Nhắc đến Gs Nguyễn Minh Thuyết chắc hẳn không ai có thể quên được hình ảnh một người Đại biêủ nhiệt huyết và cống hiến hết mình trong những lần đăng đàn phát biểu tại các phiên họp do Quốc hội tổ chức. Chính những người như ông, Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn Đại biểu quốc hội TP Hồ Chí Minh), Đại biểu Lê Như Tiến (Hà Nội)...đã tạo nên những đợt sinh hoạt chính trị thực chất và hiệu quả. Nếu nói không ngoa thì vắng bóng những con người này thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ nóng của những lần chất vấn trực tiếp trước Truyền hình.
Nói như vậy để thấy rằng, khi các vị âý về hưu, không tham gia vào Quốc hội với tư cách là thành viên của các Ủy ban hay đại biểu do dân cử thì ít nhiều sẽ khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng. Nhưng, chúng ta cũng nên tin tưởng rằng, thời nào, giai đoạn nào cũng sẽ có những nhân tố mới như vậy và đó cũng chính là điều kiện để Quốc hội không ngừng xứng đáng là Cơ quan dân cử, đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Vắng người này sẽ có người kia và biết đâu, thế hệ tiếp theo sẽ tạo nên những luồng sinh khí mới để cơ quan này tiếp tục phát triển, đúng với sự kỳ vọng của người dân. Theo chiều huớng này thì điều chúng ta nên băn khoăn lúc này chính là liệu những con người như ông Thuyết khi đã về hưu sẽ nói gì, phát biểu gì; họ sẽ có còn giữ được lửa như thời gian đang công tác hay có làm điều gì đó trái ngược không?
Có một tín hiệu đáng mừng là những con người như ông Thuyết vẫn không quên cái nhiệm vụ bấy lâu nay ông từng làm. Ý kiến và tiếng nói của ông vẫn thu hút được không ít ánh nhìn, sự theo dõi từ công chúng. Họ nghe và hiểu ông bởi tên tuổi chính ông phần nào đã trở thành thương hiệu, ý kiến của ông chứa đựng không ít nhân tố đúng đắn và hợp lý. Đơn cử như việc tham gia vào Sửa đổi Hiến pháp hay lên tiếng lên án những hiện tượng, trào lưu phản văn hóa đang "thịnh hành" trong thời điểm hiện tại. Vẫn cái kiểu lập luận khúc chiết ấy, cũng là cách nhìn nhận vấn đề ấy, Gs Thuyết thực sự tạo nên những dấu ấn khó phai trong công chúng báo mạng...
Gs Nguyễn Minh Thuyết có thể đang bước đi sai...
Song, đến hôm nay khi đọc bài phỏng vấn do một Đài nước ngoài phỏng vấn ông Thuyết với tiêu đề: 'Phải có tư tưởng cải cách thật mạnh' tôi đã phần nào hụt hẫng. Chuyện một con người hôm trước nói khác, hôm nay nói khác là điều rất dễ hiểu bởi sống ở thời điểm này thì cái ràng buộc họ là yếu tố khác và thời gian sau lại càng khác là điều dễ hiểu. Tôi cũng không tán đồng cái quan niệm sống "ăn cây nào rào cây ấy" bởi cái quan niệm chết người ấy sẽ thúc đẩy một số cá nhân vào bước đường cùng, không có động lực để phấn đấu đổi thay những hạt nhân không còn hợp lý, lạc hậu và chậm tiến. Để một xã hội phát triển thì đã đến lúc những con người khi đã thoát khỏi sự ràng buộc dám đứng lên nói thật.
Ông Thuyết là một người ưa và cổ súy cho xu hướng phản biện nên chắc Gs Thuyết cũng đồng tình với ý kiến nêu trên của tôi; song điều mà ông thực hiện (ít nhất là qua bài phát biểu này mới chỉ được 1 nửa). Ông đã dám nói khác, hiểu khác vấn đề khi tư duy ông đã khác nhưng e rằng, cái mà ông nhất thời không còn giữ gìn được chính là sự sắc nhọn trong đánh giá vấn đề. Đúng như ông nói: "Thành lập các hội đoàn đang là một nhu cầu thực tế trong cộng đồng, xã hội Việt Nam hiện nay", không ai phủ nhận được điều đó, thực tế ở Việt Nam những năm qua đã là một ví dụ sinh động để khẳng định hiện trạng đó. Điều khác biệt trong cách nói của Gs Thuyết ở chỗ: Dường như ông chưa nhìn nhận những nỗ lực, cố gắng của phía Việt nam trong việc tạo điều kiện cho việc thành lập Hội, ông nói: "Việt Nam cần phải có tư tưởng cải cách thật mạnh trong lĩnh vực lập pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan tới soạn thảo, ban bố luật về xã hội dân sự".
Xã hội càng phát triển thì những nhân tố mới vì vậy cũng ra sức hình thành và phát triển; đương nhiên việc công nhận tư cách pháp nhân, địa vị chính thống là một yêu cầu không ai dám phủ nhận. Nhu cầu được công nhận, chính danh cũng như việc một đứa trẻ chào đời có nhu cầu đặt tên danh xưng vậy. Ấy vậy nhưng, Gs Thuyết cũng nên dành thời gian để nghiên cứu xem đã có một chế độ, thể chế chính trị nào dám cởi bỏ cái "gậy" của mình, mặc sức thả lỏng cho những hội đoàn được phép thành lập và được phép giải thể không? Những biến cố căn bản tại Trung Đông, Bắc Phi và mới đây nhất là Ukraine là minh chứng cho sự buông lỏng vô nguyên tắc đó. Bản thân tôi không phủ định việc xã hội loài người sẽ tiến đến mô hình xã hội dân sự, đó là sự tất yếu trong tiến trình phát triển và đi lên; song có nhất thiết hội, đoàn phải đi trước một bước không trong khi những yếu tố khác chưa kịp hình thành. Những điều kiện nội lực ở nước ta và rất nhiều nước trên thế giới chưa cho phép sự "cởi bỏ" ấy.
Lẽ ra, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn kéo theo sự khó khăn trong nước mà Nhà nước vẫn duy trì, sử dụng kinh phí nhà nước cho những hội, đoàn có điều kiện hoạt động thì phải xem đấy là tín hiệu vui mới phải. Để đánh đổi sự phát triển của hôị, đoàn như một động lực tất yếu nhà nước đã phải không ngừng thắt chặt chi tiêu và hi sinh đi một số nhu cầu nội tại. Hiểu như vậy để thấy, chính trong khó khăn, nhà nước vẫn không có ý định "thả trôi" những đứa con do chính mình tạo dựng nên và những đứa con được kết nạp. Và một thực tế không ai dám phủ định, trong thời kỳ "thóc cao gạo kém" nhiều hôị đoàn mơ được Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện về kinh phí hoạt động để sống được qua cái thời kỳ trứng nước này. Nhiều tổ chức dù không được nhà nước bảo hộ nhưng họ vẫn yên lòng với những thứ hiện tại, cố gắng để được nhận những ưu ái ấy.
Cũng xin nhấn mạnh với ông Thuyết rằng, Nhà nước chưa bao giờ ngăn cấm quyền lập hội đoàn của bất cứ ai miễn là họ tuân thủ những quy định của một cuộc chơi công bằng và minh bạch, Ấy vậy nên, ít nhiều trong câu nói: ...."nên nhìn nhận đây như những "thực tế" khách quan để trên cơ sở đó hướng dẫn cho dân thực hiện được quyền thành lập hội đoàn của họ" Gs Thuyết đã vô tình phủ định sạch trơn vấn đề.
Và cũng đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận hai vấn đề hoàn toàn khác biệt chuyện được lập hội và chuyện thành lập thêm hội. Với số lượng hội vô cùng nhiều hiện nay công tác quản lý đã nguy cơ quá tải, không đáp ứng nổi thì thử hỏi một ngành nghề như Nhà văn, nhà thơ mà có tới 02 tổ chức thì sẽ ra sao? hệ lụy sẽ như thế nào nếu không chỉ hội Nhà văn mà nhiều hội khác cũng học tập theo điều đó. Cho nên, song hành với việc đảm bảo khách quan, công bằng trong việc nhu cầu lập hội thì các hội đã được thành lập cũng nên tự mình giải quyết những bất đồng nội bộ trước khi thành lập cái mới..../.
Nguồn: Mõ Làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét