Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

ĐÂU LÀ RANH GIỚI CỦA SỰ TỬ TẾ

Ong Bắp Cày

Cuối cùng thì Sở 4T Thừa Thiên Huế cũng đã phải xin lỗi bác sĩ Truyện và hoàn trả ông này 5 triệu tiền phạt.

Động thái trên có lẽ có tác dụng ru ngủ dư luận hơn là giáo dục, bởi đến một đứa trẻ con cũng biết phát ngôn của bác sĩ Truyện là bừa bãi, thiếu đứng đắn, cho dù ông Truyện có nhân danh là góp ý cho lãnh đạo, hay thơm tho hơn là thể hiện quyền tự do ngôn luận. 

Nguyên văn stt của bác sĩ Truyện: "Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở".

Tôi đồng ý rằng, với phát ngôn ấy, không thể phạt, vì không thể chứng minh được ông Truyện nói xấu Bộ trưởng chỗ nào. Nhưng đọc stt tôi vẫn thấy có gì đó không ổn. Khó có ai có thể tiếp thu lời góp ý tương tự như vậy. Nó chối tai và nhiều người hiểu rằng đó là sự mạt sát, hạ nhục hơn là góp ý.

Tôi đọc stt của bác sĩ Truyện và rất khó để tìm thấy sự "góp ý" trên tinh thần xây dựng. Trái lại, đọc giọng văn ấy, tôi thấy trong đó sự bất mãn, hằn học, có phần hàm hồ. Sự hàm hồ thể hiện ở đoạn "Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở". Thực tế không khó để kiểm chứng việc Bộ Y tế đã có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an ninh bệnh viện và bảo vệ nhân viên ngành y và tương tự như vậy, Bộ trưởng Kim Tiến cũng là người liên tục xuất hiện tại các cơ sở. 

Nhìn một cách tổng thể, đó là một phát ngôn bừa bãi, thiếu ý thức.

Cần nhắc lại, chính bác sĩ Truyện cũng đã thừa nhận rằng, "rất ăn năn, hối hận về hành vi thiếu ý thức", nên đã gỡ bỏ nội dung đã đăng.

Ở đây, lằn gianh giữa tự do ngôn luận và vi phạm pháp luật rất mong manh. Cho dù là khó phân định, nhưng phát ngôn ấy kèm lời xin lỗi của vị bác sĩ này trên mạng xã hội đã cho thấy nhân cách của ông ta.

Bạn tôi nói với 1 nhóm bạn về sếp của mình trong 1 buổi liên hoan: "Cha đấy đéo thiết kể nổi cái móng cầu thì về mẹ vườn đi, làm sếp thế đéo nào được.". Chuyện đó không biết đến tai sếp hay không, và những ai chứng kiến đều cho là lời nói xấu. Tôi đố ai giải thích được đó là lời góp ý và giả sử sếp nghe thấy, sếp có tiếp thu "ý kiến góp ý" đó không?

Phải chăng đó là tự do ngôn luận?

Người tử tế và tỉnh táo không "góp ý" cho cấp trên của mình bằng thứ ngôn từ như vậy.

Thực tế, có thể chưa đủ cơ sở pháp lý chắc chắn để phạt 5 triệu, nhưng phải xin lỗi một người phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội thì có vẻ gì đó khiên cưỡng. 

Anh Truyện quá hèn, sao không gọi điện mà góp ý cho tử tế , hoặc có thể góp ý bằng văn bản, mà lại chơi trò sủa đổng?  

Câu trả lời là HÈN. 

Tiền lệ này, cùng với việc bao che, bảo kê của kền kền, vô tình hay hữu ý sẽ cổ súy cho đám giẻ rách tích cực hơn nữa trong việc "góp ý" cho các lãnh đạo cao cấp hay ai đó với nội dung, câu chữ tương tự như thế trên mạng xã hội.

Lúc đó trách ai nếu nó rơi vào chính các nhà báo, luật sư, hay đại biểu quốc hội?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét