Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Hậu giàn khoan 981: QUỲ GỐI KHÔNG PHẢI TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM

Hậu giàn khoan 981: Quỳ gối không phải là tính cách của người VN

Đăng Bởi Một Thế Giới

Ảnh: cảnh sát biển Việt Nam cảnh giác trước sự hung hăng của tàu TQ

“Vietnam and China relations: Ground Shaken” đăng trên trang Eurasia Review ngày 24.7. Nội dung đề cập ý tưởng bắt nạt Việt Nam của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã gây bất ổn trong quan hệ Việt-Trung và trong vụgiàn khoan Haiyang Shiyou 981, Việt Nam đã kiềm chế một cách sáng suốt. Một Thế Giới xin trích dịch:

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, Việt Nam và TQ xây dựng mối quan hệ qua hai cột trụ: 

Thứ nhất là mạng lưới đối thoại thường xuyên dày đặc giữa hai đảng và hai chính phủ để mở rộng sự hợp tác, xử lý các vụ việc, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng. 
Thứ hai, Việt - Trung tham gia các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn đầu, để xây dựng niềm tin và các biện pháp ngoại giao.

Từ hai nền tảng này, sự tín nhiệm phát triển, sự hợp tác song phương nảy nở ổn định. Những bất đồng về biên giới và hải giới Vịnh Bắc Bộ được giải quyết năm 1999 và 2000.

Đôi lần cũng xảy ra căng thẳng, nhưng sự bất đồng về biển Đông không tác động đến mối quan hệ chung này. ASEAN và TQ đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên về biển Đông, để tất các bên có các hướng xử lý những tranh chấp một cách hòa bình.

Cũng có hy vọng rằng TQ và ASEAN cuối cùng đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (DOC).

Nhưng từ giữa những năm 2000, Việt Nam ngày càng lo ngại khi TQ ngày càng hung hăng đòi chủ quyền biển Đông.

Năm 2006-2007, TQ lặng lẽ dọa các công ty dầu khí quốc tế không được hợp tác với PetroVietnam ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Cùng lúc, tàu bán quân sự TQ nỗ lực nắm quyền kiểm soát trên một vùng biển rộng tới tận bãi ngầm James (gần Malaysia).

Tháng 5.2009, Bắc Kinh thách thức Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) khi chính thức công bố bản đồ “đường 9 đoạn” và từ đó, TQ muốn thay đổi nguyên trạng ở Bãi cạn Scarborough của Philippines và Bãi Cỏ Mây.

Gần đây nhất, TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 phi pháp vào EEZ của Việt Nam, một hành động đánh dấu chủ quyền lãnh thổ đi ngược lại những thỏa thuận trước đây giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. 

Quyền tự do hàng hải bị thách thức khi TQ tùy tiện vạch khu vực cấm tiếp cận 3 hải lý quanh giàn khoan. Đe dọa hơn là tàu TQ cố tình sử dụng bạo lực,gồm đâm va, phun nước vào tàu Việt Nam đâm chìm cả tàu cá của ngư dân Việt Nam rồi bỏ đi. 

Ban đầu Việt Nam sử dụng kênh đối thoại song phương để hạ nhiệt căng thẳng. Nhưng hơn 30 lần liên lạc với TQ vẫn không đạt được hồi âm thích đáng của TQ. 4 đường dây nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh bị “nguội”ngay lúc cần đến.

TQ còn cử nghị sĩ Dương Khiết Trì đến Hà Nội để “dạy Hà Nội cách ứng xử”, thay vì tìm cách thoát khỏi sự bế tắc. Ngay trước chuyến đi của họ Dương, Cục hải sự TQ còn tuyên bố gởi giàn khoan Nam Hải (Nan Hai Jiu Hao 982) vào sát gần Vịnh Bắc Bộ. 

Kế đến, Việt Nam tích cực tuyên truyền để tố cáo các hành vi ngang ngược của TQ. 5 cuộc họp báo tại Hà Nội được mở, cung cấp chứng cứ của các hành vi này.

ASEAN, G7 cùng hàng chục nước đều tỏ bày sự quan ngại. Mỹ, Nhật Bản và Úc xem chủ nghĩa đơn cực của TQ là “gây bất ổn”. Tại diễn đàn đối thoại Shangri-La 2014, các quan chức TQ đối mặt với những câu hỏi cùng những lời chỉ trích quyết liệt….

Nay giàn khoan đã lui về lãnh hải TQ, nhưng vẫn có sự quan ngại ở Việt Nam rằng ngày nào đó nó sẽ trở lại. Dù cuộc khủng hoảng này đã dịu, nhưng đang có những thay đổi trong chiến lược tổng thể của Việt Nam.

Trước tiên, Việt Nam càng lúc càng xem TQ là một nhân tố gây bất ổn, nếu không nói là nỗi đe dọa. Đó là tín hiệu niềm tin TQ của Việt Nam đang giảm khi TQ liên tục tỏ thái độ lấn lướt.

Các tuyên bố mạnh mẽ gần đây của phía Việt Nam, như “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết”, “duy trì quyền tự vệ” và “không bao giờ đánh đổi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ lấy tình hữu nghị viển vông”, là dấu chỉ họ đã mất kiên nhẫn với TQ.

Kế đến, sự tranh chấp không chỉ dừng lại ở các cuộc va chạm trên biển và tranh cãi ngoại giao, mà còn có hậu quả là sự bức xúc của nhân dân Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam tình cách đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và thị trường, để giảm lệ thuộc TQ. Đặc biệt là ngày càng có nhiều tiếng nói trong lực lượng lãnh đạo Việt Nam, đặt câu gỏi về mối quan hệ tư tưởng của Việt Nam với TQ.

Không nên xem việc việc Việt Nam miễn cưỡng áp dụng biện pháp pháp lý cùng các phản ứng chiến lược là một bước lùi trước TQ. Đó là một sự kiềm chế sáng suốt.

Quan ngại việc bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang, hoặc một cuộc rạn vỡ đột ngột trong mối quan hệ Việt - Trung, Việt Nam cẩn thận chờ đón các hành động của TQ sau ngày 15.8 tới. Như các quan chức đã nói, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn các hồ sơ kiện, nhưng vẫn chờ thời gian chín muồi.

Vùng EEZ dọc bờ biển Việt Nam có vai trò quan trọng không chỉ về quyền khai thác tài nguyên, mà còn là một khu vực bảo toàn an ninh. Nếu các tấm khiên duyên hải này bị đâm thủng từ một thái độ hiếu chiến, lãnh thổ dài hẹp vốn thiếu chiến lược chiều sâu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Vì thế, chắc chắn Việt Nam sẽ giữ lực lượng tuần duyên trực chiến cho đến khi nào giàn khoan TQ rời khỏi lãnh hải của họ. Nếu TQ tiếp tục o ép Việt Nam, nước này sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc xem xét lại chiến lược không liên kết của họ.

Lịch sử cho ta biết hai điều: trước tiên, quỳ gối trước một thế lực không phải là tính cách của người Việt Nam. Thứ hai, mối quan hệ hữu nghị xây dựng lâu sẽ chóng sụp đổ nếu sự tin cậy đã mất. Hãy nhớ vào những năm 1970, chỉ mất 5 năm để Việt-Trung từ đồng chí trở thành đối thủ….

Trần Trí (lược dịch) 

Tác giả bài viết là Đỗ Thanh Hải - ứng viên lấy bằng PhD ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng thuộc đại học quốc gia Úc,

CÔN ĐỒ TẤN CÔNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vụ bác sĩ BV Bạch Mai bị tấn công: Điều dưỡng mang thai 7 tháng ngất xỉu

Người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ vác ghế tấn cán bộ nhân viên Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai sáng 25.7. (Ảnh chụp từ clip Bệnh Viện Bạch Mai cung cấp) .

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, sự việc đánh các nhân viên khoa cấp cứu khiến nữ một điều dưỡng đang mang thai tháng thứ 7 chứng kiến vụ việc hoảng loạn, ngất tại chỗ.

Sáng nay, một người thân của một nữ bệnh nhân đến cấp cứu tại Khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai tấn công ê kíp trực. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngay trong sáng 25.7, Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin về vụ việc.

Cụ thể, khoảng 5h, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào cấp cứu. Kíp trực, gồm Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Điều dưỡng viên Lê Diệp Anh và Sinh viên thực tập Lê Thế Anh. Ngay khi bệnh nhân nhập viện, các y bác sĩ xét nghiệm, chuẩn đoán tình trạng sức khỏe thì thấy, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ bị rối loạn tiêu hóa.

Sau khi bác sĩ tiếp nhận, tiêm thuốc và chờ kết quả để đưa ra các biện pháp điều trị thì một đối tượng tự xưng người nhà bệnh nhân, tên là Nguyễn Tiến Dũng (36 tuổi, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) có những lời lẽ lăng mạ các bác sĩ.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, sự việc đánh các nhân viên khoa cấp cứu khiến nữ một điều dưỡng đang mang thai tháng thứ 7 chứng kiến vụ việc hoảng loạn, ngất tại chỗ. 

Theo những hình ảnh từ camera ghi lại, kẻ tấn công khoảng 1m 7, đầu trọc, khuôn mặt côn đồ, cầm một vật đánh vào đầu nữ điều dưỡng, rồi tiếp tục ném vào mặt một người mặc áo blue trắng đứng cạnh. Chưa dừng lại, đối tượng tiếp tục xông vào đánh bác sĩ đang đứng bên trong khu vực làm việc, bất chấp bác sĩ khác can ngăn. 

Theo ông Hồ Quang Tấn - Trưởng phòng Chính trị Nội bộ Bệnh viện Bạch Mai, sau khi tấn công, Dũng còn gọi điện cho một người nào đó. Khoảng 15 phút sau, hơn chục thanh niên độ tuổi từ 16 đến 20 kéo đến cổng bệnh viện và đòi xông vào hành hung bác sĩ. May mắn là bảo vệ ngăn cản kịp thời. Họ chỉ bỏ đi khi lực lượng công an xuất hiện.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cung cấp thông tin về vụ việc tấn công.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, người ngăn cản đối tượng tấn công nhân viên Khoa Cấp cứu cho biết, nguyên nhân là do người nhà bệnh nhân quá sốt ruột về tình trạng sức khỏe của người thân và một số hiểu lầm trong quy trình thăm khám. Bệnh nhân vào có biểu hiện co quắp chân tay, thở nhanh nên yêu cầu nằm ở Khoa Cấp cứu. Tuy nhiên, người nhà không hợp tác và lớn tiếng chửi bới.

“Ngay từ khi đưa bệnh nhân Mỹ vào cấp cứu, người nhà bệnh nhân đã tỏ thái độ không hợp tác như việc khai lý lịch của bệnh nhân. Sau đó, bức xúc chửi bới các cán bộ trong khoa cấp cứu”, Bác sĩ Đức Hùng cho biết.

Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, sau khi xảy sự việc, lợi dụng lúc hoảng loạn, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ đã được người nhà chuyển đi bệnh viện khác cấp cứu. Trong khi đó, đối tượng Dũng đã bị nhân viên bảo vệ khống chế, bàn giao cho Công an phường Phương Mai xử lý.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sự việc ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bệnh viện. Khoa Cấp cứu bị gián đoạn hoạt động, nhiều bệnh nhân được đưa vào nhưng không được thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, cán bộ y tế bệnh viện ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng và tinh thần hoảng loạn. Điều dưỡng viên Diệp Anh đang trong tình trạng hoảng loạn cần phải theo dõi của các bác sỹ.

Cũng theo ông Hiền, thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng.

VIỆT TÂN PHẠM THỊ ĐOAN TRANG: QUÁI THAI VIỆT TỘC

Không chỉ dị dạng về hình hài, Đoan Trang từ ngày theo Việt tân đã trở thành thứ quái thai, bệnh hoạn mà người dân Việt Nam cảm thấy kinh tởm mà không có cách nào tẩy rửa được gốc gác “máu đỏ da vàng” của thị cho khỏi tanh hôi được.

Trong mắt y thị bây giờ, nhân dân Việt Nam chỉ là đàn cừu nhẫn nhịn, chính quyền thối nát, xã hội loạn lạc, chỉ có nước Mỹ và phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực, mới là tiêu chuẩn tuyệt đối đáng tôn sùng, ngưỡng vọng. Bất cứ sản phẩm nào tồi tệ đều bị quy kết là của các quốc gia “độc tài”, cái gì lung linh đều là sản phẩm của “dân chủ”. Các bài viết từ pháp luật, xã hội…bất kể đề tài nào của thị cũng đều quy về bắt nguồn cái luật bất thành văn ấy cho bằng được.

Y thị đã rời Việt Nam sau khi các cuộc biểu tình ở Bờ Hồ đi vào thoái trào, trở thành cánh tay đắc lực cho Việt tân Trịnh Hội, giờ thị sinh sống lưu vong ở Mỹ, dựa hẳn vào bầu sữa của Việt tân để tồn tại. Bởi vậy mọi việc thị làm đều nhất nhất phục vụ ông chủ Việt tân, nhưng luôn được biện hộ là làm cho VOICE, một NGO do Việt tân lập ra như một tổ chức ngoại vi. Từ chiến dịch chống Điều 258, chống Việt Nam vào UNHRC, chống UPR, điều trần nhân quyền, nay chống TPP và đang tích cực huy động tổng lực trong “cuộc chiến facebook” do Việt tân khai chiến.

Những ngày này, một bên là Hồng Thuận tuyên chiến và hô hào “chơi tới bến với các em dư luận viên”, bên kia là Đoan Trang đi phủ dụ đồng bọn, lôi kéo người cho Việt tân và khởi động “dự án” vận động chính giới Mỹ, các tổ chức quốc tế gây áp lực với Facebook “bảo vệ tiếng nói tự do”. Thị sẽ tiếp tục khoác áo “cựu nhà báo Việt Nam” đi vận động chính giới quốc tế vu cáo chính quyền đứng sau “dư luận viên” tấn công “tiếng nói tự do dân chủ”, tiếp sức cho phía bên kia Việt tân huy động tổng lực tấn công bất cứ facebooker nào mà chúng cho là “dư luận viên”. Hiện Trịnh Hội sử dụng đám Đoan Trang hiện là con bài ngoại giao, chuyên thực hiện sứ mệnh đối ngoại cho Việt Tân.

Tiêu chuẩn bị liệt vào “dư luận viên” của đám Việt tân này rất “bao quát”, được tổ chức KVCT (tiêu diệt cộng sản) liệt kê:

“Tất cả các công dân VN xin lưu ý , nếu các bạn vi phạm những điều luật sau đây thì tài khoản facebook của các bạn sẽ bị KVCT xóa sổ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước :

- Treo avatar cờ máu của Cộng Sản Hà Nội
-Treo avatar ảnh của tên Hán cẩu Hồ Chí Minh
-Có những lời nói bưng bô, bợ đít Cộng Sản Hà Nội & Tàu Cộng
-Có những lời nói xúc phạm đến danh dự & nhân phẩm của những nhà dân chủ yêu nước, VNCH, Việt Tân & những ai đang chỉ trích Cộng Sản Hà Nội” .

Như vậy, chỉ còn những người dân Việt Nam nào chưa gia nhập hàng ngũ “chống Cộng” may ra mới không là Dư luận viên !


Kết quả, cuộc chiến này, Đoan Trang và đám Việt tân lu loa rằng mấy chục nick của đám “đấu tranh dân chủ” kia là sản phẩm của “điên cuồng tấn công, hô hào chém giết, “diệt rận” của “dư luận viên”, còn những gì Việt tân và đám Cờ vàng đang tấn công, truy lùng, tiêu diệt bất cứ ai bị chúng cho là “dư luận viên” thì chúng lờ tịt. Con số các nick facebook bị chúng cho là “dư luận viên” theo chuẩn trên bị xử trảm vô tội vạ, bất kể có tên tuổi hay không, bất kể danh tính, nghề nghiệp ra sao, miễn là ngứa mắt chúng là chúng report và xem đó là thành quả “tiêu diệt dư luận viên.

Dưới đây là một vài bình luận vui vui của các facebooker đã, đang và sẽ bị report, tức thời gian hiển thị trên facebook được tính theo từng giờ, các nạn nhân luôn thủ sẵn chục nick phụ để đổi tên khi nick chính bị report đã trở thành võ thời chiến cho các facebooker:


Đoan Trang giờ đã hiện nguyên hình kẻ sẵn sàng chà đạp lên mọi tiêu chuẩn mà thị thường rêu rao về cái gọi là "tự do ngôn luận", "tự do thông tin". Tự nguyện bán mình thành công cụ đắc lực cho tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân, Đoan Trang đã tự tước bỏ đi cái vỏ tự trọng cuối cùng. Không ai có thể cảm thông với thị rằng thị bất hạnh từ hình hài, méo mó sinh lý, bệnh hoạn về nhận thức được nữa, thị đã hóa kiếp hoàn toàn thành một thứ "quái thai thời hậu chiến" - ngôn từ dân Việt dành để gọi đám Việt tân.

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỘC TÀI CỦA TẬP CẬN BÌNH

Lo ngại về “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập Cận Bình


Thu tóm toàn bộ quyền lực, giữ một lúc 3 vị trí cao nhất trên chính trường Trung Quốc: Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Bí thư quân ủy TƯ, ông Tập Cận Bình đang thể hiện phong cách của một nhà độc tài thế hệ mới sau thời Mao Trạch Đông. Bài viết “Asia’s next China worry: Xi Jingping’s growing power”, đăng trên trang National Interest ngày 23.7 phân tích vấn đề này. Một Thế Giới xin lược dịch:

Nên đọc thêm: Kiện Bình Khựa!

Ảnh: Tranh vẽ mang ý ông Tập đem chủ trương đối ngoại của TQ đi nước ngoài

Từ lúc ông Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, quyền lực ở TQ dần giảm tập trung về trung ương. Cuộc đổi mới của ông Đặng Tiểu Bình quảng bá việc cất tay nhà nước khỏi nền kinh tế, trong khi quyền lực tối thượng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày càng bị giảm thiểu.

Tập hợp mọi quyền lực vào hai tay

Một phần của quy trình này nhằm làm lãnh đạo TQ không còn nhiều quyền lực như ông Mao hoặc ông Đặng, và thay vào đó, quyền lãnh đạo tập thể trở nên một chuẩn mực.

Nhưng việc ông Tập vươn lên ngôi lãnh đạo TQ đã thách thức quy trình này. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Tập khôi phục vai trò lãnh đạo tối cao, đảm nhận cả 3 chức vụ: Tổng bí thư CPC, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Ông Tập còn là ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC và kiêm nhiệm nhiều chức chủ tịch các tổ chức, cơ quan lớn nhỏ khác.

Các nhà quan sát còn nhận ra dấu ấn ông Tập trong mảng kinh tế, bằng nhiều cách nắm luôn vai trò thường được trao cho thủ tướng. Tân Hoa Xã đưa tin ông Tập là chủ nhiệm một nhóm phụ trách mảng tài chính-kinh tế, mô tả ông như một giám đốc, một vị trí mà thường là của thủ tướng.

Sự củng cố quyền lực này thật ấn tượng, nhưng quyền lực của ông còn được thể hiện bằng chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông: hàng chục ngàn đảng viên bị kỷ luật và bị truy tố vì những sai phạm.

Các cán bộ đảng viên cấp cao mà giới truyền thông gọi là “hổ” cũng bị săn lùng, gồm các cựu sĩ quan cấp cao của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) vốn trước đây là “người bất khả xâm phạm”.

TQ hiện nín thở chờ xem ông Tập “hạ” Chu Vĩnh Khang, một cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC, một vị trí trước đây được xem là thuộc diện miễn trừ điều tra.

Đường lối kỷ luật đảng viên để tiêu diệt “khối u” tham nhũng đến gốc này - trở thành nỗi lo rằng chiến dịch chống tham nhũng để loại trừ cả các đối thủ chính trị - đã khiến nhiều cán bộ và đảng viên phải “cúi đầu giấu mặt”, không dám ra những quyết định chỉ vì họ không muốn bị chú ý kỹ.

Cũng có thông tin ngày càng nhiều cán bộ đảng viên tự sát, vì họ sợ bị lộ ra những chiêu trò đục khoét tài sản nhà nước, tư lợi bất chính và quan hệ hủ hóa, lắm nhân tình và chiếm đoạt vợ hoặc người yêu của các “đồng chí” của họ!

Trong môi trường này, xem ra ông Tập không từ bỏ cơ hội thể hiện hình ảnh một lãnh đạo kiên quyết.

Ý tưởng tập trung quyền lực cũng rõ ràng khi chính phủ TQ truy bắt người cổ động sự minh bạch, thay vì xem họ là các đồng minh trong nỗ lực chống tham nhũng.

Nói trắng ra, ông Tập muốn giữ riêng quyền kiểm soát chiến dịch chống tham nhũng, nhất là nhắm vào những người mà chiến dịch này nhắm tới.

