Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

DƯƠNG CHÍ DŨNG: BỊ CÁO SƠN QUÁ KHỦNG KHIẾP

(PLO) Khi HĐXX thẩm vấn Mai Văn Phúc, Phúc khai ban đầu không nghĩ Trần Hải Sơn có thể là người đứng ra thỏa thuận (mua ụ nổi 83M) vì người thỏa thuận phải là người có quyền quyết định. "Nhưng bây giờ thì bị cáo nghĩ khác vì Sơn khủng khiếp quá"- Phúc đã nói đi nói lại điều này trước tòa.

9h51: Tòa chuyển qua thẩm vấn bị cáo Trần Hải Sơn (SN 1960, nguyên Tổng GĐ Cty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines), bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 14 năm tù về hành vi tham ô và 8 năm tù về tội cố ý làm trái, tổng hợp là 22 năm tù giam.

Bị cáo Trần Hải Sơn trả lời thẩm vấn. Ảnh: TN 

Sơn khai, về khoản tiền 1,666 triệu USD, Sơn gặp riêng Dũng và Phúc để cáo cáo từng người về việc này.

-Dũng, Phúc khẳng định không nhận một đồng nào, bị cáo có căn cứ nào chứng minh không ? 

+Bị cáo khẳng định chắc chắn có việc này.

Sơn tiếp tục khẳng định hai lần đưa tiền cho Dũng, lần đầu 5 tỷ tại khách sạn Victory, lần thứ hai 5 tỷ tại nhà bố mẹ vợ Dũng ở Hải Phòng.

Chủ tọa hỏi Sơn đã đến nhà bố mẹ vợ Dũng ở Hải Phòng lần nào chưa? Sơn khai đã nhiều lần đến, vì nhà em gái Sơn ở gần đó. “Lời khai ở cơ quan điều tra nói nhà em gái bị cáo cách nhà bố mẹ vợ Dũng 500m, nhưng thực ra là rất gần, chỉ khoảng 200-300m thôi” - Sơn nói thêm.

Sơn cũng khẳng định 3 lần đưa tiền cho Phúc. Lần đầu 2,5 tỷ ở Làng quốc tế Thăng Long, lần hai 5 tỷ cũng ở Làng quốc tế Thăng Long và lần cuối cùng đưa tại quê Phúc 2,5 tỷ.

-Nhà Phúc ở chung cư, sao bị cáo khẳng định có "cổng"? 

+ Cổng với cửa, đó là do điều tra ghi thôi, chứ chung cư làm gì có cổng. 

-Lần đưa tiền đầu tiên với lần thứ hai cách nhau bao lâu? 

+Khoảng 2, 3 tuần thôi. 

Chủ tọa tiếp tục hỏi Sơn về những lần chuẩn bị tiền đưa cho Phúc. Sơn khai, lần đưa tiền thứ 2, Sơn có dùng chứng minh thư rút 2 tỷ đồng ở Ngân hàng Hàng hải Chi nhánh Hải Phòng. Tuy nhiên, có lời khai Sơn lại khẳng định mình rút tiền ở Chi nhánh Hà Nội. Sơn nói mình nhiều lần rút tiền, lần ở Hà Nội, lần ở Hải Phòng nên giờ không nhớ chính xác.

Chủ tọa hỏi có bao giờ Sơn rút 1 tỷ ở HN không. Sơn khẳng định "có". 

Chủ tọa hỏi: - Lúc trước bị cáo nói không nhớ, sao bây giờ lại nhớ?

Sơn đáp do "nhiều lần chuẩn bị tiền".

9h34: Chủ tọa xét hỏi Mai Văn Khang (SN 1958, cựu Phó Tổng GĐ Cty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin, thuộc Vinalines) bị tòa sơ thẩm tuyên 7 năm tù.

Khang xác nhận lại lời khai: ụ không hoạt động nhưng báo cáo khảo sát lại nêu ụ đang hoạt động bình thường; đoàn khảo sát biết việc công ty Nakhodka chào bán giá dưới 5 triệu USD, Dũng và Phúc chỉ đạo phải mua ụ nổi bằng được... Tuy nhiên, bị cáo này nói thêm mình đã "nhớ sai thời điểm" và "chỉ nghe nói lại như vậy".

-Sau khi tòa công bố toàn bộ các lời khai của bị cáo, tại phiên tòa hôm nay bị cáo còn thấy oan về hành vi làm trái không ? 

+Có thể bị cáo vô tình, vô tư trong công việc thôi chứ không cố ý.

***

Diễn biến phiên tòa:

Sáng nay, tòa phúc thẩm TANDTC TP Hà Nội tiếp tục phiên làm việc thứ 5 xét xử phúc thẩm vụ án tham ô và cố ý làm trái đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Trước đó, trong ba ngày (22-4, 23-4 và 24-4 tòa đã lần lượt thẩm vấn các bị cáo nhằm làm rõ tội danh tham ô đối với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (cả hai bị tuyên án tử hình), hai bị cáo đều kháng cáo kêu oan. 

Tại các phiên làm việc, tòa cũng thẩm vấn đại diện các cơ quan có liên quan để xem xét việc ụ nổi có phải là tàu biển hay không nhằm xem xét việc có tội hay không tội cố ý làm trái đối với các bị cáo nhóm hải quan.

Theo dự kiến, ngày 25-4, sau khi nghị án hơn một buổi, tòa sẽ tuyên án. Tuy nhiên, do còn nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm rõ, nhằm tránh việc buộc tội oan, bỏ lọt tội phạm nên thay vì tuyên án, HĐXX đã quyết định hoãn tuyên án, thẩm vấn lại các bị cáo và những người có liên quan.

Sáng nay (28-4), HĐXX sẽ tiếp tục thẩn vấn các bị cáo. Chúng tôi sẽ tường thuật trực tiếp phiên tòa (dự kiến là phiên làm việc cuối cùng), mời bạn đọc đón theo dõi.

Bị cáo Dương Chí Dũng cũng vui vẻ chào người thân "mọi người giữ sức khỏe nhé". Ảnh: TN

Hai vợ chồng bị cáo Dũng vui mừng sau khi Tòa quyết định sẽ thẩm vấn tiếp thay vì tuyên án. 

Khi rời tòa hai vợ chồng vui vẻ chào tạm biệt nhau. Bà Phương còn nắm tay giơ lên động viên chồng "cố lên", đồng thời gửi với cho chồng hai nụ hôn gió tạm biệt.

Trước đó, khi các bị cáo nói lời sau cùng, được tòa mời phát biểu, bà Phương cho biết sẽ làm mọi việc để chồng mình được sống, được giảm nhẹ tội.

8h05. HĐXX bước vào phòng xử án.

8h06. Chủ tọa tuyên bố, buổi sáng tòa tiếp tục phần xét hỏi, vì phần xét hỏi chiều thứ 6 nhiều luật sư vắng mặt.

8h10: Chủ tọa hỏi Trần Hữu Chiều.

-Trước khi đi khảo sát có gặp trực tiếp Dũng và Phúc không?

+Không ạ. Khi sang đến Nga, Sơn nói mọi vấn đề em đã báo cáo anh Phúc, mọi vấn đề anh cứ để em làm.

-Tại sao bị cáo có lời khai khẳng định Phúc chỉ đạo: "Một tuần trước khi đi khảo sát, Phúc chỉ đạo phải mua bằng được ụ nổi 83M và phải mua qua công ty AP"? 

+Bị cáo không nhớ đã khai như vậy. 

- Sang Nga, bị cáo có biết phía Nga chào bán ụ nổi cho AP giá dưới 5 triệu USD không? 

+Bị cáo có nghe phiên dịch loáng thoáng như vậy. 

XUÂN THÙY NUDE VỚI NƯỚC MÀU

Người mẫu Xuân Thuỳ nude 100% với nước màu

ANTĐ - Đây là một đề tài nude khó vì chụp ảnh với mầu trong nước làm chủ ánh sáng vô cùng khó khăn. Chưa kể việc mầu dễ hòa tan trong nước tạo hiệu ứng ánh sáng không như ý…

Là một người mẫu trẻ tâm huyết với nghệ thuật, Xuân Thuỳ thường xuyên có những ý tưởng độc đáo, táo bạo. Bộ ảnh mà Xuân Thuỳ gọi tên là “Lời của nước” - một bộ ảnh nude nghệ thuật đỉnh cao với những cảnh nude hoàn toàn và tạo dáng với mặt nước đầy mầu sắc.

Để chụp bộ hình độc đáo này, người mẫu Xuân Thuỳ đã phải dành rất nhiều công sức, thậm chí cô cùng ekip đã phải làm đi làm lại tới 3 lần với nhiều nhiếp ảnh gia khác nhau. Hàng trăm lần bấm máy mới có thể lựa chọn ra vài tấm ưng ý.

Cũng theo Xuân Thuỳ, đây là một đề tài nude khó vì chụp ảnh với mầu trong nước làm chủ ánh sáng vô cùng khó khăn. Chưa kể việc mầu dễ hòa tan trong nước tạo hiệu ứng ánh sáng không như ý… Chính điều đó đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải là người có kinh nghiệm và tay nghề bấm máy.

Trong thời gian tới, Xuân Thuỳ cũng cho biết, cô sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các bộ ảnh để có những tác phẩm ảnh khỏa thân nghệ thuật mang tính đột phá hơn nữa.

Một số hình ảnh trong bộ ảnh “Lời của nước” của người mẫu Xuân Thùy:


NGUYỄN TẤN LẠC - ĐÃ NGU CHÍNH DANH, LẠI CÒN NGỤY TẠO LỊCH SỬ

Cuteo@


Bài của Khanh Kim gửi cho Tre Làng viết về Nguyễn Tấn Lạc, một kẻ chống cộng cực đoan.
--------------------
Đã Ngu Chính danh, lại còn Ngụy tạo Lịch Sử

Đã Ngu Chính danh, lại còn Ngụy tạo Lịch Sử

Nghe Clips mà Bolsa TV phỏng vấn Ngài Nguyễn Tấn Lạc càng nghe càng tức…. Ngài ngu bỏ mẹ, ngu như con Bò Lạc. Là người có học, có trình độ nhưng Ngài vẫn ngu, cái ngu của người có trí thức, cái ngu của Ngài là ở chỗ: Tài thì có đức thì không, Ngài thiếu lương tâm và rất nhẫn tâm khi ngụy tạo lịch sử, nhận định không đúng Về xã hội, con người của Tổ quốc Ngài thì mới là ngu đáng phải bàn và đáng phải lên án. Cái lai lịch làm tay sai cho ngoại Bang rất rõ ràng của Ngài và bản bản chất CC quyết liệt của Ngài nên cộng đồng CC bang Ca Li mới bầu Ngài vào cái gọi là chức “Chủ Tịt” cái cộng đồng CC…..”. Ngài nói thao thao bất tuyệt, cứ như người chưa được nói như một lập trình đã có sẵn trong đầu Ngài nhai đi, nhai lại bằng những từ ngữ, lý lẽ của những kẻ có đầu óc nô lệ kể từ “Cái ngày” Ngài theo thằng Tây thằng Mỹ chống lại dân tộc. Ngài chẳng khác gì một cái thùng rỗng (Nhưng không kêu to) chứa đựng toàn những thông tin đầy rẫy những mâu thuẫn, những định kiến, áp đặt, tự huyễn nhưng lại rất thiên lệch, bằng những suy nghĩ lệch lạc được núp dưới cái danh hão và bằng cái vỏ bọc trí thức, Ngài ăn nói rất trơn tru nhưng lươn lẹo với mớ lý luận vẫn cũ rích để CC, bằng cái giọng rất lý sự cùn của những kẻ Cực đoan, của những kẻ CC có đầu óc, của những kẻ nô lệ Cờ vàng mà bấy lâu nay với cái tâm không trong sáng của Ngài chứa đựng nhiều điều dối trá và những âm mưu đen tối của những kẻ lưu manh chính trị, của một người có học nhưng cố tình giả ngu giả điếc trước sự thật. Nên Ngài (NTL) rất xứng đáng như một kẻ “Ngu chính danh nay ngu thêm cả chính sử” vì cái sự ngu dốt rất(đặc biệt) của những kẻ có học.

Ở bên kia Thái Bình Dương Ngài nhìn về quê hương Tổ quốc Ngài với cái nhìn không lương thiện và ích kỷ qua lăng kính bằng cái mắt lác, với cái nhìn lệch, với đôi mắt mù mầu, nhìn cái gì cũng thấy“Gam mầu xám”, nó tăm tối như lương tâm Ngài vậy. Ngài là hạng người gì, hay giống gì ? khi những cái tốt, những cái đẹp, những cái được của đất nước thì Ngài không màng tới, coi như không biết, như điếc hai lỗ tai, như mù hai con . Cứ như ảo thuật gia cái được của đất nước dù có vĩ đại, to lớn đến đâu nếu Ngài có chiếu cố “Màng” tới thì Ngài lại phù phép biến “Con Voi chỉ bằng con Kiến”. Giả mù, giả điếc nhưng bù lại Ngài lại có đôi mũi (khứu giác) của loài … săn rất thính cứ như (Lơ bê) chỉ điểm, Việt gian thời thuộc Pháp, để dở thói xăm xoi, rình mò, thu thập thông tin nơi đầu đường, xó chợ, các thông tấn vỉa hè, những người buôn thúng, bán mẹt, những kẻ chống đối, những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ tiêu cực, bất mãn chế độ trong nước và những kẻ CC nước ngoài cùng các Blogs của những kẻ gọi là “bất đồng chính kiến”…… Ngài cố “bới lông tìm vết”, để “Bới bèo ra bọ”, để “không ưa thì dưa có dòi”. Để Cái gì chưa được chỉ bằng “con Kiến thì Ngài thổi bằng con Voi” Cách cắp nhặt thông tin của Ngài ranh ma như loài Cáo, nhưng bản năng khứu giác vượt trội của loài C.., khẩu vị của loài C.., thích xơi những cặn bã, thích hít ngửi mùi xú uế của xã hội thải ra, vì chỗ nào Ngài thấy có cái gọi “Dân oan, khiếu kiện, có trộm cắp, đĩ điếm, tham nhũng vặt, Cảnh sát Giao thông nhận mãi lộ, Buôn lậu, đánh chửi nhau, những tật xấu của xã hội …..cứ như thể chỗ nào đánh “Rắm thối” là Ngài nhào tới dùng cái mũi thính của loài “Khuyển” để đánh hơi, hít lấy, hít để và Ngài rú lên sung sướng cứ như vớ được vàng, Cứ như bắt được quả tang tội lỗi hay một căn bệnh trầm kha, mãn tính, khuyết tật nào đó của Chính quyền CS và xã hội Việt Nam.

