Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

NI SƯ ĐÀM LAN KHÔNG LIÊN QUAN TỚI VIỆC MUA BÁN TRẺ EM Ở CHÙA BỒ ĐỀ

(NLĐO) - Chiều 12-8, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích tại chùa Bồ Đề và ni sư trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan tới việc mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.


Ni sư Thích Đàm Lan tỏ ra đau buồn khi trao đổi với báo chí về sự việc xảy ra ở chùa Bồ Đề. Ảnh: MP

Trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy TP Hà Nội chiều nay 12-8, ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội).

Theo ông Phan Đăng Long, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội chưa có kết luận điều tra về vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề nên UBND TP Hà Nội chưa thể công bố. Tuy nhiên, kết luận điều tra bước đầu mà ông Long nắm được cho thấy việc mua bán cháu Cù Nguyên Công (thường gọi là cháu Lãi) chỉ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang và không liên quan đến ni sư Thích Đàm Lan (trụ trì chùa).

Ngoài ra, ông Long cho biết Công an quận Long Biên cũng đã điều tra và xác định không có chuyện 11 cháu bé ở chùa Bồ Đề mất tích như một số đơn thư phản ánh trong thời gian qua. “10 cháu đã được đưa về với gia đình của mình và 1 cháu bé được một gia đình nhận làm con nuôi. Không có chuyện mua bán trẻ em hay mất tích như dư luận phản ánh”- ông Long nói.

Tuy nhiên ông Long cho rằng để xảy ra vấn đề này thì trách nhiệm của trụ trì chùa Bồ Đề không phải là không có. “Theo tôi được biết sáng thứ 5 tuần (ngày 14-8), Công an quận Long Biên sẽ tổ chức họp báo công khai về chuyện này”- ông Long nói.

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) đã chuyển hồ sơ sang VKSND TP Hà Nội đề nghị khởi tố 2 bị can trong vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề về Tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 3 năm tù tới chung thân. Hai bị can bị đề nghị khởi tố là Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

Nguồn:Thế Kha/Người Lao Động

Nhà báo Mỹ: CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE LÀ DO HOA KỲ TỔ CHỨC

Nhà báo Mỹ: Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là do Hoa Kỳ tổ chức

Nhà phân tích quốc tế lão luyện Hoa Kỳ- William Pfaff khẳng định rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine là do “công lao” của Hoa Kỳ.

Nhà báo- nhà phân tích quốc tế lão luyện Hoa Kỳ William Pfaff

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang đẩy đến một cuộc chiến tranh lớn chính là do sự khởi xướng của Mỹ. Nhắc nhở chúng ta về điều này là nhà báo- nhà phân tích quốc tế lão luyện Hoa Kỳ William Pfaff, người đã một phần tư thế kỷ, từng phụ trách chuyên mục quốc tế của báo International Herald Tribune, và trong những năm gần đây đã xuất bản một loạt cuốn sách về chính sách đối ngoại và vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ.

William Pfaff hiện đang sống ở Paris và chính ở đây, ông đã suy nghĩ về các sự kiện ở Ukraine, mà ông gọi là một thất bại, và thực sự nỗ lực của Mỹ để đưa Ukraina vào vùng ảnh hưởng của NATO và Liên minh châu Âu, cũng như "một bước tiếp theo và có lẽ làbước cuối cùng dẫn đến sự phản bội ngu ngốc của Mỹ và châu Âu”, tức là - "vi phạmthỏa thuận với Mikhail Gorbachev, vi phạm lời hứa của Tổng thống George HW Bush- cha rằng không đưa quân đội NATO đến sát biên giới của Nga."

William Pfaff viết: "Tôi thấy rất đáng lo ngại khi thấy ở Mỹ và phương Tây rất ít tiếng nói độc lập và công khai bình luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ít người biết rằng chính Hoa Kỳ là người tổ chức tất cả điều này; Cuộc đảo chính Tháng Hai ở Ukraine đã được chuẩn bị bởi Washington. "

Để đi đến kết luận này, William Pfaff dẫn ra vai trò được biết đến của các quan chức Mỹ -. Từ Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland- người đã nỗ lực đặt người bạn ở Ukraine "Yatsa" tức E. Yatsenyuk dưới sự bảo trợ của mình; cho đến đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama- người đã vội vã mời chính anh bạn "Yatsa" này đến Nhà Trắng ngay sau khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, theo William Pfaff, "là Tổng thống dù tham nhũng, nhưng được người dân Ukraina bầu chọn một cách hợp pháp”.

Nhà báo Mỹ kỳ cựu cho rằng mục đích và lợi ích của Hoa Kỳ là sự bùng nổ của cuộc nội chiến ở Ukraine giữa Đông và Tây. Và điều này được thực hiện trong khuôn khổ"cho Nga không thể hình thành một liên minh với Đức, nơi Hoa Kỳ nhìn thấy các nhà lãnh đạo tương lai của một châu Âu mạnh mẽ." 

Trâm Anh- Thành viên Google.tienlang
========

Mời đọc bản gốc tiếng Anh:

America Started This Ukraine Crisis
on 2014/8/6 16:10:00 (3660 reads)

Paris, August 7, 2014 -- I find it very disquieting that so few among the West European and American commentators on the Ukraine crisis, private or public, seem concerned that the United States has started this affair, and that it is not inconceivable that it may end in a war.

Worse yet, Washington’s demonization of Vladimir Putin has been so successful in the American press and public, and its secrecy about the American role in Kiev, has left the public in the United States and in NATO Europe convinced that this has all been the result of a Russian strategy of aggressive expansion into Ukraine, and not a bungled and essentially American attempt to annex Ukraine to NATO and the European Union, and to undermine the domestic political position of President Putin — which all has gone badly and dangerously wrong.

The Ukrainian coup d’état in February was prepared by Washington. Why else were the State Department official in charge of Europe and Eurasian Affairs, Victoria Nuland, together with officials of the European Union and a number of intelligence people present, in company with the “moderate” Ukrainians programmed to take over the government after the planned overthrow of the corrupt (but elected) President Viktor Yanukovych? Even President Obama, in Mexico for a “summit”, was waiting to supply a video feed speeding the overthrown Mr. Yanukovych on his way, and congratulating the “democratic” victors.

But then, as the night wore on, things got out of hand. The riot police and the opposition forces went out of control. In a video made at the time, the American candidate for prime minister, Arseniy Yatsenyuk, said desperately, “Ukraine is in a big mess.”

Even though the immediate mess was eventually sorted out, and Mr. Yatsenyuk (“Yats” to Secretary Nuland) was soon (briefly) the prime minister -- and immediately was welcomed to Washington to dine at the White House with the American president -- one must ask what was accomplished by all this that did not discredit the United States and the EU, and draw towards Ukraine and the American troops today deployed in Poland and the Baltics, and towards NATO itself, the storm-clouds of a useless war?

It is the latest (and probably last) step in a foolish American and European betrayal of the promise given to Mikhail Gorbachev by President George H.W. Bush, at the time of the unification of Germany, that if the Soviet Union agreed to a newly united Germany’s assuming the Federal Republic’s existing place as a member of NATO, no NATO troops would be stationed in what formerly had been the Communist German Democratic Republic.

THIẾU ÚY CẢNH SÁT BỊ CHÉM TRÚNG MẶT VẪN DŨNG CẢM BẮT CÔN ĐỒ

Thiếu úy cảnh sát bị chém trúng mặt vẫn dũng cảm bắt côn đồ

Thấy hai tên giang hồ đuổi theo người dân trên phố, thiếu úy cảnh sát lao tới can ngăn liền bị chúng rút dao chém. Sĩ quan công an dũng cảm tay không bắt giữ tên côn đồ giữa phố.

Sáng 12/8, tổ công tác Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an Hà Nội) do Trung tá Đào Duy Huấn chỉ huy, làm nhiệm vụ tại chốt Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), phát hiện 2 nam thanh niên đi trên xe máy vẻ mặt hung tợn va chạm với một người dân đi đường dẫn đến cãi vã.

Thiếu úy Võ Minh Hiếu làm nhiệm vụ gần đó tới giải quyết để tránh ùn tắc giao thông. Thấy lực lượng chức năng xuất hiện, cả 3 người chủ động lên xe di chuyển. Hai thanh niên vẻ mặt hung tợn vờ bỏ đi nhưng vẫn bám theo người dân vừa va chạm với mình tìm cách gây sự. Nhận thấy hiện tượng khả nghi, chiến sĩ CSGT đuổi theo ngăn chặn.

Thiếu úy Hiếu dũng cảm bắt giữ kẻ giang hồ đâm chém người đi đường.

Hai tên này theo sát người thanh niên va chạm với mình trước đó đến ngã tư có đèn đỏ. Bất ngờ, gã ngồi sau nhảy xuống xe, rút hai dao bầu lao đến chém nạn nhân. Thiếu úy Võ Minh Hiếu thấy vậy lao tới khống chế cũng bị hắn vung dao chém vào mặt, vai.

Dù bị thương, chảy nhiều máu, thiếu úy cảnh sát vẫn dũng cảm lao vào khống chế kẻ chống người thi hành công vụ, ngăn hắn không làm hại tính mạng người dân. Bắt được tên côn đồ, lực lượng CSGT đã bàn giao cho công an phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) để xử lý. Đồng bọn của tên này lợi dụng thời cơ bỏ chạy.

Người thanh niên điều khiển xe máy không may va chạm với 2 tên côn đồ là Nguyễn Mạnh Hà (29 tuổi, nhà ở quận Nam Từ Liêm). Sau khi bắt giữ kẻ chém người, lực lượng CSGT đã đưa anh Hà vào bệnh viện điều trị thương tích. Thiếu úy CSGT cũng được đồng đội chuyển viện chữa trị.

Tại công an phường Thanh Xuân Trung, kẻ chống người thi hành công vụ khai tên là Nguyễn Mạnh Hùng (27 tuổi). Đồng bọn bỏ chạy là Trần Minh Thùy (28 tuổi, cùng ở huyện Đan Phượng, Hà Nội). Ngoài 2 dao bầu, cảnh sát thu giữ trong người Hùng nhiều vam phá khóa xe máy.

Việt Đức

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

TRUNG QUỐC KHÔNG NGHIÊM TÚC TRONG ĐÀM PHÁN COC

TT - Hôm qua, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) đã ra thông cáo chung kêu gọi các nước kiềm chế trên biển Đông và đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại hội nghị ngoại trưởng cấp cao Đông Á ở Myanmar ngày 10-8 - Ảnh: AFP

Trong thông cáo chung, ngoại trưởng các nước ASEAN có mặt ở thủ đô Naypyitaw của Myanmar “bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm leo thang căng thẳng trên biển Đông”. Các ngoại trưởng “thúc giục các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông”.

Các bên cần giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Ngoại trưởng các nước ASEAN cho rằng các bên cần phải thực thi hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử trên biển Đông (DOC). Điều quan trọng nhất là ASEAN và Trung Quốc đàm phán thực chất để sớm xây dựng COC.

Lo ngại chưa từng thấy
Những gì Trung Quốc nói khác xa với những gì họ làm
Ngoại trưởng Philippines 
ALBERT DEL ROSARIO
Thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng ghi nhận kế hoạch ba bước của Philippines nhằm giảm căng thẳng trên biển Đông. Đó là đình chỉ các hành động khiêu khích, thực thi DOC và giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế trọng tài quốc tế.

Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho biết các nước ASEAN ủng hộ sáng kiến của Manila. Trước đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng chính thức đưa ra lời kêu gọi các bên ngừng lập tức những hành động gây bất ổn và leo thang căng thẳng trên biển Đông.

AFP dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ có mặt tại Naypyitaw tiết lộ tại AMM-47 và ARF, các nước thành viên ASEAN “đã thể hiện rõ sự lo ngại ngày càng gia tăng đối với hành vi leo thang của Trung Quốc”. Các cuộc thảo luận tại phòng họp kín cho thấy sự quan ngại “ở mức độ cao chưa từng thấy”.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario thẳng thừng phát biểu rằng cả khu vực đều tận mắt chứng kiến “những hành động khiêu khích, gây hấn ngày càng gia tăng trên biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”.

Ông Del Rosario chỉ đích danh Trung Quốc rằng nước này cần lập tức ngừng các hành động đi ngược lại DOC, bao gồm việc cải tạo đất trên biển Đông, xây hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hay có ý đồ xây căn cứ không quân ở quần đảo Trường Sa.

“Trung Quốc đang muốn hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền của họ trước khi COC được thành lập và tranh chấp được giải quyết ở tòa án trọng tài” - ông Del Rosario chỉ trích.

Các quan chức Mỹ đánh giá ngôn ngữ của thông cáo chung dù không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc nhưng mang tính chỉ trích cao và cản trở ý đồ kéo dài thời gian của Trung Quốc. “ASEAN quyết định rằng việc chỉ tập trung tuyên bố những điểm tích cực là không còn đủ nữa” - quan chức Mỹ bình luận.

Các nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh Washington không hề có ý định đối đầu với Bắc Kinh, nhưng muốn bảo vệ các nguyên tắc và lợi ích chung trong khu vực. “Những gì xảy ra ở đây không chỉ là vấn đề với khu vực hay Mỹ mà với toàn thế giới” - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tại Naypyitaw.

Trung Quốc vẫn hung hăng

Bất chấp phản ứng lo ngại của ASEAN, Trung Quốc vẫn tỏ ra hung hăng về vấn đề biển Đông. Tại AMM-47, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mô tả Bắc Kinh “không phải là bên gây hấn trong vùng biển tranh chấp” và đe dọa “sẵn sàng thực hiện các hành động mạnh mẽ và rõ ràng để bảo vệ chủ quyền”.

Ông Vương Nghị bác bỏ kế hoạch ba bước của Philippines với lý do đề xuất này “làm đứt quãng đàm phán giải quyết tranh chấp, hủy hoại lợi ích chung của Trung Quốc và ASEAN, có ý đồ khác”...

Ông Vương chỉ trích Philippines đã thực hiện trước bước thứ ba trong kế hoạch ba bước là kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan). Ngoại trưởng Trung Quốc cũng phản bác lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Ông Vương nhấn mạnh Bắc Kinh “sẽ không lùi bước trong việc bảo vệ chủ quyền biển” và tiếp tục luận điệu cũ rích là chỉ chấp nhận đàm phán song phương với các nước tranh chấp chủ quyền.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ những lời kêu gọi giảm căng thẳng. “Kế hoạch của Trung Quốc là cản trở ngoại giao, trói buộc ASEAN trong các cuộc đàm phán dằng dai, không biết bao giờ mới chấm dứt” - giáo sư Thayer nhận định.

Trả lời Tuổi Trẻ, giáo sư Renato C. De Castro thuộc ĐH De La Salle ở Philippines cũng cho rằng Trung Quốc không hề nghiêm túc trong việc đàm phán bởi nước này đã xác định quyết làm chủ toàn bộ biển Đông.

Hiếu Trung

NÀY HOÀNG THANH TRÚC, LẠI ĐÂY CHỊ BẢO

Ong Bắp Cày


Này, lũ lĩ bã đậu chúng mày, nghe đây chị bảo.


Chị đã tự hỏi, vì sao hôm qua một loạt trang lá vông lá mít đồng loạt đăng bài chửi thằng Cuteo@ vì bài phản biện của nó có tựa: "Về Hội Nghị Thành Đô của Mặc Lâm RFA"?.


Bài của thằng Cuteo@ chỉ đơn thuần bóc mẽ con Mặc Lâm (RFA), cùng đám lâu la trâu ngựa kêu gào Việt Nam phải bạch hóa thông tin về Hội nghị Thành Đô cho "nhân dân" biết. Lẽ dĩ nhiên, chị hiểu chả có "nhân dân" nào ở đây cả, chỉ là đám hề vong nô phản quốc chúng mày và những kẻ cõng rắn cắn gà nhà núp bóng, tiếm danh nhân dân mà thôi.

Một bài dài dòng với giọng lưỡi cú diều của những kẻ ít học chả có gì đáng nói, ngoài việc đòi bạch hóa thông tin Thành Đô, đọc mà phát ngán, thấy buồn ị. Nhân đây chị cũng mở não khai sáng cho cả lũ, cả lĩ, cùng họ hàng hang hốc chúng mày luôn và ngay. 


Chị cũng nói cho thằng Hoàng Thanh Trúc cùng lũ RFA, Dân Làm Báo, Chính Luận, Anhhaisg, hay gì gì đó của chúng mày rằng, nội dung của Hội nghị Thành Đô chỉ có những lãnh đạo cao cấp vào bậc nhất Việt Nam và Trung Quốc được biết. Ngay cả chị mày đây cũng chưa được biết, nhưng chị vẫn chửi chúng mày ngu. Thế mới hiểm.


Chị cũng đéo cần phải che đậy, chị đây cũng muốn biết nội dung cụ thể của nó là gì, nhưng vì chị là người chứ không phải là ngợm như chúng mày nên chị kiềm chế mà không tru lên rằng: Tao phải được biết. 


Thằng Mặc Lâm hay thằng Cuteo@ cùng đồng ý với nhau rằng, "Hội nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối", có nghĩa là cụm từ đó được chúng mày nhắc đi nhắc lại đến váng cả đầu. Và thêm nữa, ngay cả chị mày và chúng mày vẫn muốn biết nó là cái gì bởi tính tò mò. Chị hỏi, thế chúng mày sủa ông ổng trên mạng cả ngày đến rát cả lỗ tai, la liếm khắp các trạng mạng đến rát cả lỗ đít, thế không nhức nhối thì là gì?


Chuyện giữ bí mật quốc gia không phải là hiếm trên quả đất này, nước nào cũng thế, chúng nó phải giữ vì lợi ích của chính chúng nó, và hơn nữa còn có thể liên quan đến nước thứ ba hoặc khu vực. Bên nào vi phạm, chắc hẳn sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng. 


Hãy dừng sủa, cúi mặt xuống vũng nước và soi lại mình đi để biết chúng mày là cái thể loại gì mà đòi hỏi được biết chuyện bí mật quân cơ? Suy cho cùng thì chúng mày cũng chỉ là lũ chó hoang chuyên sủa thuê hòng la liếm mấy đồng bạc lẻ chứ là cái thá gì? 


Chị thật, nếu không phải là người như Hoàng Thanh Trúc thì cũng phải biết được nơi nào được phép la liếm chứ?


Chúng mày cần phải hiểu, Hội nghị Thành Đô trước hết là sản phẩm đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vì có nó, chúng mày mới được đi học và có cái bỏ vào mõm thay vì cầm súng ra chiến trường, sống nơm nớp hoặc chết rục dưới địa ngục. Với chị và đa số cần lao, Hội nghị Thành Đô hay cái gì cũng được, miễn là có cơm no áo ấm, được đến trường và hiểu biết là được.


Lũ chúng mày chỉ là loại sủa theo phản xạ có điều kiện thôi chứ không hơn. Trích là một chuyện, trích đúng và hiểu đúng lại là một câu chuyện khác. Chúng mày trích đã đéo nên hồn, thì chị cá là chúng mày còn đéo hiểu chúng mày nói gì nữa cơ đấy. 


Trong bài của chúng mày, thằng Hoàng Thanh Trúc có trích trong điều khoản trong khuôn khổ của Hiến chương LHQ về nhân quyền như này: 

Điều 18: Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.
Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.
Cả đời này, chị chưa thấy đứa nào ngu đến mức trích dẫn sai cả văn bản như mày cả. Lẽ ra chị không thèm để mắt tới những kẻ lười biếng và hợm mình như thế, nhưng vì chúng mày không biết trích dẫn lại còn bi bô, nên chị chỉ ra cho chúng mày cái sai khi viết bài. 

Trong Hiến chương liên hợp quốc về nhân quyền không có điều nào như mày trích cả. Mày có thể vào google và tìm sẽ thấy. Nếu mày định trích điều 18 và điều 19 thì nó nguyên văn như này:
Ðiều 18:Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19:Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Đấy, chúng mày đã thấy cái sai chưa, đã sáng mắt ra chưa?Hay chúng mày sử dụng "trích dẫn" để lừa bịp người đọc?

Nếu không biết thì đừng bi bô với "nập nuận" làm gì để người ta hiểu là chúng mày không biết chữ hoặc dối gian..

Còn đây, tại sao chúng mày lại có thể hiểu giữ bí mật thông tin lại là "sự dối trá, bưng bít thông tin bằng mọi giá"? 

Chị lại phải dạy cho mày biết thế nào là dối trá. Dối trá là người ta giải thích khác đi với sự thật. Ở đây, chúng mày đã thấy nhà nước Việt Nam đã có gì giải thích chưa mà bảo dối trá? 

Thằng Cuteo@ viết: "Câu chuyện Hội nghị Thành Đô sẽ vẫn còn tiếp diễn và việc bạch hóa nó sẽ phải mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.". Theo chị, thế là đúng con mẹ nó rồi. 


Thứ nhất, nó cần thời gian để giải mật. Thực tế có những tài liệu phải hàng 60 năm sau hoặc hơn nữa người ta mới giải mật, vì thế hơn hai mươi năm chưa là cái đinh gỉ gì cả. Chúng mày có thể tham khảo thời hạn giải mật của Chính phủ Hoa Kỳ tại đây hoặc ở đây để có thể ngưng sủa. Thứ nữa, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố có nghĩa là nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai đảng, hai nhà nước chứ không phải "lệ thuộc" vào ai đó như mày nghĩ. 

Mệt quá, đồ ngu lâu, giải thích mãi cũng không hiểu, nên người ta nói chúng mày chỉ là loại tư duy kiểu cho đái bờ rào cũng là không ngoa.


Đến đây, chị nhắc lại lời thằng Cuteo@: Bài viết của Mặc Lâm (RFA) có thể nói lên nhiều điều, nhưng trên hết, người ta thấy thái độ và tâm địa đen tối của người viết và quan thầy của anh ta, mà nếu so sánh, nó còn hạ đẳng hơn cả loại lưu manh chữ nghĩa.

Vụ ông Đỗ Minh Tuấn rút khỏi "Văn Đoàn Độc Lập": CÁC VỊ LÈO LÁ VỪA THÔI!

LâmTrực@


Không thể tin được cái gọi là "Văn đoàn độc lập Việt Nam" lại có thể xử sự như thế với nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn, khi ông này gửi thư xin rút khỏi cái "Văn đoàn" ấy.

Vì trót tin rằng "Văn đoàn độc lập Việt Nam" là một tổ chức dân sự lành mạnh nên ông Tuấn đã xin tham gia và có tên trong mục "những người hưởng ứng và đăng ký tham gia Văn đoàn độc lập Việt Nam". Sau khi nhận ra đó là tổ chức chính trị đối lập, bất hợp pháp có mục đích làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc, ông Tuấn đã có thư xin rút với thái độ đúng mực. 

Những tưởng đó là một nghĩa cử đẹp, thể hiện phông văn hóa của người có trách nhiệm cần đáng học tập, thì những người đại diện cho "Ban vận động văn đoàn độc lập Việt Nam" lại có thái độ bất nhã, hằn học và hơn nữa, họ lợi dụng ngay lá thư của ông Đỗ Minh Tuấn để "vu cáo" chính quyền.

Trên trang Văn Việt, "Ban vận động" đã trả lời ông Đỗ Minh Tuấn với giọng điệu hằn học, bắt bẻ câu chữ với ông Tuấn. Nội dung của thư trả lời được bạch hóa gồm 5 mục chính. 

Mục 1, sau khi bày tỏ sự cảm ơn xã giao đối với ông Tuấn, "Ban vận động" cũng không quên khẳng định quyết tâm bằng cách "tuyên bố" rằng "Văn đoàn" sẽ ra đời trong tương lai, nhưng không thể giải đáp được được tính hợp pháp của nó. 

Cách trả lời như thế có vẻ mang tính "trả đũa" nhiều hơn là sự cảm ơn có văn hóa. 

Cũng ngay sau đó bằng câu: "nói rõ nguyên nhân khách quan buộc ông phải rút tên khỏi BVĐ", các vị trong "Ban vận động" đã đánh bùn sang ao về lý do thực sự mà ông Đỗ Minh Tuấn rút khỏi Văn đoàn. 

Đọc lại lá thư của ông Tuấn, chúng ta thấy ông nói lý do chính là do nhầm tưởng đó là "hoạt động lành mạnh", nhưng ông không ngờ rằng, đó là tổ chức được thành lập bất hợp pháp, và rằng bạn bè ông đều nói đó là tổ chức "phản động", trong khi đó ông không muốn tham gia tổ chức "phản động" để chống lại dân tộc mình, nên viết thư xin ra. Với cách trình bày như thế, rõ ràng, lý do để ông Tuấn xin rút khỏi "Văn đoàn" chính là xuất phát từ tính chất "phản động" (cách dùng từ của ông Tuấn) và "bất hợp pháp" của "văn đoàn độc lập Việt Nam" chứ không phải là do "nguyên nhân khách quan, buộc ông phải rút tên".

Mục 2 và mục 3, "Ban vận động" không hiểu vì bực tức vì ông Đỗ Minh Tuấn xin rút, làm người khác hoài nghi về tổ chức bất hợp pháp này hay không, mà lại sử dụng xảo thuật ngôn ngữ để bắt bẻ câu chữ với ông.

Chuyện ông Đỗ Minh Tuấn xin vào rồi lại xin rút ra khỏi một tổ chức nào đó là hoàn toàn bình thường, có gì to tát đâu mà phải hằn học với nhau đến thế? 

Chúng tôi hiểu đơn giản thôi, dù là "Văn đoàn độc lập Việt Nam" hay "ban vận động" hoặc "những người ủng hộ và ký tên" cũng như nhau cả. Về bản chất nó chỉ là một, nói gì thì nói, nó vẫn là "Văn đoàn độc lập Việt Nam" do các vị lập ra, chứ còn ai vào đấy? Có thêm "ban vận động" hay "những người ủng hộ và ký tên" cũng chỉ là cho nó có ban bệ như thật mà thôi. 

Tôi cũng nghĩ rất đơn giản, ông  Đỗ Minh Tuấn viết đơn xin vào tổ chức nào thì sẽ lại viết đơn xin ra khỏi tổ chức đó. Chả lẽ viết đơn xin vào "Văn đoàn độc lập Việt Nam" mà lại xin rút khỏi "Những người ủng hộ và kí tên"? 

Tất nhiên ông Tuấn không lẩm cẩm đến mức như thế.

Xin hỏi các vị "Văn đoàn" một câu: Ông Đỗ Minh Tuấn viết thư (đơn) xin gia nhập "Văn đoàn độc lập Việt Nam" hay xin vào "những người ủng hộ và ký tên" của các vị?

Rõ ràng, đơn của ông Tuấn đã được các vị chấp nhận, mà đến lúc này các vị lại nói là "ông Đỗ Minh Tuấn chưa hề có tên trong bất cứ thiết chế, tổ chức nào liên quan đến mấy tiếng “Văn đoàn Độc lập”. Như thế có phải tráo trở hay không? có phải các vị muốn nói ông Đỗ Minh Tuấn là hồ đồ không hả, hả,.. hả?

Nhân đây cũng nói thêm để so sánh. Người dân còn phát hiện được cả trường hợp có người không hề và không thể viết đơn tình nguyện tham gia "Văn đoàn độc lập Việt nam" của các vị, bởi vì đó là người đã chết mà các vị vẫn cho vào danh sách chính thức cơ đấy. 

Đó là trường hợp của nhà văn Nguyễn Quốc Thái, mà trong danh sách chính thức của các vị, đứng ở vị trí số 38. Ông Thái bị bệnh không thể làm thơ văn, hay phê bình gì được từ năm 2000 và ra đi vào tháng 10 năm 2013, và chỉ mới chưa qua 100 ngày mà các vị đã táng tận lương tâm đưa tên ông vào danh sách chính thức. Hóa ra, một cái xác chết mà cũng biết viết đơn xin vào tổ chức của các vị à?

Nói như vậy, để thấy các vị thực sự quan tâm đến nhau như thế nào và thật tâm với nhau ra làm sao. Ông Thái không có đơn mà lại có danh sách chính thức, vậy ông Tuấn có đơn thì các vị xếp ở đâu, hả,..hả?

Còn nữa, Mục 5, sau khi hạ nhục ông Đỗ Minh Tuấn qua những lời sỏ xiên núp bóng những mỹ từ văn hóa, các ông lại một lần nữa chứng tỏ thiên hướng bẩm sinh lèo lá của mình, bằng việc lợi dụng ngay lá thư của ông Tuấn để bôi nhọ chính quyền.

Một đoạn trong đó, các vị viết thế này: "Lá thư của nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn một lần nữa tố cáo trước công luận Việt Nam và thế giới tình trạng khủng bố hoàn toàn trái pháp luật đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Điều nghiêm trọng là nó đánh vào cả những tên tuổi nổi tiếng với công chúng văn nghệ, chứng tỏ sự bất chấp pháp luật và các quyền con người, quyền công dân của một số cơ quan quyền lực nào đó đã ở mức trắng trợn, ngang nhiên coi thường mọi cam kết của Nhà nước Việt Nam với nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế". 

Khỏi bàn luận, chỉ xin hỏi: Ai là người khủng bố ở đây, và ai đang bất chấp luật pháp ở đây?

Đó không phải là câu hỏi khó, nhưng các vị không thể trả lời được đâu. Đơn giản là không hề có khủng bố ở đây, và chính các vị đang vi phạm pháp luật bởi hành vi lập hội bất hợp pháp.

Nói thật, các vị đã hết thời rồi, có cố lèo lá để đánh bóng tên tuổi cũng không được nữa rồi. Sự thật thê thảm như thế đấy. 

Các vị nên sống cho tử tế và phát biểu có trách nhiệm để làm gương cho các thế hệ sau.

-------------------------

Tham khảo thư trả lời của "Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam" được đăng tải trên Văn Việt: 

KHÔNG THỂ LẮP "CỖ MÁY" ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Bài chỉ để tham khảo:


Không thể lắp “cỗ máy” đại học nước ngoài vào VN

Gs Nguyễn văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan

Tôi nghĩ những đề nghị cải cách giáo dục theo hướng các nước “tiên tiến” sẽ không bao giờ thành công ở VN. Xin nói rõ “tiên tiến” ở đây là các nước Âu Mĩ hay các nước theo thể chế và hệ thống Âu Mĩ, nói thẳng ra là các nước theo tư bản chủ nghĩa (TBCN). Vì thể chế VN căn bản vẫn là XHCN, nên không thể nào lắp đặt bộ máy của TBCN vào XHCN được. Chính sự khác biệt căn bản này có thể giải thích cho rất nhiều bất cập hiện nay ở VN.

Thử nhìn cái vỏ tắc ráng ở miền Tây. Nó được thiết kế chở khoảng 4-5 người hoặc ít hơn, dài độ 5 thước, bề ngang khoảng là 1.5 m. Vỏ tắc ráng có máy đuôi tôm như máy BS9 hay BS10. Thử tưởng tượng, chúng ta đem đầu máy xe hơi như Toyota gắn vào vỏ tắc ráng thì chuyện gì sẽ xảy ra. Thứ nhất là họ gây ô nhiễm môi trường, rất ồn ào, tiếng máy lớn đến nỗi đinh tai nhức óc cư dân hai bên bờ sông. Nó chạy rất nhanh, nhưng đồng thời gây sóng lớn, và làm chìm xuồng và gây thiệt hại cho những người bơi xuồng. Về thẩm mĩ, cái đầu máy bự “tổ chảng” trong khi cái vỏ thì chỉ nhỏ thó, nhìn rất dị hợm, chẳng giống ai. Nói tóm lại, gắn cái đầu máy xe hơi vào vỏ tắc ráng chẳng những làm cho hình ảnh cái vỏ bị méo mó, mà còn gây tác hại đến môi trường và người dân. Điều này chắc không khó hiểu, vì cái động cơ đó được thiết kế cho xe hơi trên đường bộ, chứ đâu được thiết kế cho vỏ tắc ráng trên sông.

Dùng hình tượng trên, tôi nghĩ việc áp đặt hay áp dụng các cơ chế về giáo dục ở các nước TBCN vào Việt Nam XHCN sẽ khó thành công. Trước hết, có thể lấy việc tự trị đại học làm ví dụ để hiểu vấn đề. Ở nước TBCN như Úc chẳng hạn, mỗi đại học ra đời là có một đạo luật riêng cho đại học đó, và đạo luật dĩ nhiên là do Quốc hội thông qua (rất khác với VN, đại học thường do Bộ GDĐT phê chuẩn). Trong đạo luật không có ghi rõ về autonomy (mà thường hay được dịch sang tiếng Việt là “tự trị”), nhưng trong thực tế, không chỉ là tự trị mà còn tự chủ. Tôi có thể lấy ví dụ như sau:

• Đại học tự trị bởi có một cái board (có nơi gọi là council), và thành viên trong board là hiệu trưởng đại học VÀ các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng được chọn hàng năm. Các nhân vật này có thể là cựu chánh án, CEO của các tập đoàn nổi tiếng, giám mục, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, thậm chí có cả cựu chính trị gia. Nói chung, họ thật sự là “khuôn mặt” của cộng đồng. Một số thành viên là do Bộ trưởng Giáo dục bổ nhiệm, một số thì do bầu cử, một số do chỉ định. Thời gian phục vụ trong board cũng có giới hạn chứ không vô hạn định.

• Đại học tự chủ về mặt tài chính, hoạt động đào tạo và nghiên cứu, và nhân sự. Trường chịu trách nhiệm về thu chi tài chính trước board của đại học. Trường hoạch định chương trình giảng dạy và đào tạo, nhưng có tham khảo với các hiệp hội chuyên môn. Nghiên cứu khoa học do mỗi nhà khoa học tự định hướng. Trường bổ nhiệm và đề bạt nhân sự khoa bảng. Tất cả các hoạt động trên đều không có sự can thiệp của chính phủ.

Giả dụ như đại học VN được cho quyền tự trị và tự chủ, hiểu theo nghĩa Bộ Giáo dục & Đào tạo không điều khiển và không can thiệp vào chương trình đào tạo, tuyển sinh, và tuyển dụng / đề bạt nhân sự. Đó có lẽ là những gì nhiều người đang lớn tiếng đòi. Nhưng vấn đề là sau đó thì họ sẽ làm gì? Thử tưởng tượng nếu họ đem cái thiết chế của nước ngoài (mà tôi vừa mô tả) “lắp” vào một đại học ở VN mới được trao quyền tự trị và tự chủ, chuyện gì sẽ xảy ra.

Ở VN tất cả đều chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đại học cũng chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản, và chi bộ là một thể hiện sự lãnh đạo đó. Mấy năm gần đây, đại học cũng có hội đồng quản trị, trên danh nghĩa giống như board ở đại học nước ngoài, nhưng thực chất thì không. Làm sao hội đồng quản trị có sự đại diện của các tổ chức cộng đồng thực sự, khi mà tất cả các tổ chức cộng đồng đều chịu sự lãnh đạo của đảng. Cho dù có tổ chức tôn giáo hay tổ chức dân sự độc lập với đảng, nhưng đảng và Nhà nước không công nhận, thì họ sẽ không bao giờ có đại diện trong board của đại học. Hay như thành viên là chánh án, nhưng chánh án ở VN thì lại không độc lập với Nhà nước và thường là đảng viên. Do đó, trong cái hệ thống thể chế hiện nay, đại học VN sẽ KHÔNG BAO GIỜ có một board / council như các đại học phương Tây.

Bây giờ thử bàn về tự chủ. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tự chủ là bổ nhiệm các chức vụ điều hành đại học và giáo sư. Ở các đại học nước ngoài, như tôi nói, các đại học toàn quyền bổ nhiệm và đề bạt giáo sư. Người kí giấy bổ nhiệm tôi là hiệu trưởng, và qui trình đánh giá và bổ nhiệm tôi là việc của một hội đồng khoa bảng của trường. Ở trường UNSW, việc bổ nhiệm hiệu trưởng là do board đảm nhận. Thường, họ lập một “uỷ ban tìm hiệu trưởng”, họ quảng cáo khắp thế giới và trên các tập san khoa học quốc tế. Uỷ ban đó có nhiệm vụ xem xét và đánh giá đơn của ứng viên, đến khi có danh sách các ứng viên có tiềm năng cao, uỷ ban trình lên board, và phỏng vấn sẽ được thực hiện. Ứng viên tốt nhất sẽ được board bổ nhiệm – tức kí hợp đồng 5 năm. Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng hay giáo sư không có can thiệp của Chính phủ. Một qui trình như thế tốn khoảng 1-2 năm.
Nhưng một qui trình tự chủ như thế không thể thực hiện ở VN trong điều kiện hiện nay. Theo qui định, hiệu trưởng phải là đảng viên (ngay cả đại học tư thục, hiệu trưởng vẫn phải là đảng viên), nên việc tìm hiệu trưởng nước ngoài là điều không thể. Còn ở trong nước thì phải theo qui trình ở trong nước: đó là “qui hoạch” cán bộ. Mà, qui hoạch thì phải chịu sự chi phối của đảng và Nhà nước. Còn việc bổ nhiệm hay tuyển dụng giáo sư cũng không thể làm theo nước ngoài. Thứ nhất, VN chưa có đủ số giáo sư có khả năng giảng dạy và nghiên cứu để trường đại học có thể quảng cáo. Nếu quảng cáo tìm giáo sư nước ngoài thì các đại học VN không có tiền để trả lương, và ngay cả có tiền trả lương thì các giáo sư nước ngoài có thể sẽ không đến VN vì đại học VN chưa có cái prestige để thu hút họ. (Ít ai dám hi sinh sự nghiệp đang lên cho một nơi mình chưa biết tương lai ra sao). Thứ hai, cho dù không có sự can thiệp của Bộ GDĐT (vì đã tự chủ) nhưng vẫn có sự can thiệp của đảng, bởi vì chi bộ đảng vẫn còn ở trường và họ phải có tiếng nói. Do đó, các đại học VN không thể tự chủ trong vấn đề tuyển dụng nhân sự ở đại học như các đại học phương Tây.

Có thể lấy chương trình đào tạo ra làm một minh hoạ khác. Ở các đại học nước ngoài, một chương trình đào tạo được thiết kế có sự tham vấn của các hiệp hội chuyên môn (các hiệp hội này độc lập với Nhà nước). Lí do đơn giản là trường đại học đào tạo sinh viên để đáp ứng nhu cầu của kĩ nghệ, nên các course học chuyên môn mang tính ứng dụng cao cần phải có sự tham vấn của giới kĩ nghệ. Còn ở VN hiện nay, các đại học VN muốn xây dựng một chương trình giảng dạy cao học chẳng hạn thì phải có sự phê chuẩn của Bộ GDĐT. Nhưng giả dụ nay thì đại học đã được tự chủ nên đại học có quyền thiết kế chương trình. Tuy nhiên, ở VN vẫn chưa có các hiệp hội chuyên môn đúng nghĩa, nên họ chưa thể đóng vai trò tham vấn chuyên môn. Cho dù có hiệp hội đúng nghĩa thì cũng không thể độc lập với đảng và Nhà nước. Hoặc giới kĩ nghệ chưa có tương tác tốt với đại học thì việc tham vấn về chương trình giảng dạy chưa thể xảy ra một cách thích hợp.

Thật ra, nhiều người ở VN, kể cả trong giới quản lí đại học, nói đến tự trị đại học nhưng rất có thể họ cũng chưa hiểu thấu khái niệm này, và chưa biết được thực hành ra sao hay bao gồm những gì. Ngay cả tôi ở nước ngoài và làm việc trong hệ thống đại học ở đây trên 20 năm, đã và đang ngồi trong hội đồng faculty, mà tôi cũng không hiểu hết tự trị và tự chủ đại học cụ thể bao gồm những gì (bởi tôi đâu phải là hiệu trưởng hay ngồi trong board của đại học). Chẳng ai hiểu khái niệm và không biết nó bao gồm những gì, mà đem “tự trị” vào đại học VN là một việc làm có thể nói là nguy hiểm.

Nhưng cho dù có hiểu tự trị và tự chủ là gì và bao gồm những gì, thì những lí giải trên cho thấy không thể nào “lắp đặt” cái cơ chế đó vào các đại học Việt Nam. Lí do đơn giản là vì khác thể chế. Ở các nước tư bản theo chế độ đa đảng, nhưng đảng không có vai trò lãnh đạo tuyệt đối trong xã hội, và Nhà nước chủ trương không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn. Với chủ trương đó và theo thời gian, các nước tư bản đã xây dựng được một “critical mass” về nhân lực và một nền tảng cho các thiết chế xã hội. Và, khi một đại học hình thành, họ có đủ điều kiện để tự trị và tự chủ, mà không cần can thiệp của chính phủ. Còn ở VN, đảng lãnh đạo tuyệt đối và chi phối đến tất cả các hoạt động xã hội, kể cả giáo dục và đào tạo. Do đó, một đại học mới hình thành sẽ không thể nào có sẵn thiết chế tự trị (hay có thì cũng không đúng nghĩa), không thể nào tự chủ vì không có điều kiện và một "pool of critical mass" (hiểu nôm na là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất) để lựa chọn. Trong một xã hội như thế thì không thể nào “lắp đặt” các thiết chế của các nước tư bản vào đại học, và dù có gượng ép cài đặt thì cũng không thể thành công. (Ở đây tôi không nói thể chế TBCN sai hay XHCN đúng, mà chỉ nói sự khác biệt để thấy cái khó khăn trong việc chuyển giao những thiết chế của TBCN sang XHCN). Nói ví von một chút là hai cỗ máy khác nhau về thiết kế, thì không thể lấy cơ phận của cỗ máy kia lắp vào cỗ máy nọ. Nói chuyện có lẽ hơi ngoài lề nhưng có liên quan: cầu thủ Lee Nguyen có thể xuất sắc ở Mĩ nhưng khi về VN anh bị cỗ máy trong nước “chặt chém” [chữ của báo chí]. Tương tự, không thể nào lấy cơ chế vận hành của đại học phương Tây áp dụng vào các đại học VN.