Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

VÔ BỔ NHƯ "ĐỐ AI HÁT ĐƯỢC" CỦA VTV

Bác nhạc sĩ Huy Thục nói đúng quá, VTV đúng là thừa tiền mới đầu tư cho mấy chương trình vô bổ như "Đố ai hát được"

Có thể đọc những dòng tâm sự này của nhạc sĩ Huy Thục, nhiều người sẽ nói bác già rồi, thuộc thế hệ trước nên thấy không thích các chương trình của giới trẻ là điều đương nhiên. Nhưng thú thực là một số bạn trẻ như mình đây, 9x hẳn hoi còn không thể đỡ được chương trình có tên "Đố ai hát được". Ấn tượng để lại là một trò chơi nhảm nhí hết sức, một Anh Khoa ca sĩ lắm mồm, lắm điều, lấy cổ họng to để lấn át khả năng dẫn chương trình nghèo nàn. VTV đi một nước cờ sai khi đã đầu tư tiền của cho chương trình này. Dẹp thôi!

-----
Những màn thi đấu trong chương trình Đố ai hát được tôi thấy nó lập lại cách tra tấn của chính quyền Mỹ Ngụy đối với các chiến sĩ *** ngày xưa. Có lần, tôi có đến một phòng giam toàn phụ nữ ở Côn Đảo, trời rét cắt da cắt thịt thì thấy lính Mỹ ngụy đứng ở trên lồng sắt đổ nước lạnh xuống. 

Nhạc sỹ Huy Thục nổi tiếng với những bài hát hào hùng như Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên.

Sau đó, họ đổ tiếp vôi bột xuống, ở phía trên lính Mỹ ngụy cười ha hả, khoái trá, phấn khích trước sự la hét, đau đớn tuột cùng của các chị em phụ nữ. Ngoài ra, ở Côn Đảo còn có hình thức tra tấn thả rắn vào trong các buồng giam của chị em phụ nữ. 

Tuy nhiên, sau nửa thế kỉ, những đòn tra tấn của Mỹ Ngụy với các chiến sĩ *** ngày nào lại xuất hiện trên truyền hình, trên sóng VTV3 vào giờ vàng. Theo tôi, VTV3 hơi thiếu sự tỉnh táo trong trường hợp này.

Những tiếng cười vang lên trong nỗi hốt hoảng, la hét đó là cái phản cảm. Nếu một trong số người chơi yếu thần kinh thì sẽ có thể chết ngất ở đấy thì sao? Khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm? Gần đây các chiến sĩ an ninh thu từng con dao, mã tấu thì chương trình giải trí này phát sóng trò ném phi lao nguy hiểm.

Hay màn đập trứng lên đầu không chỉ nói lãng phí, mà còn vô văn hóa. Mấy năm trước đã có bài hát của một nhạc sĩ nào đã sáng tác “Sáng yêu nhau chiều ném đá vỡ đầu nhau ra”.

Hậu quả của những chương trình giải trí ghê rợn như vậy không phải là ngày hôm nay mà là 5-10 năm nữa, thế hệ 3, 4 họ đã học được gì để làm người tốt.
Thiếu gì các trò chơi dũng cảm mà phải dùng những cách tra tấn này? Bởi có rất nhiều trò chơi thử thách lòng can đảm của mọi người. Trong các trò chơi dân gian có nhiều trò dũng cảm chứ đâu phải nhất thiết trò dìm người vào trong bể đầy rắn, cá sấu, ếch, chuột hay như phi lao, dí điện vào người. Bài học là vừa qua chúng ta đã phải xử lý một số bảo mẫu đã dìm trẻ vào nước để đe đọa, hành hạ các cháu.

Đổi mới chương trình Văn hóa nghệ thuật rất là hoan nghênh, nhưng du nhập từ nước ngoài phải có sự chọn lọc. Do vậy đưa ra một chương trình giải trí phải luôn tỉnh táo, phải chọn lọc trước khi phát sóng. Nhà quản lý như là một cái phin lọc những cái hay cái tốt cho khán giả. Đưa ra tiếng cười thư giãn giải trí nhưng dù thế nào cũng phải giữ được cái cốt cách của người Việt Nam, phải giữ được cái truyền thống văn hóa của người Việt Nam. 


http://giaothongvantai.com.vn/thethao-giaitri/201403/nhac-si-huy-thuc-noi-ve-do-ai-hat-duoc-vtv3-hoi-thieu-su-tinh-tao-trong-truong-hop-nay-460187/

Sau nửa thế kỉ, những đòn tra tấn của Mỹ Ngụy với các chiến sĩ cộng sản ngày nào lại xuất hiện trên truyền hình, trên sóng VTV3 vào giờ vàng. Theo tôi, VTV3 hơi thiếu sự tỉnh táo trong trường hợp này. Báo Giao thông vận tải - Cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông vận tải. Trang thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về lĩnh vực GTVT và ATGT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét