Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

NẠN NHÂN NGƯỜI VIỆT TRÊN CHUYẾN BAY MH17 BỊ BẮN RƠI TẠI UKRAINE

Ong Bắp Cày


Không thể biện minh cho bất kỳ lý do nào để bắn hạ một máy bay dân sự. Đó là một tội ác khủng khiếp, trời không dung, đất không tha.

Xin được chi buồn cùng gia quyến các nạn nhân trong chuyến bay MH17 bị bắn hạ tại Ukraine.

Tội ác rồi sẽ bị trừng trị.

Mong các nạn nhân hãy yên nghỉ!

Danh tính ba mẹ con người Việt trên chuyến bay định mệnh MH17

Kim Dung/Chí Giáp
Kuala Lumper/VietNamPlus

Đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trước cửa Đại sứ quán Hà Lan ở Kiev (Nguồn: AP)

Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã trao đổi với Cục hàng không dân dụng Malaysia và cho biết có ba người quốc tịch Hà Lan gốc Việt đi trên chuyến bay MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine.

Theo đó, danh tính của ba nạn nhân xấu số gồm Nguyễn Ngọc Minh, sinh 15/9/1977, số hộ chiếu NUC 2616F3; Đặng Minh Châu, sinh ngày 23/5/1997, số hộ chiếu NNBR 5FKH1; Đặng Quốc Huy, sinh ngày 1/3/2001, số hộ chiếu NTK 1606R6.

Trước đó, theo hãng tin AP, phát biểu tại một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 18/7 về vụ rơi máy bay nói trên, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung cũng cho hay ông đã nhận được thông tin nói rằng có ba nạn nhân trong số những hành khách trên chiếc máy bay MH17 là người Việt Nam, song chưa rõ danh tính.

Cũng ở phiên họp này, Đại sứ Malaysia tại Liên hợp quốc Hussein Haniff đã thông báo về quốc tịch của 298 nạn nhân trên máy bay MH17 như sau: Hà Lan (189 người), Malaysia (44), Australia (27), Indonesia (12), Anh (9), Đức (4), Bỉ (4), Philippines (3), Canada (1), New Zealand (1) và có 4 hành khách chưa xác định được quốc tịch.

Cũng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng thông báo có một hành khách trên chuyến bay định mệnh là người Mỹ, song cũng mang hộ chiếu Hà Lan.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

THẢM CẢNH LÒ ĐỐT RÁC HAY THẢM CẢNH BÃI RÁC CỦA LỀU BÁO?

- Chiếc lò đốt bị tháo rời, vứt quanh nhà mỗi nơi một bộ phận. Nó đã thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, nhưng cuối cùng, nó rơi vào thảm cảnh. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.

Homemade vòng quanh thế giới!

Cách đây 1 thế kỷ, những người làm như thế này đã được tôn sùng làm bác học! Nhưng chặng đường nhân loại đã đi qua hàng trăm năm, người ta đã khẳng định không có lối tắt nào. Không có lĩnh vực nào chưa được khai phá.

Vậy có cần phát minh lại cái bánh xe của nhân loại? Dĩ nhiên là không và cũng không cần nói những điều to tát.

Sản phẩm tay ngang (nghiệp dư) hay homemade trên thế giới có hằng hà sa số. Báo chí bao phủ tất tật mọi mặt đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật cho đến miếng ăn giấc ngủ của dân. Nhưng!

Lều báo thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, những người có chuyên môn ngại lên tiếng… Và thế là các tay ngang được lên mây như thần đồng, thiên tài bị vùi dập tài năng và cả đất nước hàng 90 triệu người không ai đủ trình độ kiến thức để đánh giá tài năng của tay ngang!

Bài viết này không có ý định bôi bác miệt thị những ai tự mày mò làm ra sản phẩm hữu ích, chỉ muốn nói đôi điều về thực chất vấn đề.

Như đã nói, các sản phẩm dạng này có hằng hà sa số, từ tàu ngầm tàu nổi, ô tô, máy bay tên lửa đến tàu vũ trụ… đủ mọi loại lĩnh vực. Những người làm sản phẩm homemade cũng rất đa dạng, từ cậu bé bị cô giáo mắng vì làm toán sai, cho đến nông dân, kỹ sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu đang tại vị hay đã về hưu. Nhìn chung, các chủ nhân hàng homemade có thể tạm chia thành 3 loại, tuy đôi lúc ranh giới không thật rõ ràng:

1. Những người có đam mê, thú vui, tự bỏ tiền bạc công sức “sáng chế” ra các sản phẩm. Máy bay “Hai lúa” Trần Quốc Hải, Tàu ngầm Trường Sa ở Thái Bình là 2 ví dụ.

2. Những kẻ mưu đồ tiền tài công danh. Loại này có rất nhiều, ở VN có tiến sĩ Việt Kiều Chánh Khê với sản phẩm vĩ đại “máy phát điện” chạy bằng nước. Câu chuyện mới nỏng hổi năm trước, tốn quá nhiều giấy mực và nay im lìm trong nỗi xấu hổ nhục nhã. Ngay cả những cơ quan khoa học “uy tín” như NASA, cũng không tránh khỏi trò tay ngang như thế này, nghiên cứu vũ trụ đi làm nhà sinh vật học: "Sinh vật lạ" của NASA chỉ là "tào lao"?

3. Những người hoang tưởng, thần kinh. Loại này cũng khá nhiều. Thí dụ, ngay lúc này, lò phản ứng nhiệt hạch (fusion reactor), với hứa hẹn đem lại nguồn năng lượng vô tận cho nhân loại, hàng chục viện nghiên cứu, các nhà khoa học tài năng lao tâm khổ tứ hàng chục năm mà không có tiến bộ nào đáng kể. Thế nhưng vẫn có sản phẩm homemade, thí dụ, cậu trẻ Mỹ Conrad Farnsworth:



Tội đồ và nạn nhân

Báo chí trong trường hợp này thay vì đóng vai khách quan, phân tích thấu đáo sản phẩm, nhưng thay vì đó nhu cầu giật gân câu khách đã biến mình thành tội đồ, và các tay ngang thành nạn nhân “tài năng bị vùi dập” còn công trình “sáng tạo, đột phá” chưa từng có trên thế giới thành thảm cảnh. Thí dụ, lò đốt rác nông dân Thái Bình…

Họ thậm chí sẵn sàng dẫn tây tầu hàn nhật. Nhưng không bao giờ dẫn ý kiến của những người có chuyên môn tử tế, thậm chí đổ tội cho các cơ quan chức năng.

Còn những người có thú vui hay đam mê chế tạo càng bị báo chí làm cho thành hoang tưởng. Thêm vào đám đông net, luôn luôn tin tưởng bất cứ cái gì báo chí lẳng ra. Càng hoang đường giật gân, đám đông càng cuồng nộ.

Cụ thể trường hợp lò đốt rác nông dân Thái Bình. Thảm cảnh lò đốt rác phát điện của nông dân Thái Bình, được đăng trên báo Đất Việt. Vô tình hay cố ý, những câu chuyện kiểu này biến thànhcái cớ để chỉ trích, thóa mạ và thậm chí chống đối cơ quan chức năng và chính quyền bằng những lời lẽ thiếu văn hóa, lỗ mãng và hằn học, chẳng hạn như ở blog Nguyễn Quang Vinh – trong khi chính những kẻ to mồm không hề có chút kiến thức nào.


Có rất nhiều người làm chuyên môn hay hiểu biết, nhưng họ ngại lên tiếng vì đám côn đồ hung hãn ăn theo lều báo.

Chúng ta xem qua “công trình” đốt rác phát điện của bác nông dân. Ảnh lấy của báo Đất Việt.

Lò không chắc đã xây bằng gạch chịu lửa? Có đáng gọi là lò đốt rác?

Cái được lều báo phán là nồi hơi bằng gang Đông Anh chế tạo, là cái thùng phi 200 lít cắt đáy. 

Còn lò đốt 2 tầng là cái thùng phi đặt bên trên cái lò xây!

Đây mới là nồi hơi chứ không phải cái lò gạch thùng phi bên trên nhà báo ạ! 


Tua bin?

Những bóng đèn đã sáng được 1 lần.

Chúng ta có hàng nghìn cái lò đốt rác đang vận hàng khắp nơi, và các chủ nhân của nó không dám lên tiếng vì sự hung hãn của lều báo và đám fan cuồng. Đây là 1 số:

Lò đốt rác Cẩm Khê-Phú Thọ

Lò ở Kinh Môn-Hải Dương

Lò ở Tiền Hải - Thái Bình

Lò Viện công nghệ

Lò tự chế ở Bắc Cạn

Có 2 khía cạnh: đốt rác và phát điện. Đốt rác thì không đáng gọi là cái lò đốt rác. Còn phát điện, điểm có vẻ khác biệt để khả quan về phát điện là bác nông dân đốt rác ở nhiệt độ cao.

Có 1 vị người Nhật đã đến xem. Ông này chứng tỏ là người có nghề. Ông ta đi thẳng vào thực chất khi nói: "Trong sáng chế này cái quý nhất là lò đốt rác ở nhiệt độ cao. Khi có lò đốt rác này rồi thì nhiệt năng sinh ra có thể làm được rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ phát điện.

Nếu quả thực ông Kiên có thể đốt rác ở nhiệt độ cao trên 1.400 độ C và làm chủ được nhiệt độ của lò thì sáng chế của ông là duy nhất trên thế giới mà người Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ chưa ai có thể làm được."

Rất hiếm khi thấy người Nhật chỉ trích ai, Đây là 1 câu mà ông người Nhật nêu nghi vấn! chứ không hề có ý khen ngợi. Người Nhật thường hay nói như thế. Và lều báo không hiểu, hay cố tình xuyên tạc thành đến cả người Nhật cũng thấy "Ngọc"!

Làm thế nào để bác nông dân có được 1400 độ C ở cái lò như thế?

Như toàn bộ những gì lều báo trình bày, tất cả vẫn chỉ là ý tưởng. Phép màu chỉ có trong truyện cổ tích. Toàn bộ “sáng chế” của bác nông dân là đồ đồng nát, thô sơ chắp vá, không có gì đáng gọi là sáng chế và còn rất xa mới đạt được mức độ của 1 mô hình phát điện bằng rác. Không có hệ thống bơm, không có thiết bị điều khiển nhiệt độ, áp suất, điện áp… không có gì cả. Vậy làm thế nào để có được những con số này ngoài lấy từ trong sách vở?

Cho đến hiện tại, chiếc lò phát điện của ông Kiên đã có thể làm được 1kg rác sản xuất được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Chiếc máy này cho ra giá thành điện sẽ rẻ hơn 80% giá điện hiện hành. Để vận hình chiếc máy này cũng chỉ cần một vài người, hoặc thậm chí chỉ có mình ông Kiên.
"Công việc chính của người vận hành chỉ là phân loại rác, cho vào guồng, đảm bảo nhiệt độ lò luôn từ 1.600 độ C đến 2.000 độ C" - ông Kiên cho biết.

Còn đây là số liệu đo đạc của sở KHCN-Thái bình: đã đo 5 điểm và chỉ trong mấy tiếng đốt lò của buổi sáng hôm thử nghiệm tháng 8/2012 đã cho kết quả rất thuyết phục như sau: Tại Nhiệt độ cửa nhập nguyên liệu cho nhiệt độ trung bình là 631,85 độ C, tại nhiệt độ trên thân lò 30 cm cho nhiệt độ trung bình là 902,57 độ C. Liệu "Nhà chế tạo nồi hơi Đông Anh" lại không biết sản phẩm của mình có thể đốt rác sinh hơi?

Đây là số liệu đo đạc khí thải:


Chính bác ta thú nhận: về nồi hơi, tôi chưa được cấp chứng chỉ sử dụng cái này của nhà nước, bơm áp suất để đưa nước vào nồi hơi tôi cũng không có khả năng tiếp cận.

Ai đúng? Số liệu đo đạc của sở chứ không phải số liệu trong sách. Với công suất nhỏ như vậy đã không đạt 2 thông số quan trọng. Với qui mô lớn hơn lại càng không đạt, vì có hệ thống xử lý gì đâu. Và ai dám cấp chứng chỉ cho cái nồi hơi mua trôi nổi không rõ nguồn gốc. Sở KHCN- Thái Bình đã làm đúng. Nổ nồi hơi chết người ai chịu trách nhiệm?

Một tiểu xảo thường thấy của đám báo chí: làm ô nhiêm nguồn tin, rồi khai thác cái tin ô nhiễm đó như sự khách quan. Đây là ví dụ:

Những ngày này, người dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) vô cùng ngạc nhiên về việc một người nông dân đã hoàn thiện một chiếc máy phát điện có một không hai trên thế giới khi nguyên liệu để tạo ra điện lại chính từ rác.

Đó chính là ông Bùi Xuân Kiên, một người nông dân chính hiệu với dáng người cao gầy, khắc khổ. Anh cho biết chiếc máy phát điện, chính xác hơn là lò đốt phát điện của anh đã được thai nghén từ nhiều năm nay và chính thức thành công cách đây vài tháng.

Chia sẻ về người nông dân này, trưởng thôn Bùi Khắc Huệ đã hãnh diện: "Ông Kiên là niềm tự hào của chúng tôi, chiếc lò đốt rác phát điện của ông ấy đã hoạt động hiệu quả và với một chiếc lò như vậy hoạt động hết công suất có thể đáp ứng được điện cho 20 gia đình."

Có thể làm ô nhiễm 1 cách rất đơn giản. Thí dụ hỏi: ông Kiên sáng chế cái máy này rất tuyệt vời, thế mà sở KHCN lại cấm. Các bác thấy thế nào?

Nó ô nhiễm vì bị mớm như mớm cung. Những người nông dân không biết gì cả đã bị ô nhiễm và bị dẫn dắt bởi ý nghĩ tuyệt vời. Họ không thấy tuyệt vời vì được bác Kiên cho 20 hộ gia đình dùng điện miễn phí cả tháng.

Khi về lấy tin, họ đã bị cái tuyệt vời làm ô nhiễm ý nghĩ, và mặc nhiên coi nó là đúng. Nói cách khác, tay nhà báo vung vãi chất thải của hắn ra rồi lại liếm chính cái thứ chất thải đó.

Có cái gì là "thảm cảnh"? Không có bất cứ điều gì đáng tin cậy trong toàn bộ câu chuyện này. Phải nói là tay nhà báo vô sỉ và dốt nát nhưng lại rất giỏi kích động tâm lý, từ không dựng chuyện thành có, từ có thổi phồng 1 cách quá đáng thành tài năng bị vùi dập một cách quan liêu vô trách nhiệm bằng câu chuyện hoang đường từ đầu đến cuối. Hậu quả lều báo đang đào tạo một lớp người dốt nát nhưng lại nhắm mắt hung hãn chống đối chính quyền. 

Hãy dừng lại, như thế quá đủ rồi.

Tay ngang đi về đâu?

Đạt được mức ứng dụng thực tiễn là cả một chặng đường gian khó. Hầu hết các sản phẩm tay ngang đều dừng lại ở mức mẫu vật thí nghiệm, một số có thể dùng làm triển lãm như “trực thăng hai lúa”.

Vô cùng ít ỏi có ai đó thành công. Phong trào tự phát sẽ không đi đến đâu, làm gì cũng cần có bài bản, kiến thức và sự chuẩn bị chu đáo về khả năng kỹ thuật, tiền bạc.

Lều báo không bao giờ biết thông cảm và chia sẻ, chúng tiếp tục lợi dụng, biến họ thành nạn nhân, lừa dối bạn đọc với ý đồ xấu xa độc ác. 

Được đăng bởi Dump Ber / Thời Thổ Tả

TRUNG QUỐC TÍNH XÂY GIÀN KHOAN KHÍ HÓA LỎNG KHỔNG LỒ Ở BIỂN ĐÔNG?

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang nghiên cứu khả năng đóng mới một giàn khoan khí hóa lỏng nổi (FLNG) trị giá hàng tỉ USD, cùng với đó là công nghệ chưa từng thử nghiệm để khai thác khí đốt tại vùng nước sâu ở Biển Đông.

CNOOC không đưa ra một thông báo chính thức nào, nhưng nhiều quan chức công nghiệp nước này nói rằng dự án đang trong giai đoạn tiền khả thi. Họ cũng cho biết, Tập đoàn này cũng đã có các cuộc tiếp xúc với các hãng chế tạo hãng đầu thế giới để mời hợp tác.

Giàn khoan FLNG Prelude đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: AFP

FLNG này có hình dạng một chiếc tàu “khủng”, có thể hạ đặt bên trên các mỏ khí để chiết xuất khí và chuyển vào những tàu chở khí hóa lỏng (LNG) vận chuyển. Trên thế giới hiện mới chỉ có khoảng 10 FLNG nằm ở giai đoạn thiết kế, phát triển, với 5 chiếc đang được đóng, hoàn thiện. Mô hình FLNG “khủng” nhất hiện nay là chiếc Prelude, thuộc sở hữu của tập đoàn Shell, dự kiến sẽ được đưa ra khai thác khí ở vùng biển ngoài khơi Australia vào năm 2017. Chi phí để chế tạo Prelude ước tính vào khoảng 12 tỉ USD. 

Giới chức công nghiệp Trung Quốc cho biết, FLNG sẽ là một nhân tố quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong bối cảnh nước này đẩy nhanh việc khai thác nguồn năng lượng đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Hồi tháng trước, Xie Bin, nhà nghiên cứu trưởng về công nghệ nước sâu của CNOOC cho biết tập đoạn này đang đánh giá các yếu tố liên quan đến chế tạo FLNG, nhất là về chi phí và công nghệ, khi lập dự án tiền khả thi. Theo ông Xie, loại FLNG mà Trung Quốc hướng tới có khả năng khai thác, xử lý 2,4 triệu tấn LNG/năm, ít hơn so với công suất 3,6 triệu tấn/năm của Prelude.

Feng Qin, chuyên gia trưởng về thiết kế công trình ngoài khơi, thuộc tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (Sinopec), nói rằng ông có biết về nghiên cứu của CNOOC. "FLNG có lợi thế vượt trội khi khai thác các mỏ khí nước sâu quy mô tương đối nhỏ, so với đường ống dưới biển”, ông Feng bình luận. Tại vùng biển tranh chấp, việc bảo vệ riêng một con tàu sẽ dễ dàng hơn đường ống dài hàng trăm km.

Trung Quốc hiện mới chỉ phát hiện một mỏ khí lớn duy nhất tại vùng nước sâu ở Biển Đông. Đó là mỏ Liwan 3-1 ở ngoài khơi Hong Kong. Mỏ đang được CNOOC và tập đoàn Husky Energy của Canada cùng khai thác. CNOOC hiện có 4 khu vực sản xuất khí đốt ở vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông, phía đông Biển Đông và phía tây Biển Đông. Đặc biệt, công ty này có tham vọng mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam. 

Wang Jinlian, Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp đóng tàu Trung Quốc nói với hãng tin Reuters rằng, chính phủ nước này sẵn lòng hỗ trợ tài chính cho việc nghiên cứu, phát triển xây dựng những công trình cơ khí kiểu FLNG, kể cả những ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất nội địa. 

Phóng viên hãng tin Reuters hiện chưa liên lạc được với giới quan chức Trung Quốc để tìm hiểu thêm thông tin. 

Hoài Thanh (Theo Reuters)

BÁO TRUNG QUỐC THỪA NHẬN GIÀN KHOAN 981 HẠ ĐẶT TRONG VÙNG BIỂN ĐẶC QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã di chuyển khỏi khu vực mà họ hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Báo chí Trung Quốc đã đưa hình ảnh ghi rõ điểm đến của giàn khoan này.

Trên tờ Thâm Quyến nhật báo, sơ đồ di chuyển giàn khoan của Trung Quốc đã được chú thích rõ. Từ sơ đồ này, có thể nhận thấy điểm đến của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sẽ đến phía Đông nam đảo Hải Nam. Điều này phù hợp với những thông báo mà Trung Quốc đưa ra trước đó ít ngày.

Cả Công ty khai thác dầu khí ngoài khơi Trung Quốc và Bộ Ngoại giao nước này đều xác nhận địa điểm hoạt động tiếp theo của giàn khoan là tại khu vực Lăng Thủy thuộc đảo Hải Nam. Theo Tân Hoa Xã, việc di chuyển khỏi khu vực hạ đặt trái phép là để đảm bảo an toàn cho giàn khoan trước cơn bão "Thần Sấm" đang trực chỉ theo hướng đảo Hải Nam với sức tàn phá lớn.

Sơ đồ dịch chuyển giàn khoan tờ Thâm Quyến đưa ra

Cũng ở sơ đồ trên, tờ Thâm Quyến đã thừa nhận khu vực thăm dò trước đó của giàn khoan cách bờ biển Việt Nam khoảng 133 đến 156 hải lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận giàn khoan hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý) của Việt Nam. Cũng trên sơ đồ trực quan này thì có thể thấy điểm giàn khoan khai thác phi pháp gần bờ biển Việt Nam hơn nhiều so với đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Nếu người Trung Quốc có lương tri và biết suy nghĩ thì khi họ nhìn sơ đồ di chuyển giàn khoan trên báo Thâm Quyến, họ sẽ tự hiểu vì sao cả thế giới lên án hành động đơn phương của Trung Quốc thời gian qua.

Anh Tú (theo Shenzhen News Net)

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

CHUẨN ĐÔ ĐỐC LÊ KẾ LÂM: CẢNH GIÁC MỌI ĐỘNG TĨNH, CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: “Cảnh giác mọi động tĩnh, chiến thuật của Trung Quốc”


BizLIVE - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết: Lợi dụng biển Đông có bão, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khảo sát thăm dò tại vùng biển mà họ ngang nhiên đưa giàn khoan 981 vào đặt trong hơn 2 tháng nay trên vùng biển của Việt Nam. 

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Sự thật không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ tổ chức, nhiều thắc mắc được gửi tới sau động thái rút giàn khoan của Trung Quốc hôm 15/7.

Một độc giả băn khoăn: Việc Trung Quốc vừa di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào hiện nay? Trung Quốc có toan tính gì thêm trong bước đi tiếp theo không và Chính phủ Việt Nam sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào? 

Trả lời câu hỏi này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết: Từ 2/5/2014 đến 15/7/2014 Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây nên một sự xáo động rất lớn tại biển Đông. 

Việc làm đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không những gây bất bình trong toàn dân Việt Nam mà còn khiến dư luận thế giới và chính khách các nước lớn trên thế giới đều cảm thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng, đơn phương áp đặt ý đồ chính trị của mình lên các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á. 

Vì vậy, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã cùng với toàn dân Việt Nam từ trong nước cũng như ngoài nước dùng mọi biện pháp (trừ quân sự) đấu tranh đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng với lực lượng bảo vệ hơn 100 tàu các loại, có 4 đến 7 tàu hảu quân và không quân ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc cố tình xâm phạm của Việt Nam.

Ngày 15/7/2014 lợi dụng tình hình biển Đông có bão Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khảo sát thăm dò tại vùng biển mà họ ngang nhiên đưa giàn khoan 981 vào đặt trong hơn 2 tháng nay trên vùng biển của Việt Nam. 

Giàn khoan Hải Dương 981 đã được nhà cầm quyền Trung Quốc di chuyển về đảo Hải Nam của họ.

"Sau vụ việc cố ý áp đặt và chèn ép của người láng giềng Trung Hoa đối với nhân dân Việt Nam, họ còn làm những gì tiếp theo thì chúng ta phải luôn luôn cảnh giác theo dõi mỗi động tĩnh từ chiến lược đến chiến thuật của Trung Quốc hiện nay", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết.

Trước câu hỏi nếu Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan trở lại vùng biển của Việt Nam thì Việt Nam có kiện họ ra Toà án Quốc tế không? Nếu kiện mà không giải quyết được thì Việt Nam sẽ làm gì tiếp theo? 

Thạc sĩ Hoàng Việt, Giảng viên Đại học Luật, thành viên ban nghiên cứu luật biển thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng: Hiện nay mặc dù Trung Quốc đã cho rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị cho khởi kiện hành vi này của Trung Quốc ra tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của công luật biển, chứ không cần đợi tới việc Trung Quốc kéo giàn khoan lại lần nữa. 

"Tuy nhiên, việc phán quyết của một tòa quốc tế nó có tác dụng về mặt chính nghĩa, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không bắt buộc thi hành được đối với Trung Quốc. Vì vậy biện pháp pháp lý chỉ là một trong nhiều biện pháp mà chúng ta cần phải làm để bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông", Thạc sỹ Hoàng Việt nói.

THÓI QUEN TRONG NHÀ HÀNG: SỰ THẬT ĐÁNG NGẠI!

Thói quen trong nhà hàng: Sự thật đáng ngại? 


Thanh Hương

Một nhà hàng tại New York sau khi so sánh những hình ảnh ghi lại được vào năm 2004 với năm 2014, họ đã khám phá ra một vài sự thật. 

Lời người dịch: Tuy rằng hình ảnh những nhà hàng đắt khách tới mức khách hàng phải xếp hàng ngoài cửa để vào ăn chưa phổ biến ở Việt Nam, và vì thế vấn đề được nêu ra trong bài báo này sẽ không thực sự có ý nghĩa với người đọc Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề về đạo đức và ứng xử được đặt ra trong câu chuyện này là một vấn đề rất đáng để tham khảo. 

Thói quen trong nhà hàng: Sự thật đáng ngại? 

Một nhà hàng đắt khách tại New York gần đây nhận được nhiều phàn nàn về việc phục vụ chậm chạp, đến mức họ phải thuê một công ty chuyên trách để điều tra sự việc này. Và khi họ so sánh những hình ảnh ghi lại được vào năm 2004 với năm 2014, họ đã khám phá ra một vài sự thật đáng kinh ngạc. 

Sự việc như sau: 

Chúng tôi là một nhà hàng có tiếng với cả các khách địa phương cũng như khách du lịch. Vì đã mở cửa từ nhiều năm nay, nên chúng tôi đã nhận thấy, trong khi số lượng khách chúng tôi đón tiếp mỗi ngày tại thời điểm này là ngang ngửa với khoảng 10 năm trước, nhưng việc phục vụ trong nhà hàng chúng tôi trở nên chậm chạp hơn hẳn dù chúng tôi đã tăng số lượng nhân viên lên và cũng giảm bớt số món trong thực đơn. 

Một trong những lời phàn nàn chúng tôi, và cả một số nhà hàng khác trong khu vực, nhận được là, phục vụ quá chậm chạp và/hoặc là khách hàng phải chờ đợi quá lâu để có được chỗ ngồi. 

Chúng tôi quyết định thuê một công ty để tìm hiểu về vấn đề bí ẩn khó hiểu này, và đương nhiên, điều đầu tiên họ kết luận là các nhân viên của chúng tôi cần phải được đào tạo kĩ càng hơn, hoặc đơn giản là có thể các nhân viên trong nhà bếp chưa đủ sức để phục vụ lượng khách hàng ngày. 

Cũng giống như hầu hết các nhà hàng khác tại New York, chúng tôi có một hệ thống camera ghi hình, và khác với hệ thống kĩ thuật số hiện nay, 10 năm trước chúng tôi vẫn phải dùng hệ thống ghi hình vào băng cối, và những cuốn băng này chỉ được giữ lại trong vòng 90 ngày. 

Công ty điều tra có đề nghị chúng tôi lục lại những băng cũ này để phân tích lại chất lượng phục vụ của nhân viên thời điểm 10 năm trước và so sánh với thời điểm hiện tại. Tất nhiên là chúng tôi không thể tìm thấy một cuốn băng nào cả. 

Thật may mắn làm sao, chúng tôi tìm lại được một số máy ghi hình, và trong mỗi chiếc máy lại còn sót lại một cuốn băng cuối cùng, cuốn băng mà không ai trong chúng tôi thèm tháo ra khi nâng cấp toàn bộ hệ thống lên kĩ thuật số. 

Thời điểm được ghi lại trên băng là ngày 1 tháng 7, thứ Năm, năm 2004. Ngày hôm đó nhà hàng rất đông khách. Chúng tôi đã xem cuốn băng đó song song với những hình ảnh được ghi lại vào một ngày thứ Năm khác, ngày 3 tháng 7 năm 2014. Trên cả hai màn hình hiện lên số lượng khách khá tương đương nhau. 

Sau đây là những gì chúng tôi tìm thấy. Chúng tôi đã theo dõi tổng cộng là 45 giao dịch khác nhau để thu được những thông tin sau: 

2004: 

Khách hàng đi vào. 

Họ được đưa vào bàn và mời xem thực đơn, có 3 trong số 45 khách muốn đổi chỗ ngồi. 

Trung bình mỗi khách hàng mất khoảng 8 phút xem thực đơn trước khi họ gấp chúng lại, tỏ ý đã sẵn sàng để gọi món. 

Gần như ngay lập tức bồi bàn có mặt để ghi món. 

Các món khai vị được mang ra trong vòng 6 phút, tất nhiên những món phức tạp hơn thì mất thời gian hơn một chút. 
Có 2 trong số 45 khách trả lại món ăn. 

Các bồi bàn trong trạng thái theo dõi và trực chờ trong trường hợp khách hàng cần đến họ. 

Sau khi khách ăn xong, hoá đơn được mang đến, và trong vòng 5 phút sau đó là khách đứng lên rời khỏi nhà hàng. 

Thời gian trung bình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc: 1 tiếng 05 phút. 

2014: 

Khách bước vào nhà hàng. 

Khách hàng được đưa vào bàn và mời xem thực đơn, có 18 trong số 45 khách đòi đổi chỗ. 

Trước khi họ mở thực đơn ra xem, họ lấy điện thoại ra, một số thì chụp hình còn một số khách thì chỉ đơn giản là làm cái gì đó trên điện thoại của họ (xin lỗi chúng tôi không biết họ làm gì nữa và chúng tôi đương nhiên không kiểm soát hoạt động cá nhân của khách). 

Có 7 trong số 45 khách gọi bồi bàn tới ngay lập tức, nhưng là để chìa điện thoại của họ ra cho bồi bàn xem xét một cái gì đó và đoạn này chiếm khoảng 5 phút của bồi bàn. Sau này chúng tôi đã tìm hiểu và được biết rằng những khách này không vào được wifi và yêu cầu các bồi bàn tới giúp họ. 

Cuối cùng thì cũng đến lúc bồi bàn phải tới hỏi về việc gọi món. Hầu hết các khách còn chưa thèm mở cái thực đơn ra và đề nghị bồi bàn cho họ thêm thời gian. 

Rồi khách cũng mở menu ra, tuy nhiên, tay vẫn cầm máy điện thoại và tiếp tục làm gì đó trên điện thoại của họ. 

Bồi bàn quay trở lại để hỏi xem khách đã sẵn sàng gọi món hay chưa, hay có thắc mắc gì hay không. Khách yêu cầu thêm thời gian. 

Và cuối cùng thì khách cũng sẵn sàng để gọi món. 

Tổng cộng thời gian trung bình từ lúc khách ngồi xuống bàn cho đến khi gọi món khoảng 21 phút. 

Các món khai vị vẫn được mang ra sau khoảng 6 phút, và tất nhiên những món phức tạp hơn thì vẫn mất nhiều thời gian hơn. 

Khoảng 26 trong số 45 khách dành khoảng 3 phút ra để chụp ảnh món ăn của họ. 

14 trong số 45 khách chụp ảnh cùng nhau với dĩa đồ ăn ở phía trước mặt họ hoặc như thể họ đang ăn món ăn đó. Đoạn này cũng mất khoảng 4 phút vì họ chụp xong lại xem lại ảnh và đôi khi phải chụp lại tấm khác. 

Có 9 trong số 45 khách muốn hâm nóng lại đồ ăn của họ. Rõ ràng là nếu họ không dành thời gian làm việc gì đó trên điện thoại hoặc chụp ảnh với đồ ăn của họ thì đồ ăn đâu có bị để đến nguội đi như vậy. 

Lại có 27 trong số 45 khách yêu cầu bồi bàn chụp ảnh nhóm cho họ. 14 người trong số này yêu cầu bồi bàn chụp lại một tấm khác khi họ không hài lòng với tấm hình đầu tiên. Tổng cộng thời gian trung bình cho quá trình này, bao gồm cả màn chit chat giữa các khách cùng nhóm về những bức ảnh mất khoảng 5 phút thời gian của bồi bàn, và rõ ràng là làm cho những bồi bàn này không thể chăm sóc cho những bàn khác trong khu vực trách nhiệm của họ. 

Hầu hết các trường hợp khách hàng này đều luôn có vẻ bận rộn với điện thoại của họ tới mức mất thêm khoảng 20 phút nữa kể từ lúc họ ăn xong tới khi họ gọi tính tiền. Và ngay cả khi hoá đơn đã được mang ra thì họ cũng mất nhiều hơn 15 phút so với 10 năm trước để thanh toán và đứng lên đi về. 

8 trong số 45 khách va phải người khách khác hoặc là các bồi bàn trong quán do họ vừa đi vừa cắm mặt vào điện thoại. 

Và thời gian trung bình từ khi bắt đầu đến kết thúc là: 1 tiếng 55 phút. 

Đúng, chúng tôi hoàn toàn biết ơn tất cả các khách hàng đã lựa chọn nhà hàng chúng tôi để dùng bữa, nhất là khi ngoài kia ngày càng có nhiều lựa chọn hấp dẫn. Nhưng các thượng đế ơi, các bạn có thể biết nghĩ cho những người khác một chút hơn được không? 

Ảnh: ST Theo Báo Của Nick/ Distractify

DẠY CON VỀ KẺ MẠNH

Dạy con về kẻ mạnh


Bắt nạt không đơn giản là "chuyện trẻ con” chỉ thường xảy ra ở chốn học đường. Trên thực tế, chuyện bắt nạt ở nơi nào, lúc nào cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Câu nghị luận xã hội môn văn khối C thi ĐH năm nay hỏi thí sinh quan điểm về kẻ mạnh, kẻ yếu vì thế được xem là câu hỏi rất hay. 

Dạy con từ thuở còn thơ

"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ… Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” ("Đời thừa” của nhà văn Nam Cao), vậy điều gì làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như mỗi quốc gia? Triết lí nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ, đã được học sinh hôm nay bàn tới trong nhiều hứng khởi.

Trong cuộc sống ai mà không mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Kể cả con trẻ, nhưng không phải ai cũng biết thế nào là kẻ mạnh. Báo giới đã nói tới quá nhiều vụ bắt nạt dã man ở học đường, mà phổ biến là tẩy chay, chế nhạo, cô lập, tấn công bằng lời nói, bạo lực thể chất, trấn lột, bắt nạt qua mạng…, phô trương sức mạnh của mình, hành xử như một kẻ mạnh ức hiếp kẻ khác. Thứ "đòn roi” này có thể hủy hoại thể diện, thanh danh hoặc thậm chí cả cuộc đời một học sinh. Nghe có vẻ khó tin nhưng đó lại là sự thật.

Một đồng nghiệp cho biết ở Anh có khoảng hơn 40% số vụ tự sát ở giới trẻ liên quan phần nào đến sự bắt nạt. Vậy phải dạy con ra sao nếu bị bắt nạt?

Các chuyên gia cho rằng với các hình thức bắt nạt thì các em đều cần chia sẻ với cha mẹ, thầy cô. Đừng quy lỗi cho con mà hãy bày tỏ sự quan tâm thực sự. Các con không đơn độc. "Quan trọng nhất là giáo dục và giúp các em đối đầu với các đối tượng thích bắt nạt kẻ khác. Dạy các em thói quen nhìn thẳng, đi đứng toát ra một vẻ tự tin. Có phương cách tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt, tìm người lớn để giúp đỡ lúc lâm nguy”.

Song có hai điều nhiều bậc cha mẹ khôn ngoan thường dạy con từ bé, dạy bằng trải nghiệm và dạy qua sách vở. Đó là không dễ thay đổi được người khác và thay đổi được hoàn cảnh, nhưng ta hoàn toàn có thể thay đổi được chính mình, kiểm soát và hoàn thiện chính mình. Và dạy từ sách vở, như nhà văn Nam Cao quan niệm: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

Khi cha mẹ, thầy cô hiểu kẻ mạnh thực chất là kẻ mang trong mình phẩm chất gì, cần làm gì để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuốc sống này, con trẻ cũng sẽ hiểu rằng người quen thói bắt nạt cũng như ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau chính là người yếu, người xấu, người ác, mà có thể chính họ nhầm lẫn, nghĩ mình là kẻ mạnh. Hành động của kẻ mạnh như vậy chỉ che đậy bản chất yếu đuối của mình, chỉ khiến họ dễ bị lợi dụng. Giản dị vì kẻ mạnh chỉ thực sự mạnh khi biết giúp đỡ người khác, sống thân thiện, hòa bình… 

Câu nghị luận xã hội trong đề thi văn yêu cầu thí sinh bày tỏ chủ kiến về kẻ mạnh, kẻ yếu, về sức mạnh chân chính của một quốc gia, hướng học sinh đến những lối sống cao đẹp, lành mạnh, hoàn toàn có thể dạy cho con em ta nói chung, từ mỗi gia đình. Quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi người, từ tấm bé. 

Cội nguồn sức mạnh chân chính còn là sự lạc quan, niềm hứng khởi, những nỗ lực chiến thắng bản thân, thắng những cám dỗ tầm thường, ích kỷ. Và tập thói quen không quan tâm điều kẻ bắt nạt nghĩ, tự tin ở những người tử tế. Đó có thể là cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo, những người luôn sẵn sàng "giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”. Cứ như vậy, "nếu nhiều kẻ rắp tâm bắt nạt bạn, bạn sẽ cảm thấy thậm chí còn mạnh hơn nhiều lần”. 

Phương Anh/Báo Đại Đoàn Kết