Bốn chữ “tù nhân lương tâm” được một số kẻ làm chính trị chộp dật huênh hoang rêu rao đắc trí trên RFA, BBC, Boxit.... Hai chữ “lương tâm” với nội hàm chất chứa nhân văn cặp đôi với “tù nhân” như được vun đắp hòng tạo ra một sự thương cảm từ mọi người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh thực tế cuộc sống và môi trường pháp lý sẽ thấy rõ bản chất của cách dùng từ ác ý, đánh lận, gian trá của kẻ sáng tạo và ca tụng nó.
Tại đất nước Việt Nam không có phạm trù “tù nhân lương tâm” trong hệ thống ngôn ngữ pháp lý. Có lẽ, trên thế giới, từ nước Mỹ siêu cường, Nhật Bản hiện đại, nước Nga rộng lớn tới Trung Đông, Bắc Phi, Nam - Bắc Cực… cũng không nơi nào có khái niệm này. Vậy người ta nghĩ ra nó nhằm mục đích gì? Trả lời câu hỏi đó cần tìm hiểu về đối tượng sử dụng và cái được gọi là “tù nhân lương tâm”.
Công dân trong một đất nước có chủ quyền, phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, đó là nền tảng của một xã hội văn minh. Sống, làm việc theo luật pháp là một con người có văn hóa. Các chế định của pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng dựa trên những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam và quan trọng, nó được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để duy trì sự ổn định, phát triển bền vững đất nước, Nhà nước Việt Nam phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự; công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định đó, trường hợp công dân vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình.
Một số kẻ vì những động cơ khác nhau, thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, trong đó có khách thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kịp thời được phát hiện, xử lý theo đúng quy định. Điển hình như một số đối tượng Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Quốc Hùng, Đinh Đăng Định… Quá trình phạm tội của các công dân trên đã bị quần chúng nhân dân phát giác, cơ quan điều tra làm rõ, viện kiểm sát truy tố, tòa án nhân dân tuyên án. Như vậy, bản án đã có hiệu lực thi hành, tính hợp pháp của bản án là rõ ràng, không thể bác bỏ. Những con người đó khi chấp hành hình phạt tù, được gọi là phạm nhân. Các phạm nhân phải trả giá cho những hành vi họ gây ra với xã hội, hình phạt tù nghiêm khắc tước bỏ một số quyền cá nhân của họ như quyền tự do, quyền bầu cử… Mục đích của hình phạt là để giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong quá trình cải tạo tại các nhà tù, họ được học tập về nghề nghiệp, sự khoan hồng, tính nhân văn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cho họ cơ hội để hoàn lương, sớm trở về gia đình, hòa nhập vào xã hội. Rất nhiều phạm nhân khi ra tù đã trở thành công dân sống có ích, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của xã hội.
Đó là những sự thật không thể phủ nhận.
Thế nhưng, một số kẻ am hiểu luật pháp, lại cố tình đánh lận, gọi các phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia ở trên là “tù nhân lương tâm”. Rõ ràng, lương tâm không phải là thứ ban tặng hay mua bán, lương tâm gắn với con người cụ thể, đặt trong bối cảnh cụ thể. Phạm trù lương tâm không đồng nhất với phạm trù pháp luật. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới có một cách hiểu chung cho những người phạm tội bị kết án đó là phạm nhân hoặc tù nhân. Tuyệt nhiên, không có thứ gì được gọi là “tù nhân lương tâm”. Mọi phạm nhân khi chấp hành hình phạt tù đều chung một chế độ quản lý, giáo dục, người cải tạo tốt sẽ được giảm án, khoan hồng, người vi phạm sẽ bị xử lý.
Gần đây, Interner dộ lên nào là “Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”, “Quỹ Yểm trợ - kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam” do thứ trí thức Nguyễn Đình Thắng tận Hoa Kỳ lập ra, cùng với các nhóm Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan Việt Nam, Ủy ban Công lý và hòa bình, Hội Anh em dân chủ, Phong trào Con đường Việt Nam tung hô nhau, co cụm lại trong sự ghẻ lạnh, tanh tưởi, ghê sợ của đông đảo bà con người Việt tại nước ngoài và sự lên án mạnh mẽ của hàng triệu đồng bào trong nước. Rõ ràng, các nhóm trên, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý tồn tại. Mọi hành động, tuyên bố đều không có cơ sở, dối trá. Đó chỉ là những trò hề của các con rối được điều khiển bởi lũ diều hâu, kền kền muốn phá hoại sự ổn định, nền hòa bình, phát triển của đất nước Việt Nam.
Kẻ sử dụng từ ngữ đánh tráo như vậy, hẳn có mục đích đen tối, động cơ đê hèn. Đằng sau cách mánh khóe dùng ngôn từ là những mưu mô, toan tính bẩn thỉu của bè lũ phá nước, đi ngược lại lợi ích chung của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Không có gì là chính nghĩa cho hành vi cổ vũ, khích lệ, hậu thuẫn cho những kẻ phạm tội đang chấp hành hình phạt. Dù có gọt rũa, tráo chữ thế nào thì cũng không thể che lấp được bản chất của một hành vi đầy sai trái.
Nguồn: Bù Nhìn rơm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét