Tạp chí TELEPOLIS (tạp chí trực tuyến của nhà xuất bản Heise Zeitschriften Verlag), đăng ngày 2-4-2018
Suy nghĩ về một nghiên cứu của chính phủ ít được chú ý, nhưng có thể gây bùng nổ và chỉ ra mâu thuẫn giữa dân chủ và sự giàu có tập trung
Có một số quan hệ rất đơn giản và tầm thường đến mức chúng dễ bị bỏ qua. Louis Brandeis, một trong những luật gia có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ và Thẩm phán Tòa án Tối cao từ 1916 đến 1939, nói như sau: "Chúng ta phải quyết định: chúng ta có thể có một nền dân chủ hoặc sự giàu có tập trung trong tay một số ít - nhưng không thể có cả hai."
Đằng sau tuyên bố này là kinh nghiệm và sự quan sát, nhưng cũng là một logic bên trong: Nếu trong xã hội, phần lớn năng lượng được dành cho việc tích lũy tiền bạc và tài sản, thì không bất cứ ai ngạc nhiên rằng những người giàu nhất đang đứng đầu. Những gì chúng ta chấp nhận như một nguyên tắc chỉ đạo sẽ cũng mang lại cho chúng ta những nhà lãnh đạo phù hợp. Và khi thành công được đo bằng lượng tài sản tư nhân, những người thành công có thể coi ảnh hưởng chính trị của họ là công bằng và hợp lý.
Có vẻ logic, trong một xã hội như vậy, chính phủ liên tục quyết định chống lại lợi ích của quần chúng. Nói một cách đơn giản, nơi những người giàu đứng đầu, không có đa số. Làm giàu riêng và lợi ích chung đi cùng nhau cũng như một con cá sấu trong ao cá vàng. Không có gì thay đổi trong mâu thuẫn này ngay cả khi đàn cá vàng và cá sấu cùng nhau bầu ra một cách dân chủ một chính phủ, sau đó kêu gọi mạnh mẽ với cá sấu, xin làm ơn, vì lợi ích của tất cả mọi người, hãy kiềm chế sự thèm ăn của mình.
Nhưng khoan đã: Giả định cơ bản có đúng ở đây không? Người giàu có cai trị? Có tồn tại hay không từ nhiều thập kỷ nay một quốc hội Đức được bầu tự do với các nghị sĩ từ giới trung lưu của xã hội? Có phải Thủ tướng Angela Merkel, con gái của một mục sư và cháu gái của một viên cảnh sát, không phải là ví dụ hoàn hảo của một con người tầm thường, khiêm tốn, không có nhiều tài sản riêng tư? Không ai có thể nói điều gì đó tương tự về Frank-Walter Steinmeier (con trai của một người thợ mộc) hay Martin Schulz (con trai của một viên cảnh sát)?
Và với tất cả những lời chỉ trích chính đáng về ảnh hưởng của những người vận động hành lang: Chính phủ Liên bang, với "Người mẹ" Merkel đứng đầu, không phải lúc nào cũng cố gắng để mắt đến hạnh phúc của người dân thường, quan tâm chu đáo đến nhu cầu của quần chúng?
….
Những dòng chữ ở trên là một đoạn trích từ cuốn sách được xuất bản gần đây "Nỗi sợ của giới tinh hoa - ai sợ dân chủ?" (tiếng Đức, "Die Angst der Eliten - Wer fürchtet die Demokratie?") của nhà xuất bản Westend Verlag, dày 224 trang. Tác giả là nhà báo Đức ông Paul Schreyer.
Dưới đây là phần giới thiệu của nhà xuất bản Westendverlag:
Nền dân chủ của chúng ta có còn cứu vãn được nữa không?
Cả hệ thống đang nằm trong khủng hoảng. Lối thoát là dân chủ trực tiếp hơn? Hay là nhân dân quá "ngu ngốc" khi quyết định về những câu hỏi thiết yếu? Có quá dễ dàng để bị thao túng và bị những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đánh lừa? Khi người bị coi là người ngoài cuộc chạy đua thành công trong cuộc bầu cử, người ta thường nói rằng công dân bỏ phiếu "sai". Nhưng ai quyết định cái gì là "đúng"? Ở Đức, bầu cử tự do có khoảng từ một trăm năm nay. Nhưng liệu phiếu bầu cử có đủ cơ sở để thông qua các thành phần của quốc hội tạo nên một hệ thống dân chủ và để ngăn chặn một thế lực đầu sỏ, tức là một sự thống trị của người giàu có? Hay là có thể có những điều kiện tiên quyết khác, rất khác, quan trọng cho một nền dân chủ mà cho đến nay chưa có được ở Đức và ở bất kỳ một nơi nào khác?
Đường link của bài viết đăng trên trang mạng TELEPOLIS:
Foto 1: ảnh bìa cuốn sách "Nỗi sợ của giới tinh hoa - ai sợ dân chủ?"
Foto 2: chân dung tác giả là nhà báo Paul Schreyer
Đường link của nhà xuất bản Westendverlag:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét