Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

SỰ KIỆN CHÙA BỒ ĐỀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI BẢN CHẤT NHÂN ĐẠO TRỌNG PHẬT GIÁO

Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo - UBTƯ MTTQ Việt Nam: Sự kiện chùa Bồ Đề không ảnh hưởng đến bản chất nhân đạo trong Phật giáo (09/08/2014)


Trở về sau chuyến công tác khảo sát về chính sách xã hội hóa của tôn giáo tại Huế và Đà Nẵng, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn (HĐTV) về Tôn giáo - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã dành cho PV Đại Đoàn Kết một cuộc trò chuyện xung quanh những sự việc đang diễn ra tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Theo Giáo sư, sự kiện ở chùa Bồ Đề dù có thế nào cũng không ảnh hưởng quá lớn đến tính đúng đắn trong chủ trương tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia thực hiện nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. 

Số lượng trẻ mồ côi, khuyết tật được gửi đến các ngôi chùa khá đông 

Nhân dân đồng tình với chủ trương của Đảng và Nhà nước

Thưa GS, mấy ngày gần đây, dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra nhưng những sự việc đáng tiếc xảy ra tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của chùa Bồ Đề cũng đủ khiến dư luận có nhiều hoài nghi, bức xúc. Nhìn từ vụ việc này, GS suy nghĩ gì?

- Giáo sư Đỗ Quang Hưng: Đúng là những ngày gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội theo dõi những việc đã xảy ra tại chùa Bồ Đề. Một ngôi chùa mà trong công tác nghiên cứu của bản thân tôi cũng như công tác của HĐTV về tôn giáo của Mặt trận là khá quen thuộc. Nhưng hãy khoan nhận định về vấn đề này vì sự việc còn chưa ngã ngũ mà chúng ta đều biết, từ lâu xã hội và nhân dân rất đồng tình với chủ trương của Nhà nước, tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia các hoạt động Y tế, Giáo dục và thực hiện nhân đạo. Chúng tôi cũng vừa có cuộc khảo sát công tác này tại Huế, Đà Nẵng. Dù đây không phải là chuyến đi đầu tiên nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng. Đặc biệt, với những hoạt động từ thiện, nhân đạo của Cô nhi viện Đức Sơn do Ni sư trụ trì Minh Trí phụ trách. Đây là một trong những cơ sở từ thiện có hiệu quả của Phật giáo Huế trong nhiều thập kỷ nay. Dưới mái ấm tình thương tại cô nhi viện, hàng trăm trẻ em mồ côi đã trưởng thành, không ít em đã vào đại học, nhiều em đi học nước ngoài, nhiều em có nghề nghiệp ổn định, trở thành cán bộ nhà nước. Bên cạnh đó, cũng không ít em tiếp tục ở lại cô nhi viện để giúp đỡ, nuôi dạy, truyền nghề cho những em nhỏ hơn. 

Chính vì thế, việc chùa Bồ Đề, chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, sự kiện ở chùa Bồ Đề cũng không ảnh hưởng quá lớn đến tính đúng đắn của chủ trương nói trên của Đảng, Nhà nước cũng như bản chất nhân đạo của Phật giáo trong việc "bố thí” chúng sinh. 

Vi phạm pháp luật rất dễ xảy ra nếu không được quản lý chặt chẽ

Theo GS, điều gì hợp lý và chưa hợp lý trong các mô hình nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật ở các ngôi chùa?

- Như chúng ta đã biết, hoạt động của các cô nhi viện, nhóm trẻ đặc biệt trong các nhà chùa đã được phát triển hơn 20 năm nay. Cá biệt như ở Huế việc này đã được hoạt động từ năm 1975 đến nay, không hề ngắt quãng. Có một thực tế là khi một ngôi chùa đẩy mạnh các hoạt động này đến một độ lớn như chùa Bồ Đề chẳng hạn sẽ phát sinh hai vấn đề. Thứ nhất, khi "không gian thế tục” (bộ máy tổ chức và hoạt động nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật...) chắc hẳn ảnh hưởng, lấn át không gian thiêng của việc tu hành, ảnh hưởng đến đời sống tu trì của nhà Phật. Thứ hai, về nguyên tắc, các hoạt động từ thiện, nhân đạo nói chung thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan hữu quan khác như công an, UBND phường... Thông thường công tác từ thiện, nhân đạo với những quy mô và tính cách như thế thường phải có những quy chuẩn nhất định, trước hết về phương diện pháp lý. Nhưng thực tế ở nước ta, theo các số liệu chính thức, Nhà nước mới chỉ đảm bảo 20% nhu cầu nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật... Trong tình hình như vậy, vai trò của tư nhân, các tổ chức xã hội và tôn giáo là rất lớn nhưng các cơ sở từ thiện đều vấp phải những khó khăn về điều kiện vật chất, nhân sự, pháp lý. Nếu gọi các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật như chùa Bồ Đề là một "mô hình” thì chúng ta cho rằng bản thân nó là một chiếc áo quá chật và khả năng vi phạm pháp luật rất dễ xảy ra nếu không được quản lý chặt chẽ. 

Vậy cần có cơ chế, chính sách thế nào để hỗ trợ, thưa GS?

- Việc này, về cơ bản hiện nay đã có khung pháp lý, đã có cơ quan chuyên trách, chính quyền địa phương quản lý. Cơ quan chuyên trách ở đây chính là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các tổ chức tôn giáo, cụ thể là ngôi chùa thì điều quan trọng là phải thực hiện đúng quyết định của Nhà nước. Trong thực tế có không ít những tấm gương tốt được xã hội hoan nghênh nhưng nói chung nhiều ngôi chùa còn đơn giản hóa việc này, nhất là khi các cơ quan chức năng chưa thực hiện đúng chức trách của mình. Chúng tôi đã nói đến một số khó khăn nhưng có lẽ gốc rễ sâu xa của vấn đề là bản thân nhà chùa chưa có đầy đủ pháp nhân dân sự.

Có những mâu thuẫn cần giải quyết

Với tư cách là Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GS có suy nghĩ, kiến nghị gì xung quanh những cơ chế, chính sách cho các cơ sở tôn giáo làm từ thiện, nhân đạo?

- Tôi có 2 kiến nghị. Thứ nhất đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh lộ trình về pháp lý thích hợp để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia các hoạt động y tế và từ thiện ở mức độ ngày càng cao, hiệu quả hơn. Lẽ dĩ nhiên đây là quá trình gắn liền việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực tôn giáo, trong đó cơ sở pháp lý là hệ thống luật pháp tôn giáo. Hy vọng tới đây khi Nhà nước có bộ luật về tôn giáo thì điều này sẽ trở thành hiện thực. Thứ hai là trong tình hình hiện nay, đã xuất hiện mâu thuẫn khá cao giữa tính hợp lý của các hoạt động nhân đạo, từ thiện của tôn giáo mà Đảng, Nhà nước khuyến khích với tư cách pháp nhân dân sự. Trước mắt có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng hai cách: Có thể thúc đẩy mô hình tiến tới lập cô nhi viện tách riêng ra khỏi nhà chùa mà nhà Phật vẫn có thể tham gia theo một cách nào đó. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương cần có điều tra tổng thể, đầy đủ hơn về thực trạng của công tác này. Bởi vì hiện nay số liệu về việc các tôn giáo tham gia mở các lớp, trường mẫu giáo, nhà trẻ khá đầy đủ nhưng số liệu về các hoạt động từ thiện, nhân đạo lại không rõ ràng, chính xác. 

Trân trọng cảm ơn Giáo sư! 

Hòa thượng Thích Gia Quang
Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Trưởng ban Thông tin – Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa cho biết: Sau sự việc xảy ra tại chùa Bồ Đề, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ yêu cầu Phật giáo các địa phương phối hợp với các ban ngành tiến hành rà soát việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. Theo hòa thượng Thích Gia Quang, ở miền Bắc hiện có chùa Bồ Đề - Hà Nội và chùa Thịnh Đại - Hà Nam. Ở TP HCM có chùa Hoằng Pháp và một số cơ sở thờ tự khác trên toàn quốc đang nuôi dưỡng các em nhỏ có hoàn cảnh này. Số lượng trẻ mồ côi được gửi đến đây ngày một đông. Tuy nhiên, việc chăm sóc hiện nay mang tính tự phát. Giáo hội không phải là cơ quan chuyên môn nên việc kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn. Hòa thượng Thích Gia Quang cũng khẳng định, trước thông tin cho rằng, chùa Bồ Đề không được phép nhận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi là không đúng vì không có văn bản nào của Nhà nước quy định việc này. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích các tôn giáo làm việc từ thiện nhân đạo nhưng cũng cần sớm có hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo để thực hiện cho đúng.

Lê Na

Nguyễn Phượng (thực hiện)

NÀY THÌ NHỤC HÌNH, NÀY THÌ BỨC CUNG

Khoai@


Một tin cực vui: Khởi tố 2 điều tra viên dùng nhục hình làm 7 thanh niên bị án oan.

Đây là bài học nhãn tiền cho những ai còn sử dụng nhục hình trong hỏi cung bị can.


Ảnh: Bị can Thạch So Phách

Ngày 8/8/2014, Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội “dùng nhục hình” theo điều 198 Bộ Luật Hình sự đối với 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng là đại úy Triệu Tuấn Hưng và thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân.

Riêng ông Phạm Văn Núi, nguyên kiểm sát viên của Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cũng bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ Luật Hình sự. Theo quyết định này, đại úy Hưng bị bắt tạm giam 4 tháng, còn thiếu tá Quân và ông Núi bị áp dụng lệnh “Cấm đi khỏi nơi cư trú” do có liên quan đến vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) bị khởi tố, bắt giam oan trong vụ án giết tài xế xe ôm Lý Văn Dũng.

Trong quá trình điều tra, Quân và Hưng sử dụng còng số 8 treo hai tay Thạch Sô Phách, Trần Văn Đỡ vào khung sắt cửa sổ phòng làm việc rồi dùng tay, chân đấm đá. Hai sĩ quan này còn dùng dùi cui cao su đánh nhiều lần vào người Thạch Mươl, Khâu Sóc. Những hành vi này khiến 4 thanh niên không phạm tội phải khai ra rằng có giết ông Dũng. 

Đối với ông Núi, khi được phân công thụ lý vụ án đã không làm đúng trách nhiệm theo quy định của ngành. Cụ thể, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện các mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ đã thu thập để đề ra yêu cầu điều tra kịp thời.

Nguồn cơn của vụ việc được đăng tại trên tờ Lao Động: Tháng 7.2013, người dân phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (43 tuổi, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) - hành nghề chạy xe ôm - nằm chết gục trên đường. Trong quá trình truy tìm thủ phạm, cơ quan Cảnh sát điều tra quyết định bắt tạm giam các nghi can: Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc và Thạch Sô Phách (cùng ngụ huyện Trần Đề) để điều tra hành vi giết người và Nguyễn Thị Bé Diễm (28 tuổi, nhân viên quán nhậu) về hành vi không tố giác tội phạm.

Đến giữa tháng 12.2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ Kiên Giang) bất ngờ đến Công an TPHCM đầu thú, thừa nhận chính Duyên và Phan Thị Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề) đã giết ông Dũng nhằm cướp tài sản.

Sau đó, có đến 25 cán bộ liên quan đến vụ việc bị kỷ luật, và cho đến nay, cơ quan Điều tra của Viện KSND Tối cao đã vào cuộc và từng bước làm rõ sự thật.

Thật đáng đời cho những kẻ thích dùng nhục hình!
-----------
Nội dung chôm từ báo Lao Động và các báo khác.
Ảnh chôm từ Net.

VĂN HÓA LỘN TÙNG PHÈO

Ong Bắp Cày



Xin hỏi, các bạn có thấy ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái, khi nhìn thấy hình ảnh này không?

Đến biển 60 năm giải phóng Thủ đô cũng treo ngược. Chả trách mọi thứ lộn tùng phèo.

Hình ảnh ngay trước trụ sở Mặt trận Tổ quốc Hà Nội trên phố Lý Thường Kiệt. 

Với hình ảnh này thì không thể đổ lỗi cho cậu đánh máy, hay do nhận thức được rồi.

Một hình ảnh bằng vạn lời nói: Chỉ có thể là cẩu thả!

Ảnh: facebook Lương Quang Lộc, Vietnamjournalism.com

Nóng: MỸ CÓ THỂ BẮT ĐẦU NỚI LỎNG LỆNH CẤM BÁN VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG CHO VIỆT NAM

Mỹ có thể bắt đầu nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam


Gặp gỡ báo chí chiều 8.8 tại Hà Nội, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cho biết: “Mỹ sẵn sàng gia tăng trợ giúp về an ninh, giúp VN đảm bảo chủ quyền của mình, bảo đảm bảo vệ các quyền của Việt Nam”.

Ông McCain cho rằng, đã đến lúc Mỹ có thể nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhưng theo ông, việc này sẽ có lộ trình từng bước một: “Nó sẽ diễn ra với bước đi có tính hạn chế, ví dụ ban đầu là những mặt hàng có tính trợ giúp cho việc phòng ngự, như thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư, mang tính chất đối phó với nguy cơ an ninh từ bên ngoài”. Ông John McCain cho biết, ông hy vọng có thể bắt đầu nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sớm nhất vào tháng Chín tới.

Ông cho biết, Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự, gia tăng chuyến thăm tàu quân sự đến VN theo mức độ VN chấp nhận được và chúng tôi không đặt ra thuê mướn căn cứ quân sự của Việt Nam.

Thượng nghị sỹ John McCain cũng cho rằng, hai thập kỷ qua, hai nước đã xây dựng mối quan hệ vững mạnh dựa trên những mục tiêu chung, quan hệ và lợi ích chung. “Hy vọng của chúng tôi là năm tới hai nước sẽ xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung. Điều đó làm chúng ta có mối quan hệ mật thiết lâu bền”.

Mỹ Hằng/ Báo Lao Động

Vụ in tiền polymer: AUSTRALIA CẦN CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐÚNG SỰ THẬT

Vụ in tiền polymer: Australia cần công khai thông tin đúng sự thật


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Nguồn: TTXVN)

Trước việc ngày 19/6, Tòa án Tối cao bang Victoria, Australia ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ án in tiền polymer, ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:“Sau khi có những thông tin cáo buộc liên quan đến hợp đồng in tiền polymer, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phía Australia, nghiêm túc tiến hành điều tra vụ việc và không phát hiện thông tin, tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến việc tham nhũng của các quan chức Việt Nam. Sau nhiều năm điều tra, đến năm 2012, Tòa án của Australia và của Vương quốc Anh đã phán quyết những cáo buộc liên quan đến việc một số công dân Australia và Vương quốc Anh hối lộ quan chức nước ngoài, trong đó có quan chức Việt Nam là vô căn cứ.

Tuy nhiên, ngày 19/6/2014, Tòa án Tối cao bang Victoria đã ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước Việt Nam cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Australia. Việt Nam cực lực phản đối việc làm này của Tòa án Tối cao bang Victoria và nghiêm túc yêu cầu phía Australia giải thích rõ ràng Lệnh kiểm duyệt này và công khai thông tin khách quan, đúng sự thật về vụ việc.

Ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Australia tại Hà Nội để trao công hàm phản đối về vụ việc này”.

Nguồn: TTXVN/Việt Nam Plus

KHI ĐÀN BÀ MẤT NẾT

Ong Bắp Cày


Vở kịch "Bắt cóc con tin" ở Quận 12, TP HCM đã hạ màn. Các diễn viên đã buộc phải tháo mặt nạ.

Ảnh: Đôi tình nhân lúc "cố thủ" trong phòng trọ vẫn không quên kêu người nhà mang cơm đến - Ảnh: Thanh Vạn 

Sự thật là sự tha hóa về nhân cách đã dẫn lối chỉ đường cho người đàn bà 3 con phối hợp nhịp nhàng với người tình tạo ra một vụ bắt cóc con tin để tống tiền người chồng khốn khổ.

Chiều nay 8/8/2014, Thượng tá Nguyễn Quốc Hải, Phó trưởng công an quận 12 (TP.HCM) bước đầu cung cấp một số thông tin xung quanh vụ "giải cứu một người phụ nữ" trong phòng trọ trên địa bàn quận.

Theo đó, vụ việc xảy ra tại phòng trọ số 3 nhà 331 (tổ 13, khu phố 4, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM). Nghi can trong vụ việc là Lê Văn Tuấn (31 tuổi), ngụ ấp Đông Châu, Mỹ Tây, Chợ Mới, An Giang và Phạm Thị Chi (37 tuổi, quê Hậu Giang, tạm trú ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Được biết Tuấn là kẻ có tiền sử nghiện ma túy, sử dụng hàng đá, sống lang bạt kỳ hồ và có mối quan hệ tình cảm với Phạm Thị Chi (mặc dù Chi đã có chồng và 3 đứa con). Thực tế, đối tượng này đồng thời cặp bồ với nhiều người khác và có 2 con riêng. 

Điều lạ lùng là trong bối cảnh ấy, anh chồng khốn khổ của Phạm Thị Chi đã nhận nuôi dưỡng luôn 2 con riêng của Tuấn cùng với 3 con của Chi.

Qua khai thác sơ bộ, lực lượng công an đã xác định được Tuấn và Chi do thiếu tiền ăn chơi, nên dựng màn kịch này để tống tiền anh chồng bị cắm sừng. 

Vì thế, sáng nay, Tuấn và Chi vờ cãi nhau để dụ công an đến, rồi vờ bắt Chi làm con tin và yêu cầu chồng Chi phải xin lỗi, kèm theo số tiền 20 triệu đồng.

Hoảng sợ trước lời đe dọa của Tuấn, chồng của Chi cố gắng vay mượn nhiều nơi để đủ 20 triệu mang đến, đút qua khe cửa sổ vào trong phòng cho Tuấn.

Công an quận 12 đã cố gắng tiếp cận hiện trường, vận động Tuấn ra hàng, nhưng bất thành. Cuối cùng, do không thể thuyết phục được Tuấn, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã phải sử dụng trái nổ hơi cay để khống chế. Lực lượng công an cũng không mấy khó khăn để nhận ra đây chỉ là màn kịch để cưỡng đoạt tài sản, mà không hề có vụ bắt giữ người trái pháp luật.

Thật đúng khi nói: Khi đàn bà say tình thì những chuyện hoang đường nhất cũng có thể xảy ra.

NHỤC HÌNH, CAMERA VÀ LUẬT SƯ

Ong Bắp Cày


Bức cung, nhục hình là một tội ác, và nó cũng là biểu hiện của sự bất lực khốn cùng của điều tra viên trước mong muốn tìm ra sự thật của vụ án.

Hiển nhiên là ở đâu đó vẫn có chuyện bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can, vì thế mới có oan sai. 

Ảnh bên: Ông Nguyễn Thanh Chấn - Người bị án oan sai do bức cung, nhục hình.

Tôi đồng ý với tác giả Lê Chân Nhân trong bài "Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý" đăng trên Dân Trí rằng, đó là tội ác đáng ghê tởm. Nhưng lại không đồng ý với tác giả khi cho rằng: "Bởi vì, có những trường hợp giết người vì không làm chủ được bản thân, vì tự vệ, vì bộc phát nhất thời. Còn dùng nhục hình để ép án là hành vi có chủ đích, kéo dài ngày này qua tháng khác, hành hạ người vô tội". Viết như thế, có nghĩa rằng, các điều tra viên (ĐTV) sử dụng nhục hình là đều với mục đích giết người.


Thực ra, không phải ĐTV nào có sử dụng nhục hình trong hỏi cung bị can đều cố ý giết người, mà đơn giản họ nghĩ đó là cách để có được lời khai trung thực từ phía bị can.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can. Có thể liệt kê không đầy đủ một số nguyên nhân như sau: (1) Do ĐTV kém cỏi về nhận thức, trình độ năng lực và phẩm hạnh cá nhân; (2) Do động cơ thành tích, chạy đua với thời gian, nôn nóng phá án để lập công; (3) Do cố ý giết người vì động cơ cá nhân (trường hợp này rất ít); (4) Do cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án nên nhục hình kết hợp với mớm cung, dụ cung, và bức cung để bị can khai nhận theo ý muốn của ĐTV; (5) Do hiểu biết có hạn, cùng với sự nhiễm độc bởi thói quen xấu trong xã hội (thói quen của người Việt trong dạy dỗ con cái thường dùng roi vọt, tát, vả, đấm đá.v.v.); (6) Do chính bị can ngoan cố không chịu khai báo sự thật (là lý do phổ biến), quanh co chối tội, đổi lỗi cho người khác, hoặc khai báo tiền hậu bất nhất, thậm chí có bị can còn lên tiếng thách thức, xúc phạm ĐTV. Trong trường hợp này, ĐTV kém bản lĩnh sẽ dẫn đến nhục hình.v.v...


Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy không phải ĐTV nào cũng sẽ dùng nhục hình, và người dùng nhục hình cũng chưa chắc đã "cố ý hành hạ người vô tội" hay cố ý giết người. 


Tôi tin rằng, nhục hình là có và rất đáng lên án, phỉ nhổ.


Nhưng tôi cũng tin rằng sẽ không có ĐTV nào muốn dùng nhục hình trong quá trình điều tra, và họ càng không bao giờ mong muốn bị can bị chết trong khi họ thực thi nhiệm vụ. Bởi hơn ai hết, họ biết rõ hậu quả pháp lý sẽ như thế nào, điều gì sẽ đến với họ nếu như bị can bị chết trong quá trình giam giữ hoặc hỏi cung. 


Nói một cách dân dã, chả có ai dại gì đánh đổi sự nghiệp của mình bằng cách đánh chết một người, để rồi phải đối mặt với tòa án lương tâm cũng như tòa án hình sự.


Bài học từ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn và nay là vụ án Hàn Đức Long đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan điều tra trong quá trình tác nghiệp, và dường như, việc lắp camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình hỏi cung được coi như một giải pháp ngăn chặn tình trạng này.


Tôi ủng hộ việc trang bị camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình xét hỏi để chống lại hiện tượng bức cung, nhục hình. Nhưng có lẽ, trên hết, giải pháp căn cốt nhất cho vấn đề này vẫn là nâng cao trình độ năng lực cũng như phẩm chất đạo đức cho đội ngũ ĐTV. Bên cạnh đó, việc giáo dục công dân về lòng trung thực, ý thức tôn tọng luật pháp cũng vẫn là giải pháp lâu dài.