Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

PHẠM HỒNG SƠN TRỞ LẠI VÀ CHỬI CẢ "LÀNG DÂN CHỦ"

Phạm Hồng Sơn trở lại và chửi cả làng dân chủ

Bẵng đi một thời gian dài vắng bóng khỏi mọi cuộc biểu tình từ sau phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ, đóng facebook, blog từ tháng 7 đến tận tháng 12 năm 2014 Phạm Hồng Sơn mới xuất hiện trở lại với một số bài viết nhưng gây sốc bởi sự cực đoan quá tả, khác hẳn với hình ảnh một cựu bác sỹ nho nhã trước đây.

Đối tượng bị Phạm Hồng Sơn chửi dữ dội nhất chắc là những “đảng viên”, “trí thức”, “lão thành cách mạng” đã và đang ký tá cả đống thư từ đòi nọ đòi kia nhưng trong thâm tâm thì chưa từ bỏ thần tượng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, vẫn bày tỏ lòng tin vào Đảng Cộng sản. Trong bài “Một kết luận”, với chất giọng hằn học Phạm Hồng Sơn chửi họ là “lũ người Vô Sỉ”, “tiếp tay cho tội ác chính là tội ác”: 

“Tất cả những Trí Thức vẫn bày tỏ tin tưởng, vẫn còn trong đảng cộng sản, vẫn bày tỏ kính trọng Hồ Giáp, nếu không phải vì miếng cơm manh áo cho người lầm than khác (chứ không phải cho bản thân), đều là lũ người Vô Sỉ, tiếp tay cho Tội Ác và chính là Tội Ác”.

Sự hận thù của Phạm Hồng Sơn với tầng lớp “ăn trên ngồi trốc”, hưởng lộc chế độ này không dám từ bỏ quyền lợi được chế độ dành cho để quyết tâm lật đổ, toàn đánh võ mồm “người bị trị cũng ngày càng xướng ra những phát ngôn ủng hộ dân chủ, biểu tỏ phản đối trấn áp tự do nhưng cũng quyết không làm điều gì tổn hại tới danh vị, đặc quyền bản thân do độc tài ban phát”.

Không chỉ chửi tất cả những trí thức mà Phạm Hồng Sơn còn điểm mặt từng người, từng vụ việc chỉ tránh cái tên gọi trực tiếp. Nói về vụ ký tên đòi trả tự do cho Ba Sàm, Bọ Lập…của nhóm “nhân sỹ trí thức” và cả đám a dua, Phạm Hồng Sơn đã ví vọn đó là hành động “Hớ hênh” khi đi kiến nghị, cầu xin một sự vô vọng, cho rằng thay vì những việc làm này đáng lẽ cần có hành động thực chất như hai người anh em họ Huỳnh ở Đà Lạt từng tuyên bố bỏ Đảng mới là “một cách thực chân thành, ôn hòa nhưng triệt để và công khai”. 

Trong bài Bọ Lập đầu hàng?, để biện hộ cho Lập, Phạm Hồng Sơn lôi những “trí thức” như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung ra đay nghiến, sỉ vả “Chẳng phải chúng ta đã từng có không phải một mà là hơn hai con người là đảng viên một chính đảng, lại có những điều kiện về chính trị, xã hội, tuổi tác, sức vóc khỏe hơn ông Lập nhiều nhưng đã đầu hàng và đầu hàng một cách hùng biện, thẳng thắn, dứt khoát trước tòa và trên TV đó sao?” bày tỏ thái độ “xót xa cho lý tưởng dân chủ” khi phải chứng kiến những “nhà đấu tranh dân chủ đầu hàng” và cho những người đầu hàng sẽ không còn khả năng thuyết phục, lôi kéo dân chúng nữa: “Chỉ khi chứng tỏ chịu đựng được khắc nghiệt và vượt qua được thử thách, lý tưởng đó mới xứng đáng, mới đủ sức thuyết phục để toàn dân ủng hộ và đeo đuổi đến cùng”

Mỉa mai, giọng điệu đầy khỉnh bỉ không kém Phạm Hồng Sơn giành tặng ông chủ Bauxite Việt Nam NGuyễn Huệ Chi trong bài về Bùi Thị Minh Hằng mới đây: “Một lần đi ủng hộ bị cáo trong một phiên tòa, vô tình tôi được gặp một vị Giáo sư danh tiếng cũng đi ủng hộ, thật là vinh dự và vui mừng vô cùng. Nhưng khi bị công an xua đuổi, cả nhóm phải tản ra khỏi khu vực “cấm”, vị Giáo sư hốt hoảng nói với mấy người đi bên cạnh: “Này, đừng đi cùng nhau, không họ lại cho là có tổ chức đấy!” Ngày hôm sau, bài tường thuật về việc đi dự tòa của vị Giáo sư đó tràn ngập khắp mạng, tôi đọc và thấy đúng là bài viết thuộc đẳng cấp giáo sư, rất chữ nghĩa và khí phách.”

Tất nhiên không chỉ chửi hết cả làng Vũ Đại, Phạm Hồng Sơn không quên chửi luôn cả dân tộc, nhân dân vì đã lầm lỡ giật đổ “cả một mô hình chính trị ưu việt hơn hẳn”: “Lạ là trong hàng trăm, hàng nghìn người Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tiếp tay (nhầm) để giật đổ cái chế độ tự do đó, hiện vẫn đang còn sống mà tôi mới chỉ thấy có mỗi hai anh em ông Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải ở mãi trên Cao nguyên xa lắc ngỏ lời xin lỗi…”.

Có vẻ như Phạm Hồng Sơn đang chìm trong sự phẫn uất, bế tắc khi đeo đuổi một “phong trào dân chủ” ngày càng vô vọng, dành cả cuộc đời lật đổ “cộng sản” mà con đường ngày càng xa lắc xa lơ. Khi trở nên vô vọng, chìm đắm trong cô đơn, lạc lõng, tất yếu sẽ sinh ra một “hitler” trong tâm tưởng, bất lực hơn sẽ thành Chí Phèo chửi hết cả làng lẫn nước!

Nguyễn Biên Cương

BỆNH THẦN TƯỢNG

Bệnh thần tượng

Đó là một căn bệnh rất là nguy hiểm, với người trẻ, và những người không còn trẻ nữa nhưng thiếu hiểu biết. Có một điều rõ ràng cần biết là: Mọi thần tượng đều là sản phẩm của truyền thông. Một cá nhân trở thành thần tượng, tức là những điểm tốt của anh ta đã được nói quá lên cho nhiều người biết, những điểm xấu được nói theo cách bông đùa hoặc như là một phản biện bổ sung vào cái tốt đã được nói quá, hay nói một cách chung nhất, thần tượng là những người mà khi đến với đám đông, anh ta hoàn hảo, ngay cả những khuyết điểm của anh ta, cũng làm anh ấy càng hoàn hảo hơn.

Thần tượng tồn tại trên đời luôn vì một lý tưởng và mục đích tốt, nếu không đã không có ai hâm mộ. Nhưng như những định luật cân bằng của cuộc sống, nơi nào càng sáng thì góc tối càng lớn, con người càng lớn lao thì cái bóng đằng sau họ càng rộng. Sự nguy hiểm của bệnh thần tượng được nhân lên, khi những người hâm mộ đi theo họ, không đủ kiến thức, ý thức, và nhận thức trước ánh hào quang của truyền thông thêu dệt lên xung quanh họ. Đây là một mầm bệnh ủ sâu trong con người, chỉ chờ dịp phát tác.

Dịp phát tác dễ thấy nhất khi có những ý tứ phản biện lại thần tượng của họ. Những người hâm mộ lập tức đánh tráo khái niệm rất nhanh để bảo vệ thần tượng của họ. Điển hình như gần đây, trung tá gaup mới có một tút cảnh tỉnh mọi người với những nội dung đã được hư cấu trên page Tony Buổi Sáng. Mình nhìn thấy mấy chục người hùa vào chửi trung tá gaup để bảo vệ Tony Buổi Sáng, với một lý lẽ căn bản, đã nói từ đầu đấy là những thông tin hư cấu, thì nói gì chả được, quan trọng là tinh thần. Hehe.

Đây chính là bệnh thần tượng phát tác, khi mà bạn chỉ nghĩ về hướng có lợi cho người mà bạn bảo vệ. Với một con người có cái nhìn sâu sắc và bao dung như tôi, thì tôi sẽ nhìn theo cách, gaup phê phán một thông tin hư cấu theo cách nhìn của anh ấy thì có gì sai? Rồi thì mọi người chửi anh ấy rằng anh ấy đang vùi dập một biểu tượng tốt đẹp về tinh thần và tuyên truyền đối với người trẻ? Ủa không phải anh ấy đang bồi dưỡng kỹ năng phản biện, cho cũng những người trẻ ấy hay sao?

Tony Buổi Sáng là một page nặc danh, nhưng nó đã trở thành hiện tượng, và cứ coi như là nó đã trở thành một cây đuốc sáng, cho những tâm hồn mong manh bé nhỏ còn mông muội, nhưng thực sự, không có gì thay đổi cho lắm. Bản chất của các bạn, khi còn thần tượng một ai đấy, vẫn sẽ không bao giờ khá lên. Những điều các bạn tưởng rằng mình đã được thần tượng dạy dỗ rất nhiều, thực ra bạn đều có thể học điều đó từ bố mẹ bạn, từ ông bà, cô chú, tất cả những người xung quanh bạn, chỉ là bạn không đủ nhận thức mà thôi.

Nếu một ngày Tony Buổi Sáng kêu gọi các bạn đứng lên giành lại chính quyền, hehe vì là một page nặc danh mà nên các bạn đâu có biết ai đứng sau? Sử dụng những thông tin hư cấu ngay từ đầu mà bạn vẫn tin theo như lý tưởng thì bạn đâu thể phân biệt được những thứ gì là thực sự bất lợi cho bản thân bạn cũng như mọi người xung quanh? Khi đó, rất nhiều thanh niên mông muội như bây giờ, những người không có hiểu biết sâu sắc và một cái nhìn rộng, sẽ ớ người ra, và hỏi rằng, biết tin ai bây giờ?

Và thần tượng của bạn, cho bạn con đường dễ hơn để tiếp cận chân lý, nhưng bạn sẽ lệch lạc mãi mãi, nếu cứ ủ trong mình một hình bóng bạn luôn phải dùng mọi cách để che chở và bảo vệ - hình bóng của một người hoàn hảo. Ủa một người hoàn hảo đâu cần phải bảo vệ, tự họ vẫn lung linh mà thôi.

Người duy nhất bạn nên tin tưởng và bảo vệ, chính là bản thân mình mà thôi. Hehe, còn nếu mà nặc danh mà đáng đọc, lưu ý là nặc danh nha, theo mình tới giờ chỉ có chị Mượt Thị Hiu. Chị ấy viết cho bản thân mình, chỉ vì mục đích kiếm like, để tăng vị thế và lợi nhuận, chứ không truyền bá tư tưởng hay cổ xúy bất kỳ điều gì. Hehe, ít nhất cho đến giờ là thế, và bạn chắc cũng khó thần tượng một người nặc danh mà lúc nào cũng chửi xơi xơi vào mặt bạn, trừ khi bạn thích khổ dâm, thích bị hiếp bởi một người vô danh.

TỰ SƯỚNG CỦA MỘT AMSER

Một người trong vòng 180 phút “không kể thời gian chép đề”, có thể “cưỡng bức” làm cho 30 kể cả nam và nữ khóc rấm rứt, xách quần áo, “đồ nghề”…vụt chạy ra khỏi phòng.

Sự thật một trăm phần trăm đấy, bạn có tin không? Sự thật đấy đến nay kéo dài 30 năm. Thề rằng đó là sự thật. Và khi đúng là sự thật, người đó có thể “kiêu” được không?

1/30 - Đấy là tỷ lệ “chọi”….thi đầu vào một số khối chuyên của trường AMS, tính từ ngày đầu thành lập trường đến nay là tròn 30 năm.

Mức độ khó khăn gấp 5 lần thi đầu vào một trường đại học tạm được coi là “danh giá” ở Việt Nam, và gấp…30 lần một số vị trí thi đầu vào của kỳ thi…công chức nhà nước hiện nay (tỷ lệ 1/1).

Nó cũng lý giải cho sự “tai tiếng” mà nhiều người nói về học sinh trường AMS: “cái dkm bọn học trường AMS kiêu vl”, vì đơn giản…chúng có “quyền” được “kiêu”.

Còn nếu không phải lý do trên, thì một số ít cũng có quyền được “kiêu” vì “quyền lực” hoặc quan hệ của gia đình để được lót dép “đối ngoại” khi mang trên người cái mác AMSER…bằng ”bệ phóng gia đình” cho những thành công sau này ( nếu có ) của họ.

Bước chân qua cánh cổng trường “cao vời vợi, ba mươi thằng leo chỉ có một thằng qua”, bọn học sinh của trường AMS càng có môi trường và điều kiện để lên level cái sự “kiêu”, mà nếu dùng sát nghĩa nhất là sự TỰ TIN của chúng.

Nếu như bạn học trong một mái trường XHCN chung chung, mọi thày giáo, cô giáo hầu hết sẽ đề cao sự quan trọng KHÔNG_THỂ_THIẾU của bất cứ môn học nào mà họ dạy. Môn nào cũng là MŨI NHỌN để hướng tới tương lai, theo đúng cái cách mà “các cụ” ở trển thích phô phang sự uyên thâm của mình qua mớ chữ nghĩa của những bộ sách giáo khoa.

(Tiếc rằng hiện nay, đó là thứ sách chỉ dùng một lần, không dùng lại được cho các khóa sau. Nên tính năng chắc chỉ hao hao bao cao su hay băng vệ sinh vậy )

Trong khi đó, những đứa học sinh tối tối thậm chí vẫn còn đái dầm sẽ nằm mơ theo logic dòng chảy của nước đái: chương trình học thì y như con virut HIV vì toàn thân chi chít mũi nhọn. Mặt mà "hướng tới tương lai" có nghĩa là… mông phải chổng vào quá khứ, chắc chả khác mấy với tư thế “xí xổm” lúc về quê.

Còn bước chân vào trường AMS, bạn đương nhiên được quyền tự chọn “cái_mũi_nhọn” của mình sẽ hướng vào đâu, sẽ cắm vào đâu. Cắm đúng chỗ thì sướng, cắm sai thì… đau (hoặc rát) tự biết rút ra rồi cắm lại…cho đến khi thấy sướng thì thôi. 
Còn các thày cô ngoài việc truyền đạt kiến thức, luôn ưu ái cho bạn thậm chí đến cả quyền được… chọn thày cô.

Đơn giản, đa phần thày cô trường AMS không vì lợi, vì danh mà lấy học sinh ra làm chuột thí nghiệm cho những “chương trình cải cách”, mặc dù họ hoàn toàn có thể bị trở thành “vật hi sinh” cho những vị giáo sư khả kính được trao “quyền lực nhà nước”, đã và đang lập trình những chương trình giáo dục … vu vơ.

Và… từ mái trường ấy, là môi trường để nuôi dưỡng sự tự tin ( chứ không chỉ dạy kiến thức ), đến nay sau 30 năm, hơn mười ngàn gương mặt đã dần thành đạt trong nhiều lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển không chỉ của Việt Nam mà cả của thế giới…

Nhưng những AMSER ấy, dù còn trẻ hay đã hai ba thứ tóc trên đầu, chắc đều vẫn chung nhau một đặc điểm, là … “kiêu” (hay chuẩn hơn là sự TỰ TIN)

Bởi vì: I AM AMSER.

P/S:
Ảnh minh họa chỉ mang tính ... minh họa phút tự sướng của một AMSER

Nguồn: Nguyen Minh

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

SAO PHẢI HOẮNG LÊN VÌ VIỆN KHỔNG TỬ?

LâmTrực@

Câu chuyện thành lập Viện Khổng Tử tại Đại Học Hà Nội làm cho nhiều người hoắng hết cả lên. 

Lướt nhẹ qua mạng, nhiều ý kiến lo lắng, thậm chí phản đối. Cũng không ít ý kiến lợi dụng sự vụ để bỉ bôi đảng và nhà nước.

Trước hết, người ta nhận ra các Viện Khổng đều là của nhà nước Trung Quốc, chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước Trung Quốc, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…như các tổ chức độc lập khác. Điều này là có lý, bởi chả ai dỗi hơi tìm cách tài trợ, mở mang tư tưởng của mình ra nước ngoài.

Có người cho rằng, tinh thần Khổng Tử đại diện cho văn hóa Trung Quốc, có sức thẩm thấu cao sẽ dần lấn át văn hóa bản địa và. Đó là sức mạnh mềm mà Trung Quốc muốn sử dụng kết hợp với sức mạnh "cứng" để xâm lược Việt Nam. Thậm chí, còn cực đoan cho rằng, đó là thứ văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt các nền văn hóa khác, là thứ văn hóa chỉ biết lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác. Nhận định này có thể hơi quá, nhưng lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Trên BBC, Dân Làm Báo, Dân Luận, còn cho rằng, thông qua việc lập Viện Khổng Tử, Trung Quốc sẽ cài cắm người để hoạt động gián điệp như đã từng xảy ra ở Canada, và dẫn dụ rằng lãnh đạo biết rõ điều đó, nhưng tiếp tay cho Trung Quốc xâm lăng về văn hóa.v.v..Đó là những ý kiến kém hiểu biết, thiếu thiện chí.


Thực tế, dù là ai đứng sau, nhưng thử hỏi Viện Khổng Tử khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật? Văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Mặt khác, không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.


Có lo lắng về hoạt động gián điệp của Trung Quốc không? Tất nhiên là có, ta cũng không nên mất cảnh giác với Trung Quốc. Ngược lại ta cũng nên hiểu, trong thế giới hội nhập, hoạt động gián điệp là chuyện tất yếu của mọi quốc gia, chả riêng gì Trung Quốc, và hoạt động này hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì qua Viện Khổng. Đến như Tổng thống Obama còn công khai bày tỏ quan điểm: Chuyện gián điệp ư, có gì mới đâu, điều hiển nhiên rồi. Vấn đề là chúng ta phòng, chống như thế nào mà thôi.


Chuyện xâm lăng văn hóa, hay chuyện bành trướng quyền lực mềm, lại càng là tất yếu. Em Đỏ, một blogger nổi tiếng đã phán: "Một cường quốc bậc nhất dân số, bậc nhì kinh tế thế giới mà không khao khát bành trướng quyền lực mềm, có họa thần kinh". Bạn thử nghĩ đi, có nước nào mà không muốn văn hóa của mình lan tỏa khắp thế giới, ảnh hưởng chi phối, thậm chí lấn át văn hóa nước khác? Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Canada...có thế không?

Một chi tiết đáng chú ý là, tính đến năm 2010, tại Mỹ đã có 64 Viện Khổng Tử được thành lập tại 37 bang, đi đầu là trường đại học thuộc bang Maryland (University of Maryland) vào năm 2005. Đó là chưa kể đến các lớp được mở dạy tại các địa phương mà không cần đến Viện.

http://uschina.usc.edu/article@usct?map_of_confucius_institutes_in_the_u_s_14774.aspx

Hãy xem và so sánh 2 bản đồ sau để thấy mức độ xâm nhập của Viện Khổng vào Mỹ mạnh như thế nào. Nếu ai đó, có đây là một phương thức "Hán hóa" của Trung Quốc thì cũng đủ thấy, khả năng phòng vệ của người Mỹ kém cỏi ra sao:



Nhìn vào 2 bản đồ đó, thấy các màu đỏ sẫm, đỏ, cam, hồng, hồng nhạt cho tới trắng, mô tả mức độ xâm nhập của văn hóa Khổng vào nước Mỹ. Trừ màu trắng, là nơi Khổng chưa vào hoặc chưa thể vào.

Ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ. Xem bản đồ trên, Khổng Tử chỉ hiện diện chưa quá bán toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. 
Thực tế này phản ánh lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và cũng cảnh báo xung đột văn hóa bởi ý thức phản kháng, chối từ văn hóa Khổng ngay trong lãnh thổ Trung Quốc.


Theo trang Chinadaily, trong bài "Confucius Institutes go beyond borders", kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul tám năm trước đây, sự phát triển của tổ chức này đã tăng vọt hơn cả sự mong đợi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hiện tại (năm 2012) có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu. Ngoài ra, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu trên thế giới đã mở Viện Khổng Tử của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng Tử.


http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm


Bản đồ sau đây do chính Trung Quốc công bố sẽ chứng minh nhiều điều:





Hẳn các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Viện Khổng Tử có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng ngàn năm qua, Việt Nam ta, mặc dù sát nách Trung Quốc, đã không hề có. Điều này chỉ ra, ý thức phản kháng, phòng vệ của Việt Nam là không tồi chút nào.

Một anh bạn từ Mỹ trở về đã hài hước phát biểu: Xét về mức độ "bị Hán hóa", Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây. 

Kết: Giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác với nhau đã trở thành quy luật. Viện Khổng Tử xuất hiện ở Việt Nam có thể coi là một tất yếu. Điều quan trọng để không bị thiệt chính là phải cảnh giác.

Bài gốc bên trang: Tre Làng

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÃ LÀM ĐƯỢC BAO NHIÊU SỰ KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT!

Nhiều nhà khoa học trong nước đã không ít lần thể hiện sự ghen tỵ với Giáo sư Ngô Bảo Châu. Huy chương Fields đã biến Ngô Bảo Châu từ một người kém tiếng trong giới khoa học trong nước và cả người dân trong nước trở thành một nhân vật được "săn đón" trong những chuyến nghỉ hè ngăn ngủi của mình. Giáo sư Châu cũng được nhiều trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Việt Nam mời về để nói về phương pháp học tập và cách đối diện với những rào cản khoa học khi học tập và công tác ở nước ngoài....Sự kỳ vọng của nhiều chủ thể đơn lẽ trong nước đã khiến Chính phủ mà đích thân là Đương kim Thủ tướng đưa ra các quyết định được cho là "trọng dụng nhân tài" và bằng chứng là "Ngày 9/3/2011,phó thủ tướng chính phủbộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện". (Theo Wikipedia)

Ấy vậy nhưng, có lẽ Giáo sư Ngô Bảo Châu chưa hẳn là một người toàn tâm, toàn ý phụng sự và cống hiến cho khoa học. Và nếu như ở lĩnh vực Toán học Ngô Bảo Châu đích thực là một nhà khoa học thực thụ, ông tiếp cận những con số, những mệnh đề bằng chính trái tim, khối óc và bằng cả kế thừa những thành tựu được dựng xây từ nhiều nhà khoa học đi trước....và đó là điểm tạo nên sự khác biệt giữa những nhà Toán học khác với Ngô Bảo Châu. Tuy nhiên, ở điểm đến tiếp theo: tham gia bàn luận chuyện chính trị trong nước thì xem ra Ngô Bảo Châu cũng chỉ là một tay non kém và mới tập toẹ bước vào Nghề. 

Đối diện với những sự kiện thu hút sự quan tâm, nhất là những người từng tiếp xúc hoặc có nói chuyện qua với Giáo sư thì tình cảm chứ không phải là lí trí thường thấy của một nhà khoa học được phát huy. Và đương nhiên như cái quy luật thường thấy, con tim, khối óc chỉ đạo hành động, giáo sư Ngô Bảo Châu đã đến với những câu chuyện chính trị của mình bằng sự quê kệch đến thế! Sự kiện Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt và bị khởi tố là một ví dụ điển hình. Không cần biết thực hư câu chuyện Lập phạm tội và bị bắt như thế nào, với sự khởi xướng của hai vị Giáo sư khác là Đàm Thanh Sơn và Vũ Văn Hà (con trai của Nhà thơ Vũ Quần Phương), vị Giáo sư danh tiếng của chúng ta đã không ngần ngại ký vào một thư lên tiếng kêu gọi nhà chức trách cho Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra vì lí do sức khoẻ. Ngay từ đầu khi tiếp cận thông tin này tôi cho rằng, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng như bao con người Việt Nam bằng xương, bằng thịt khác yêu ghét phân minh nhưng cốt lõi nhất là họ luôn sống bằng tình người, sự sẻ chia nhân văn và nhân đạo nhất; sự lên tiếng của Giáo sư vì thế suy cho cùng là cách cảm nhận về văn và đời của Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Nhưng, sẽ là thiếu sót nếu không nói thêm một yếu tố khác của người Việt luôn song hành với cái tinh thần nhân đạo được nói ở trên: Người Việt rất ít khi tôn sùng nhứng cá nhân cụ thể và nếu một cá nhân nào đó được tôn sùng thì nó luôn đi kèm với những điều kiện mà nếu không có nó thì đồng nghĩa với danh tiếng bị phai nhạt hoặc bị biến mất!

Giáo sư Ngô Bảo Châu là trường hợp như thế. Tên tuổi và danh tiếng của ông được định hình, do đó những tiêu chí, điều kiện đi kèm dĩ nhiên không giống một con người bình thường: Kể cả cách nhìn những sự kiện, vấn đề chính trị. Cho nên, rất công bằng khi có người đã hơi thất vọng khi nghe cái cách Ngô Bảo Châu tiếp cận sự kiện Nguyễn Quang Lập bị bắt trên góc nhìn từ Pháp luật. Họ không thể nào hiểu được một nhà khoa học hiếm hoi có thể thành danh ở xứ người lại có một cách tư duy rất đỗi bình thường như thế! Do vậy, dù không nói ra nhưng thiết nghĩ tên tuổi, danh tiếng của Giáo sư đã vơi bớt phần nào trong con mắt của một số cá nhân từng giành sự ngưỡng vọng cho ông. 

****
Có lẽ, một trong những điều làm nên danh tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu mà hai vị Giáo sư khác (Đàm Thanh Sơn và Vũ Văn Hà) cùng ký tên vào bức thư gần đây chưa thể nào có được là tấm lòng với quê hương, với sự phát triển đi lên của đất nước. Nhiều người cũng hi vọng, qua Giáo sư Châu sẽ thổi vào nhiều thế hệ người Việt xa xứ khác noi gương và có những cống hiến tương tự cho nước nhà. Và có lẽ đất nước Việt Nam sẽ tràn trề hơn sự tin tưởng vào tương lai (sự góp công của nhân tố bên ngoài) nếu giáo sư nghĩ đến câu chuyện đó. Tuy nhiên, tiết lộ từ nhiều trang thông tin trong nước, quốc tế: "Con gái GS Bảo Châu không viết được tiếng Việt khiến nhiều người không dám tin vào một sự thật phũ phàng đến thế! 

Không ai dám tin rằng, một Vị giáo sư thành danh và nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục lại có những cái cách định hướng chuyện học tập, nhớ về cội nguồn của chính mình như thế! Dẫu biết rằng, văn hoá phương Tây, tính bản vị cá nhân đã ăn sâu vào máu tuỷ của một người từng theo học và công tác nhiều năm ở xứ người.... nhưng nếu con người mang tên Ngô Bảo Châu ấy không phải là một người danh tiếng, không được đặt nhiều sự kỳ vọng. Trong một bối cảnh sự phát triển của đất nước thiếu hẳn những nhân tố được coi là vàng mười của thế giới đương đại thì việc trọng người tài và biết cách sử dụng người tài được cho là một chiến lược dài hạn và đem lại hiệu quả lâu dài. Và tất nhiên, nó sẽ không nhanh đến nỗi kết thúc ở một thế hệ (như trường hợp của GS Ngô Bảo Châu). Nó sẽ còn được tiếp nối ở thế hệ con của GS, cháu của GS...

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình 
"http://iloapp.viethome.co.uk/images/stories/3984_ngo-thanh-hien0.jpg"Được về Việt Nam, Hiên rất thích, cả nhà Hiên đều ở đây. Nhưng nếu về đây sống, chắc việc học của Hiên sẽ gặp nhiều khó khăn bởi Hiên không viết được tiếng Việt mà" -..."Song niềm tin ấy sẽ đến đâu, sẽ đi đâu khi một siêu trí tuệ Việt như Giáo sư Ngô Bảo Châu lại quên mất chính cái tinh thần cốt lõi nêu trên. Không biết, người con gái của GS trong đoạn trích trên có về Việt Nam như cái cách nói chuyện kia không trong khoảng vài ba chục năm tới!
Phương Nam OP

TT NGUYỄN TẤN DŨNG: ĐƯỢC VÀ MẤT NĂM 2014

Khoai@

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 tổ chức sáng 29/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: "Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên bất chấp luật pháp quốc tế đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, đe dọa an ninh hòa bình đất nước, gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội".

Thủ tướng cho rằng hành động ngang ngược của Trung Quốc đã tác động tới rất nhiều mặt tới kinh tế - xã hội Việt Nam trong 2014. Tuy nhiên có hai cái "mất" rõ nhất:

- Mất một lượng lớn khách du lịch vào nước ta. Ông nói: "Không có sự kiện giàn khoan, số khách quốc tế vào Việt Nam không chỉ 8 triệu mà sẽ là 9 triệu".

- Kẻ xấu đã lợi dụng sự kiện này để chống phá nhà nước: "Từ việc giàn khoan, lợi dụng việc lòng yêu nước của đồng bào ta, kẻ xấu đã lợi dụng gây rối trật tự xã hội, vi phạm pháp luật gây thiệt hại lớn. Hơn 1000 doanh nghiệp đang sản xuất, xuất khẩu phải ngừng hoạt động, chưa kể thiệt hại do phá hoại tài sản".

Nói về kết quả đạt được trong năm 2014, người đứng đầu Chính phủ cho biết: Năm 2014 đã vượt qua nhiều thách thức. Lúc xảy ra sự kiện giàn khoan 981, Bộ Chính trị đã chỉ đạo 3 yêu cầu lớn: Bảo vệ chủ quyền, giữ được môi trường hòa bình để xây dựng đất nước, cố gắng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đầu năm đặt ra.

Thủ tướng cho rằng, đối với các nhiệm vụ Bộ Chính trị đưa ra đều đã thực hiện tốt:

- Trước hết, chúng ta giữ được chủ quyền quốc gia, đó là điều thiêng liêng. Chúng ta giữ được hòa bình ổn định: "Sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, chúng ta đã tập trung chỉ đạo ổn định ngay, không để lặp lại. Và thông qua việc này chúng ta tạo được sự đồng thuận của cả dân tộc đối với bảo vệ chủ quyền. Đó là cái được nổi bật nhất năm 2014.

- Chúng ta đã hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu mà Đảng và Quốc hội đặt ra trong năm 2014, tạo được tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2015. Thủ tướng cho biết: "13/14 chỉ tiêu đạt và vượt trong năm 2014. Chỉ còn 1 chỉ tiêu duy nhất chưa đạt được, đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo. Trong khi đó, tăng trưởng của chúng ta quý sau cao hơn quý trước, con số 5,98% là tương đối chính xác, môi trưởng kinh doanh cải thiện được 20 bậc.".

- Mặc dù năm 2014 đã xảy ra nhiều biến động lớn song an ninh chính trị xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại đạt được nhiều hiệu quả. 
Trước sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, bạn bè quốc tế ủng hộ ta rất lớn. Đăng ký mới vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tăng rất tốt với hơn 20 tỷ USD, vốn giải ngân cũng cao hơn năm ngoái (12,5 tỷ USD), ODA cũng giải ngân cao với hơn 5 tỷ USD…
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng cho rằng cái được rõ nhất trong năm 2014 chính là lòng tin của nhân vào Đảng và Nhà nước tăng lên, bạn bè quốc tế ủng hộ.

CHUYỆN VISA

Khoai@

Chị Lê Thị Thu Thủy - Ảnh được lấy từ FB.

Một entry đầy tình yêu và trách nhiệm của người con sống xa tổ quốc. 

Chị Lê Thị Thu Thủy, một con dân đất Việt, hiện đang định cư tại đảo quốc Singapore luôn trăn trở về vận mệnh dân tộc, đau đáu với những chuyển động của đất mẹ. Chị là một trong số những người đã có những đóng góp lớn cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước thông qua các hoạt động truyền thông. Dưới góc độ văn hóa, chị cũng là những thành viên tích cực trong việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh Việt Nam cho bạn bè quốc tế. 

Hôm nay, những suy tư của chị về du lịch Việt Nam được đăng trên FB. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Chuyện Visa

Sống ở nước ngoài, bạn thân của tôi đến từ nhiều quốc gia. Dịp cuối năm thường là một kỳ nghỉ tương đối dài cho học sinh các trường quốc tế tại Singapore. Nếu không về nước thăm người thân, chúng tôi thường sắp xếp nghỉ phép để đưa con mình đi du lịch.

Từ Singapore, có khá nhiều lựa chọn. Các bạn tôi thường chọn những nơi có bãi biển đẹp hoặc những nơi có nền văn hoá đặc biệt, món ăn ngon, lạ để khám phá và tìm hiểu.

Việt Nam luôn được nhắc đến.

Nhưng buồn thay, Việt Nam không nằm trong sự lựa chọn được đến.

???

Chuyện chỉ vì cái VISA, tiếng Việt mình gọi là THỊ THỰC NHẬP CẢNH.

Bạn tôi , một gia đình chồng người Anh, vợ đến từ New Zealand , có 3 con nhỏ. Họ là một trong những người bạn của tôi " nghiện " đi du lịch. Thường những cuối tuần nếu không lên chương trình gặp nhau sớm, bạn tôi có thể hoặc đang nằm phơi nắng ở Phuket - Thailand hoặc đang tíu tít mua sắm ở Chang Mai, ở Bangkok, ở Bali...

Một vài bộ áo quần, cuốn hộ chiếu, thẻ nhà bank, sau hai giờ bay hơn hoặc kém, tại sao không? Họ muốn thay đổi không khí, muốn bù đắp một tuần làm việc bận bịu, để thư giãn, nạp năng lượng mới, để khám phá, để học hỏi, để làm mới mình. Và tất nhiên, để tiêu những đồng tiền mà họ làm được.

Bạn phân trần với tôi: Chúng mình mê Việt Nam lắm, thấy những bãi biển đẹp dọc miền Trung nước bạn, thấy Hà Nội, tp Hồ chi Minh nhộn nhịp, lạ lẫm, đọc và thấy nhiều về lịch sử, biết sự hiếu khách, những món ăn ngon của người Việt các bạn. Muốn đi Việt Nam nhiều hơn nữa (tôi đã từng đưa bạn về thăm tp HCM cách đây mấy năm!), Việtnam thường được nhắc đến mỗi lần chúng mình lên chương trình đi du lịch. Nhưng làm Visa thį thực nhập cảnh vào Việtnam khiến chúng mình...không muốn. Thay vì phải trả 70 đô, phải tìm đến đại sứ quán xếp hàng, nộp giấy, phải đợi chờ visa, chúng mình rất bận bịu, nên đã chọn các nước khác trong khu vực.

Thử xem nhé, chúng ta được gì và mất gì từ chuyện nhiêu khê xin thủ tục Visa đó? 

Nghe đâu rất nhiều đầu tư, rất nhiều thu hút, rất nhiều quảng bá cho tiềm năng du lịch của Việtnam. Người ta mất hàng trăm chục tỉ đồng quảng cáo, hàng nghìn tỉ đồng xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Việt, không biết bao nhiêu mời chào và công sức để đưa thương hiệu du lịch Việt tiếp cận với thế giới.

Nhưng chút xíu này, thủ tục Visa vẫn còn đó, chúng ta để vuột khỏi tay mình NHÂN TỐ CHÍNH của du lịch: KHÁCH DU LỊCH.

Khi khách du lịch vào, các dịch vụ phục vụ đi kèm giải quyết và thu lại nhiều nhiều hơn (so với 70 đô) mà chúng ta cứ chăm chăm lấy cho được từ suy nghĩ thiển cận, thiếu tầm nhìn và chiến lược mà chúng ta vẫn đã, đang và tiếp tục làm.

Đã có bao nhiêu khách du lịch bỏ qua Việt Nam để đi Thái, đi Sing, đi Nhật, đi Indo, đi các nước khác mà không phải là Việt Nam? Chỉ vì thủ tục và giá xin Visa?

Họ bỏ qua không phải vì nước ta không đẹp, không đáng thăm, không muốn. 

Họ bỏ qua vì chúng ta KHÔNG TƯ DUY THEO THẾ GIỚI. Thời đại công nghệ máy móc, có cần lắm nữa không những trang thủ tục thị thực?

Và có bao nhiêu đô trong số 70 đô/ đầu người thu "tươi" kia quay vòng và được dùng cho người dân nghèo những nơi mong chờ khách du lịch? Bao nhiêu, chúng ta rõ không? Tôi thì chịu.

Có những thứ ở đời, cứ nghĩ cầm cho chắc là được, nhưng chắc quá, lại làm đau tay mình. Chuyện Visa, thį thực, chuyện của bạn và tôi, chuyện mà ít người làm du lịch nước ta nghe thấy.

Chuyện mà tại sao, DU LỊCH NỨOC TA VẪN CHƯA LÀ NGHÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN KHI NƯỚC TA...RỪNG VÀNG BIỂN BẠC BAO LA.(!)

Hãy tận dụng khoa học vào quản lý vĩ mô, hãy thay đổi , hãy hoàn thiện , hãy lắng nghe, kiến tạo, chung sức đưa Việtnam vuơn mình ra với thế giới.

Tôi vẫn đây, vẫn luôn ngày đêm quảng bá cho thương hiệu du lịch Việt. Và mong những gì tốt đẹp, thuận lợi nhất cho quê hương mình.

Và tôi đã hứa với bạn, sẽ viết điều này gửi về cho quê hương. 

29/12/2014 Thu Thuỷ

P/s: Bài viết xin giữ nguyên văn phong của tác giả. Tre Làng chỉ chính lại đôi chút lỗi kỹ thuật.