Khoai@
Hình ảnh các cô giáo và học sinh miền núi phải thường xuyên qua suối bằng cách chui...vào túi nilon không phải câu chuyện mới mẻ. Nó diễn ra từng ngày ở Điện Biên. Tiếc thay không có ai lên tiếng, đặc biệt là ngành Giáo dục, và Giao thông vận tải.
Mời các bạn xem clip này và xem thêm nhiều clip khác nữa trên youtube bằng cách gõ cụm từ liên quan.
<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/e3R9tK5WHzA" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
PGĐ Sở GTVT lên tiếng!
Những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”...
Hình ảnh qua suối bằng túi nilon được cắt từ cip. Ảnh Tuổi trẻ
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Infonet về những hình ảnh trong clip đi qua suối bằng…túi nilon, được báo chí đăng tải vào sáng 17/3.
2 đoạn clip “Chui vào túi nilon để…qua suối” dài hơn 4 phút được đăng bởi tờ Tuổi trẻ online, ghi lại những hình ảnh giáo viên, học sinh qua suối một cách rùng rợn ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cô giáo, học sinh được chui vào những chiếc túi nilon, để những người đàn ông biết bơi trong bản lôi qua suối, sang bờ bên kia. Thậm chí cả những chiếc xe máy cũng được “bơi” qua suối bằng những thanh gỗ.
Trao đổi với phóng viên chiều 17/3, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực cho biết đã được xem những hình ảnh qua clip này.
Ông Thực nhận định, cách qua suối bằng túi nilon của người dân trong vùng như vậy là “quá nguy hiểm”. Tuy nhiên theo vị Phó giám đốc Sở thì mặc dù là nguy hiểm nhưng người dân “không có lựa chọn, vì không có con đường nào để qua suối”.
Tôi nghĩ, ai nhìn thấy cảnh tượng này cũng có chung một cảm xúc như tôi: Mong sao cho chỗ đó chóng có cầu. Mà đó là công trình kỹ thuật nên phải thông qua cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu địa phương đó đề nghị nhân dân giúp, thì chắc mọi người sẽ hưởng ứng.Ông Trần Đăng Tuấn
“Khi đi khảo sát chúng tôi cũng thường xuyên phải bơi qua suối. Đối với người dân tại các bản làng, việc lội suối cũng là điều hết sức bình thường”. Ông Thực cho biết thêm, những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”.
Cũng theo Phó giám đốc Thực, vấn đề này thuộc phạm vi quản lý của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Đề cập đến việc có nên xây một cây cầu qua con suối, ông Thực cho biết việc này huyện Nậm Pồ có trách nhiệm đề xuất xin UBND tỉnh về chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, khi có ý kiến chỉ đạo, Sở GTVT Điện Biên sẽ tiến hành thẩm tra, khảo sát.
“Việc qua suối bằng túi nilon quá nguy hiểm, nhưng vì tỉnh nghèo quá, không có tiền làm cầu, nên người dân không còn lựa chọn nào khác” – ông Thực phân trần.
Hình ảnh rùng rợn khi qua suối đăng trên tờ Tuổi trẻ online được ghi lại bởi cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang.
Chia sẻ về cách qua suối bằng túi nilon, cô Minh nói: “Chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Con suối mà các giáo viên đi qua bằng túi nilon là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Chắc hẳn hình ảnh về chiếc cầu treo bắc qua con suối Nậm Pồ sẽ là niềm mơ ước của các giáo viên, học sinh và người dân thôn bản nơi đây.
Thành Nam-Hồng Chuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét