Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Ông Trương Đình Tuyển: ĐÃ ĐẾN LÚC THỪA NHẬN XÃ HỘI DÂN SỰ

“Đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”


Khoai@: Đây chỉ là quan điểm của ông Trương đình Tuyển, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại

Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân - Ảnh: CK.

Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Đọc thêm:
1.Xã hội dân sự là cái gì?2.Xã hội dân sự trong chính sách đối ngoại thúc đẩy dân chủ của Mỹ và phương Tây.
Rất ngắn gọn, song ý kiến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng tại ngày làm việc thứ hai (29/4) của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, diễn ra tại Hạ Long (Quảng Ninh), với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế.

Theo ông Tuyển, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự.

“Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói.

Vẫn theo nguyên Bộ trưởng, thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.

“Nếu xã hội dân sự có thể tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện thì nó sẽ hỗ trợ khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của nhà nước”, ông Tuyển khẳng định sự cần thiết thừa nhận xã hội dân sự.

Kiến nghị các giải pháp đẩy nhanh cải cách thể chế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.

Cũng đề cập đến vai trò của xã hội dân sự trong phát biểu của ông Tuyển, chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân.

“Đại biểu tiếp xúc cử tri còn hình thức lắm, tôi 72 tuổi mà chưa một lần được đi tiếp xúc với đại biểu tôi bầu với tư cách là cử tri bình thường. Trong số các vị do chính mình bầu ra đến nay tôi cũng chỉ nhớ tên một vi, còn các vị khác hoàn toàn không nhớ gì cả”, bà Lan nói.

Bên lề Diễn đàn, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển. 

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án. “Nếu được trao quyền và có khung khổ pháp luật thì tự họ phải hoạt động nghiêm túc”, ông Doanh nhìn nhận.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

NGƯỜI VỢ TUYỆT VỜI CỦA DƯƠNG CHÍ DŨNG

Khoai@

Luật sư chia sẻ giây phút cảm động bên lề vụ án Dương Chí Dũng, đọc mà tí rơi nước mắt

Trên trang cá nhân, luật sư Trần Đình Chiển chia sẻ giây phút cảm động bên lề vụ án Vinalines mà ông tận mắt chứng kiến. Dưới đây là nguyên văn những dòng chia sẻ này.

Hết giờ xét xử buổi sáng thứ 5 ngày 24/4, Tòa tạm nghỉ để buổi chiều tiếp tục lúc 14h. Khoảng 13h30 tôi đến tòa, vào phòng xét xử, thì thấy anh Dương Chí Dũng và mấy anh cảnh sát Tư pháp đã có mặt ở đó, chị Phương - vợ anh Dũng đi theo tôi. Chị ấy đứng ở hàng ghế ngay sau lưng anh Dũng. 

Khi tôi đi qua trước mặt anh Dũng, anh Dũng đứng dậy chào tôi. Ngay liền sau đó chị Phương nói với anh Dũng 1 câu: “Quay lại cho ôm tí nào”. Anh Dũng quay lại, chị Phương nhẹ nhàng ôm chặt lấy chồng còn anh Dũng đưa 2 tay lên cùng với chiếc còng số 8, xòe 2 bàn tay ra ôm chặt lấy má chị Phương và nói: “Anh rất yêu em. Anh có lỗi với tổ tiên, với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, mẹ con em và các cháu”.


Cũng buổi chiều hôm đó, khi phiên tòa đang xét xử, cô con gái thứ hai của anh Dũng – chị Phương đứng ngoài bờ tường gọi với vào nói với tôi: “Chú ơi! Làm thế nào cho mẹ con cháu vào gặp ông với”. 

Tôi lặng người đi vì khi anh Dũng bị bắt tạm giam, chị Phương tổ chức lễ cưới cho cháu, anh Dũng không có mặt. Nay cháu đã mang thai 3 tháng, chưa được gặp lại bố. Anh Dũng cũng chưa hề biết mặt chàng rể thứ hai. Tôi nói với cháu: “Đi ra cổng chính để chú xin bảo vệ xem sao”.

Tôi ra cổng tòa, gặp các anh bảo vệ, các anh bảo: “Phiên tòa hôm nay ai được vào là do lực lượng cảnh sát chứ chúng tôi không có quyền”. Tôi gặp một anh trung úy (mặc dù gia đình anh ấy cũng đã là thân chủ của tôi trong một vụ việc mà gia đình anh ấy là bị hại), nhưng anh ấy rất nguyên tắc bảo với tôi: “Chú vào xin phép Thủ trưởng của cháu đeo quân hàm Trung tá kia kìa. Nếu cháu cho vào mà không có ý kiến lãnh đạo thì sẽ bị kỷ luật”.

Tôi gặp đồng chí Trung tá trình bày sự việc, đồng chí ấy đồng ý và bảo với tôi cho cháu đứng ở bên ngoài, không được vào phòng xét xử.

Khi buổi xét xử hết giờ làm việc, các đồng chí cảnh sát đưa anh Dũng ra xe, cô con gái thứ hai đứng ở hành lang vừa chỉ tay vào bụng vừa kêu to: “Bố ơi! Ông ơi! Cháu chào ông này”. Anh Dũng nhìn cháu với nét mặt vừa vui, vừa buồn; rồi anh giơ tay lên cùng chiếc còng số 8 vẫy vẫy mẹ con cháu và nói: “Bố có lỗi! Ông có lỗi! Nhớ giữ gìn sức khỏe, anh chị em đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc ông bà, chăm sóc mẹ thay bố”. 

Khi anh Dũng chuẩn bị bước lên xe thùng, thì bỗng dưng anh quay ngoắt lại khi nghe tiếng gọi của chị Phương: “Quay mặt lại cái xem nào” và đón nhận nụ hôn gió từ vợ trước khi hai cánh cửa xe đóng sập lại, được cài và khóa cẩn thận. Nghe câu nói của chị Phương với chồng, ai chứng kiến cảnh đó cũng đều thấy xúc động. Chỉ một câu nói thôi nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc, vừa yêu thương, vừa giận hờn. 

Buổi tối hôm đó, mấy mẹ con chị Phương sang thăm tôi. Con gái thứ hai của chị Phương bảo: “Phiên tòa phúc thẩm lần này mẹ lãi nhé”. Mọi người đang buồn nhưng đều buồn cười trước câu nói hồn nhiên của cô bé. Chị Phương còn kể: “Hôm nay tiễn anh Dũng ra xe, em giơ tay chào chồng, anh chị em phóng viên đứng bên cạnh bảo em: "Hôn gió đi, hôn gió đi”.

Tôi bảo chị Phương: “Bài thơ chị làm tặng anh đâu rồi?”. Đang xúc cảm nên chị Phương đọc luôn cho tôi nghe. Tôi gửi lên đây để mọi người hiểu được tấm lòng thủy chung, son sắt, chịu đựng, lo toan của người phụ nữ. 

Khi xuân sang mọi người mừng xuân mới
Anh đến chơi nhà em gội tóc ngoài sân 
Muốn làm quen mà khó quá phải không?
Em bẽn lẽn nhìn anh cười e thẹn
Rồi cứ thế em về anh lại đến 
Mình thân nhau rồi gần gũi nhau hơn
Và em cũng biết anh là biển cả
Nên em muốn mình là bờ cát trắng
Để được sóng anh mãi vỗ về em
Và được cùng anh lái con tàu trên biển
Để cho anh vững lái vượt trùng dương
Nhưng rồi trời đất đảo điên
Có cơn giông tố nổi lên bất thường
Kéo sóng anh hướng ra đại dương
Mênh mông biển cả biết đường đâu anh vỗ bờ
Để lại sau lưng anh bờ cát trắng
Nằm phơi mình những tháng cùng năm
Chỉ còn biết đợi lúc hoàng hôn xuống
Khi biển về chiều để cát trắng được chờ mong,…

SỰ NGHIỆP CỦA "ĐÔI LỨA XỨNG ĐÔI"

Sự nghiệp của "Đôi lứa xứng đôi"...


Đó là "sự nghiệp" của chị Kim Chi và anh Nhật Đăng, hai tân“nhà báo”, hiện đang nổi vật vờ như phao câu vịt trên các trang mạng lề trái. 

Anh và chị được các nhà hoạt động rân trủ trong nước tin tưởng cử đi đấu tố chính quyền Việt Nam về sự “vi phạm tự do báo chí”, sân khấu được sắp xếp tận bên nước Mỹ.

Vậy anh chị là ai và có “sự nghiệp báo chí” thế nào?

Giới thiệu chị Kim Chi - Cành Vàng trước đã.

Cành Vàng, còn có tên khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền Nam tập kết. Năm năm 11 tuổi Cành được Đảng ưu ái cho đi học tại khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tại đây nàng nhận làm em kết nghĩa một anh. Anh nào? Cái tên chả quan trọng lắm... ta hẵng tạm gọi là anh Út.

Khi về nước, nhờ có bố anh Út làm công tác giáo vụ kiêm tuyển sinh tại trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Việt Nam mà Cành Vàng được tuyển vào học lớp diễn viên khoá 1 (1959). Tưởng cũng nên nhắc lại bài thi mà Cành thi thố là bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” và điệu múa “Tân Cương” học được lúc còn ở bên Tàu.

Năm 16 tuổi, mới chỉ đang học năm đầu điện ảnh, anh Út chưa kịp ngỏ lời, thì cô em kết nghĩa đã dẫn người yêu (mà ta sẽ gọi là anh Cả) về giới thiệu với bố con anh Út. 

Sự việc này làm anh Út ra ngẩn vào ngơ. Khốn nạn thân anh, đéo mẹ cha nó! Năm năm bắt tép nuôi cò, cò ăn cho béo cò dò lên cây. Diêu bông hỡi diêu bông...sao em nỡ... nỡ... nỡ...?.

Vội lấy chồng, năm sau (1964), trước nguy cơ có thể trở thành hòn vọng phu, Cành bèn theo tiếng gọi của tình yêu (chứ không phải vì tiếng gọi của non sông, đừng tưởng bở) mà viết đơn tình nguyện vào Nam. Đấy là chị nói thế.

Ban đầu, đơn tình nguyện theo chồng của Cành không được chấp nhận. Cành phải lên tận ông Lành, lúc bấy giờ là Trưởng Ban tuyên huấn TW để khẩn cầu. Cuối cùng thì ông Lành cũng cho phép Cành đi cùng đoàn điện ảnh vào Nam. Vậy là Cành trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường Sơn đi B, được biên chế vào đoàn Văn công Giải phóng, ngay sau đó được kết nạp Đoàn và nhờ vậy mà sau này Cành sẽ trở thành một “nghệ sỹ Cộng sản chính hiệu”, như chị khoe (thật là chẳng cái dại nào giống cái dại nào) với đài BBC.

Từ đó bắt đầu sự nghiệp phim kịch của nàng.

Nhưng, xin nói thẳng và thật, ngay và luôn, rằng sự nghiệp phim với kịch của Cành chả ra cái đách. Thật không thể nhớ Cành đã đóng những vai gì và nào trong phim nào và gì. 

Cho đến bây giờ, khi đã trở thành nổi tiếng, vẫn chẳng mấy ai biết đến các vai diễn của chị. Người ta chỉ biết chị qua các mối quan hệ lùm xùm của anh Cả, vốn là một đạo diễn phim nổi tiếng, với cô diễn viên chính và có thể là cả của chị với ông tác giả kịch bản, người khăng khăng cho rằng chính ông mới thực sự là ... "chính chủ"....trong một "mùa gió chướng".

Tuy vậy, năm 2012 chị vẫn được Hội Điện ảnh ưu ái phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Trong số 30 hồ sơ được phong danh hiệu đợt này, hồ sơ của Cành là một trong ba hồ sơ thuộc diện vớt, ... nghĩa là "đặc cách". Tại sao lại gọi là "đặc cách"? Vì theo thông lệ, phải đạt huy chương vàng bạc gì đó ở các hội diễn hay liên hoan phim nào đó thì mới đủ tiêu chuẩn. Nhưng Hội điện ảnh ái ngại cho cái hoàn cảnh của Cành, bởi từ trước đến giờ chị toàn đóng vai phụ, nay đã già, về hưu đã lâu thì còn bới đéo đâu ra giải với chả rút.

Vì vậy, Cành vẫn được phong Nghệ sĩ ưu tú, tuy vớt, và Cành hồ hởi nhận nó với ba lần cám ơn, chính xác là thế.

Xét cho cùng, Cành đã suốt đời phải đóng vai phụ, chả cứ trong phim kịch mà còn trong cả cuộc đời, trong cả nhà mình. 

Chả thế mà năm 1980, Cành bị cô diển viên trẻ đẹp kia hoặc bị chính anh Cả hoặc cả hai kết hợp đá văng ra khỏi nhà.

Bị đá, Cành lại tiếp tục đóng vai phụ trong một vở mới với anh Hai, tạm gọi thế. Nhưng rồi cuộc hôn nhân lần hai của Cành rồi cũng trở thành thảm kịch với quá nhiều nhân vật quần chúng gồm con anh con em và con chúng ta.

Vì thế, sau hơn 30 năm lưu lạc Cành lại quay trở lại viết tiếp tập 3 với anh Út, cái anh ngày xưa có bố làm tuyển sinh trường Điện ảnh. Rổ rá cạp lại, anh Út vui vẻ hát nhạc chế: Riêu cua hỡi riêu cua.., nay em đã lộn về!!!

Thế còn sự nghiệp "báo chí" của chị đâu? 

Làm gì có! Phim, kịch và đời chị, toàn vai phụ, tịnh không có vai nào liên quan đến báo chí, cho dù là vai diễn viên quần chúng hay xác chết.

À mà cũng nên công bằng bởi trong thời gian làm công tác giảng dạy, Cành nói, chị đào tạo ra một đống nghệ sỹ nổi tiếng. Tuy nhiên, "sự nghiệp" ấy chẳng thấm vào đâu so với bà lão nơi phố tôi, ít nhất thì bà cũng có học trò là một bộ trưởng và hai ông tướng, ngoài ra còn kèm theo rất nhiều ông ăn cắp và nghiện... Nguyên là bà lão phố tôi cũng làm công tác giảng dạy tại nhà trẻ Hoa Sữa đầu hẻm tới hơn 30 năm. 

Nhưng tới năm ngoái, đùng một phát, Cành bỗng trở thành ngôi sao chóa lóa trên hý trường rân trủ. Đó là nhờ chị đã có một hành động rất quái lạ khi viết thư gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam để từ chối một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng, mặc dù không chắc chị có thể có hoặc xứng đáng có cái bằng khen chưa hề có ấy không. 

Nói quái lạ là vì, nếu bằng khen ấy do ông Phó Thủ tướng ký thì chị sẽ vui vẻ nhận và tưng bừng cám ơn hay sao, như đã từng vui vẻ và tưng bừng với Hội Điện ảnh khi "vớt" danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho chị.

Trở thành diễn viên chính một cách bất ngờ nên có lẽ chính chị cũng bất ngờ. Lúc ấy, còn hơi biết ngượng, chị bảo chị “không hề muốn đưa lá thư ấy lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook”.

Đố bà con biết thằng "bạn thân" ấy là thằng đếch nào?

Thưa, đó chính là anh Đèn Ngày đấy.

Anh là ai, “sự nghiệp” của anh thế nào??? 

Đéo phải nói nhiều ! 

Tấm hình này nói lên tất tần tật, cả tông môn, hoài bão và sự nghiệp nhà anh! Hết!

Nhưng, sẽ có người hỏi vặn, tại sao lại "hết", nhỡ sự nghiệp "báo chí" của họ bây giờ mới khởi sắc, bắt đầu từ việc đơn giản là mách bu, rồi mai đây mới tưng bừng khai hoa nở nhụy thì sao?

Vâng, có thể thế, nhưng chẳng hiểu tại sao khi thấy chị vì sự nghiệp "báo chí" mà phải nhờ vả đến cái thứ ...."đèn" như thế này, tôi cứ hình dung ra khu vườn chuối với những tàu lá chuối giãy lên phành phạch dưới bóng trăng lấp loáng trong một đêm động cỡn ... và thấp thoáng đâu đó một "cái lò gạch cũ, bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại"...

Nguồn: Lốc Liếc

KHI LỪA CƯỜI & DỊCH LƯỜI XIN LỖI.

Được đăng bởi phot_phet

Đây là bài biên của anh Mykoyan Sergai aka Mỳ Có Gián Xơ Gai gởi qua hòm thư điện tử. Nay bốt lên.

Anh chào bọn con bò.

Hồi nãy, lúc từ trong phòng mổ bước ra thì một con điều dưỡng gốc bín bần nông bước vào. Mặc dù lối vào khá rộng nhưng con mẹ nó, chẳng hiểu mắt mũi để đâu mà chiếc giày cao gót của nó đạp lên chân anh, đau điếng.

Thấy anh nhăn nhó, con bín bần nông toác mõm ra cười rồi tiếp tục đi!

Có lẽ người Việt là người hay cười nhất thế giới. Ở Nhật, ngoài đường phố, người ta thường cắm cúi bước hay dí tai vào chiếc điện thoại di động. Ở Trung Quốc, vừa đi họ vừa khạc nhổ hoặc nhai nhồm nhoàm một thứ đồ ăn gì đó còn ở Việt Nam thì người ta cười (nếu cái mõm không bị khẩu trang bịt kín).

Trong đời sống, lại càng dễ thấy vai trò của nụ cười và tiếng cười. Ở đâu có người Việt là ở đó có tiếng cười, kể cả trên giảng đường hay các cuộc hội nghị quan trọng. Trong nhà, trong quán ăn hoặc ngoài đường phố thì… khỏi nói!

Có thể nói, cười là một loại hình ngôn ngữ thân thể (body language) đặc biệt của người Việt. Gặp bạn bè thân quen, dân Mỹ, Pháp, Ý... luôn luôn "hello", "hi" "ciao" hoặc "bonjour", còn người Việt chỉ cần nhoẻn miệng ra cười. Thay vì nói "cám ơn", người Việt nhoẻn miệng ra cười, hoặc phải nói "xin lỗi", người Việt cũng cứ con mẹ nó nhoẻn miệng ra cười.

Bạn bè anh, mấy thằng bác sĩ người Pháp, người Singapore, thỉnh thoảng lại nhờ anh "phiên dịch" giùm ý nghĩa nụ cười của người Việt. Chẳng hạn như bác sĩ Chen, khi phát hiện một điều dưỡng vứt mẩu giấy ra sân bệnh viện thì thay vì khiển trách, nó chỉ gọi cậu điều dưỡng ấy đứng lại, rồi khuyên cậu ta nhặt mẩu giấy lên, cho vào thùng rác.

Nói xong, nó chờ đợi một sự nhìn nhận. Nhưng địt con mẹ nó, cậu điều dưỡng… cười!

Với người Việt chúng ta - trong những trường hợp như trên - có thể "đọc” được dễ dàng lời xin lỗi ẩn sau nụ cười ấy. Tuy nhiên, người ngoại quốc - dù gần gũi với người Việt đến mấy, cũng thấy ngỡ ngàng.

Nhưng dù hiểu đúng hay sai, phải thừa nhận rằng người Việt sử dụng nụ cười và tiếng cười thật hào phóng!

Có điều - từ một khía cạnh khác - anh lại nghĩ trong văn hoá giao tiếp, người Việt nói chung - không biết cười.

Bọn con bò ngạc nhiên ư?

Thì đây, cứ tự mình kiểm tra đi. Ra phường xin giấy tờ, có bao giờ bọn con bò gặp một nụ cười không? Đi nộp thuế, nhân viên cục thuế có ai cười với bọn con bò không? Vào bệnh viện, có bác sĩ, y tá nào cười trước khi hỏi bệnh không?

Không phải chỉ những nơi có quyền lực mới thiếu vắng nụ cười. Cứ thử bước vào siêu thị hay nhà sách mà xem, có nhân viên nào cười chào bọn con bò không?

Sau này, khi kinh tế thị trường phát triển, những người bán hàng giảm bớt thứ văn hoá hợp tác xã ngày xưa, tương đối lịch sự hơn. Nhưng lịch sự không có nghĩa là phải cười.

Bước vào tiệm ăn hay quán café do người nước ngoài làm chủ, bọn con bò hãy quan sát và so sánh cách chào khách của họ. Ở các tiệm này, bọn con bò sẽ bắt gặp, hầu như thường xuyên, một nụ cười. Còn các tiệm của người Việt Nam: Những gương mặt lạnh tanh.

Làm sao có thể giải thích hiện tượng nghịch lý: Một mặt, người Việt cười một cách dễ dàng, thậm chí thừa thãi. Mặt khác, lại tiết kiệm nụ cười đến độ có thể nói là cục cằn, thô lỗ?

Viết đến đây, thì con bín bần nông điều dưỡng gọi anh: "Thầy qua coi dùm bệnh nhân vừa mổ túi mật, ổng kêu đau quá".

Nói xong, con bín bần nông cười. Con mẹ nó, anh cũng phải phì cười.

Quay lại chuyện xin lỗi, hình như với người Việt, xin lỗi là cái gì đó ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi lại cảm thấy như bị mất cái gì rất lớn lao nên ít người thích mở miệng dù phạm lỗi hai năm rõ mười. 

Với người phương Tây, xin lỗi là chuyện rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường của Ta thì Tây cũng phải bắt chước vì nếu không, họ sẽ bị coi là bất bình thường.

Thằng bác sĩ người Pháp bạn thân anh là thằng Bombardi chẳng hạn, sau gần 3 năm ở Việt Nam, nó học được đủ kiểu chửi thề. Anh nhắc nó thì nó nhe răng ra cười: “Địt mẹ, em không chửi trước thì đứa khác cũng đụ má mình thôi”.

Nó kể: Ba tháng sau ngày sang Việt Nam, một bữa nó đi xe đạp, không may đụng phải một con bé chân dài ở trước cửa một quán bar trên đường Bùi Viện. Nó sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Nó vội vàng “Xin em tha lỗi” - “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá hai triệu cho bà đây”. Thấy một bọn mặt xanh nanh vàng vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, Bombardi đành nghiến răng móc túi.

Rút kinh nghiệm, lần sau đi chợ Bến Thành, không may nó va phải một tay đầu gấu. Biết mình có lỗi nhưng Bombardi quắc mắt “Địt cụ mày! Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết thằng Tây nói rành tiếng Ta này chẳng phải loại vừa, gã anh chị kia chuồn thẳng.

Từ đó suy ra ở Viết Nam không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương thì dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cứ thoi thẳng cánh là xong…

Anh đi phản xạ Páp con mẹ gì Lốp đây. Mai biên tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

MỘT KIỂU SUY DIỄN ĐÁNG BỊ LÊN ÁN

Một kiểu suy diễn đáng bị lên án

Tác Giả: Amari TX ( John Lee )- VHN.NET

Chiến tranh! khi nhắc đến hai từ đó người ta thường nói đến một quá khứ hào hùng và bi tráng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế cũng có thể đơn giản hiểu tại sao cho tới bây giờ, nhiều người trên thế giới này mỗi khi nói đến Việt Nam lại nghĩ ngay đến chiến tranh. Rất nhiều sách báo đã nói về một Việt Nam với lòng cảm phục trong lòng bè bạn thế giới là một Việt Nam anh hùng. Với mấy nghìn năm lịch sử dựng nước cũng là từng ấy thời gian dân tộc Việt Nam chống giặc giữ nước. Một lịch sử quá đậm nét sử thi từ thời các Hùng Vương cho tới một “Điện biên chấn động địa cầu” và cuối cùng là một”Chiến dịch Hồ Chí Minh” giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Vậy thì làm sao không nhắc đến chiến tranh khi chính ở trong đó, dân tộc Việt Nam đã có nhiều bài học đau thương, mất mát vô bờ bến vùng lên từ đống tro tàn đổ nát, trưởng thành và vững vàng cho đến ngày nay! Phải thế chăng mà người Việt Nam sẽ còn nhắc mãi và không bao giờ quên niềm tự hào về những gì mà cả một dân tộc “Thà thiêu cháy cả dãy trường sơn quyết giành lại độc lập”.
Ấy vậy mà một số người tự xưng danh là nhà “dân chủ cấp tiến” ở trong nước trong thời gian gần đây mà đặc biệt là gần đến những ngày trọng đại của đất nước kỷ niệm những ngày lễ chiến thắng họ lại tung ra các bài viết, những phát biểu đòi “Xét lại lịch sử” !? Tiếc thay trong đó có người trước kia đã từng đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam, họ đã từng là chiến sĩ trong quân đội “Từ nhân dân mà ra” họ tỏ ra “sám hối”, tiếc nuối vì đã “lỡ” một thời theo Đảng. Nay họ đòi “xét lại vai trò lãnh đạo”, vu cáo Đảng cộng sản Việt Nam là”đặt lợi ích Đảng lên trên lợi ích dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường binh đao máu lửa hơn 30 năm”!? hay như: “Đảng chỉ lấy Dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô! Đưa dân tộc Việt nam vào con đường máu lửa. Dân tộc Việt Nam đã phải trả giá máu quá đắt cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam“.!? vv…và vv .Vậy điều này có đúng không ? hay là vẫn là chiêu bài cũ chụp mũ, vu cáo của các nhà “dân chủ” thường làm ?

Chúng ta là người Việt Nam chân chính phải nói một cách dứt khoát, đây luận điệu xuyên tạc lịch sử của họ với ý đồ bôi nhọ, chà đạp trắng trợn lên thành quả cách mạng mà toàn dân tộc phải đánh đổi bằng sinh mạng hàng triệu người con ưu tú, hàng triệu sinh mạng của người dân lành. Luận điệu này chúng ta phải hết sức cảnh giác nó sẽ gây nên sự ngộ nhận, vì đối tượng phát tán tài liệu đã từng là người trải qua chiến tranh, và đã một thời điểm đứng trong hàng ngũ của Đảng. Điều nguy hiểm là một số ít người thiếu hiểu biết lịch sử đất nước và lớp người trẻ sinh ra sau chiến tranh sẽ nhận thức sai lầm dẫn tới phủ nhận thành quả cách mạng, mất lòng tin vào chế độ, vào con đường đi tới của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Vậy đâu là chân lý? đâu là sự thật?
Trong bài viết “Không trung thực trong điều 4 hiến pháp” của một nhà “dân chủ” đăng tải trên mạng RFA Việt ngữ viết: “Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản! Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa ”!?- Xin thưa với nhà “dân chủ” lịch sử của dân tộc Việt Nam buộc phải lên tiếng rằng: khi thực dân pháp xâm lược và cả khi thiết lập được quyền cai trị trên đất nước Việt Nam thì dân tộc này đã kháng cự lại. Đã có biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân dưới ngọn cờ của sĩ phu yêu nước, nhưng tất cả các cuộc kháng cự đó đều bị đè bẹp và bị dìm trong biển máu. Họ “Hối tiếc” vì cụ Phan châu Trinh mất sớm nếu không thì đi theo con đường của Ấn độ đòi lại độc lập từ người Anh ? điều này cho thấy họ đã cố tình bẻ cong sự thật của lịch sử và cố tình suy diễn theo cái lối nói lấy được. Sự thật thì sau nhiều cuộc khởi nghĩa và các phong trào chống pháp không đem lại kết quả, đứng trước vận mệnh của đất nước Đảng cộng sản đã gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc. Phong trào chống xâm lược do người cộng sản phát động không phải là một ngoại lệ, có cùng một mục đích như các phong trào khởi nghĩa trước đó là giành, giữ độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho dân tộc.
Đảng cộng sản Việt nam có “hiếu chiến” như các nhà “dân chủ” quy kết không ? Chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Những ai hiểu biết về cuộc chiến tranh, những người có lương tri trên thế giới, đều đứng về phía Việt Nam. Đáng lẽ sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do để xây dựng chế độ mới. Nhưng thực dân Pháp đã dã tâm quay trở. Chúng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lại Việt Nam từ tháng 9-1945. Trong tình thế vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, tương quan lực lượng bất lợi cho một chính phủ còn non trẻ, chúng ta rất cần một khoảng thời gian để xây dung lực lượng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp. Để đạt được kết quả hòa hoãn, chúng ta đã nhượng bộ, chấp nhận nền độc lập hạn chế và nền thống nhất có điều kiện đó là :Theo Hiệp định Sơ bộ, chúng ta thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc, và khẳng định việc Nam Bộ có trở về với nước Việt Nam hay không là tùy thuộc vào kết quả của một cuộc trưng cầu ý dân. Nhưng thực dân Pháp quyết dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ nước ta. Chúng tăng quân trái phép ở miền Bắc, gây ra nhiều vụ xung đột đẫm máu và cuối cùng, gửi cho Chính phủ ta bức thư, với tính chất như một “tối hậu thư”, đòi quân, dân ta hạ vũ khí. Vậy thì xin hỏi các nhà “dân chủ” vào tình thế như vậy theo các vị thì Đảng cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh xử lý ra sao? Nếu theo cách nói của các vị thì nên tìm một con đường không “không đổ máu”? Sự chọn lựa đó thì chỉ có một con đường là chấp nhận làm kiếp nô lệ mà thôi. Dân tộc này không bao giờ chọn con đường đó, dân tộc này có truyền thống hào hùng giữ nước từ ngàn xưa, một lần nữa đứng lên bảo vệ nền dân chủ cộng hòa non trẻ, hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! cả nước thành chiến trường quyết tâm kháng chiến. Chấp nhận đối đầu với đội quân xâm lược nhà nghề khi không còn đường lựa chọn đó là thể hiện ý chí sắt đá, khát khao của cả một dân tộc vì độc lập, tự do. Nhà sử học Pháp Philíp Đờvile đã nhận định: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”. Sau này Tổng thống Pháp Ph. Mittơrăng, trong dịp sang thăm chính thức Việt Nam tháng 2 – 1993, đã trả lời các nhà báo rằng: “Ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại, nhưng không tìm được. Dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh bị đẩy vào cuộc chiến tranh”.
Xin thưa với các nhà “dân chủ”: chính truyền thống yêu nước, là động lực thúc sự vùng dậy quật cường của dân tộc Việt Nam. Đảng cộng sản kêu gọi toàn dân kháng chiến chống lại quân xâm lược là sự lựa chọn đúng theo truyền thống của dân tộc, nó là một quy luật mà không có sự lựa chọn nào khác. Luận điệu của các vị “dân chủ” rõ ràng hòng quy kết những người cộng sản phát động cuộc kháng chiến chống thực dân pháp là đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến tranh. Họ còn nói rằng: “Trong khi đội quân xâm lược Pháp lực đã kiệt, thế đã tàn thì lực lượng kháng chiến giành độc lập đã lớn mạnh, đang bừng bừng xốc tới, chỉ dấn thêm một bước là cả nước sạch bóng giặc ngoại xâm. Nhưng những người Cộng sản đặt giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc thì giải phóng dân tộc không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của họ. Với ý thức hệ giai cấp, những người Cộng sản Việt Nam coi giải phóng dân tộc không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để họ làm cách mạng vô sản thế giới..”? Thật nực cười cho cái lập luận quái gỡ này, họ gán cho Đảng CSVN theo đường lối bạo lực của quốc tế cộng sản, gọi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta “đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ”, “chiến tranh ủy nhiệm” “miền Bắc xâm lược miền Nam”? Trải qua 9 năm kháng chiến, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước. Đáng lẽ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lập “đê chắn làn sóng đỏ” xuống phía nam đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược chia cắt lâu dài đất nước. Chính Ngô Đình Diệm từng tuyên bố khi sang thăm Mỹ: “Biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17″.

"VẼ" TIỀN GIỎI THẬT

“Vẽ” tiền giỏi thật

ANTĐ - Đôi khi có những việc không đạt được, không hẳn là chuyện đáng buồn, ngược lại còn thấy… vui. Thủ tướng Chính phủ quyết định nước ta không đăng cai ASIAD 18 khiến người dân cả nước thở phào nhẹ nhõm vì không phải “buộc bụng” bỏ ra 150 triệu USD để đua với các nước giàu.

- Chuyện này gần giống như thế cũng dính dáng tới hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng niềm vui kéo dài hơn: Bộ GD-ĐT vừa quyết định xin lùi thời hạn trình Quốc hội đề án đổi mới sách giáo khoa.

- Dù tiền vẫn chỉ tính trên giấy, nhưng gỡ bỏ đề án là may rồi. Đề án này được trình Quốc hội cách đây 3 năm với số tiền đến 70.000 tỷ đồng và Quốc hội không thông qua. Lần này con số 34.000 tỷ đồng khi bị truy vấn mới lộ ra do “sơ suất” tính toán.

- Quốc hội và người dân cùng thở phào vì chưa phải rút tiền trong ngân sách vốn eo hẹp, trong khi nợ công ngày càng tăng cao. 

- Nếu lấy tiền đô, tiền đồng ra để cân đong niềm vui thì e rằng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Xin rút đề án để làm lại liệu có mất 3 năm như trước không hay chỉ là điều chỉnh tiền?

- Vừa mới đây, dư luận bức xúc về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, ông Cục trưởng Đường sắt nói “điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên”.

- Cái “một tí” của ông Cục trưởng là 339 triệu USD. Công nhận là họ “vẽ” tiền, “vẽ” dự án giỏi thật.

Tú Men/ANTĐ

VỤ TIỆM VÀNG THANH MAI: NHỮNG SẺ CHIA TỪ TRINH SÁT

Khoai@

Vụ tiệm vàng Thanh Mai có sai phạm khi giao dịch bất hợp pháp 100 đô la, và bị khám xét, niêm phong số tiền và vàng lên đến có số cả triệu đô la đang làm nóng dư luận.

Báo chí đưa tin ầm ầm, và hết đều đưa tin thiếu thiện chí với lực lượng chức năng. Đã có ý kiến cho rằng đó là hành vi lạm quyền. Tre làng đã có bài đăng "Vụ tiệm vàng Thanh Mai: Phóng viên Báo Dân viên thiếu tâm và tầm". Bài viết nhận được nhiều ý kiến trái chiều, có khi gay gắt từ phía bạn đọc. Tuy nhiên, các ý kiến phản đối chỉ có thể dựa trên cảm tính bằng cách so sánh con số 100 đô la với con số 1 triệu đô la, mà không dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. 

Qua tổng hợp trên Internet, Khoai@ thấy cần thiết phải đưa lời giải thích của phía công an lên để bạn đọc hiểu rõ hơn. Sau đây là ý yến của Trung tá Đặng Ngọc Vinh, đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận Bình Thạnh.
Vào lúc 13h ngày 24/4, các trinh sát của chúng tôi phát hiện, bắt quả tang một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai bán 100 USD lấy hơn 2,1 triệu đồng nên đã lập biên bản quả tang.
Trong quá trình khám xét, chúng tôi phát hiện trong két sắt đặt tại khu vực kinh doanh có 1.164 USD, 2.300 baht và 100 USD của thanh niên vừa bán cho tiệm vàng xong. Ngoài ra, trong lúc khám xét còn phát hiện 559 miếng kim loại màu vàng có in hình rồng, đóng dấu SJC mà chủ tiệm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên lập biên bản tạm giữ để xác minh.
Quá trình theo dõi, trinh sát của chúng tôi là liên tục, trong thời gian dài nên phát hiện nhiều vi phạm của tiệm vàng này. Chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng liên quan mai phục nhiều ngày chứ không phải chỉ thời điểm bắt quả tang đó.
Và:
Trước lúc thanh niên này vào bán ngoại tệ, chúng tôi đã phát hiện một phụ nữ có dấu hiệu mua bán ngoại tệ nhưng làm không kịp, tưởng đã bể nhưng may mắn là có thanh niên đó xuất hiện nên lập tức vào kiểm tra, bắt quả tang ngay. Do bà Mai phản ứng dữ dội quá, chúng tôi phải mời hội phụ nữ tới để vận động, thuyết phục
Đúng là chúng tôi chỉ bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép, nhưng trong quá trình khám xét để thu giữ ngoại tệ, chúng tôi phát hiện số lượng lớn vàng miếng SJC trong két sắt đặt tại khu vực kinh doanh, bà Mai không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc số vàng.