

Như vậy có thể thấy cái hội Ô hợp bút này còn là hội ăn gian nói dối! Và việc chọn ngày 4/7 hẳn không phải là tình cờ.

Các đoạn trích RFI, RFA đều có trên mạng, bài Nghiên phỏng vấn Đăng có trên blog của Chênh. Ai chụp ảnh được màn hình thì nên lưu giữ (tôi bất tài).

Được đăng bởi Thiên lý
Nguồn: Lốc Liếc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét