Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

NGHE DU KHÁCH MỸ NÓI THẬT VỀ VIỆT NAM 10 NĂM TRƯỚC

Nghe du khách Mỹ nói thật về VN 10 năm trước


Khi sang đến Hà Nội, tôi lại gặp vẻ mặt lạnh lùng. Trước hết, lối vào nhà hành chính của sân bay đóng chặt, khiến chúng tôi phải đứng đợi ngoài mưa một lát.

Lời người dịch: Năm 2006, Terry Borton, TS giáo dục học (Đại học Harvard), nguyên Tổng biên tập Tạp chí The weekly Reader, lần đầu tiên tới Việt Nam và đã ghi lại những ấn tượng mới mẻ này*. Người dịch được em gái ông, nhà văn Lady Borton chuyển cho bài viết này.

Sau gần 10 năm, hẳn rằng có những thực tế được đề cập trong bài viết ít nhiều không còn cập nhật. Song về tổng thể, đến nay, cái nhìn khách quan của một du khách phương xa thiết nghĩ vẫn sẽ hữu ích, đáng suy ngẫm với chúng ta. Từ lý do đó, người dịch lựa chọn chuyển ngữ bài viết, để chuyển đến độc giả VN như một góc nhìn tham chiếu.

Là một công dân Mỹ tới Việt Nam lần đầu, tôi đã từ Hà Nội đi thăm ngay các vùng quê miền Bắc. Đến đâu cũng vậy, cả thành thị lẫn nông thôn, tôi đều được đón tiếp nồng nhiệt. Tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp miền quê, bởi người dân lao động cần cù, bởi tốc độ tăng trưởng chóng mặt của đất nước này. Đâu đâu tôi cũng gặp những nụ cười nồng hậu, những tấm lòng rộng mở.

Nhưng tôi xin được mạn phép bày tỏ với những người bạn mới ở Việt Nam của tôi, và với quý bạn đọc rằng, đối với các du khách, bộ mặt đang hướng ngoại Việt Nam lại khác xa với những gì mà người dân trong nước bày tỏ.

Vì vậy xin được mạo muội giải thích và đề xuất một số biện pháp làm cho những ấn tượng đầu tiên về Việt Nam tương thích với những gì tôi nghĩ thực sự là cốt cách của đất nước này. (Và, bởi vì chưa từng nhìn đất nước mình theo góc nhìn của một du khách lần đầu tới Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng những gì mình định góp ý với Việt Nam ở đây cũng có ích cho chính nước Mỹ).

***

Tiếp xúc đầu tiên của tôi với giới chức Việt Nam là tại một sứ quán, nơi tôi đến làm thị thực nhập cảnh. Phòng chờ hoàn toàn trống không, ngoại trừ một tấm bản đồ Việt Nam dùng để trang hoàng. Không có bất kỳ tranh ảnh, sách báo nào được trưng bày. Lặng ngắt, không nhạc điệu, bài ca.

Làm sao đây để sứ quán Việt Nam lôi cuốn được mối quan tâm của du khách về đất nước, con người, về nền văn hoá Việt, mà không gây tốn kém? Nên chăng, treo lên tường những tấm ảnh đẹp của những phóng viên ảnh rực rỡ tài năng của Việt Nam? Bày lên bàn những tập sách mỏng quảng bá về du lịch? Làm đầy thinh không bằng tiếng đàn bầu réo rắt phát đi từ máy ghi âm? Tóm lại, phòng đợi ở sứ quán cần trở thành một "cổng chào" thực thụ của Việt Nam.

(Còn nếu "xông xênh" hơn về kinh phí, có lẽ nên kiến tạo một phòng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hoặc một góc bày đồ cổ như bảo tàng qui mô nhỏ. Thậm chí, có thể thuê hẳn một chuyên gia Việt Nam về kiến trúc nội thất, để làm cho mọi thứ thực sự "bắt mắt").

***
Sân bay Nội Bài, nơi đón tiếp rất nhiều du khách quốc tế. Ảnh: Ngọc Hà

Các nhân viên phòng lãnh sự hẳn là rất thạo việc, vì họ hoàn thành thủ tục cấp thị thực chỉ mất có một ngày. Nhưng rõ ràng đã không có ai nhắc nhở rằng, còn một phần chức trách nữa của họ, đó chính là làm sứ giả chào đón du khách của Việt Nam. Trông có vẻ ảm đạm và chán chường, các cán bộ sứ quán đã chưa bày tỏ được nụ cười rực sáng và tiếng chào vồn vã đậm chất Việt Nam.

Ở bên Mỹ, thành phố nào cũng có một siêu thị gọi là Wal-Mart. Công ty khổng lồ này còn nhiều điều để phê phán, chê bai. Tuy nhiên, hễ ai sang Hoa Kỳ và bước chân vào một siêu thị Wal-Mart, sẽ gặp ngay một nhân viên "tiếp tân" tới chào mừng. Trên lưng áo đồng phục màu xanh của người tiếp tân Wal-Mart có dòng chữ lớn: "Tôi có thể giúp ích gì cho bạn?" (How May I Help You?). Nếu bạn cần đến họ, họ sẽ chỉ dẫn ngay, vô cùng ân cần. Các nhân viên này không nhất thiết đã là người thân thiện, bản tính ưa giúp đỡ, chẳng qua họ được huấn luyện kỹ càng để bày tỏ vẻ mặt hiếu khách, nồng nhiệt cho Wal-Mart.

***
Khi sang đến Hà Nội, tôi lại gặp vẻ mặt lạnh lùng. Trước hết, lối vào nhà hành chính của sân bay đóng chặt, khiến chúng tôi phải đứng đợi ngoài mưa một lát. Rồi một công an cửa khẩu mở cửa, nhưng dĩ nhiên, không với vẻ mặt của một "tiếp tân". Phòng làm thủ tục nhập cảnh cũng khá là khô khan và trơ trụi, với một số công an cửa khẩu đứng ở các góc. Những cảnh tượng thế này diễn ra ở khá nhiều nơi trên thế giới. Có thể đây là liệu pháp tâm lý làm cho những kẻ "không được hoan nghênh" phải tự bộc lộ mình. Nhưng nó cũng khiến mọi người phải cảm thấy ớn lạnh.

Những tờ khai nhập cảnh không được phát khi chúng tôi còn ở trên máy bay, và không có ai tại cửa khẩu làm chức trách chỉ dẫn. Hành khách tự tìm đến các bàn bày đầy những tờ khai. Nhưng chúng đều được ghi bằng tiếng Việt, thứ tiếng tôi không biết đọc. Tôi lọ mọ từ bàn nọ sang bàn kia, lần mò đống tờ khai, nhưng than ôi, tất cả chúng đều được viết bằng tiếng Việt.

Thật may, khi còn ở trên máy bay tôi gặp một thiếu phụ Việt Nam tuyệt vời. Chị lại gần xem tôi làm ăn thế nào, và bắt đầu dịch cho tôi. Rồi chị dịch cho tất cả các hành khách nước ngoài. Nhờ có chị chúng tôi được vào Việt Nam một cách an toàn. Nhưng chúng tôi không mấy phấn khởi về khâu làm thủ tục nhập cảnh.

Giải quyết vấn đề này thì ai cũng biết là vừa dễ, vừa rẻ. In các tờ khai bằng vài thứ tiếng, như các nước khác vẫn làm. Ở đầu trang in thêm "Kính chào quý khách, Welcome, Bienvenue". Và luôn kiểm tra để các tờ khai tiếng Anh luôn có trên các bàn tại nơi làm thủ tục.

Trộm nghĩ, sao không thể có một bóng áo dài tha thướt làm tiếp tân tại phòng đợi nhỉ, với nụ cười Việt say đắm lòng người? Nếu khâu răn đe cần phải có tại cửa khẩu để phát giác các vị khách bất hảo, nên chăng, lồng các khuôn mặt "tiếp tân" vào đây?

***
Đường vào Hà Nội dấy lên trong lòng tôi một nỗi băn khoăn mới. Vì cố ngắm những cánh đồng lúa xanh rì, đan xen những ngôi nhà ba tầng mới xây cất đẹp đẽ, mà không được. Choán lấy tầm mắt tôi là những bảng biển quảng cáo đồ sộ, nghễu ngện đứng sóng đôi cạnh nhau, làm tôi chẳng thể thưởng ngoạn cảnh đồng quê của xứ sở được tới thăm.

Đập vào mắt là vô số sản phẩm ngoài nước được long trọng quảng cáo ở Việt Nam để làm căng hầu bao các công ty quốc tế. Tôi không chống lại đầu tư nước ngoài, vì nó giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn so với việc chỉ xoay xở bằng nội lực. Nhưng Việt Nam rất giàu về vốn văn hoá dân tộc và di sản thiên nhiên, và đang phải quyết liệt tranh đấu để bảo vệ các giá trị này. Việc lối vào Hà Nội được che chắn bởi bức trường thành những tấm biển quảng cáo làm tôi tự vấn: liệu Việt Nam có cưng chiều các công ty nước ngoài hơn những đứa con mình? Phần quốc nội của nền kinh tế thể hiện ở đâu?

Rõ ràng không thể cấm đoán, hay tháo dỡ những bảng quảng cáo, bởi chưng ở bên Mỹ chúng cũng đứng đầy hai bên đường cao tốc. Nhưng nên chăng, cân nhắc kỹ về địa điểm và tương quan, sao cho việc quảng cáo phản ảnh được vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Phải chăng nhà nước nên hỗ trợ mạnh hơn việc DN Việt Nam quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Và có thể dùng ngay các bức ảnh sẵn có của Việt Nam Thông tấn xã hay Báo Ảnh Việt Nam để tạo dựng cho người nước ngoài hình ảnh đẹp về đất nước, con người, về tiềm năng nền kinh tế Việt Nam.

Thậm chí Việt Nam có thể dấn những bước đi mạnh dạn hơn. Khi Singapore giành được độc lập, quốc gia này còn nghèo hơn Việt Nam bây giờ. Nhưng quyết định ban đầu của nhà nước này là xây dựng một đại lộ có cảnh quan đẹp chạy từ sân bay về trung tâm đô thị này. Chính phủ Singapore muốn dùng con đường đặc biệt này làm cho mỗi du khách phải choáng ngợp bởi viễn cảnh mà quốc đảo này sẽ đạt tới.

Và quả thực như vậy, khi đến Singapore, điều đầu tiên tôi cảm nhận được chính là cái đại lộ diễm lệ này. Phải chăng Việt Nam cũng nên nghĩ tới một tiếp cận như vậy cho lối vào Thủ đô. Còn về lâu về dài, dự án này cần nhân rộng ra. Vì mỗi lần sang Singapore, tôi lại thấy dải xanh của thành phố được lan toả thêm. Nay quốc đảo này đã trở nên một công viên lớn, đầy bóng mát, với môi trường sinh thái được cải thiện.

***
Tôi nhận thấy khi đã ở Việt Nam, tôi được mời uống trà ở mọi nơi tôi tới, từ mái nhà tranh tới những gian đại hội sang trọng. Đây không giống như "nghi lễ thưởng trà" như ở Mỹ, trái lại, nó rất thân mật. Bạn được đón tiếp vồn vã, và còn được mời uống thêm café hay nước giải khát. Dân tộc nào cũng có thuần phong mỹ tục, nhưng tập quán tiếp khách này của người Việt vẫn thật là độc đáo.

Chẳng phải bởi con người bất cứ đâu cũng thấy rằng "tạo ấn tượng ban đầu" luôn rất quan trọng. Và nếu điều đó quan trọng với mỗi cá nhân, thì hẳn nhiên nó càng quan trọng đối với các quốc gia - đại diện cho hàng triệu cá nhân đó.

Vậy phải chăng đã đến lúc Việt Nam "pha trà đãi khách" ngay từ nơi quan khẩu?

Và phải chăng đã đến lúc thể diện của Việt Nam tại các sứ quán và sân bay lấy lại vẻ tươi tắn cởi mở, để đường đến Hà Nội lại đẹp như ngày nào.

Tác giả:Terry Borton - Người dịch: Lê Đỗ Huy
Trang: Tuần VietNamNet

* Tên gốc bài viết của Terry Borton là "Vietnam: Warm Heart, Cold Official Face? - A Visitor's First Impressions".

ĐÃ BẮT ĐƯỢC NGHI CAN GÀI MÌN VÀO QUÀ, GÂY NỔ TRÊN XE KHÁCH

LâmTrực@


Ngày 26/10/14, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã phối hợp cùng Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bắt khẩn cấp Lê Đức Đệ, 27 tuổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để điều tra về hành vi giết người.

Bước đầu Đệ khai, trong quá trình làm nghề ốp thạch cao có cạnh tranh và mâu thuẫn với một người đàn ông tên Tùng (ở phường Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) cũng làm nghề ốp thạch cao nên đã chế mìn bỏ vào loa gửi đi để trả thù.


Như báo chí đã đưa, khoảng 11 giờ trưa 30-9, khi xe giường nằm H-N mang BKS 29B-056.71 của Công ty CP vận tải Thanh Xuân chạy tuyến TP Vinh-Hà Nội, chở hơn 10 hành khách chạy trên quốc lộ 1A (qua xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) thì anh Thái Viết Hảo (35 tuổi, trú xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc) lấy hộp quà của khách gửi, nhưng không có người nhận, bóc ra xem. Khi anh Hảo đang xem và thử chiếc loa thì chiếc loa phát nổ khiến anh Hảo bị thương nặng. Vụ nổ cũng làm hai lái chính và lái phụ xe khách là anh Phan Đình Ninh (39 tuổi, trú xã Nghi Vạn) và anh Trần Văn Tám (34 tuổi, ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị thương nặng.

Anh Tám và anh Ninh cho biết: ngày 27/914 có một người ở Nghệ An gửi hộp quà và bảo khi xe ra đến cây xăng ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) sẽ có người nhận quà. Cước phí vận chuyển là 50 ngàn đồng. Quá trình xe di chuyển, anh Hảo và nhà xe gọi vào số điện thoại ghi trên hộp quà gửi nhưng người ta bảo không phải hàng của mình nên không tra lấy.

Trưa 30/9/14, anh Hảo tò mò mở hộp quà ra thấy chiếc loa to hơn viên gạch có tai nghe, có cổng bỏ thẻ nhớ. Anh Hảo đang thử xem loa có hát được hay không thì phát nổ. 

Anh Hảo đã phải phẫu thuật cắt cụt bàn tay, mặt biến dạng. Anh Tám đã được phẫu thuật lấy kính găm vào lưng và chữa vết rách trên người. Anh Ninh cũng đã được mổ lấy một số mảnh kim loại và giấy găm vào vết thương ở vai….

Công an Nghệ an đã tiến hành điều tra, và đến 26/10/14 hung thủ đã bị bắt, chờ ngày đền tội.

TÔI ĐÃ KHÓC VÌ MÓN QUÀ BẤT NGỜ GỬI TẶNG BỆNH NHÂN UNG THƯ MÁU

LâmTrực@


Võ Thị Ngọc Nữ - Đóa hoa khao khát được sống.

Một chương trình xúc động và nhân văn: món quà bất ngờ gửi tặng bệnh nhân ung thư máu.

Tôi là người cứng rắn và trưa hôm qua, khi xem chương trình"Điều ước thứ 7" trên VTV3, nước mắt đã phải rơi vì chứng kiến khát khao được sống, khát khao được báo hiếu của cô gái mắc căn bệnh quái ác này, và trên hết là chúng ta được thấy tình mẫu tử lung linh như huyền thoại giữa đời thường.

Thật xúc động! Một chương trình tuyệt vời.

Hãy cùng nhau giúp bạn Võ Thị Ngọc Nữ, để nụ cười sáng mãi trên môi.

Hãy xem và cảm nhận:

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC

Rao giảng đạo đức


An-nam - xứ man di nhưng lại thích giáo điều. Bởi lẽ, các tủ lạnh rất ưa áp đặt tư tưởng của bạn Khổng Khâu để cai trị cần lao thối tai khai bẹn.

Hình bên: Linh Mục Nguyễn Văn Khải đang rao giảng đạo đức, nhưng chính ông ta lại là kẻ vô đạo đức đến kinh tởm.

Chính vậy, cái từ "quan phụ mẫu" nó hằn sâu trong tâm thức An-na-mít, đến mức trong tử vi, cung quan lộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Đã là "cha mẹ" cần-lao, thì lại luôn thích rao giảng, dạy dỗ cho cần lao. Thế nên xứ An-nam mọi rợ này luôn có trò "phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo", từ loại "lãnh đạo" lìu tìu rẻ rách như "trưởng phòng bảo vệ" ở cơ quan công quyền và bán công quyền đến các tủ lạnh ở thượng tầng. Lớn nhỏ đều thế cả.

Đặc biệt, cái đám "bề trên" này rất thích rao giảng đạo đức. Mặc dù phần lớn các bạn í đều là loại thiếu đạo đức nhất. Bởi lẽ vấn đề đạo đức các bạn í rao giảng hay xoay quanh vấn đề lối sống, hay huỵch toẹt ra là ăn cắp, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, bằng giả bằng dởm, kèn cựa, ném đá dấu tay, đâm bị thóc chọc bị gạo và gái gú. Dĩ nhiên, những món này lại chỉ có ở các cơ quan công quyền và bán công quyền, và các bạn í luôn là một nghệ sĩ, tỷ dụ món bàn tay vàng trong quán karaoke ôm chẳng hạn.

Đơn giản đến mức, ngày khai giảng ở trường mầm non, một bạn đại diện cho chính quyền phường/xã cũng cầm tờ giấy nhàu nhĩ lên bục tập đánh vần mấy câu rao giảng đạo đức cho các cháu mini-nhi đồng đang tập nói và thường xuyên ị đùn ra quần vì mải chơi. Và càng ở mức lớn hơn, các bạn cầm tờ giấy lên bục đánh vần cũng to hơn, oai hơn, quyền lực hơn. Thế mới thấy, cái xứ mọi rợ này hình thức, giáo điều, dốt nát và bần tiện như thế nào.

Sự kiện me-sừ Mãn - cựu trung ương ủy viên, cựu bí thư tỉnh ủy TT - Huế bị tước danh hiệu anh hùng do khai man được báo chí lẫn zang-hồ mạng ồn ào mấy ngày qua, xét cho cùng chỉ là do me-sừ này "quá nhọ" mà thôi. Chứ nói trắng ra, bạn nào mà chả như thế. Phần thưởng, danh hiệu bao giờ chả thuộc về lãnh đạo, còn đám dân đen cứ ngóng cổ mà trông nhé. Bần tiện đến mức như me-sừ Người Tốt cố kiếm cái danh hiệu "nhà giáo ưu tú" là cùng chứ gì.

Điều đáng băn khoăn là vì các bạn ấy hay giảng đạo đức quá, nên khi bị lộ là loại đạo đức giả thì mới chết đám cần-lao thối tai khai bẹn. Bởi lẽ những gì các bạn í phun từ mồm ra lâu nay tuyền là nhời hay, ý đẹp. Là hiện thân của tấm gương về đạo đức mà cần lao "kính cẩn" học hỏi.

Tầm bí thư tỉnh ủy như me-sừ Mãn thì chắn chắn bất cứ cuộc thăm viếng, hội họp nào cũng rao giảng, dạy dỗ và hô hào cần-lao trong tỉnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hay nói cụ tỷ hơn là me-sừ này dạy đạo đức cho cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nếu mà cần-lao cả tỉnh học tập theo đạo đức của me-sừ này thì quả là bi kịch.

Và chắc chắn, trường hợp me-sừ Mãn không còn là "con sâu làm rầu nồi canh" nữa.

© 2014 Baron Trịnh

MỘT CÁI MÁNG LỢN MÀ CẢ QUÊ CHOA, DÂN LUẬN VÀ CHÚ TỄU TRANH ĂN

Kính Chiếu Yêu

Hôm qua (24/10), chính quyền Hà Nội đã chính thức thực hiện quyết định thu hồi 97,4 mét vuông đất tại số nhà 24 Điện Biên Phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có từ năm 1996 (cách đây đã 18 năm) để làm nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, giao cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội quản lý. Sở dĩ có sự chậm trễ đó là do sự chống đối của Cù Huy Hà Vũ, người sống trong khu đất ấy.

Nói luôn để mọi người rõ, ngôi nhà ở 24 Điện Biên Phủ là một biệt thự 2 tầng có từ thời Pháp trên khuôn viên đất 468 mét vuông, hai mặt đường (Điện Biên Phủ và Trần Phú) do Nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ Đô năm 1954. Lúc đầu nó do Bộ Văn Hóa quản lý, sau đó Bộ Văn Hóa đã bố trí làm chỗ ở cho 3 người gồm ông Cù Huy Cận (bố đẻ Vũ), Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu) và ông Nguyễn Quang Triệu. Chủ sở hửu là Nhà nước, các hộ ở tại ngôi nhà đó chỉ là người thuê mượn. Nó cũng giống như hàng chục biệt thự cũ khác trên đất Hà Nội.

Năm 1985, nhà thơ Xuân Diệu mất, năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định cho “lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại ngôi nhà 24 ĐBP”. 

Năm 1996, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định chuyển giao quyền quản lý ngôi nhà cho UBND thành phố Hà Nội và yêu cầu làm các thủ tục về quản lý nhà, đất để giao cho các hộ tại 24 ĐBP theo đúng chính sách nhà ở, đất ở. Gia đình ông Cù Huy Cận được quyền sử dụng 188,8 mét vuông nhà ở trên đất và 277 mét vuông đất lưu không. Phần nhà ở và đất lưu không bé nhỏ còn lại được phân cho ông Nguyễn Quang Triệu và nhà lưu niệm ông Xuân Diệu.

Lòng tham vô đáy, sau khi ông Cù Huy Cận mất, Cù Huy Hà Vũ đã chiếm nốt phần đất 97,4 mét vuông nhà lưu niệm ông Xuân Diệu, cùng 148 mét vuông đất lưu không, xây cửa hàng bán điện thoại di động trái phép trên đất quản lý của Nhà Nước. Mở rộng lãnh địa của mình lên 213 mét vuông nhà và 347,7 mét vuông đất.

Do hành vi ngang ngược đó của Vũ nên UBND thành phố Hà Nội chưa có quyết định cấp nhà, đất cho gia đình Vũ mà vẫn chỉ dừng lại ở quyết định cho ở theo chế độ hợp đồng thuê mướn nhà của Nhà nước để tiếp tục giải quyết, khi nào những tranh chấp đó được giải quyết ổn thỏa mới ra quyết định cấp quyền sử dụng nhà, đất theo diện sổ đỏ. Vì vậy, cho đến nay, Nhà nước chưa hóa giá nhà, chưa chuyển quyền sở hữu nhà và giao quyền sử dụng đất cho gia đình ông Cù Huy Cận. Vũ không phải là diện được nhà nước phân nhà, đất ở 24 ĐBP. Và vì vậy, Vũ không có quyền định đoạt gì trên phần đất và nhà ở 24 ĐBP cả.

Tệ hơn, trước khi mất (2005) ông Cù Huy Cận, hai đời vợ, 4 đứa con (2 đứa với vợ trước, trong đó có Vũ; 2 đứa với vợ sau), vào năm 2001 đã cùng vợ của mình làm “Giấy thỏa thuận” (có công chứng) vào ngày 13/4/2001, phân chia quyền sử dụng nhà, đất cho các con. Trong đó, bà Trần Lệ Thu, vợ sau của ông (mẹ kế của Vũ) chỉ nhận một phòng ngủ chung của hai vợ chồng ở tầng 2. Khi ông Cù Huy Cận mất, Vũ chiếm nốt cầu thang làm mất lối đi của bà nhằm o ép bà Thu ra đi, dẫn đến kiện cáo. Đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Tự nhận là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu (vì chẳng có bằng chứng già cả) nhưng Vũ đã xúc xiểm cả linh hồn của “cha nuôi”mình, vứt hết những vật lưu niệm của ông Xuân Diệu, chiếm nốt mấy chục mét vuông hương hỏa của ông làm nhà riêng của mình.

Vũ là vậy đấy, sự thật là vậy đấy. Chính quyền Hà Nội có quyết định thu hồi 94 mét vuông diện tích chiếm dụng trái phép của Vũ để làm nơi thờ tự và trưng bày những lưu niệm của một nhà thơ tài ba mà người Việt ai cũng biết, ai cũng ngưỡng mộ há dễ không đúng, không có quyền?

Trong lúc dư luận rất đồng tình, ủng hộ, kể cả một số nhân vật cực đoan trong giới “nhân quyền, dân chủ” cũng thấy là phải, nên im lặng thì có 3 kẻ Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện và trang Dân luận hóng hớt đưa tin “lời kêu cứu” từ gia đình Cù Huy Hà Vũ. Diện và Dân luận thì không chấp, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Lập mà cũng muốn đập bát hương của ông Xuân Diệu thì quả là bỉ ổi.

Nguồn: Mõ Làng

SAU ĐIẾU CÀY, ĐẾN LƯỢT LÊ QUỐC QUÂN BỘC LỘ MUỐN ĐI MỸ

Dẫn lời từ Lê Quốc Quyết (Em trai của Lê Quốc Quân - người vừa bị kết án 30 tháng tù giam với tội danh "trốn thuế") sau sự kiện Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày) được ra tù và sang Mỹ sinh sống BBC cho hay: “Ngày về của anh Quân cũng không còn xa,” ông Lê Quốc Quyết, em ruột ông Quân, nói với BBC Việt ngữ hôm thứ Năm ngày 23/10.

Tuy nhiên, nếu ông Quân được thả trước thời hạn thì ông Quyết nói rằng mong muốn của ông Quân và gia đình là ‘thả vô điều kiện’ và ông Quân ở lại Việt Nam. “Gia đình luôn hy vọng (ông Quân được thả sớm) và anh Quân nhận được sự quan tâm của cộng đồng cũng lớn,” ông Quyết nói. Nếu họ (chính quyền) muốn cải thiện hình ảnh của họ thì họ phải thả anh Quân sớm, thậm chí phải thả trước những người khác nữa", ông nói thêm.

Trên thực tế, tính đến nay, kể cả thời gian Lê Quốc Quân bị giam giữ phục vụ quá trình điều tra thi ông này còn 8 tháng nữa sẽ mãn hạn tù. Điều này cho thấy hoàn cảnh của Quân và Nguyễn Văn Hải hoàn toàn khác nhau (theo bản án được tuyên thì Nguyễn Văn Hải còn 06 năm nữa mới mãn hạn tù. Bỏ qua mặt định lượng về thời gian thi hành án, em trai ông Quân đã bày tỏ yêu cầu sớm trả 'tự do vô điều kiện" và thay vì sang Mỹ như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải mới đây thì ông Quân sẽ chọn giải pháp ở lại Việt Nam nếu được trả tự do! 

Nói ra điều này thì đủ biết gia đình ông Quân đã có một yêu sách có thể nói là lớn hơn rất nhiều so với bà Nguyễn Thị Dương Hà (Vợ Cù Huy Hà Vũ), Dương Thị Tân, Nguyễn Trí Dũng (Vợ và con của Nguyễn Văn Hải) đưa ra trước khi ông Vũ và ông Hải được ra tù trước thời hạn và sang Mỹ định cư, sinh sống. Điều này có thể xuất phát từ việc gia đình Lê Quốc Quân đã tiếp cận tương đối đầy đủ thông tin về cuộc sống của Trần Khải Thanh Thủy trên đất Mỹ và xem những chuyến đi của Cù Huy Hà Vũ vào tháng 06/2014 và Nguyễn Văn Hải vừa qua là sai lầm và rất có thể Vũ và Hải sẽ nhận phải những bài học đau đớn như Thủy đã từng mắc phải. 

Ấy vậy nhưng, công bằng mà nói thì yêu sách được phát đi từ gia đình Quân sẽ khó lòng có thể thực thi. Nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận một điều mà biết trước nó sẽ đi ngược lại quyền và lợi ích của Nhà nước và với cơ chê tự bảo vệ mà Nhà nước nào cũng phải có thì đó là điều hết sức vô lý bởi nó không khác gì 'thả hổ về rừng". Ai sẽ đảm bảo rằng, Lê Quốc Quân nếu được ra tù sẽ hoàn lương, không quay lại con đường cũ với những tội danh tinh vi và xảo quyệt hơn. 

Đương nhiên, với một kẻ luôn tự rêu rao về sức ảnh hưởng của mình đối với giới chính trị trong nước, quốc tế như Quân và cả Lê Quốc Quyết (Em trai Quân) sẽ thừa hiểu yêu sách đó còn lâu mới được Nhà nước chấp nhận. Tuy nhiên, về mặt khách quan mà nói thì đó chưa hẳn là mục đích cuối cùng của gia đình Lê Quốc Quân trong chuyện này. Với một tâm lý thường thấy thì có thể việc Quyết phát đi thông tin ấy nhưng chỉ cần nó được thực thi một nửa. Nghĩa là chỉ cần Nhà nước đồng ý cho Quân ra tù và đi Mỹ thì coi như họ đã hoàn thành ý đồ. Hóa ra đến Mỹ dẫu biết là đầy cạm bẫy và khó khăn nhưng nó cũng đủ sức mê hoặc những nhà dân chủ con lai này!

Phương Nam OP/Loa Phường

CÁN BỘ TỈNH LẺ MÀ CÓ NHÀ Ở TP LỚN, NHẤT ĐỊNH PHẢI KIỂM TRA!

Cuteo@


Nói cho thật, hầu hết quan to (cấp cục, cấp sở trở lên) đều rất giàu. Vì thế, việc kê khai tài sản phải thực hiện nghiêm tục với đối tượng này chứ không phải người dân bao gồm cả cán bộ bình thường. Vì nhóm này không có cơ hội tham nhũng.

Bác Phạm Thường Dân nói: Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố, nhất định phải kiểm tra là đúng, nhưng chưa đủ. Chả nhẽ cán bộ thành phố lớn có nhà ở tỉnh lẻ thì không "nhất định phải kiểm tra?".

Có cảm giác (chỉ là cảm giác thôi) nói như bác thì cán bộ không được giàu thì phải. Như thế là không công bằng.

Xin giới thiệu bài viết sau, đăng trên InfoNet.

Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố lớn, nhất định phải kiểm tra!

"Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra"- ĐBQH Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nói bên lề kỳ họp Quốc hội.

ĐBQH Phạm Trường Dân (Ảnh: ND)

Đến nay vụ việc liên quan đến tài sản "khủng" của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả cụ thể. Phải chăng vấn đề tài sản của những cán bộ do Trung ương quản lý bị né tranh?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Theo tôi việc kê khai tài sản phải thực hiện khi cán bộ đang đương chức. Sau khi về hưu vẫn phải tiếp tục theo dõi. Anh về hưu nhưng phải có trách nhiệm kê khai tài sản với cơ sở Đảng ở địa phương nơi anh sinh hoạt.

Khi thấy có dư luận không tốt về khối tài sản của cán bộ quá lớn, cấp trên có quyền kiểm tra. Bản thân cán bộ đó phải có trách nhiệm giải trình với tư cách một Đảng viên, bởi nguồn tài sản này bắt nguồn từ khi anh còn đương chức. Nên đã là Đảng viên thì phải kê khai tài sản, dù anh có “hư hay không hư”.

Khối tài sản của cán bộ quá lớn, nhưng khi đương chức việc kê khai tại sao không phát hiện ra? Làm thế nào để xác minh nguồn tài sản đó?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Việc xác định nguồn tài sản mà người ta có là việc rất khó. Do đó Đảng viên phải trung thực, nhưng cũng phải kiểm tra cụ thể một số trường hợp có khối tài sản quá nhiều.

Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ, lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra.

Vụ việc của ông Truyền đã khá lâu mà vẫn chưa rõ, vậy phải chăng vì là cán bộ do Trung ương quản lý nên không ai dám đụng vào?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Khi anh Truyền còn đương chức, anh ấy mới thuộc diện cán bộ do Trung ương quản lý, là Thanh tra Chính phủ. Thanh tra chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo Trung ương.

Khi anh ấy đã về địa phương, Thanh tra Chính phủ không còn quản lý nữa, mà chỉ làm theo chỉ đạo của Trung ương. Tức là yêu cầu kiểm tra với tư cách một cơ quan thanh tra của Nhà nước.

Khi cơ quan thanh tra đi thanh tra các vụ việc, đặc biệt là tham nhũng, nhưng tại sao khối tài sản của ông Truyền lớn như vậy lại không phát hiện được?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Anh truyền trước đây ở Thanh tra chính phủ. Giờ giao cho Thanh tra chính phủ đi kiểm tra là không nên. Việc này có thể giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương sẽ khách quan hơn.

Vấn đề ở đây là làm sao để kê khai tài sản phải chuẩn, đúng chứ không theo kiểu hô hào khẩu hiệu, mà trông chờ vào sự trung thực thì khó. Phải dựa vào các biện pháp để xử lý. Thứ nhất, anh sẽ phải giải trình, nguồn tài sản xuất phát từ đâu? có người được bạn bè cho, tặng, hay do gia đình làm ăn kinh tế…

Ngoài vụ việc của ông Truyền, vừa qua cũng xuất hiện trường hợp khác là Chủ tịch Bình Dương, hay con trai Bí thư tỉnh Hải Dương đều có tài sản khủng. Theo ông việc kê khai tài sản của quan chức hiện nay đã chuẩn chưa?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Qua số liệu của thanh tra tôi thấy rằng việc kê khai tài sản cơ bản là chuẩn, nhưng không thể hoàn hảo. Cũng có người giấu, còn lại cơ bản kê khai đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Vậy khi phát hiện tài sản lớn của quan chức như vậy, theo ông thì Trung ương có nên thu hồi số tài sản này không?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Thu hồi hay không thì phải tính toán, và phải có chỉ đạo từ Trung ương, chỉ đạo của Đảng, nếu không rất dễ đụng chạm. Liên quan đến tài sản của con người, quyền con người của họ theo tôi phải bàn bạc để có sự thống nhất.

Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương:

Không vụ lợi chắc chẳng ai bổ nhiệm ồ ạt!

Vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng đã xác nhận nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu có ký quyết định bổ nhiệm cán bộ chưa đủ năng lực. Vấn đề này không phải bây giờ mới có, mà trước đây cũng đã có những xì xào, bàn tán ở bộ này, ngành kia.

Nói trách nhiệm thì có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, nhưng Bộ này cũng không kiểm soát hết được do thẩm quyền bổ nhiệm là của thủ trưởng cơ quan đó. Trong khi đó lãnh đạo nhiều đơn vị không gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ để có căn cứ theo nhu cầu thực tiễn, mà cứ bổ nhiệm sai, bổ nhiệm ồ ạt. Mà đa số bổ nhiệm vì vụ lợi là chính, nếu không vì vụ lợi, chắc chẳng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt làm gì.

Khi thấy đơn tố cáo hoặc tố giác việc đó, có thể chưa có cơ sở nhưng các cơ quan có trách nhiệm, cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành, của Bộ Nội vụ phải vào cuộc ngay để xác minh xem, căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định là có sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ không.

Cán bộ được bổ nhiệm phải trên cơ sở quy hoạch và trên cơ sở nhu cầu số lượng, trình độ. Những cái đó đều có quy trình, quy định nhưng có điều, họ làm đúng hay không. Qua kiểm tra nếu phát hiện làm không đúng thì phải xử lý ngay. Lâu nay chưa có ai bị xử lý về việc đó cả, điều đó rất là đáng tiếc. Ít nhất anh cũng phải xác định vài vụ để xử lý thật nghiêm khắc, nó sẽ có tính răn đe tốt hơn.

Việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của mình nó vẫn còn rất hình thức. Như kê khai tài sản, anh phải chốt được cái kê khai lần đầu và anh phải theo dõi quá trình tăng lên, giảm đi của khối tài sản người ta có. Thế nhưng từ trước đến nay, ai kê khai gì cứ kê khai mà không có sự xác minh. Việc quản lý tài sản, thu nhập cán bộ, công chức đương nhiệm là đã có nhưng rõ ràng, việc kiểm soát cán bộ sau khi nghỉ hưu bị bỏ trống.

Thành Nam/Nguyễn Dũng (ghi)