Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

GIẢI MẬT CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (Kỳ 1)

TPO - Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước...

TPO - Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước...

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lạc, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt động tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương. Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.

Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương. Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:

- Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

- Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;

- Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;

- Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực. Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):

1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.

2- Chế áp điện tử - đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.

Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử - thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay. Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường. Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất tại Việt Nam.Cuộc chiến trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng. Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.

Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate

Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn. Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm.

Những chiếc sensor thu âm "Akvabuy" có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng 12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới. Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp. Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động "ADSID" (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) - Cây nhiệt đới, có khối lượng 11 kg được ném xuống bằng dù định hướng. Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.

Chương trình "Igloo White "hoặc “Hàng rào điện tử McNamara” ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biến điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.

Dự án hàng tỷ USD này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam.

Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.


Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ USD đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Campuchia. Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng. Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.

3 CSGT BỊ CÔN ĐỒ ĐÁNH NHẬP VIỆN, CƯỠNG ĐOẠT TIỀN

3 CSGT bị 2 tên côn đồ đánh nhập viện, cưỡng đoạt 1,8 triệu đồng

Khi tổ tuần tra kiểm soát giao thông đang làm nhiệm vụ thì bị hai đối tượng vi phạm lớn tiếng chửi bới, lao vào đánh. Lợi dụng người dân hiếu kỳ vây quanh, hai đối tượng này hô hào, kích động một số người dân chống đối, yêu cầu trả xe vi phạm giao thông, đồng thời phá hỏng xe ô tô tuần tra, cướp xe tang vật và cưỡng đoạt số tiền 1,8 triệu đồng của tổ tuần tra.

Theo thông tin từ cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông), vào khoảng 17h ngày 21/12, một tổ tuần tra kiểm soát giao thông Công an huyện Tuy Đức gồm 5 cán bộ, chiến sĩ do thượng úy T.Đ.L. làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ thì bị hai đối tượng vi phạm chửi bới, quấy rối. Hai đối tượng này còn lao vào dùng tay đánh Thượng úy L. Hai chiến sĩ CSGT là Trung úy N.N.B. và Trung sĩ D.Q.T. vào can ngăn cũng bị hai đối tượng trên hành hung.

Thấy chúng quá manh động, các chiến sĩ CSGT liền rút về phía ô tô tuần tra, chờ lực lượng công an đến can thiệp. Hai người này liền kích động, hô hào với người dân địa phương là “CSGT đánh người”. Một số người dân không hiểu, nên hùa theo hai đối tượng, yêu cầu tổ tuần tra phải trả lại hai chiếc xe máy vi phạm giao thông đã bị bắt giữ trước đó. Trước tình hình căng thẳng, tổ tuần tra liền giải thích, nhưng nhóm người vẫn tiếp tục có hàng loạt hành vi hung hăng hơn.

Thấy có đông người dân, hai đối tượng liền lao vào đánh các chiến sĩ CSGT trong tổ công tác. Trong lúc hỗn loạn, môt số đối tượng leo lên xe ô tô tuần tra của CSGT lấy hai chiếc xe tang vật bị tam giữ rồi đưa đi. Trước tình thế khẩn cấp, tổ tuần tra liền cho một chiến sĩ CSGT điều khiển xe ô tô chở tang vật đi sang khu vực khác. 

Tuy nhiên, nhóm người này tiếp tục đuổi theo chặn đầu ô tô rồi xông vào dùng hung khí đập phá cửa kính ô tô làm kính xe bị vỡ, hư hỏng hoàn toàn. Táo tợn hơn, hai đối tượng lạ mặt lúc này lên tiếng yêu cầu tổ công tác phải đưa cho bọn chúng số tiền 1,8 triệu đồng thì mới cho xe ô tô đi khỏi. Sau khi lấy được tiền, nhóm đối tượng còn có những lời lẽ đe dọa tổ tuần tra rồi mới rời khỏi hiện trường.

Có số má tại địa phương

Ngay khi nhận được tin báo, cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức liền tổ chức lực lượng đến hiện trường, tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường, xác minh, điều tra làm rõ vụ việc. Qua làm việc với tổ tuần tra, cơ quan CSĐT xác định, vào thời điểm trưa ngày 21/12, tổ tuần tra được phân công làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông trên địa bàn huyện Tuy Đức. Trong thời gian này, tổ tuần tra có phát hiện hai nam thanh niên điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ và không đội mũ bảo hiểm. Ngay sau đó, tổ công tác ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ, nhưng hai đối tượng này không chấp hành mà bỏ chạy. Bước đầu cơ quan CSĐT xác định, hai nam thanh niên này có liên quan đến vụ chống người thi hành công vụ, tấn công CSGT, cướp xe tang vật và cưỡng đoạt tài sản. 

Đến chiều 22/12, qua xác minh nhanh, cơ quan CSĐT đã xác định được hai nam thanh niên cầm đầu vụ việc tên là Chinh và Do. Cả hai đối tượng này đều ngụ tại địa bàn xã Đắk Ngo (huyện Tuy Đức). Ngoài ra, còn một đối tượng nữa chưa rõ lai lịch có vai trò trợ giúp đắc lực cho hành vi phạm tội của Chinh và Do.

Liên quan đến việc nhóm đối tượng yêu cầu tổ tuần tra đưa cho bọn chúng 1,8 triệu đồng thì mới cho xe ô tô tuần tra đi, cơ quan CSĐT cho biết, đây là số tiền mà các đối tượng tự đưa ra cho việc đền bù chiếc điện thoại của chúng bị hư hỏng trong quá trình giằng co với tổ tuần tra.

Theo tìm hiểu của PV, vụ việc xảy ra khiến Thượng úy L., Trung úy B. và Trung sĩ T. bị đa chấn thương vùng đầu và mặt. Cả ba được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đến sáng 23/12, tình trạng sức khỏe của các chiến sĩ CSGT đã bình phục.

Trao đổi với PV, nhiều nhân chứng cho biết, nhóm côn đồ rất manh động, sẵn sàng lấy hung khí để hành hung tổ tuần tra. Người dân phát hiện những đối tượng cầm đầu gây ra vụ việc này là những đối tượng cộm cán tại địa phương. Bọn chúng thường xuyên tổ chức nhậu nhẹt, quậy phá. Tối cùng ngày xảy ra vụ việc, người dân còn phát hiện một số đối tượng lởn vởn tại hiện trường để nghe ngóng thông tin. 

Theo thông tin từ anh N.L.N. (ngụ xã Đắk Ngo, một nhân chứng có mặt tại hiện trường), tại thời điểm xảy ra vụ việc, rất đông người dân hiếu kỳ đứng xem. Lợi dụng tình hình này, các đối tượng côn đồ đã lộng hành, coi thường pháp luật như vậy. Sau khi vụ việc kết thúc, anh N. phát hiện chúng điều khiển xe tang vật lấy trên xe tuần tra của tổ tuần tra chạy về hướng xã Đắk Ngo.

“Tôi và nhiều người dân nghi vấn nhóm đối tượng gây án là một số nam thanh niên đang sinh sống tại địa bàn xã này”, anh N. cho hay.

Theo Nhóm Phóng viên
Công Lý & Xã hội

TÀI THẬT

Cuteo@

Chiện như thế mà cũng nghĩ ra được. Sao tài thế?

Số là trong cuộc họp về vấn đề giao thông Hà Nội diễn ra ngày 23/12/14, ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội) đã chỉ đạo Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) nghiên cứu thí điểm một số tuyến xe buýt phục vụ riêng cho nữ giới. Theo đó, vào giờ cao điểm tại một số khu vực đông công nhân nữ và học sinh, sinh viên nữ đi lại bằng xe buýt, Transerco sẽ thí điểm một số tuyến riêng cho họ.

Chắc là ông lo chị em bị méo...các cấu kiện.

Mọi người cho hỏi: Không biết có phải cần tiền để làm thí điểm không hè?

BÁNG BỔ!

Khoai@

Nguyễn Quang Lập (NQL) viết: 

"... Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại”... “Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm” - tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác - cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tôi được cô giáo toán xác suất gọi vào phòng cho ngủ, nói trắng ra là làm tình... Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại.

Thầy trò NQL đón nhận tin chiến thắng như thế đó. Ở đây phải nói NQL rất giỏi dùng cách nói mà như người Nam bộ nói “Zậy mà không phải Zậy!”. Nhưng mà vui đến như thế, vui mà làm như thế thì chỉ có đám heo lai hoặc heo rặt nọc. Bởi vì trong ngày ấy người chiến thắng không chỉ reo cười nhảy múa... mà người có lương tri thì xót xa, biết bao nhiêu nước mắt tuôn ra khi được tin chiến thắng. 

Một nhiếp ảnh gia đã ghi được khoảnh khắc ấy: người mẹ già gục mái đầu bạc vào ngực đứa con trai vừa thoát khỏi ngục tù. 

Ở Chuyện không có trong sự thật Nguyễn Quang Lập dựng và mô tả chuyện một phụ nữ làm tình với con bẹc-giê... đến mức móng chân con chó bấu vào lưng người phụ nữ rất đậm rõ... Con người với nhau không “cực khoái” bằng với con chó hay con người chỉ có, chỉ tìm thấy niềm vui sướng với chó má, với loài vật... Thế mà có người vội khen rất hay rồi đem in lên Văn nghệ quân đội...! Tìm niềm vui, hạnh phúc trong thú tính như thế mới là đổi mới văn học chăng?

Còn đây là chuyện thật: NQL giảng giải cho Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng cái lưỡi không chỉ có chức năng lùa ngôn ngữ ra, mà còn là khí cụ của văn hóa giường chiếu và khen Hoàng Ngọc Hiến rất giỏi câu giờ như thế, đến hàng giờ đồng hồ... (Xem Bạn văn. Mục Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đoàn Tử Huyến). 

Tư duy nghệ thuật của NQL kể cũng lạ. Cái phần thú tính, sao mà nhiều thế!

Nguyễn Quang Lập gọi đây là những chuyện có thật và bịa đặt của tôi, một cuốn tiểu thuyết của ông và ghi ở đầu sách: Tôi và tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi. 

Đương nhiên tiểu thuyết, truyện hư cấu, thì phải như thế. Bịa như thật (Nguyễn Công Hoan) đã giỏi, mà bịa cho thật thành bịa cũng giỏi đấy. Rõ ràng là do nhà văn tạo ra. Ngoài đời nó có thể có có thể không nhưng trong lòng nhà văn, trong tâm tưởng nhà văn, là có. Và đấy là cơ sở để đánh giá tài năng, lòng nhân hậu của nhà văn 

(Blog Quê choa. Sunday June 29-2008).
-------------
Một phần bài của Chu Giang

Loc: XÓM ĐẠO QUÊ TÔI

Tôi ít quan tâm tới Giáng sinh cho tới khi bé bi nhà tôi ra đời dù sống ngay trong vùng đông giáo dân bậc nhất Việt Nam. Giáng sinh trong tôi là những lời kể mơ hồ của bà nội hay mẹ tôi về lễ Noel của những người theo đạo. Là những bài hát vang trong giáo đường suốt mấy ngày đêm. Là những sắc màu xanh đỏ tím vàng của cờ đuôi nheo treo tới tận tháp chuông nhà thờ.

Để tôi kể lan man cho các anh chị em nghe về xóm Đạo quê tôi.

Ninh Bình từng là kinh đô của Thiên Chúa Giáo một thời với vùng đất Phát Diệm lừng lẫy uy danh cha Lê, người mà tầm vóc ảnh hưởng lớn tới mức chính quyền Sài Gòn phải tính tới sau cú di cư nổi tiếng của hai triệu đồng bào vào Nam. Có lẽ bởi địa thế ven biển lại xa kinh thành Huế nên tôn giáo thâm nhập vào đây cùng với mấy tỉnh Thái Bình, Nam Định và khu 4 cũ.

Thời Tự Đức đàn áp tôn giáo, đã có nhiều vụ thanh trừng khốc liệt. Lính triều đình về từng làng lùng sục để xử tử những người truyền giáo và đám môn đệ. Cha tôi kể, cái khu vườn hoang cạnh bờ ao trước cửa nhà tôi ngày xưa từng là nơi hành quyết. Đến tận bây giờ vẫn không có ai dám ở, cứ bỏ hoang cho mấy khóm tre kẽo kẹt mỗi khi gió về. Đêm ra ngoài nhìn sang tối om một khoảng mà rợn mẹ cả da gà.

Khác với dân trong làng, những bạn theo Thiên Chúa đều ở bám đê và không mấy nhà làm ruộng. Nghề của họ là chài lưới, nuôi cá, tôm và chở đò dọc. Người trong làng gọi họ là dân Bè bởi nhiều nhà ở hẳn trên thuyền. Tôi thì gọi đấy là xóm Đạo cho nó sang mồm. Nhẽ bởi vì thoát ra ngoài luỹ tre làng nên họ dễ hấp thụ hơn tôn giáo mới chăng?

Có nhiều người thời ấy đã xin ra khỏi đạo và làm con nuôi của dân trong làng. Thế nhưng nhiều anh em của họ vẫn quyết tâm theo Chúa. Có lẽ chính vì vậy mà sợi dây kết nối máu mủ, ruột rà làm cho hai phía lương, giáo bao năm vẫn chung sống với nhau rất êm ả. Nhẽ đây là xứ hoà thuận nhất mà tôi biết. Bọn giai làng vẫn ra xóm Đạo đong gái đều dù biết nếu cưới ẻm về thì sẽ phải cải đạo. Và đã có vài thằng vì duyên số mà mặc mọi ngăn cấm của gia đình theo ẻm về thờ phụng Chúa.

Tôi cũng chẳng hiểu vì sao có một nhúm trăm hộ dân mà xây hai nhà thờ Chúa gần nhau như nhà thờ họ. Chắc bởi vì trước đây họ cũng là những người theo lương giáo như nhà tôi, nghĩa là thờ tất thảy mọi thứ, từ tín ngưỡng bản địa, thờ cúng ông bà, tổ tiên, các vị thần linh coi sóc nhà cửa, đất đai, những vị thánh có công với đất nước, cho tới tận Ngọc hoàng thượng đế. Nhân tiện thì năng lên chùa xì sụp khấn vái xin đức Phật độ trì.

Trẻ con xóm Đạo thường bỏ học giữa chừng và kết hôn sớm. Chẳng hiểu có phải chính sách phát triển dân số của nhà thờ không nhưng dạo gần đây thấy nhân khẩu tăng phát khiếp và tràn cả vào làng, tràn cả qua làng, chiếm gần hết mặt đường huyện lộ. Bỏn giờ giàu lắm chứ không nhếch nhác giống hồi tôi còn ở quê. Tư duy làm ăn nó vẫn khác tư duy co cụm đám bần nông trong làng.

Tôi nhớ một cô bạn tên Duyên học cùng thời tiểu học. Duyên học giỏi nhất xóm Đạo nên cô giáo cho nó làm lớp phó học tập, chuyên thu, phát bài kiểm tra và vở của mọi người cho cô chấm. Cô quý nó lắm. Tôi cũng thích nó phết, Tết nào cũng xuống nhà chơi như người yêu, hehe. Nó cũng thích tôi vì đã đẹp giai lại còn học giỏi và nhiều tiền như dân chơi Thế rồi loanh quanh đùng phát nó nghỉ học làm tôi hụt hẫng vãi liềm.

Tôi xuống nhà thăm mấy lần nhưng toàn bỏ về vì chị em Duyên bận tiếp các anh giai làng đến chơi. Đèo mẹ, lúc ấy bọn tôi mới học lớp 6.

Tôi mang theo hình ảnh dễ thương của Duyên vào trong những lúc nhớ nhà khi đi Tây (Nguyên) du học. Như kiểu nghệ sĩ nào cũng phải có cho mình một nàng thơ để đỡ tủi thân, hehe. Bẵng đi mấy năm tôi về, nó cưới chồng và đẻ sòn sòn một nhát 4 đứa. Năm trước gặp lại khi nàng đang đi chụp ảnh ở một đám cưới, nàng bảo tôi dạo này đẹp giai quá, biết vậy ngày xưa tán bằng được. Rồi nàng nhoẻn miệng cười lộ hàm răng bốc mả vàng ươm mà tôi giật mình rơi cả đũa. Tổ sư, biết vậy bố thì đéo gặp cho nó còn nhớ nhung viễn mộng ái tình.

Hôm bữa về quê, cái ao trước cửa nhà tôi được xây thành cái hồ để thả rau và nuôi cá nhẹ nhàng chờ Tết tát chia nhau. Còn mảnh vườn kia sẽ được đầu tư để làm nhà văn hoá của xóm thay cho cái nhà văn hoá cũ được cải tạo thành nhà trẻ. Hi vọng rằng Noel năm sau nó sẽ hết hoang vu để những nỗi đau lịch sử chìm dần vào quá khứ. Tôi sẽ không kể cho con tôi nghe về cú hành quyết thưở nào mà chỉ nhắc nó nếu có yêu em nào xóm Đạo thì ráng mà nhanh nhanh giao cấu, đừng để như tôi giờ có nhắm mắt cũng khó làm liều.

Nguồn: Lọc

TUẤN TRỌC ĐI SAPA

Mấy hôm bỏ phố lên rừng! Lang thang Sapa ăn thắng cố, ăn thịt ngựa cuốn lá cải Mèo...Ban ngày, Sapa có nhiệt độ 4 độ C; ban đêm tụt xuống còn 2 độ C!

Nhiệt độ tụt, đồng nghĩa với mọi thứ đều tụt một cách thảm hại!

Cô bé lễ tân người Mông, học Du Lịch về làm hướng dẫn viên. Người Mông mắt một mí! Tớ cũng mắt một mí! Mắt một mí nghe các cụ bảo đa tình! Chậc! Đa tình đâu không biết, chỉ biết đa đoan, khổ!

Cô bé người Mông nhón ánh mắt sắc như lá, chỉ đường cho mình xuống bản! Mình với 2 anh bạn lang thang hết một buổi sáng!

Với Sapa, với những sắc chàm buồn người Mông Tây Bắc, dù đã lên đây nhều lần, tớ cũng chỉ là kẻ lữ khách!

Rét quá! Từ thủa cha sinh mẹ đẻ, đến nay gần 40 năm rồi, Tuấn Trọc mới hân hạnh được sống trong cái kiểu lạnh tun tất tần tật dư lày! Lúc sáng xuống đường lấy xe ôtô đi ăn sáng, phát hiện ra tuyết bám trắng xóa trước kính và trên nóc xe! Mặc dù cũng chỉ là mảng tuyết mỏng tang, nhưng nói có giời, cũng gần 40 năm, nay tớ mới được thấy tuyết!

Tặng nhân dân kính yêu mấy bức ảnh chụp vội trên đường vào bản!

Hẹn Sapa vào một dịp khác vui hơn!

Ảnh 1. Một góc thị trấn Sapa.
Ảnh 2. Sưởi nắng!
Ảnh 3. Bà cụ người Mông!
Ảnh 4. Thiếu nữ Mông!
Ảnh 5. Đường vào ngôi nhà Mông.





Nguồn: Tuấn Trọc

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Thầy dạy vật lí: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG TỪ (Viết tắt là CỨT)

Bài chôm bên nhà bác Giao: về hiện tưởng Cảm Ứng Từ (viết tắt là CỨT)

Đại khái, khi dạy vật lí cho chúng tôi, đến 2/3 thời gian là ông đọc thơ chế do chính ông sáng tác (lúc khác, sẽ ghi ra đây vài bài theo ghi chép của tôi). Hồi ấy, ông đang mê Kim Dung. Nên cũng hay kể các chương hay đoạn ông thấy khoái nhất trong giờ vật lí.

Nhưng cực khoái ở chỗ: thời lượng 1/3 còn lại, thầy dạy về lí thì cực chất. Gọn, rõ, mà lại dễ hiểu (như đọc thơ chế !). Ông đã dùng một ít "phép thuật" của chàng Kim Dung để chế ra những kiến thức cần thiết nhất, để giúp học trò "ngộ" trong thời gian ngắn nhất.

Đây, thầy vật lí của chúng tôi đây:


GIÁO SƯ TƯƠNG LAI VÀ THƯ GỬI LẠI VĂN SÂM

LâmTrực@

Thấy nhiều bạn bình luận về lá thư của giáo sư Tương Lai gửi Lại Văn Sâm. Nội dung lá thư là khen, hờn dỗi, chê trách, rồi giả bộ thông cảm để chửi chế độ qua sự kiện "cầu truyền hình trực tuyến kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân", diễn ra tối 19/12/2014 trên VTV1 do Lại Văn Sâm làm tổng đạo diễn.

Trong "Thư ngỏ gửi đạo diễn truyền hình Lại Văn Sâm", Tương Lai trình bày một bài văn đúng là nát như tương, vòng vo tam quốc về lịch sử, về truyền thống (không phải là truyền thống của bố ông ta) để rồi suy luận và quy chụp rằng, chương trình đó thiếu hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh Biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Lý giải cho việc thiếu 2 nội dung đó, ông Tương Lai đổ tội cho những người kiểm duyệt chương trình đã gạch bỏ nội dung trong kịch bản (của anh Lại Văn Sâm) để che dấu lịch sử. Đó là kết luận hàm hồ, có phần lộng ngôn, một mặt làm giảm lòng tin của dân với chế đảng cộng sản lòng dân, mặt khác bêu xấu chế độ.

Hãy xem ông ta viết: "Nhưng, cũng chính vì thế mà tôi tin rằng anh không quên, nhà đạo diễn tài ba không hề quên, không thể quên. Ngược lại anh rất nhớ, phải rất nhớ để trong mạch cảm xúc tuôn trào nhà đạo diễn không buột miệng nói ra câu gì đó mà người ta đã thẳng thừng gạch bỏ trong kịch bản và nghiêm cấm những bột phát từ trái tim đập theo nhịp trung thực của tâm hồn nghệ sĩ đích thực có thể khiến ông “bạn láng giềng cùng chung ý thức hệ”, mà ai đó quyết đền ơn tri ngộ vì đã được bảo kê cho cái ghế quyền lực của mình đang lung lay, khỏi phiền lòng". 

Và đây nữa, vờ vịt thông cảm với những giọt nước mắt của loài cá sấu, Tương Lai viết: "Bởi vậy, càng giận anh bao nhiêu, tôi lại càng thông cảm với những áp lực mà tôi đoán rằng nhà đạo diễn CẦU TRUYỀN HÌNH HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH cũng như các đồng nghiệp của anh phải gánh chịu". Đấy, vòng vo mãi, cuối cùng thì cũng lộ ra cái mặt chuột. Tương Lai đã ám chỉ rằng, Lại Văn Sâm không quên lịch sử và rằng anh ta bị sức ép từ bộ máy này. 


Thật khốn nạn đến thế là cùng, đúng là "cha nào con nấy"! Ông Tương Lai có cách hành xử không khác gì cha của ông là Tổng đốc Tôn Thất Đàn, một kẻ mang nhiều nợ máu với dân tộc này thời kháng chiến chống thực dân Pháp.


Chả biết anh Sâm có quên hay không, nhưng trong đề cương của Ban tuyên giáo gửi các địa phương, đơn vị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã không hề quên hai cuộc chiến này. Xem hình bên dưới, và tham khảo đường link sau:


http://www.tuoitreboxaydung.vn/truyen-lua-cac-mang/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-70-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam.html



Khi lá thư lên mạng, ngay và luôn, vở diễn của giáo sư Tương Lai lập tức bị Hà Cao vạch mặt: "Gớm, có mỗi một tuồng mà diễn mãi không biết chán. Mà diễn nào phải khéo léo gì cho cam, ở đây lồ lồ những chiêu trò cũ rích". Đúng là chiêu trò cũ rích, vẫn là lợi dụng những sai sót nhỏ của nhà tổ chức, bơm bít và thổi phồng, quan trọng hóa vấn đề để mạ lỵ cơ quan kiểm duyệt. Hà Cao cũng không ngần ngại chỉ ra bản chất của Tương Lai: "Mà nhân danh cả lòng yêu nước để cầu danh là phần việc của giòi bọ chứ chả phải con người.". Thật nhục cho những kẻ có hình hài của loài linh trưởng, mà lại khoác chiếc áo yêu nước, vì dân tộc!

Tiện đây cũng nhắc lại luôn, nói đến ông Tương Lai, tức ông Nguyễn Phước Tương, người đã từng làm cố vấn cho hai đời thủ tướng. Người ta cũng biết đến ông Tương Lai với chức danh Giáo sư tự phong, và sự tráo trở lật lọng đến kinh người.

Còn nhớ, trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6/2013, ông Tương Lai, đã cuồng ngôn phê phán chính quyền Việt Nam "đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông", và rằng "bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, để trấn áp dân chủ, kiểm duyệt – bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân". 

Ông phê phán chính quyền Việt Nam "đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông". Vậy nếu là ông, ông sẽ làm gì, hay chỉ là biểu tình, đáo qua để chụp ảnh nơi tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc hay dán khẩu hiệu nơi đài Cảm tử quân, hò hét đòi trả tự do cho những kẻ theo lệnh bọn chống phá ở hải ngoại muốn đem súng đạn, đặt bom mìn lật đổ thể chế như nhóm Nguyễn Phương Uyên,…hay phải yêu nước kiểu Cù Huy Hà Vũ khăng khăng phải là “đồng minh quân sự với Hoa Kỳ” y kiểu Việt Nam Cộng hòa khi xưa mới là thể hiện không hèn nhát, nhu nhược với Tàu, còn không làm như thế là “bán nước”?

Tương Lai giống như một kẻ bất lương ngửa mặt lên trời phun nước bọt, để rồi, chính bãi nước bọt đó lại rơi đúng mặt của ông. Ông ta nói chính quyền "trấn áp dân chủ, kiểm duyệt, bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân". Nhưng, chính ông lại quên rằng, chính ông đã góp phần tạo nên cơ chế thông tin này. Vậy sao ông lại tự vả vảo miệng mình như thế chỉ vì mấy đô la của đám ba que sỏ lá?

Để làm vui lòng đám vong nô phản quốc, ông đã không ngần ngại nói rằng: "bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc". Nói như thế, tức là tự ông lại bôi tro trát trấu vào mặt mình, bởi trước đó, ông đã hùng hồn phát biểu hoàn toàn trái ngược với những gì ông viết ra.


Còn nhớ, trong bài viết ngày 6/5/2006 có tự đề: "Với Các Mác, cuộc sống là dòng chảy luôn vận động" được đăng trên VietBao.vn và Chungta.com, chính ông đã ca ngợi Mác và chủ nghĩa Mác là bất diệt, đúng đắn, và rằng trí tuệ của C.Mác đang chắp cánh cho chúng ta. 

Trong một bài viết khác ngày 21/1/2010 trên Tuần Việt Nam Net, bài viết có tựa đề "Đảng phải là Đảng của dân tộc", nội dung của bài viết ngợi ca chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, ca ngợi công lao của đảng cộng sản, trong đó có đoạn: "Vì thế, ở vào những thời điểm lịch sử của cách mạng, khi mà người cộng sản luôn đứng ở vị trí nguy hiểm nhất, hiên ngang đương đầu với tù đày, sống chết, thì bộ phận những người Việt Nam ưu tú nhất trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân, mà người ta gọi là "bộ phận tinh hoa" của dân tộc, đều thấy rõ nghĩa vụ và vinh dự được đứng trong đội ngũ của những người cộng sản, được làm người đảng viên của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, rèn luyện và lãnh đaọ."Với những lời lẽ ấy, không ai có thể tưởng tượng nổi một người như ông Tương Lai lại có thể bỗng chốc biến thành kẻ đào tẩu. Ông đào tẩu để xách dép theo Bùi Hằng học đòi làm lãnh tụ. 

Những chuyện ông bàn về 2 tên tội phạm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, tôi đã có dịp trình bày trong entry "Tương Lai - Phương Uyên" ngay trên Blog này. Chỉ xin bàn về tính xàm ngôn của ông với câu: "Các bản án nặng nề dành cho hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hồi tháng trước với các cáo buộc tội “nói xấu Trung Quốc” đã chạm tới tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân Việt Nam và phơi bày sự thông đồng mờ ám của chính quyền với những kẻ ngoại bang xâm lược". Trước hết, Tòa án chỉ có 1 bản án dành cho Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha chứ không hề có nhiều bản án như ông đã dùng chữ "Các" để mô tả. Thứ hai, Tòa án Long an đã dựa trên những chứng cứ về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân của Uyên, Kha chứ không dựa vào việc "nói xấu Trung Quốc" như ông nói. Thứ ba, việc xét xử 2 tên tội phạm nguy hiểm đó đúng là phù hợp với ý chí và nguyện vọng của người dân. Thứ tư, ông nói bản án đó phơi bày sự thông đồng mờ ám của chính quyền với những kẻ ngoại bang xâm lược là không có căn cứ và ông không chứng minh được điều đó. Vào năm 2005, 2 tàu cá ngư dân ta ở vịnh Bắc Bộ đã bị cảnh sát biển Trung Quốc tấn công làm 9 người chết, 7 người bị thương, 8 người bị bắt giữ, thì trước sau như một, Việt Nam vẫn chủ trương giải quyết vấn đề bằng con đường Ngoại giao. Lúc đó, ông đang đương chức, sao không thấy ông vác loa gọi biểu tình, hay vác súng bắn trả, hay là chính ông thông đồng với Trung quốc? Sao bây giờ ông lại to mồm kết tội chính quyền hèn yếu trước Trung Quốc?

Xin nói rõ với ông Tương Lai, người Việt không bao giờ quên tội ác của quân xâm lược, cho dù chúng là Mỹ, Pháp hay Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể sống và phát triển bằng cách gặm nhấm quá khứ, nuôi dưỡng sự thù hằn, kỳ thị. Vì thế chúng ta chủ trương khép lại quá khứ chứ không quên quá khứ với tất cả các nước đã có lịch sử xâm lược Việt Nam. Chúng ta vẫn làm ăn với cả Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ…Đó mới là sự phát triển. 

Nhắc lại với ông Tương Lai là không ai quên tội ác của quân xâm lược, và điều này khác hẳn với một số người mang danh trí thức, nhà văn, nhà "dân chủ" đã cố tình bao biện cho tội ác của quân đội Pháp, Mỹ với đồng bào ta hòng xóa bỏ tội ác của chúng với dân tộc Việt Nam. Chúng cho rằng, không nên phong tặng danh hiệu "bà mẹ Việt Nam anh hùng" vì sợ mẹ của những người lính ngụy bị tổn thương. Chúng bao biện cho hành vi tra tấn tù nhân của quân đội Mỹ đối với bộ đội ta rằng, "đó không phải là tra tấn, mà đơn giản để khai thác thông tin".v.v.. Những giọng lưỡi cú diều ấy mới đáng lên án ông giáo sư tự phong có tên Tương Lai ạ.


Ông cố tình lôi quá khứ bi thương của dân tộc ra để làm bình phong che đậy cho dã tâm đánh bóng bản thân để kết luận rằng, người ta đã ép anh Lại Văn Sâm "gạch bỏ không thương tiếc" những nội dung trong kịch bản là hoàn toàn không có cơ sở. 


Ông Tương Lai sẽ nghĩ sao nếu năm nào Nhà nước cũng kỷ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh theo cái cách lôi Tổng đốc Tôn Thất Đàn, kẻ nợ máu ngập ngụa với dân tộc này, và đồng thời là cha đẻ của ông ra để… đấu tố? Hẳn ông còn nhớ câu nổi tiếng của Tôn Thất Đàn: "Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần" thì câu máu người không phải là nước lã của Tương Lai có lẽ vẫn chưa nói hết được sự tàn ác của viên quan này. Oái oăm thay, chính người con của Tổng đốc Đàn lại trở phát súng đại bác để bắn vào quá khứ của cha mình.


Thay cho lời kết, xin trích lại nhận xét của một nhà văn nổi tiếng: "Than ôi, con của một kẻ nợ máu với nhân dân, cung cúc quan thầy Pháp chà đạp người dân mà dám tự nhận sứ mệnh tiếp nối truyền thống các bậc thánh linh nước Việt. Một con người chui nhủi, cơ hội, xấu xa mà dám vênh váo nhân danh này, nhân danh nọ… thật xót xa thay"!
___

Bài tham khảo:

Kẻ Bất Lương Hay Sự Tráo Trở của GS Tương Lai
Cái đuôi của Giáo sư Tương Lai
Hà Cao Vả Tương Lai
- Tương Lai đang Nã Đại Bác Vào Cha Mình
Vì sao Nguyễn Phương Uyên bị Đuổi Học
Tội ác của Tôn Thất Đàn

MỘT "PHÁT HIỆN MỚI" CỦA NGUYỄN QUANG LẬP

Khoai@

Tiếp theo loạt bài về Nguyễn Quang Lập, Khoai@ lại trích đăng ý kiến của Chu giang về một "phát hiện mới" của Nguyễn Quang Lập về anh hùng Tô Vĩnh Diện

Phát hiện ra “... pháo chèn Tô Vĩnh Diện”

Trong bài “Nhớ Trần Dần” (Sđd, tr. 24), có đoạn thoại giữa anh Quán (Phùng Quán) và Trần Dần. Anh Quán nói: Nó (Nguyễn Quang Lập) bảo pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh (Sđd trên tr. 24-25).

“Phát hiện” này được NQL giải thích rõ hơn trên Blog Quê choa (Friday June 6-2008). Anh (Trần Dần) nhìn mình hỏi sao? Mình nói khi kéo pháo lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi.

Anh ngồi yên hồi lâu rồi hơ hơ, ngừng vài giây sau lại hơ hơ, vài giây sau nữa mới hơ hơ hơ thành một tràng, vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh.

Cần đặt ra các tình huống về sự cố này.

a. Khi kéo pháo lên dốc, một bộ phận phía trên kéo dây. Một bộ phận phía dưới đẩy và chèn, nhích từng nhịp. Khi đứt dây, pháo tuột, lăn xuống. Sẽ có người bị đè ngay tại chỗ. Có người “nhanh chân” nhảy ra, có người dũng cảm, lo cho pháo trước, không nghĩ đến thân mình, lao ra lấy thân chèn vào pháo. Nhờ thế, khẩu pháo dừng lại, không tự lao xuống dốc.

b. Giả định là anh Diện không chạy kịp nên bị pháo chèn. Cho là như vậy. Nhưng không phải là nhờ thân xác anh mà khẩu pháo đã dừng lại, đã được cứu nguy.

Trong cả hai tình huống, không chỉ có một mình Tô Vĩnh Diện mà còn có cả tập thể chiến sỹ. Sự kiện về người anh hùng đã được xác nhận như thế.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong suốt cả cuộc chiến tranh, nếu suy nghĩ, tâm tưởng đều như NQL cả thì làm sao có được Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng... Trong thời chống Mỹ, một anh hùng không quân khi đã phóng hết đạn, thì lao cả máy bay của mình vào mục tiêu. Anh hi sinh nhưng mục tiêu địch bị tiêu diệt. Làm sao hiểu được các chiến sĩ đặc công, được làm lễ truy điệu trước khi xuất trận. Làm sao hiểu được một người như Chế Lan Viên lại tự nguyện xin vào Đảng ở mặt trận Quảng Trị hồi chống Pháp.

Suy luận như NQL và Trần Dần thì Tô Vĩnh Diện chẳng phải anh hùng gì! Nếu nhanh chân “thủ thân vi đại” pháo chết mặc pháo… chẳng qua là chậm chân! Cho hay lòng nhân hậu của nhà văn. Trước khi đọc Bạn Văn mình còn yêu kính Trần Dần. Đọc Bạn Văn, nghe cái lời khen Hay! Giỏi! Thông minh... của Anh, buồn quá, quên luôn.
-------------
Đây là 1 phần bài viết của nhà văn Chu Giang đăng trên tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh với đề dẫn "Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh" vì có việc Tướng Vĩnh ca ngợi Nguyễn Quang Lập là nhà văn nhân hậu. Cũng như nhiều cây bút đang tung hô sự thánh thiện của Nhã Thuyên vậy. Chuẩn mực văn học đang lộn lèo vì những cái đầu ấy khiến Chu Giang cũng như tôi bực mình.

NGUYỄN QUANG A LẠI LÒI ĐUÔI

Cuteo@

Trên Bô shit có bài Việc giật băng tang lại diễn ra tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn của Nguyễn Quang A. Một bài viết sặc mùi vu cáo của loài nhặng xanh.

Nội dung thì mô tả việc công an giật băng tang trên vòng hoa viếng nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhưng không có lấy một tấm hình minh chứng, trong khi các nhà "zân chủ" xứ ta, anh nào cũng là loại thượng thừa của thể loại chụp hình quay phim. Không ít trong số họ, cái bằng Tiến sĩ chỉ dùng làm đạo diễn cho những trò gây sự bôi bẩn chính quyền.

Bạn Chí Kute ở Hài Phòng cho hay, "chính những người đi cùng đoàn với ông Quang A là những người tự gỡ băng ra rồi tự dán lại chứ chả có anh công an nào làm chuyện đó cả".

Ông Quang A nói an ninh cảnh sát giật băng rôn trên vòng hoa tang mà không có chứng cứ cụ thể là vu khống. Công an Hải phòng cần làm rõ chuyện này, minh bạch cho toàn dân biết.


Quang A viết: "Xe tang và đoàn người viếng đi một vòng thành phố Hải Phòng, từ nơi viếng theo một đường về nơi Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn đã ở, rồi từ đó theo một đường khác ra đến nghĩa trang để Anh Tấn nhìn lại thành phố thương yêu của mình. Anh còn được đoàn cảnh sát "dẹp đường" hộ tống suốt đường cho đến nghĩa trang. Tại đó xe hoa dỡ các vòng hoa xuống để đưa đến mộ. Chúng tôi lấy lại vòng hoa đã bị giật mất băng tang và gắn băng tang thứ hai vào và mang đến mộ anh như chưa hề có chuyện gì xảy ra".

Hoa với dải băng tăng thì chụp được, còn người giật thì lại không?

Còn nữa, Quang A và lũ cuội còn rêu rao, Bùi Ngọc Tấn là người đầu tiên của cái gọi là "Diễn đàn xã hội dân sự", nhưng lại lòi đuôi ngay sau một dấu phẩy, rằng anh đã khéo léo từ chối!

Đây là nguyên văn: "Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, thành viên từ ngày đầu tiên của Diễn Đàn XHDS. Khi mọi người đề nghị anh vào nhóm cố vấn Anh Tấn đã khéo léo từ chối "mình đang phải hoàn tất cuốn sách cuối cùng, nên muốn lắm nhưng không thể tham gia" và tuần tới cuốn sách Thời biến đổi gen của Anh sẽ ra mắt bạn đọc".

Này ông Quang A, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã "từ chối", vậy sao ông dám nói nhà văn là thành viên đầu tiên?

Xem ảnh chụp từ màn hình:


Bài của Quang A có thể đọc tại đây.

ĐỘC MỒM ĐỘC MIỆNG

Khoai@

Đánh giá về nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là nhà văn nhân hậu, có tâm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược và không đồng tình với "nhân hậu kiểu Nguyễn Quang Lập" ấy. Để rộng đường dư luận, Khoai@ trích đăng một phần trong bài viết của nhà văn Chu Giang, đã đăng trên Văn Nghệ TP HCM số 290.

Đây là đoạn 4 có tựa: Từ bụng ta suy ra bụng người

Trong Chuyện ma 2 (Monday July 14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:

... Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ... ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.

Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc...

Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai.

Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.

Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc con gái.

Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch...

Một người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.

Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất, cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được... Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975.

Con người nhân hậu sao lại suy bụng ta ra bụng người như vậy!

P/s: Trích từ bài Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh của Chu Giang

MÙA HOA CẢI TÀN

Mùa hoa cải tàn

Chỉ là câu chuyện nhỏ ở một vườn cải cuối mùa, nhưng nó nhắc nhở bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước khi dùng lời đao to búa lớn miệt thị ai đó, hãy tìm hiểu ngọn nguồn.

Trên mạng face book, các diễn đàn phượt đang thi nhau chửi một vài bức ảnh mới được đưa lên, trong đó có nhiều bạn đang dẫm, nhảy hoặc nằm lên hoa cải trắng.

Các diễn đàn sôi sục những lời chửi rủa ý thức người dẫm lên hoa, vì theo lời anh tác giả bức ảnh, anh dẫm lên hoa cho bõ 10 nghìn đồng đã trả.

Theo tôi, đây hoàn toàn là lời bông đùa của anh, và tôi phải đi tìm hiểu gốc vấn đề.

Mộc Châu là một huyện vùng cao, cách hà Nội 200km, chuyên canh cây chè và nuôi bò sữa, cả hai đều khá nổi tiếng ở Việt Nam.

Hoa cải Mộc Châu có hai loại, hoa cải vàng và hoa trắng, cây cải vàng có thể ép làm dầu, cây cải trắng dùng để cho bò ăn.

Mùa nở rộ vào giữa tháng 11 dương, hết tháng 12, cây cải sẽ tàn và bị nhổ để nuôi bò sữa.

Khi cây cải ra hoa, nghĩa là nó đã ở dốc bên kia của cuộc đời.

Trở lại bức ảnh, thì anh nằm lên hoa và các bạn trả 10 nghìn để vào, một mức giá rẻ.

Vào đúng mùa tức một tháng trước, giá trông xe là 20 nghìn đồng/xe, giá vào vườn chụp là 20 - 30 nghìn đồng/người, anh chủ vườn có thể kiếm tiền triệu trong ngày chỉ trông xe và thu tiền khách vào chụp ảnh.

Tôi thì đoán, giờ hoa đã tàn, anh chủ vườn sẽ cắt cho bò nay mai, và anh quyết định giảm giá còn 10 nghìn đồng/người và cho dân phượt thoải mái vào đập phá.

Đó là lí do tác giả bức ảnh có thể nằm hay chạy nhảy trên thảm hoa mà anh chủ vườn không phiền lòng.

Ở Việt Nam, tư duy của số đông hay nghĩ, hoa chỉ dùng để ngắm, ngửi và tặng, chứ ko nghĩ, có loại hoa chỉ để... cho bò ăn.

Mộc Châu mùa hoa cải trắng cho bò ăn đã hết, giờ đến mùa hoa mơ, hoa mận và sau đó dĩ nhiên là hoa đào rừng. Người Hà Nội thường lên rất đông mọi năm để mua đào rừng.

Anh tác giả bức ảnh bị chửi dẫm đạp hoa cải, theo tôi là anh bị oan, vì anh chủ vườn không thắc mắc gì chuyện đó, thì tại sao “cư dân mạng “ lại dậy sóng thóa mạ anh và các bạn anh?

Một vấn đề, cần tìm hiểu rõ căn nguyên trước khi chửi chứ?

Hay các bạn ở các trang phượt chửi chỉ để người ta biết mình là có ý thức bảo tồn gìn giữ?

Ý thức giữ gìn vười cải trắng cho chủ vườn là rất tốt, nhưng khi bạn dùng những lời đao to búa lớn để miệt thị một ai đó, thiết nghĩ cũng lên tìm hiểu đến tận ngọn nguồn.

Nguồn: Pín

VÌ SAO NO-U KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHO TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG?

Đêm ngày 24/12/2014, trên page nhóm No-U FC phát đi thông báo, vào 11h sáng 25/12/2014, sẽ ra tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để ủng hộ gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đòi công lý. Họ tuyên bố “Chúng tôi sẽ giương biểu ngữ, nói chuyện và phát những tài liệu, bài viết liên quan đến vụ án oan trái này. Dù có thể bị bắt vì biểu tình, vì gây rối, vì rải truyền đơn hay vì bất cứ lí do nào khác nhưng chúng tôi chấp nhận vì đây là cách duy nhất chúng tôi có thể làm để cứu một người sắp chết oan trước sự quan liêu và thờ ơ vô cảm của các cấp chính quyền”. Vậy phải chăng nhóm No-U FC chuyên biểu tình chống Trung Quốc, phản đối chính quyền “bán nước, bán biển” này có thực tâm “ủng hộ gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đòi công lý” ?

Là người luon tìm hiểu, song hành với mọi hoạt động tìm cách chống phá chính quyền từ nhiều năm nay của nhóm NO-U FC, không phải là vô lý khi hầu hết cộng đồng mạng và chính bản thân họ cũng tự nhận là những “biểu tình viên chuyên nghiệp” chọn địa điểm hoạt động chủ yếu để gây tiếng vang là “quân khu Bờ Hồ”, thời gian thường vào các buổi sáng Chủ Nhật. Nếu như trước đây, kể từ khi thành lâp năm 2011 họ luôn nghĩ ra mọi lý do gắn với “Trung Quốc” để có thể biểu tình, như Trung Quốc cắt cáp, hạ đặt giàn khoan, giết hại ngư dân cho đến tưởng niệm lính Việt Nam cộng hòa chết trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974…thì nay khi những lý do này không còn hiện hữu hay dư luận không còn quan tâm nữa, các biểu tình viên cũng chán nản thì họ quay sang kêu gọi biểu tình đòi trả tự do cho Bùi Hằng, thất bại nối tiếp chỉ càng khiến cho dư luận nhận rõ bản chất thật của các cuộc “biểu tình” không còn là YÊU NƯỚC nữa mà chỉ để thể hiện: ĐÒI QUYỀN BIỂU TÌNH + KHUẾCH TRƯỜNG LỰC LƯỢNG CHỐNG CHÍNH QUYỀN!

Chứng minh điều này rất dễ: 

(1) Khi đi biểu tình luôn gắn với các khẩu hiệu, băng rôn, nội dung hò hét chửi bới chính quyền “hèn với giặc ác với dân”, “bán nước”, “đòi thay đổi”....

(2) Khi đi biểu tình luôn được các truyền thông quốc tế phương Tây dõi theo, tường thuật, ca ngợi. Đặc biệt là luôn có truyền âm, phỏng vấn người biểu tình xen cài thể hiện “lòng yêu nước” + “tinh thần phản kháng thể chế chính trị” của các diễn dàn Cờ vàng của Việt Tân như diễn đàn của Chim Quốc Quốc VNCH hay của nhiều đảng phải, tổ chức Cờ vàng khác ở hải ngoại tùy thuộc vào việc tổ chức đó có vai trò, có người tham gia trong mỗi “dự án” biểu tình đến đâu.

(3) Khi đi biểu tình, biết rõ là hành vi vi phạm pháp luật (Nghị định 38 CP) sẽ bị chính quyền ngăn cản nhưng họ không những không nản mà còn mong muốn khiêu khích chính quyền “đàn áp” để có “tư liệu” bằng hình ảnh, thước phim, nhân chứng sống…tố cáo “công an hèn với giặc Tàu, ác với nhân dân yêu nước, bảo vệ chủ quyền”, chứng tỏ Đảng, Nhà nước này “ác với dân”. Những kẻ như Bùi Hằng, Trương Dũng, Lã Dũng, Lê Hoàng, Thúy Nga, Lê Hồng Phong, Lan Lê, Nguyễn Xuân Diện…đều là nhân tố “không thể thiếu”, đi đầu, hung hăng nhất trong mọi cuộc biểu tình.

(4) Sau mỗi cuộc biểu tình, chúng phần chấn, được trả lời phỏng vấn “đài báo quốc tế”, được báo chí hải ngoại Cờ vàng tôn vinh như những “công dân dũng cảm” chống “cường quyền” và chắc chắn sẽ có những bài tường thuật trị giá vài chục đến vài trăm USD, nổi bật còn được các “đài báo quốc tế” như RFA, BBC, RFI, VOA…và hàng trăm đài báo Cờ vàng khác ký hợp đồng cung cấp tin bài, hình ảnh như “cộng tác viên” lương bèo 200 – hàng ngàn USD mỗi tháng.

(5) Khi có biểu tình sôi nổi, họ còn được các nhân viên ĐSQ Mỹ phương Tây quan tâm, gặp gỡ, cơ hội được “du lịch thế giới” tham dự hội nghị, hội thảo, điều trần …dành cho những “nhà đấu tranh nhân quyền”, “nhà đấu tranh dân chủ”…trong vị thế như “chính khách”, “chính trị gia” như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, ..đều “trưởng thành” nhờ biểu tình, viết bài chống chế độ.

Bởi vậy mà Nguyễn Chí Đức – biểu tình viên danh tiếng quân khu Bờ Hồ đã cảm cánh thừa nhận “không có biểu tình là xẹp hết”, nói đúng ra là không có biểu tình là CHẾT DÍ, tan nát hết hàng ngũ, rêu rã hết tinh thần, lung lay hết ý chí, đội ngũ quay sang cắn xé nhau tranh giành “nguồn lợi” rơi rớt, ít ỏi, …còn lại. Nguyên nhân chính vì họ không có chính nghĩa, không có lý luận đấu tranh, không có con người thực tâm xây dựng đất nước, chỉ kẻ “hớt váng” những vấn đềm sự kiện để khuấy động, ăn theo chính sách hai mặt của Mỹ, Phương Tây để mơ ước đẩy lên thành “nhân tố”, quân cờ của phương Tây nếu ngày đẹp trời nào đó chế độ hiện nay tan rã, sụp đổ.

Không tổ chức bất cứ cuộc biểu tình nào nữa suốt thời gian qua, Nguyễn Lân Thắng (biểu tình viên đồng thời là tay săn ảnh cho BBC, RFA…) phát cuồng, phát bệnh, chửi cả “nhân sỹ trí thức” là hèn nhát, “thất bại bạc nhược”…vì không chịu hộ hào biểu tình như trước đây.

Nay bí bách, quẫn bách, chúng quay sang tìm kiếm những vụ án có dấu hiệu oan sai, có gia đình kêu oan được báo chí trong nước ủng hộ, dư luận quan tâm để kích động biểu tình như vụ tử tù Hồ Duy Hải vừa qua, nay tiếp đến tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Đây chẳng qua là mánh khóe mới, hy vọng cứu cánh nuôi dưỡng biểu tình, thu hút sự chú ý của nhân dân, truyền thông rằng “NO-U CHƯA CHẾT”



Bởi vậy mới thấy đám Gió Lang thang, Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng…đeo bám, tưởng kích động biểu tình nhân vụ Hồ Duy Hải, phút cuối bị CHủ tịch nước can thiệp hoãn thi hành án thì biểu tình hết cớ nổ ra. Nay họ kích động bố mẹ ông Nguyễn Văn Chưởng “tọa kháng” cả tuần ở Bờ Hồ, rải rác một vài anh chị ra “ủng hộ” nhiều ngày nay thấy không có dấu hiệu chính quyền “đàn áp” thì cho rằng cơ hội “nuôi dưỡng” biểu tình đã tiếp tục, mới chính thức đứng ra hô hào. Nhưng vì sợ các “dư luận viên”, người dân khu vực Bờ Hồ phá “nồi cơm”, nên chúng chỉ dám chọn ngày làm việc.

Dù sao cũng thật nhục nhã cho đám tự nhận “nhà đấu tranh dan chủ”, “người bảo vệ nhân quyền”, “người yêu nước” ….khi mà mọi nỗ lực đều báo trước thất bại. Mong rằng công an, chính quyền Hà Nội mạnh tay túm gọn cái đám ăn hôi, lấy nghề gây rối kiếm sống này, triệt luôn tư tưởng của những KÝ SINH TRÙNG VÀO LÒNG YÊU NƯỚC này.

Võ Khánh Linh