Việc này trùng hợp với nỗ lực siết chặt việc kiểm soát giới truyền thông gồm cả báo giấy, báo mạng, internet cùng hai mảng nghe-nhìn.

Các nhà phân tích đã nêu nhiều vụ kiểm duyệt và giám sát gắt gao trong năm 2013. Sẽ không là sự tình cờ khi ông Tập cũng là chủ nhiệm một nhóm nhỏ mới lập, để giám sát mảng an ninh mạng.

Nước cờ chống tham nhũng để yên dân?

Một số nhà phân tích nói “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập là điều kiện tiên quyết để cải cách kinh tế. Nhưng những người khác lo ngại về cách túm lấy quyền lực kiểu cũ, trong đó ông Tập cô lập, gạt ra rìa, trên hết là bóp nát bất kỳ ai toan tính thách thức quyền lực của ông.

Dù mục tiêu tối thượng của ông Tập là gì đi nữa, sự ủng hộ cải cách của ông Tập rõ ràng rất bị hạn chế: làm trong sạch đảng, nhằm cải tạo và bảo vệ uy tín CPC, nhưng không nới lỏng tầm kiểm soát sân khấu chính trị TQ của CPC.

Chương trình hành động của ông Tập có thể cải thiện hiệu quả lãnh đạo ở TQ. Trên lý thuyết, chiến dịch bài trừ tham nhũng có thể làm nhẹ gánh nặng người dân TQ phải è cổ nuôi các “quan tham” và phải chịu đựng những bất công.

Nó phản ánh một mức độ tín nhiệm đảng nơi người dân, ngày càng tăng dù không trực tiếp.

Và nếu ông Tập sử dụng quyền lực chồng chất để đâm khoan sự kháng cự của những nhóm lợi ích và thành công trong việc chuyển hóa nền kinh tế TQ (mà cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng nêu “bất ổn, mất cân bằng, không có sự điều phối và phi bền vững”) thành công, ổn định và bền vững, trông cậy nhiều hơn vào nguồn tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu, thì ông sẽ được cả nhân dân TQ và nền kinh tế thế giới chúc phúc chúc lành.

Tuy nhiên, xem ra ông Tập không màng quảng bá các giá trị tự do mà người Mỹ cùng nhiều bạn bè trong khu vực tin là có lợi cho công lý, thịnh vượng và hòa bình.

Việc “ôm” quyền lực của ông Tập là một bước lùi về thời lãnh đạo tối cao của thời kỳ ông Mao. Hiện chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm của sự trở về thói tôn sùng cá nhân ở TQ, và cực kỳ khó tái diễn các sự kiện gây thiệt hại như cuộc Cách mạng văn hóa.

Nhưng việc tuyển chọn trừng phạt một số quan tham, kết hợp việc đàn áp người bất đồng chính kiến, có thể chưa đủ làm thỏa mãn yêu sách của một bộ phận xã hội ngày càng hiểu biết và được trao nhiều quyền, gồm quyền tự do ngôn luận.

Ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo

Việc tập trung quyền lực vào một lãnh tụ tối cao có thể làm tăng sự kiên quyết và dễ đoán trước trong chính sách đối ngoại của TQ, đơn giản hóa việc đạt tới một thỏa thuận về cách đạt được và duy trì một sự hòa bình ổn định khi TQ trở thành cường quốc thứ hai trong khu vực châu Á: người ta chỉ việc tìm một người để nói chuyện, đó là ông Tập.

Nhưng bất kỳ lợi thế nào cũng mất, nếu ông Tập nhấn mạnh quyền lợi tối thượng của TQ đòi hỏi sự xâm phạm quyền lợi tối thượng của các nước khác.

Và khả năng một chính sách đối ngoại không đúng mực sẽ càng lớn hơn, nếu chỉ có một nhóm người nắm quyền, mà tệ nhất là khi quyền lực ấy tập trung vào chỉ một người. Điều này đã thấy rõ từ Bình Nhưỡng.

Nếu chủ trương đối ngoại của ông Tập là sự nới rộng chương trình hành động đối nội của ông, người ngoài sẽ không thể phán xét nó thành công hay không.

Tuy nhiên, dựa vào đường lối đối ngoại của TQ, xem ra ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo: đánh động các nước láng giềng tìm sự hợp tác an ninh chống lại TQ, trước khi TQ có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn phát triển nền kinh tế.

Theo Motthegioi

NỬA NHÀ BÁO!

Nửa nhà báo!


Tiến Hải

Trong bữa cơm thân mật tiếp chúng tôi, đồng chí Bí thư tỉnh ủy nhận xét: “Các ông chỉ là một nửa nhà báo thôi . Tôi thật thà hỏi: “Tại sao anh lại nói như vậy?”. “Cái nửa nhà báo mà các ông có là sự nhanh nhạy, xông xáo và hiểu biết rộng; cái nửa còn lại thì các ông không có”.

Nên đọc: Phạm Chí Dũng và dịch hạch, dịch tả

Nghe Bí thư nói như vậy, Chánh văn phòng tỉnh ủy đỡ lời và minh họa thêm: “Bí thư nhận xét như thế là có ý khen các anh đấy. Xin thú thật với anh, bọn em sợ nhất các nhà báo. Sợ vì mấy lẽ:

Thứ nhất, các nhà báo sống theo kiểu lãng tử lắm. Mời cơm mà không có lãnh đạo của tỉnh tiếp thì các vị ấy bảo là khinh nhà báo. Có lãnh đạo của tỉnh tiếp, mặc dù đã hẹn giờ hẳn hoi nhưng nhiều khi các vị lại bỏ, không ăn và cũng chẳng thèm báo lại. Một lần, sau giờ làm việc, bọn em hẹn ba ông của tờ báo X là 6 giờ chiều đồng chí Phó Bí thư thường trực sẽ mời cơm tại nhà khách tỉnh ủy.

Đúng 6 giờ, đồng chí Phó Bí thư tới, bọn em lên phòng mời các vị nhà báo nhưng thấy cửa đóng then cài. Đành đợi vậy chứ còn biết làm sao nữa. Thế rồi 6 giờ 30, rồi 7 giờ và đến tận 8 giờ vẫn chẳng thấy tăm hơi các nhà báo đâu cả. Hóa ra các ông, bà ấy được Cục Thuế mời đi nhà hàng đánh chén và hát karaoke mãi tới 12 giờ đêm mới về. Nhân viên phục vụ nhà khách cũng ngán nhất các nhà báo vì các vị ấy cực kỳ luộm thuộm, mẩu thuốc lá vứt khắp nền nhà, ra khỏi phòng không tắt đèn, không tắt máy điều hòa, thậm chí quên cả tắt vòi nước trong nhà tắm; sáng ngủ dậy rất muộn, tối đi chơi về rất khuya…

Thứ hai, các nhà báo nhiều khi cũng đòi hỏi, cũng gợi ý đến nơi, đến chốn. Một lần, hai vị phóng viên của báo Y yêu cầu địa phương giới thiệu cho hai doanh nghiệp nhà nước làm ăn khá nhất và hai doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém nhất để các vị ấy điều tra, nghiên cứu. Khi đến các doanh nghiệp khá, mấy vị ấy hứa hẹn đủ điều; nào là sẽ viết bài biểu dương, khen ngợi; nào là sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp một số đối tác làm ăn. Và các vị ấy cũng không quên gợi ý giám đốc cho mua một vài sản phẩm có giá trị của doanh nghiệp với lý do để chắc chắn là hàng xịn chứ không phải hàng nhái bày bán ở thị trường.

Anh tính, đã gợi ý khéo đến thế thì có ông giám đốc nào lại muối mặt lấy tiền của họ. Còn khi đến mấy doanh nghiệp kém, “có vấn đề ” thì các vị ấy dùng thủ pháp vừa đưa ra củ cà rốt vừa thò chiếc gậy. Mấy tay giám đốc này có kinh nghiệm lắm rồi nên họ đón tiếp các nhà báo rất nhiệt tình và phong bao khá đậm. Bởi có như thế thì các vị ấy mới tha cho những sai lầm, thậm chí còn viết bài gỡ tội cho doanh nghiệp, đổ hết lỗi cho khách quan, biến thủ phạm thành nạn nhân.

Chánh Văn phòng đang hăng hái thì Bí thư cắt ngang: “Này, cậu vuốt mặt cũng phải nể mũi chứ. Cậu không biết chúng mình đang tiếp ai à”. Chánh Văn phòng cười hồn nhiên và có phần hơi bẽn lẽn vì chắc rằng lúc ấy anh mới nhớ ra chúng tôi cũng là nhà báo. Anh gãi tai phân bua: “Ấy là vì tin các anh nên em mới tâm sự như vậy. Vả lại, đã kể cho các anh nghe tức là bọn em không xếp các anh vào đối tượng đó rồi. Hơn nữa, đa số các nhà báo đều tốt, đều nghiêm túc. Những người nêu trên chắc chỉ là số ít”.

Mẩu chuyện nêu trên của Chánh Văn phòng tỉnh ủy làm tôi thấy buồn. Nhưng cậu phóng viên đi theo tôi thì lại hớn hở nói với Bí thư: “Em rất thích cái khái niệm nửa nhà báo của anh”.

Nguồn: Blog Kim Dung

PHỈ BÁNG DÂN TỘC VIỆT NAM, TS PHẠM CHÍ DŨNG ĐÃ LỘ RÕ BỘ MẶT BẨN TƯỞI

LâmTrực@


Trong bài viết bêu xấu đảng cộng sản Việt Nam có tựa đề: "Nếu Đảng vì tổ quốc thì mọi việc đã khác!", đăng trên trang Bô Shit của Nguyễn Huệ Chi và Phạm Toàn, tác giả Nam Nguyên trích dẫn lời của TS Phạm Chí Dũng để nói về bản lĩnh, khí phách con người Việt Nam. Đó là sự xỉ nhục dân tộc Việt Nam. 

Không có gì khác để nói, đó là sự ngu xuẩn, bẩn tưởi của Phạm Chí Dũng.

Trong bài viết trên, Nam Nguyên cố chứng minh rằng, Việt Nam cần có liên minh quân sự với Mỹ để chống ngoại xâm, bằng cách trích dẫn lời của ông nhà báo Lê Phú Khải, ông cựu đại sứ Nguyễn Trung và ông TS Phạm Chí Dũng. Bỏ qua lời ông Lê Phú Khải và ông Nguyễn Trung, ta quan tâm đến lời nhận xét của Phạm Chí Dũng về dân tộc đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình như thế nào.

Đọc thêmCứ tưởng Phạm Chí Dũng thế nào

Xin được trích nguyên văn: "Cùng về vấn đề liên quan, TS Phạm Chí Dũng thành viên sáng lập Hội Nhà Báo Độc Lập từ TP.HCM phân tích:

“Trừ phi người Việt Nam biến thành người Philippines và tự đứng bằng đôi chân của mình và sau đó thì mới nhờ tới người Hoa Kỳ. Khi người Hoa Kỳ thấy người Philippines tự đứng bằng đôi chân của họ, tự dám bắt tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải thì lúc đó Manila mới có được Hiệp định tương trợ quốc phòng đối với Mỹ. Còn Việt Nam bản lĩnh quá kém, cả thế giới coi thường không muốn có bất kỳ mối tương trợ quân sự nào về mặt thực chất, cho dù Việt Nam đã có hàng chục đối tác chiến lược toàn diện mà trong đó đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất, có ý nghĩa nhất chính là Trung Quốc và Trung Quốc đang trở mặt với Việt Nam."

Có ai tưởng tượng nổi không, một ông Tiến sĩ mang danh nhà báo, một người đã và đang khoác lên mình chiếc áo "dân chủ, nhân quyền và lương tâm" mà phát biểu một câu vô trách nhiệm, bỉ ổi đến tởm nôn?

Có ai nghĩ một Phạm Chí Dũng đã từng giữ những trọng trách trong bộ máy công quyền, và cũng đã từng có không ít công lao trong việc phát hiện và trừng trị những kẻ chống đảng cộng sản, chống lại chế độ chính trị này lại trở nên hợm mình đến mức quay lại phỉ báng dân tộc đến như thế?

Cũng giống như Bùi Tín, lúc cần ca ngợi thì dùng tất cả mọi mĩ từ để hót, lúc muốn xỉa xói bới móc thì cũng dùng những thứ gì ghê tởm nhất để mô tả, thậm chí bịa đặt đi ngược lại sự trung thực cần có của những kẻ được giáo dục tử tế.

Người Việt Nam tự hào vì họ sinh ra, lớn lên ở đây, nơi họ tìm thấy ấm no, hạnh phúc và tự do. Họ tự hào vì như định mệnh, họ thuộc về một dân tộc kiên cường, bất khuất trước ngoại xâm; một dân tộc luôn tự mình đứng trên đôi chân của mình mà không lệ thuộc vào bất cứ một thế lực nào khác. Một dân tộc trước ngoại xâm thì mỗi người đều luôn tâm niệm "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!”.

Vậy mà sao Phạm Chí Dũng lại có thể nói: "Trừ phi người Việt Nam biến thành người Philippines và tự đứng bằng đôi chân của mình và sau đó thì mới nhờ tới người Hoa Kỳ. Khi người Hoa Kỳ thấy người Philippines tự đứng bằng đôi chân của họ, tự dám bắt tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải thì lúc đó Manila mới có được Hiệp định tương trợ quốc phòng đối với Mỹ"? 

Sự trì độn xuẩn ngốc của Phạm Chí Dũng là ở chỗ ám chỉ người Việt Nam dựa dẫm mà không đứng trên đôi chân của chính mình vì thế không có bạn. Sai lầm của Phạm Chí Dũng là kết luận một cách vô trách nhiệm rằng, Việt Nam hèn nhát không dám bắt tàu cá Trung Quốc như Philippines nên không có hiệp định tương trợ quốc phòng với Mỹ (!?).


Ở đây có điều cần nói cho rõ. Trước hết Phạm Chí Dũng không hề biết rằng, những tàu cá nước ngoài vi phạm lãnh hải Việt Nam đều bị xử lý với những hình thức khác nhau, từ bắt giữ cho đến đẩy đuổi khỏi lãnh hải. Các nước láng giềng và ngay cả các cường quốc cũng đều có chung cách hành xử như vậy. Đây là một thực tế hiển nhiên vì ngay bản thân công dân ta cũng vi phạm lãnh hải nước ngoài và bị đẩy đuổi là chính chứ không phải bắt giữ. Số lượng tàu cá nước ngoài bị bắt giữ chưa nói lên điều gì về khí phách cũng như trí tuệ của một dân tộc trong quan hệ với láng giềng. Các bạn có thể xem tại đây để tham khảo về việc bắt giữ tàu cá nước ngoài, chỉ tính riêng lực lượng Biên phòng của Hải Phòng.


Cao giọng, Phạm Chí Dũng phát biểu: "Việt Nam bản lĩnh quá kém, cả thế giới coi thường không muốn có bất kỳ mối tương trợ quân sự nào về mặt thực chất..."? Câu nói của Phạm Chí Dũng làm tôi nhớ lại sự kiện ông Ngô Quang Kiệt phát biểu, đại ý rằng ông thấy xấu hổ khi cầm hộ chiếu là người Việt Nam. 


Thật nhục nhã cho Phạm Chí Dũng. Một ông Tiến sĩ mà không thuộc sử sách dân tộc, không biết được dân tộc Việt đã trường tồn cho đến ngày hôm nay là nhờ vào bản lĩnh và trí tuệ của mình. Hàng ngàn năm Bắc thuộc mà vẫn giành được độc lập, giữ vẹn nguyên bản sắc. Đối đầu với các cường quốc vũ khí và kinh tế cùng các liên minh của nó mà vẫn anh dũng chiến đấu bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ. Thực tế là vậy, mà tại sao ông dám nói: "Việt Nam bản lĩnh quá kém"? Có phải ý ông là phải liên minh quân sự với Mỹ để sống nhờ vào ô dù của Mỹ mới là bản lĩnh? Không, dân tộc Việt Nam không bao giờ dựa dẫm vào người khác mặc dù rất tôn quý sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Hẳn ông còn nhớ, Ngô Đình Diệm đã từng dẫn dắt chế độ miền Nam liên minh quân sự với Mỹ đã có kết cục ra sao khi làm trái ý ông chủ chứ? Hẳn ông còn nhớ Nguyễn Văn Thiệu đã từng đưa đường chỉ lối cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa liên minh quân sự với Mỹ và để rồi có kết cục như thế nào khi ông chủ Mỹ "đi đêm" với Trung Quốc cướp trắng Hoàng Sa và bỏ mặc chế độ cờ vàng bại trận, te tua thất thểu chứ?


Trước một sự kiện, TS Phạm Chí Dũng có quyền có ý kiến khác, vì đó là quyền con người của ông, chúng tôi tôn trọng điều đó. Nhưng lẻo mép để phá hoại thanh danh của đất nước, phủ nhận bản lĩnh, khí phách anh hùng của người Việt nam là điều đáng phỉ nhổ.


Còn nữa, Phạm Chí Dũng căn cứ vào đâu để nói rằng "cả thế giới coi thường Việt Nam"? 

Tôi không thể tin được rằng, ông không có mắt, hoặc mắt của ông nằm dưới thắt lưng quần mà không thể nhìn thấy một sự thật là: Từ một nước mà người ta không thấy tên trên bản đồ quốc tế, tính cho tới thời điểm năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia gồm Nga (2001), Ấn Độ (2007), Nhật Bản (2006); Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Italy, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp (2013); quan hệ đối tác toàn diện với 4 quốc gia gồm Australia (2009); New Zealand (2010), Đan Mạch, Hoa Kỳ (2013); và đối tác chiến lược theo lĩnh vực với Hà Lan. 


Xin hỏi ông đang mang danh Tiến sĩ kia, các quan hệ ngoại giao đó có phải là biểu hiện của việc "cả thế giới coi thường" Việt Nam như ông nói không?


Thật không thể tưởng tượng nổi, một Tiến sĩ, nhà báo, một nhà "zân chủ", nhà "nhân quyền", nhà "lương tâm", chủ tịch "hội nhà báo độc lập Việt Nam" lại có thể phát biểu một câu thậm ngu đến thế.


Bực dọc trước việc Phạm Chí Dũng có thái độ quay lưng với dân tộc, phỉ nhổ vào lịch sử hào hùng của đất nước, bạn tôi, một anh thợ cầu đường không nén nổi bức xúc, anh nói: "Tay Dũng phát biểu kiểu ăn cháo đá bát. Nó tự đào mả cha ông nhà nó lên để làm quà mừng zân chủ lõ đít à. Tiên sư thằng phò non mắt để ở lỗ đít"?


Chị Kim Liên, bán hàng ở chợ Phùng Khoang, Hà Nội bức bối: "Thằng bán nước. Mẹ mày, ở xứ này có tự do nhưng là tự do cho con người chứ không có tự do cho loài chó ghẻ hoang đàng. Chó ghẻ thì phải xích cổ lại để nó đỡ sủa bậy đỡ cắn càn. Mày có có quyền ngu, nhưng đừng nên ngu một cách trơ tráo chỉ vì một miếng cứt khô Dũng ạ. Chị nói thế để mày đừng có tru tréo mỗi khi có trăng lên thượng ngàn. Loại ăn nói ngu dốt, trì độn như súc vật thế thì sống làm cái gì hả"? 


Tâm trạng của người dân khi bị xúc phạm được bày tỏ dù có vẻ hơi quá cũng là điều dễ hiểu.


Tôi cũng nhớ rất rõ một câu châm ngôn của phương Tây, đã được nhà báo Trần Đăng Tuấn viết trong bài "Gửi ông không muốn làm người Việt". Ông TS kinh tế Phạm Chí Dũng nên ghi nhớ và ngẫm câu châm ngôn này: "Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm"!

Vâng, rất đúng: Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm!


Chúng tôi kinh tởm ông, ông Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ạ!

LÔ VŨ KHÍ BỊ TẠM GIỮ Ở PHẦN LAN LÀ CỦA VIỆT NAM GỬI ĐI UKRAINE

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, lô thiết bị hiện đang bị Phần Lan tạm giữ trên đường gửi đến Ukraine là của Việt Nam. Lô vũ khí này đang trên đường gửi đi sửa chữa.


Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, đây là lô hàng thiết bị quân sự của Việt Nam được gửi đến Ukraine để bảo dưỡng và sửa chữa theo chương trình hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Hoạt động này là bình thường, theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang làm việc với các bên liên quan để giải quyết các thủ tục hải quan và hoàn thành việc quá cảnh tại Phần Lan.

Trước đó, tờ Helsingin Sanomat của Phần Lan đã đưa tin, hải quan Phần Lan đã ngăn chặn và thu giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển đi Ukraine có địa chỉ nơi gửi là từ Việt Nam. Lô hàng bị tạm giữ vào cuối tháng Sáu tại sân bay thủ đô Vantaa.

Một quan chức hải quan Phần Lan nói với tờ báo rằng, trong container này chứa phụ tùng của hệ thống điều khiển phóng tên lửa.

Lương Minh