Kính Chiếu Yêu
Hôm qua (24/10), chính quyền Hà Nội đã chính thức thực hiện quyết định thu hồi 97,4 mét vuông đất tại số nhà 24 Điện Biên Phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có từ năm 1996 (cách đây đã 18 năm) để làm nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, giao cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội quản lý. Sở dĩ có sự chậm trễ đó là do sự chống đối của Cù Huy Hà Vũ, người sống trong khu đất ấy.
Nói luôn để mọi người rõ, ngôi nhà ở 24 Điện Biên Phủ là một biệt thự 2 tầng có từ thời Pháp trên khuôn viên đất 468 mét vuông, hai mặt đường (Điện Biên Phủ và Trần Phú) do Nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ Đô năm 1954. Lúc đầu nó do Bộ Văn Hóa quản lý, sau đó Bộ Văn Hóa đã bố trí làm chỗ ở cho 3 người gồm ông Cù Huy Cận (bố đẻ Vũ), Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu) và ông Nguyễn Quang Triệu. Chủ sở hửu là Nhà nước, các hộ ở tại ngôi nhà đó chỉ là người thuê mượn. Nó cũng giống như hàng chục biệt thự cũ khác trên đất Hà Nội.
Năm 1985, nhà thơ Xuân Diệu mất, năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định cho “lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại ngôi nhà 24 ĐBP”.
Năm 1996, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định chuyển giao quyền quản lý ngôi nhà cho UBND thành phố Hà Nội và yêu cầu làm các thủ tục về quản lý nhà, đất để giao cho các hộ tại 24 ĐBP theo đúng chính sách nhà ở, đất ở. Gia đình ông Cù Huy Cận được quyền sử dụng 188,8 mét vuông nhà ở trên đất và 277 mét vuông đất lưu không. Phần nhà ở và đất lưu không bé nhỏ còn lại được phân cho ông Nguyễn Quang Triệu và nhà lưu niệm ông Xuân Diệu.
Lòng tham vô đáy, sau khi ông Cù Huy Cận mất, Cù Huy Hà Vũ đã chiếm nốt phần đất 97,4 mét vuông nhà lưu niệm ông Xuân Diệu, cùng 148 mét vuông đất lưu không, xây cửa hàng bán điện thoại di động trái phép trên đất quản lý của Nhà Nước. Mở rộng lãnh địa của mình lên 213 mét vuông nhà và 347,7 mét vuông đất.
Do hành vi ngang ngược đó của Vũ nên UBND thành phố Hà Nội chưa có quyết định cấp nhà, đất cho gia đình Vũ mà vẫn chỉ dừng lại ở quyết định cho ở theo chế độ hợp đồng thuê mướn nhà của Nhà nước để tiếp tục giải quyết, khi nào những tranh chấp đó được giải quyết ổn thỏa mới ra quyết định cấp quyền sử dụng nhà, đất theo diện sổ đỏ. Vì vậy, cho đến nay, Nhà nước chưa hóa giá nhà, chưa chuyển quyền sở hữu nhà và giao quyền sử dụng đất cho gia đình ông Cù Huy Cận. Vũ không phải là diện được nhà nước phân nhà, đất ở 24 ĐBP. Và vì vậy, Vũ không có quyền định đoạt gì trên phần đất và nhà ở 24 ĐBP cả.
Tệ hơn, trước khi mất (2005) ông Cù Huy Cận, hai đời vợ, 4 đứa con (2 đứa với vợ trước, trong đó có Vũ; 2 đứa với vợ sau), vào năm 2001 đã cùng vợ của mình làm “Giấy thỏa thuận” (có công chứng) vào ngày 13/4/2001, phân chia quyền sử dụng nhà, đất cho các con. Trong đó, bà Trần Lệ Thu, vợ sau của ông (mẹ kế của Vũ) chỉ nhận một phòng ngủ chung của hai vợ chồng ở tầng 2. Khi ông Cù Huy Cận mất, Vũ chiếm nốt cầu thang làm mất lối đi của bà nhằm o ép bà Thu ra đi, dẫn đến kiện cáo. Đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Tự nhận là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu (vì chẳng có bằng chứng già cả) nhưng Vũ đã xúc xiểm cả linh hồn của “cha nuôi”mình, vứt hết những vật lưu niệm của ông Xuân Diệu, chiếm nốt mấy chục mét vuông hương hỏa của ông làm nhà riêng của mình.
Vũ là vậy đấy, sự thật là vậy đấy. Chính quyền Hà Nội có quyết định thu hồi 94 mét vuông diện tích chiếm dụng trái phép của Vũ để làm nơi thờ tự và trưng bày những lưu niệm của một nhà thơ tài ba mà người Việt ai cũng biết, ai cũng ngưỡng mộ há dễ không đúng, không có quyền?
Trong lúc dư luận rất đồng tình, ủng hộ, kể cả một số nhân vật cực đoan trong giới “nhân quyền, dân chủ” cũng thấy là phải, nên im lặng thì có 3 kẻ Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện và trang Dân luận hóng hớt đưa tin “lời kêu cứu” từ gia đình Cù Huy Hà Vũ. Diện và Dân luận thì không chấp, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Lập mà cũng muốn đập bát hương của ông Xuân Diệu thì quả là bỉ ổi.
Nguồn: Mõ Làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét