Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

LÊ THỊ PHƯƠNG ANH - NẺO THIỆN CÒN XA

Cuteo@


Thông thường, mãn hạn tù, đối tượng được trở về với cộng đồng và bắt đầu quá trình tái hòa nhập. Tất nhiên, không phải ai cũng thế, nhiều đối tượng được tha tù, chỉ ngày trước ngày sau là gây án, bời với môi trường ấy, thú tính của chúng bắt đầu trỗi dậy. Vì thế, không phải ai sau khi được mãn hạn tù cũng trở về với lương thiện.

Lê Thị Phương Anh là một ví dụ.

Ngay sau khi được tha tù, được "hội" của mình đón tiếp với những lời có cánh, Lê Thị Phương Anh bỗng hóa thành thánh nữ trên mây xanh, và bản tính chống phá của thị được dịp hâm nóng. Không lâu, thị đã có bài viết trên facebook cá nhân, "tố cáo" công an dùng nhục hình trong quá trình lấy cung. Và gần như ngay lập tức, một dàn đồng ca mông muội từ Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Đàn Chim Việt và đám RFA, BBC cùng thánh thót tòe loe.

Tuy nhiên, bạn Hải Âu đã rất nhanh chỉ ra ngay cái "Điêu toa" của Lê Thị Phương Anh bằng cách chỉ ra những mâu thuẫn trong chính bài viết nối dài miệng lưỡi rắn độc của thị. Chứng cứ và lập luận của Hải Âu được dư luận đồng tình ủng hộ.

Ông Châu Xuân Nguyễn, một người chống cộng cực đoan ở nước ngoài cũng không thể chịu nổi một Lê Thị Phương Anh nói láo mãn tính như thế. Ông trích bài của Hải Âu: "Trong thời gian bị giam cầm, họ giam mình trong một phòng nhỏ lắm nhưng lại có ba người [hai người khác cùng giam chung với bà Phương Anh], mà những người này luôn tìm cách đánh đập mình". Vậy mà đoạn sau thì: "Mình là con nhà Phật nên thường xuyên niệm Phật trong trại giam. Trong khi bị giam, mình giam chung với một tù nhân đạo Công Giáo. Cô ấy thường đọc kinh và hát về Đức Mẹ. Mình nghe những bài hát của cô ấy tự nhiên cảm thấy bình an, mạnh mẽ hơn rất là nhiều nên mình đã nhờ cô ấy tập hát cho mình. Cô ấy tập cho mình bài hát Xin Vâng, Kinh Hòa Bình và Năm Xưa Trên Cây Sồi. Mỗi lần có tù nhân nào mà muốn hành hung mình thì mình liền hát những bài hát này và họ không đánh mình nữa".

Với giọng mỉa mai cay độc, ông Châu Xuân Nguyễn bình: "hình như cô gái này đang nói phét hùng hồn quá nên vung mạnh cánh tay làm hở sườn cho trai làng nhìn thấy". và "những người giam chung luôn tìm cách đánh đập – có nghĩa họ được xắp đặt giam chung để khủng bố cô ta ?? vậy mà họ lại còn dạy hát cho cô ta ??….vô lý".

Và để giải thích cho hiện tượng câu trước "Đ*t mẹ" câu sau của Lê Thị Phương Anh, Châu Xuân Nguyễn kết luận Phương Anh mắc căn bệnh "Nói Láo Mãn Tính". Ông Châu Xuân Nguyễn thậm chí còn trích cả từ điển wikipedia (ở đây) bằng nguyên văn tiếng anh về bệnh "Nói Láo Mãn Tính" rồi dịch ra tiếng Việt để minh chứng cho trường hợp này.

Cho dù như thế nào đi chăng nữa, với những gì đã thể hiện kể từ khi được tha tù, không ai còn nghi ngờ gì nữa, đối với Lê Thị Phương Anh, nẻo về lối thiện còn xa lắm.

LŨ KHỐN VÀ "VỤ CƯỚP" KHÔNG CÓ THẬT

LâmTrực@


Chuyện 2 người nước ngoài "bị cướp khi đến Việt Nam du lịch" đang bị lợi dụng và thổi phồng. Lũ khốn Việt Tân và lũ dân chủ thần kinh đang cố lợi dụng bằng cách xuyên tạc và đưa lên facebook để bôi xấu chế độ.

Đảo quanh một vòng, thấy trang của Việt Tân, của đám hề bờ Hồ, hề Cây xanh, hề Vượng Râu và đám núp bóng áo choàng của Chúa liên tục đăng tin với những lời bình mất dạy, thô bỉ.

Sự thật vụ việc là gì?

Sáng ngày 19/5, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, xuất hiện 2 người nước ngoài kêu gọi ủng hộ vì cho rằng bị cướp tài sản và để có tiền tiếp tục du lịch, 2 người này đã viết ra những tờ giấy để xin sự giúp đỡ của những người khác, với lý do bị cướp. Chính vì hành động ấy, cơ quan công an đã vào cuộc. 

Trụ sở Công an phường Điện Biên, quận Ba Đình, vị khách nước ngoài có tên là Tautvydas Urbelis (26 tuổi, quốc tịch Lithuanian) và bạn gái đã có những lời trình báo ban đầu.

Theo Tautvydas Urbelis, ngày 30/4/2015, hai người này nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài rồi về TP Hồ Chí Minh, sau đó đến Hà nội vào ngày 18/5. Tại Hà Nội, 2 người căng lều bạt ngủ qua đêm và bị kẻ gian rạch mùng lấy trộm tài sản. Tuy bị mất trộm trong lúc ngủ, nhưng Tautvydas lại cho rằng mình bị cướp.

Thực tế, có vụ cướp hay mất trộm xảy ra hay không vẫn chưa thể kết luận.

Chính Tautvydas đã trình báo rằng: "Khoảng 22h30, trước lúc chúng tôi căng mùng để chui vào ngủ, có một thanh niên xuất hiện gần lều trại, nhưng tôi không thể khẳng định người này có phải là thủ phạm hay không". Anh cũng khai thêm: "Có người khuyên tôi hãy báo cho công an nhưng tôi không tin chắc tài sản đó lấy lại được nên không báo. Sáng nay, tại một nhà hàng, tôi không rõ địa chỉ, có một thanh niên đã bảo tôi viết ra giấy, họ dịch ra tiếng Việt và tôi đi phô-tô. Họ khuyên tôi làm cách này sẽ hiệu quả...".

Như vậy, việc 2 người cầm những tờ giấy phản cảm đó là vì được tư vấn của ai đó.

Điều lạ lùng là 2 người này có biểu hiện lẩn trốn khi có sự xuất hiện của công an. Một cán bộ điều tra cho biết: "Khi thuyết phục và mời được họ về phường để làm việc, thì họ rất nhanh chóng (chỉ 10 phút) rồi nằng nặc đòi đi ngay mà nhất định không cho chúng tôi biết thông tin về họ để liên lạc lại".

Cũng theo cán bộ điều tra, sau khi nhận được trình báo của anh Tautvydas và bạn gái, lực lượng chức năng có đề nghị được giúp đỡ hai người này chỗ nghỉ và thực hiện mong muốn của họ. Tuy nhiên hai người này từ chối mọi sự giúp đỡ cũng như không mong muốn lấy lại tài sản, từ chối cung cấp thông tin liên lạc khi cơ quan chức năng cần liên hệ và từ chối việc liên hệ với đại sứ quán của họ.

Trước khi rời khỏi trụ sở cơ quan công an, anh Tautvydas nói: "Hết tiền rồi, chúng tôi sẽ vẫy xe để đi nhờ lên cửa khẩu Lạng Sơn và tiếp tục chuyến du lịch ở Trung Quốc".

Hiện tại CA Hà Nội đang tiếp tục làm rõ sự việc.

Như vậy, hoàn toàn không có vụ cướp nào xảy ra đối với 2 vị khách nước ngoài như lũ rận rêu rao. Việc lũ khốn đăng tin ồn ĩ với dụng ý gì chắc bạn đọc đã hiểu.

Lê Ngọc Thống - Tình thế Biển Đông khi Mỹ can thiệp xung đột

Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố việc cải tạo là để phục vụ mục đích dân sự và "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng "có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" trên Biển Đông nếu muốn.

Trước tình thế đó Mỹ buộc phải “thay đổi tư thế quân sự”, dự kiến điều hải quân và không quân đến Biển Đông để bảo vệ an toàn hàng không, hàng hải. Trung Quốc phản đối quyết liệt, đặc biệt là các “hỏa lực mồm” tung ra những tuyên bố cứng rắn…

Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.

Xung đột quân sự Mỹ-Trung trên Biển Đông có xảy ra không?

Xảy ra hay không? Xảy ra cách nào? Muốn đánh giá chính xác hãy nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn kinh tế và quân sự.

Trước hết về kinh tế. Cả hai, Trung Quốc và Mỹ đều có sự liên quan chặt chẽ và có quy mô lớn với nhau. Hiện tại Trung Quốc đã vượt Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, 1.261 tỷ đô la, trong khi của Nhật Bản là 1.227 tỷ đô la, tính đến 3/2015.

Có một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Vì thế các nhà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc không cần phải mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Mỹ, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng.

Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Quốc nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng kẻ cho vay, vậy, ai khôn hơn ai?

Đây là chưa nói tới việc kẻ đi vay lại chính là kẻ in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát. Điều này trong thực tế đã xảy ra…

Năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật.

Hơn 30 năm sau, Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng tiền chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong những năm gần đây thôi thì cũng gần như bổ sung toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ.

Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã hơn 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị “quịt” sẽ “kha khá”.

Vậy tại sao Trung Quốc không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán?

Trung Quốc rất muốn và đang cố gắng trong thời gian qua với các nước như Nga, BRICS…để làm điều này, thậm chí còn thành lập ngân hàng riêng với số vốn hơn 100 tỷ USD để cạnh tranh với IMF, tuy nhiên, thoát Mỹ, không muốn là “chủ nợ” của Mỹ thì còn lâu lắm khi mà nền kinh tế đang quá phụ thuộc và Mỹ. Trung Quốc vẫn phải là chủ nợ của Mỹ, vẫn phải mua trái phiếu của Mỹ nếu phát hành.

Cái lợi mà Trung Quốc được trong ván bài kinh tế này không phải là hơn 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ dù Trung Quốc biết sẽ mất một phần trong tương lai, sẽ bị quịt trong tương lai… mà là vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua con đường xuất khẩu, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc. Đây là điều đặc biệt cần thiết để Trung Quốc giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác.

Vì vậy, chừng nào Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, không còn là “phao cứu sinh” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc…thì Trung Quốc sẽ ngừng mua trái phiếu do Mỹ phát hành, ngừng dự trữ ngoại tệ bằng dollars.

Nhưng, hiện tại thì không thể vì chỉ cần một biến động lớn trên thị trường lao động một tỷ rưỡi dân sẽ là một thảm họa cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.


Vậy, Trung Quốc có muốn xung đột với Mỹ không? Đương nhiên không. Cn Mỹ có muốn xung đột với Trung Quốc không? Để làm gì khi “con gà đang đẻ ra trứng vàng”? Đương nhiên là không rồi.


Về góc nhìn quân sự. Về tình thế, Mỹ xuất hiện quân sự trên Biển Đông khác với xuất hiện trên biển Hoa Đông. Trên Hoa Đông là để bảo vệ Senkaku cho nên, nếu bị Trung Quốc tấn công, thì Mỹ lập tức đáp trả và xung đột quân sự sẽ xảy ra. Mỹ từng sử dụng quân đội để thách thức các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Trung Quốc. Đơn cử như tháng 11/2013, Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 bay trên các quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Động thái này nhằm thách thức với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự ý thiết lập ra trong khu vực.

Nhưng trên Biển Đông, nếu Trung Quốc chiếm đảo hoặc cải tạo các bãi đá Trường Sa của Việt Nam thì Mỹ không có trách nhiệm, Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không (Trung Quốc chưa có gan làm chuyện này như lập ADIZ trên Biển Đông).

Do đó, xung đột trên Biển Đông chỉ có thể bắt đầu bởi các nước tranh chấp chủ quyền.

Về tình huống, Mỹ cho tàu chiến, máy bay theo dõi Trung Quốc ngoài vùng 12 hải lý (vì Mỹ không muốn căng thẳng) thì tình huống chưa đến mức gây nên sự “cướp cò”, nói cách khác là cả 2 đang ở nấc thang căng thẳng dưới cùng khi Mỹ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông

Về lực lượng, Mỹ mạnh gấp nhiều lần Trung Quốc trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không bao giờ dám động thủ. Đó là cách của họ mà chúng ta đã chứng kiến trong các lần gọi là khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Như vậy, tình thế xung đột là không, tình huống cũng không do Mỹ không muốn, về lực lượng cũng không do Trung Quốc không dám thì làm gì có chuyện Trung Quốc-Mỹ đánh nhau. Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông.

Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Nấc thang cuối của Trung Quốc trên Biển Đông

(Bình luận quân sự) - Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.


Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trái phép trên đảo Huy Gơ của Việt Nam

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chứng kiến đủ các chiêu trò của Trung Quốc khi tranh chấp và chiếm đoạt chủ quyền trên biển của các quốc gia khác. Nhưng tựu trung lại, chúng ta thấy Trung Quốc có 3 bước cơ bản để thực hiện chiến lược chiếm Biển Đông.

Một là xác định khu vực chiếm đoạt bằng một loạt kế sách từ biến không thành có, từ khu vực không có tranh chấp biến thành khu vực có tranh chấp và cuối cùng là đánh dấu khu vực bằng bản đồ do mình tự vẽ ra từ tham vọng.

Sau một thời gian triển khai với nhiều mưu mô chước quỷ, Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố cái “bản đồ chín khúc” mà theo đó toàn bộ Biển Đông thuộc Trung Quốc.

Hai là khẳng định chủ quyền bằng biện pháp phi quân sự như tuyên bố khu vực cấm đánh bắt, dùng tàu cá được bảo kê của các tàu chấp pháp tràn vào vùng biển nước khác ngang nhiên đánh bắt, hạ đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của nước khác…

Tất cả 2 bước trên đều dựa trên một nền tảng là nước lớn cậy mạnh nên Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế.

Khi trên Biển Đông còn tồn tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì giải quyết vấn đề bằng phi quân sự của Trung Quốc với một Việt Nam kiên cường, có truyền thống chống xâm lược là không thể đạt được.

Chính vì thế Trung Quốc sẽ buộc phải thục hiện bước thứ ba: Gây xung độtquân sự hạn chế hay thực hiện một cuộc chiến tranh với quy mô hạn chế để thôn tính hoàn toàn Biển Đông.

Chiến tranh hạn chế kiểu Trung Quốc

Không phải bây giờ mà ngay từ đầu triển khai chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” tư tưởng, quan điểm này của giới cầm quyền Trung Quốc đã biểu hiện rõ qua những tuyên bố của các học giả, tướng tá diều hâu và cơ quan ngôn luận của Trung Quốc như Hoàn Cầu thời báo…

Họ cho rằng “thế năng chiến tranh trên Biển Đông là rất lớn nên đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” hay "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng"…Và trong vụ hạ đặt giàn khoan phi pháp vừa qua, Trung Quốc đã cho tàu pháo áp sát tàu chấp pháp Việt Nam với độ sẵn sàng chiến đấu rất cao, nghĩa là có thể bắn vào tàu Việt Nam bất cứ lúc nào.

Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là có xảy ra hay không mà trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc ngày càng tăng thì vấn đề chỉ là khi nào xảy ra xung đột mà thôi.

"Chiến tranh hạn chế" thực chất là một cuộc tấn công phủ đầu bằng quân sự chớp nhoáng đánh chiếm một mục tiêu mà buộc đối phương lựa chọn khắc nghiệt “mất nhiều hay mất ít” trước khi có hành động đánh trả.

Chiến tranh hạn chế được thực hiện khi Trung Quốc đã có khả năng gây áp lực rất lớn về kinh tế, chính trị, lên đối thủ, đồng thời có sức mạnh răn đe quân sự, mở rộng chiến tranh, là 2 đầu vào chính cho đối phương giải bài toán “mất nhiều hay mất ít”.

Đối phương chấp nhận sự “mất ít” là Trung Quốc thắng lợi và ngược lại thì Trung Quốc sẽ bị rất nhiều rủi ro, sa lầy hoặc trả giá đắt cho hành động quân sự gây ra. Vì thế, đương nhiên, khi hành động, Trung Quốc phải tính toán kỹ sức mạnh và đặc biệt là ý chí quyết tâm của đối thủ trong bảo vệ toàn vẹn chủ quyền…để ra tay.

Với Việt Nam, liệu Trung Quốc có tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế hay không?

Trên Biển Đông, mục tiêu chủ yếu và duy nhất cho Trung Quốc thực hiện học thuyết chiến tranh hạn chế này chính là các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thực tế là ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng 12 tàu chiến bất ngờ tấn công vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam. Với cuộc đối đầu không cân sức này, Trung Quốc đã chiếm được đảo Gạc Ma và một số đảo khác của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Có thể nói, đây là một tiền lệ rất xấu cho các nước trong khu vực nhưng là một kinh nghiệm bổ ích nhất cho Trung Quốc trong học thuyết chiến tranh hạn chế mà Trung Quốc đang hung hăng đe dọa áp dụng với các nước khác trong đó có Việt Nam.

Quả thật lúc đó Việt Nam đang ở trong một tình cảnh cực kỳ khó khăn mà nếu như không phải là người dân Việt Nam thì sự chịu đựng trong thế ngặt nghèo đó là không thể. “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” còn đó, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên.

Giờ đây, nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì có 2 sự lựa chọn xảy ra.


Một là Việt Nam chấp nhận “mất ít” mà không muốn chiến tranh vì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sự đáp trả của Việt Nam là đòi lại bằng “biện pháp hòa bình”.

Đây là lựa chọn không thể xảy ra vì thế và lực của Việt Nam đã khác. Mất đảo là sự mất mát quá lớn đến chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Nếu Việt Nam cứ bám víu vào cái hữu nghị viễn vông, cái nền hòa bình lệ thuộc, chọn sự “mất ít” có nghĩa là “mất dần” thì chắc chắn không một người Việt Nam nào chấp nhận, đặc biệt trong điều kiện thế và lực của chúng ta hiện nay đã khác xa năm 1988.

Vì vậy, Việt Nam chỉ có lựa chọn cách thứ hai là, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không để biển đảo rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. “Không đánh đổi chủ quyền bằng thứ hữu nghĩ viễn vông hay nền hòa bình lệ thuộc” là tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam làm nức lòng dân tộc, được toàn dân nhất trí, ủng hộ.

Liệu Trung Quốc dùng “chiến tranh hạn chế” để buộc Việt Nam chọn sự “mất ít” như trước đây hay không thì qua vụ hạ đặt phi pháp giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc có thể nhận thức được vấn đề, song, cậy mạnh, chủ quan coi thường đối thủ là bản chất của kẻ xâm lược, cho nên, chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không gây xung đột quân sự đánh chiếm đảo của Việt Nam.

Hàng loạt cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông (đảo nào? nếu như không phải là Trường Sa?) không phải là để chơi. Trung Quốc sẽ hành động bất cứ khi nào mà Việt Nam mất cảnh giác hoặc khi “trái tim để lầm chỗ trên đầu”.

Một trong những bài tập trận của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc: Đổ bộ đánh chiếm đảo bằng trực thăng vào tháng 1/2014

Tại sao Trung Quốc muốn chiến tranh hạn chế?

Nếu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo của Việt Nam thì Việt Nam kiên quyết tự vệ, bảo vệ bằng được chủ quyền mà không chịu khuất phục. Tình thế đó buộc Trung Quốc không thể đánh nhanh, thắng nhanh và không hạn chế được phạm vi khu vực xảy ra tác chiến. Điều này có nghĩa là không có chuyện “đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” như họ tưởng và tất nhiên, chiến tranh hạn chế bị phá sản.

Một cuộc chiến tranh không kiểm soát trên Biển Đông sẽ có 3 điều bất lợi xảy ra cho Trung Quốc.

Một là, khuất phục được cả một dân tộc Việt đồng lòng là điều không thể cho bất cứ kẻ thù nào dù hung hãn đến đâu, cho nên, chiến tranh sẽ kéo dài là vô cùng nguy hiểm cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc.

Hai là, dòng hàng hóa, năng lượng khổng lồ qua Biển Đông sẽ gián đọan hoặc bị cắt đứt, Trung Quốc buộc phải phân tán lực lượng để bảo vệ hoặc chấp nhận nền kinh tế bị thảm họa là 2 tử huyệt mà Trung Quốc không có và chưa đủ khả năng chống đỡ.

Ba là, sự gián đoạn hàng hải thương mại trên Biển Đông khiến Nhật Bản, Mỹ, Úc…phải ra tay can thiệp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình sẽ tạo ra cho Việt Nam có nhiều đồng minh tự nhiên.

Đây là 3 lý do quyết định khiến Trung Quốc không muốn hay không dám tiến hành một cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông với Việt Nam.

Đánh chiếm đảo trên Biển Đông bằng một cuộc “chiến tranh hạn chế” hay “xung đột quân sự hạn chế” thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược, nó có 2 nội dung cơ bản là đánh chiếm và bảo vệ thành quả, trong đó bảo vệ thành quả có ý nghĩa quyết định.

Các đảo trên Biển Đông và ngay quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thì khi tác chiến, bên phòng thủ không có lợi thế bằng bên tấn công. Bởi vậy, bất ngờ dùng vũ lực đánh chiếm được một hoặc hai đảo…trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời ngăn ngừa hay làm triệt tiêu ý chí phản công của Việt Nam bằng một loạt đối sách về kinh tế, ngoại giao, chính trị…là mục đích, yêu cầu, của cuộc “chiến tranh hạn chế” kiểu Trung Quốc. Đây là bước leo thang cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đương nhiên, Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.

Lê Ngọc Thống
Báo Đất Việt

VỤ "TIN NHẮN ĐỘC" VỀ "VỐN TỰ CÓ"

Cuteo@

Chuyện nhắn tin kịch độc cho GĐ sở Dục xứ Nghệ đang bỏng nhẫy trên mạng. Oái oăm thay, người nhắn tin lại đang chối bai bải. 

Để có cái nhìn đa chiều, mình chép về đây hai góc nhìn thăm thẳm để các anh các chị ngẫm và suy. 

Góc nhìn độc đáo phết chứ đéo phét.

Đừng có láu cá với khôn vặt. 

https://www.facebook.com/kiendng?fref=tl_fr_box&pnref=lhc.friends#

1. Vốn tự có trong văn cảnh này thì người trí lực bình thường đều hiểu là gì. Làm gì có ông thẩm phán nào hiểu lá ánh mắt nụ cười để ký vào hồ sơ.

2. Điều 122 BLHS về tội vu khống chỉ cần loan truyền, không cần intetnet. Chị HT nhắn cho cả người khác thì dính điều này.

4. Nếu bị ép vào mục 2 đ (dù hơi khó) thì ngồi tù trên 1 năm.

5. Pháp luật không phải là trò đùa của các chị. Chống tiêu cực gì đó cũng cần phải đàng hoàng.

6. Nhưng điều 122 khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Chị GĐ không yêu cầu thì không khởi tố được. Chị mời luật sư sớm chắc muốn giục chị GĐ yêu cầu.

**************
Buôn chuyện: ĐÈN CÓ KHÊU MỚI RẠNG...

http://blogcanhsat4sao.blogspot.com/2015/05/buon-chuyen-en-co-kheu-moi-rang.html

Có những thứ ta cứ nghe đến là thấy vui tai vui mắt đó là âm thanh "vốn tự có" bản chất không có màu,không có mùi nhưng có vị gì đó vừa thơm vừa thum thủm thối.Câu chuyện ở Nghệ an có 2 ả đều đệm họ Kim, một ả ở Con cờ và một ả giám đốc sở Dục đã làm cho thiên hạ phì cười bởi cái vốn tự có bốc mùi làm cho ả Con cờ khó chịu đến mức phải nhờ luật xư tham vấn

Từ vạch áo cho người xem lưng

Từ một tin nhắn "vừa lên giám đốc đã đưa tài sản tự có của mình để đi… các sếp liên quan. Chắc là muốn leo cao hơn trong kỳ ĐH sắp tới. Cẩn thận phạm pháp đó cô giáo GĐ ạ!”.

Thật ra,cái tin nhắn đó chỉ nằm trong khuôn khổ cá nhân,nếu coi là bị xúc phạm thì cũng nên xử lý với nhau bằng cá nhân. Khi nhận được tin nhắn đó ả cứ coi mình cũng là một công dân bình thường,không nên đặt vị trí của mình là giám đốc để rồi có những suy nghĩ nhạy cảm phiến diện về câu chuyện.

Vậy thì việc sở Dục có sớ lên cơ quan có chức năng thật là một việc làm không nên. Đã thế còn ôm đơn đi điều tra làm gì ba cái chuyện chẳng đâu vào đâu. Đừng vì một cá nhân mà đặt vào công việc quốc doanh làm thay đổi bản chất sự việc

Mà tôi cũng không hiểu vì sao không có đơn của bị hại (cho là bị hại) lại có thể đi giải quyết một việc mà không có chủ thể. Cho nên việc cho đến bây giờ chưa hoặc không có kết luận cũng là điều dễ hiểu

Cũng như muốn làm một luận án tiến sỹ làm chưa đủ điều kiện thì chưa nên. Ít nhất cũng phải thuộc một ngoại ngữ như...Tiếng Lào chẳng hạn

Làm thủ lĩnh một đầu nghành mà để cấp dưới nhắn tin những lời khó nghe là một thủ lĩnh kém.Một trong những tiêu chuẩn làm thủ lĩnh là: Cấp dưới phải sợ mới là người có tài! Tôi rất nhớ câu nói của thủ lĩnh Thái Hương Bắc á: "Tôi không có đối thủ!” Đành rằng phái nữ khó mà học và làm được như câu nói đó thì phái nữ nên tìm đến bà Thái Hương mà hưởng thụ những tinh hoa hoặc ít nhất cũng cầu xin cho được tý gì đó gọi là bố thí nếu như có mối quan hệ...Nhưng mà là phải tế nhị.

Đến lý luận của người Con cờ

Trước hết tôi cũng hơi buồn thậm chí buồn cười cho cái sự ma đưa lối cho ả đi đến với ông luật xư lắm tài nhiều tật.Tôi còn nhớ một fb gái ở Kỳ anh năm kia đã chửi ông này như tát nước vào mặt chỉ tại vì ông này muốn "ăn" cô này một cách rẻ rúng.Và ông này cũng không hề dấu diếm khoe vốn tự có của mình là Nuật xư !Vì vậy tôi xin cắn cổ lạy cô nên ý tứ trong việc này

Ả Con cờ nói: Về “tài sản tự có”, đó có thể là trí tuệ, nhiệt huyết, sức khỏe, ánh mắt, nụ cười…”. Nói đến đây tôi lại nhớ đến chuyện khôi hài giữa bà đi chợ về và một ông đi câu cá...Chuyện rằng hôm đó bà đi chợ về do ăn quà vặt hết tiền mà trong mủng không có một mánh quà nào cho ông chồng.Dọc đường gặp ông đi câu được một giỏ cá,bà ta mới ngĩ ra kế: Bây giờ tôi đố ông một câu,ông nói được tôi mất cho ông cái mủng hàng này,nêu không tôi lấy giỏ cá của ông. Ông già OK! Tôi đố ông cái Lô...n của tôi nó nằm trước hay sau ? Ông già tưởng dễ ợt nói ngay: Nó nằm đằng trước,bà ta liền chổng mông lên thấy nó trật ra đằng sau,ông già lại thay đổi: Nó nằm sau! Bà ta lại đứng lên thì không thấy trước sau gì cả...Cuối cùng ông già mất toi cái giỏ cá.

Thế đấy! Cái lý của người Con cờ giải thích về "vốn tự có" nó cũng tương tự vậy,đường nào ả ta cũng nói được.

Mặt khác,cái phòng Dục của huyện Con cờ có mật mỡ gì mà anh rể đã ngồi đó rồi thì gì (em vợ) vào ngồi đó làm chi nữa cho phản cảm, thật không thể chấp nhận được. Nếu tôi là sở Dục tôi cũng khuyên ả không nên tham vọng đó.

Rồi có ý cho rằng: Ả Con cờ bị ai đó trong vụ đấu thầu thất bại giật dây? Chả lẽ ả không đủ trí thông minh để từ chối với những tình huống như thế.

Tai sao ả không thắng thắn trả lời cho nó oai? Có gan ăn muống có gan lội hồ ! Tôi tin rằng ả có đầy đủ chứng cứ để trả lời cho cơ quan có trách nhiệm nghe cho há hốc mồm mà hiểu

Chốt:

Truy Google Map vẫn thấy: Khi ả Con cờ ở Vinh thì ả sở Dục ra Hà nội...Đó là sở trường của 2 ả kẻ 5 lạng, người nửa cân

Tái bút  Văn phong khó hiểu vì nhiều nguồn tư liệu. 

GÁI Ế - GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?


Gái ế là tai hoạ không chỉ với gia đình mà còn với bà con khối xóm, tổ dân phố, xã phường thậm chí cho toàn xã hội. Không chỉ gây hại ở ngoài đời mà gái ế còn tác động lên cả môi trường mạng. Cứ mỗi lần xắn quần vào Facebook là y như rằng cái không khí bí hạ phá người khác của các chị em nó phả hầm hập vào mặt mũi. Tanh, nồng và phảng phất mùi cúc vạn thọ.

Giải quyết gái ế là đem đến cho xã hội một nguồn lực to lớn và loại bỏ đi một đám kì đà chặn đường phát triển. Sau một thời gian chiêm nghiệm dưới góc nhìn marketing chiến lược, tôi đã rút ra những điểm cốt yếu trong việc xử lý món hàng tồn kho mất chìa khoá này.

Các chị hãy nghiên cứu thật kĩ những điểm mạnh, điểm yếu của mình rồi xác định cái vị trí so với những chị em khác. Ví dụ: mẹ đơn thân đẻ mổ, da hơi rạn nhưng sáng, dáng có phì nhiêu chưa sập sệ, có kinh nghiệm nhưng không buông thả, không có nhà riêng nhưng kiếm tiền độc lập và vẫn còn khả năng sinh con.

Sau khi nghiên cứu xong, các chị hãy lựa chọn phân khúc thị trường tức là đám các anh giai cùng hệ để chào hàng. Nếu là giáo viên hãy tìm mấy anh bộ đội, nếu chơi bơi lội hãy tìm mấy anh nhảy sào, nếu học vấn cao hãy tìm mấy anh thi sĩ, nếu lỡ đã từng làm đĩ thì né mấy anh, hehe, thợ kèn.

Định giá chuẩn là cực kì quan trọng. Đừng có cao giá quá rồi giữ lấy mà làm nộm. Cũng đừng bèo bọt quá để rồi tủi thân, tủi phận phải làm vợ thằng dở hơi.

Hình ảnh nhận diện là biểu hiện của bản chất sản phẩm. Nếu chị định vị mình là sản phẩm đẳng cấp quý tộc, nhà tám đời phố cổ, vị trí xã hội cao như cà kheo thì không được mặc quần áo liên doanh Lạng Sơn với Cao Bằng. Nếu chị định vị mình là trí thức giản dị thì đừng có xách LV dù chỉ là hàng nhái.

Cuối cùng là hãy xuất hiện với tần suất hợp lí tại những nơi nhiều khách hàng tiềm năng. Những bữa tiệc sinh nhật bạn bè, những buổi dã ngoại của công ty hay những lần tham gia hội thảo bán hàng đa cấp đều là nơi ta trưng bày sản phẩm. Facebook, Instagram, G+, Pinterest, Web trẻ ranh, các trang hẹn hò hay thậm chí các trang rao vặt hẳn là nơi tuyên truyền quảng cáo.

Nếu kiệt tác vẫn chưa đủ lay động cảm quan thì hãy bán hàng kèm theo khuyến mại. Điều đó có nghĩa là có tiềm năng thừa kế hoặc bên ngoại mạnh tay hiến tặng của hồi môn. Quyết không khuyến mại kiểu cưới vợ kèm theo mẹ vợ.

Chúc các chị sớm tìm được hạnh phúc cho riêng mình và giải toả cho xã hội khỏi những nguồn cơn bí thở.

P/S: Yêu cạ thương!

https://www.facebook.com/buichonloc?fref=nf&pnref=story#

Trung Quốc đang xây cất rất nhanh các công trình phi pháp trên đảo Huy Gơ và Gạc Ma của Việt Nam

Khoai@


Từ Trường Sa, phóng viên Viễn Sự của Báo Tuổi Trẻ và phóng viên Mai Thanh Hải của báo Thanh Niên cho thấy những hình ảnh mới nhất về việc Trung Quốc đang xây cất trái phép rất nhanh các công trình trên đảo Huy Gơ (Bãi Tư Nghĩa) và đảo Gạc Ma của Việt Nam.

1. Đảo Huy Gơ là một đảo chìm thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 28-2-1988.

Đây là những hình ảnh phóng viên Tuổi Trẻ vừa chụp từ đảo Huy Gơ:


Theo PV Viễn Sự, từ một đảo chìm ban đầu, Trung Quốc đã san lấp đảo Huy Gơ thành một đảo nổi hoàn toàn với diện tích khoảng 10 ha, có hình dáng chữ L.




Cách đây một năm, đảo Huy Gơ chỉ có một căn nhà 2 tầng thì nay căn nhà đó đã được thay bằng một khối nhà cao tầng đồ sộ. Quan sát từ hình ảnh PV chụp được, ngoài khối nhà 9 tầng đang dần hoàn thiện, trên đảo Huy Gơ còn có hai khối nhà thấp hơn, cao từ 4 – 5 tầng và một tháp quan sát phía trước khối nhà 9 tầng cũng có độ cao tương tự, được xây theo hình trụ. Phía trước các dãy nhà này Trung Quốc đã cho bứng các cây lâu năm, chủ yếu là cây dừa từ đất liền ra để trồng. 

Trên đảo Huy Gơ lúc này, công trường xây dựng vẫn rất tấp nập, gồm nhiều cần cẩu lớn, nhà máy trộn bê tông và đậu cạnh đảo là hai tàu vận tải lớn đang vận chuyển cát, đá san hô hút được từ vùng biển lân cận để bồi đắp đảo. Ngoài việc bồi đắp và xây dựng khối nhà 9 tầng, Trung Quốc cũng cho nạo vét một luồng dẫn vào cầu cảng của đảo Huy Gơ, dài khoảng 900m với độ sâu trên 10m để đón các tàu vài ngàn tấn vào cảng.

2. Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm trong cụm Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Bãi đá này nằm cách đá Cô Lin khoảng 3,5 hải lý về phía đông nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988, sau khi bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự và giết hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.


Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép

Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến đầu năm 1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông tin liên lạc. Từ năm 2014, phía Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, tiến hành đào đắp để xây nhà công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố khác tại Gạc Ma.

Thời kỳ cao điểm, bên cạnh hàng chục tàu vận tải chuyên chở máy móc thiết bị - vật liệu xây dựng, phía Trung Quốc còn huy động các tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Gạc Ma và nhất là 2 tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 528, 535 để ứng trực, xua đuổi các tàu thuyền khác đi gần bãi đá.


Hiện tại, phía Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản, đơn cử: tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2, phía trên tầng 7 có thêm đài quan sát cao 3 tầng; 2 đơn nguyên hình tháp cao 6 - 7 tầng, giống đài kiểm soát không lưu và hải đăng; gần 10 đơn nguyên còn lại đều 1-2 tầng, xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội; tòa nhà bê tông 4 tầng mà Trung Quốc xây dựng từ trước đó, vẫn được giữ lại với các khẩu pháo phòng không mở bạt, sẵn sàng khai hỏa...

 
Đơn nguyên bên phải tòa Trung tâm là căn cứ Trung Quốc xây từ trước

Tàu vận tải cỡ lớn của Trung Quốc cập bên cạnh tháp cao có thể là Đài kiểm soát không lưu

Tất cả công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma đều được sơn màu trắng, nổi bật trên nền biển xanh và rất dễ nhận dạng khi cách xa hơn 10 hải lý.

Một số ngư dân Việt Nam chuyên đánh bắt thủy sản ở Trường Sa cho biết: Thời điểm này, chỉ còn 3-4 tàu vận tải ở lại bãi Gạc Ma cùng với một số tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, số tàu vận tải và hộ vệ tên lửa thường trực, đã di chuyển sang bãi SuBi để tăng cường xây dựng...

Một số hình ảnh về các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam, do Phóng viên Thanh Niên Online vừa thực hiện. 


Bìa phải là tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản các tàu thuyền lại gần bãi Gạc Ma



Ngoài hai đảo trên, theo quan sát của PV, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc xây dựng tại các đảo Châu Viên, Ga Ven..

Khoai@ tổng hợp từ Net.