Đủ các thông tin hổ lốn, thập cẩm “Tả pí lù” và cứ như thế nên Ngài tự hào khoe có “Quá nhiều thông tin” nhưng cái gọi là thông tin của Ngài vẫn cũ rích như ngày nào, vẫn bịa đặt, vẫn vu cáo, vẫn lại một chiều, đầy định kiến, thiên lệch và ác cảm. Ngài tự hào khoe Cái kho thông tin của Ngài đầy ắp các dữ liệu, đầy đủ chứng cứ để tố cáo, để chê bôi người khác thiếu thông tin, nào là thông cũ rích, nào là thông tin của Nhà nước một chiều dùng để tuyên truyền ……thế nhưng ở thế kỷ 21 mà cái thông tin của Ngài nó vẫn nó vẫn cũ như ở thế kỷ 20 vẫn đầu óc nô lệ, vẫn chống Cộng, vẫn quay lưng lại với dân tộc, với Nhân dân và Đất nước của Ngài như những ngày nào Ngài ăn bổng lộc của quan thầy Thực dân, Đế quốc thì quả là nhục nhã. Có tật hay giật mình Ngài cứ như lũ dơi sợ ánh sáng mặt trời bởi hễ chỗ nào có ánh sáng, đầy hương hoa, ngát mùi thơm của quê hương xứ sở là Ngài hay bị dị ứng, cứ như mắc thêm căn bệnh tâm thần hoang tưởng, không phân biệt được phải trái, trắng đen cứ muốn đâm đầu vào chỗ tối, rúc đầu vào bụi rậm tự làm khó, làm khổ cả cuộc đời cho đến lúc “Gần kề miệng lỗ mà vẫn phải tha hương cầu thực, sống tầm gửi ở xứ người khi cái tâm, cái tầm vẫn chưa xứng để thoát ra được cái định kiến nặng nề, u tối của bản thân đối với Tổ quốc, để hóa giải đó mới là cái tật vô cùng xấu, căn bệnh nan y khó chữa của Ngài. Bó tay

Mang tiếng là người có học thức nhưng Ngài “Ngu bỏ Mẹ”, nhưng cái ngu của Ngài lại là cái ngu của thằng có học, nó nham hiểm và cũng rất nguy hiểm cho dân tộc, cái ngu một khi đã trở thành cực đoan, đã trở thành bệnh hoạn, đã thành bản chất ngoan cố của con người Ngài thì khó có thể làm cho Ngài mở mắt, mở rộng tầm nhìn để nhìn nhận đúng sự thật, đổi mớ tư duy để thay đổi lương tâm, để hướng thiện, để hóa giải trở thành người yêu nước chân chính như Ngài vẫn tự nhận. Vì thế trong Clip chỉ có 47 phút Ngài nhắc đi nhắc lại mấy lần về cái gọi là tội ác của CS và ra một điều kiện vô cùng ngu xuẩn của một kẻ có học nhưng ý thức không hơn gì người vô học khi nói về hòa hợp và hòa giải dân tộc, Ngài đổ lỗi cho CS gây ra chiến tranh, gây ra cảnh cảnh “Nồi da Xáo thịt” trên mảnh đất đau thương này .

Thế nhưng cái nhìn của Lịch sử thì lại khác.

Ngài(NTL) cố tình đánh tráo lịch sử, chặt lịch sử ra làm đôi Ngài nói nhiều về phần ngọn nhưng Ngài quyên đi phần gốc căn nguyên của mọi vấn đề gây ra cảnh “Nồi da xáo thịt” như Ngài đã nói. Ngài có biết ngày 2/9/1945 tại Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH vì thế nước VNDCCH đã được thành lập (Ngày 2/9/1945), là Nhà nước duy nhất được xác lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đảng CSVN đã lãnh đạo Nhân dân VN giành chính quyền từ tay Thực dân Pháp & phát xít Nhật. Nhà nước non trẻ VN đã tiếp quản chính thức đất nước từ tay triều Nguyễn, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của thực dân Pháp, tiếp tục Lãnh đạo Nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, thống nhất đất nước.

Đi ngược dòng lịch sử Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954 Việt Nam tạm thời phải chia đôi ngăn cách tạm thời bởi Vĩ tuyến 17. Theo Hiệp định này Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ.”. Rõ ràng vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời không phải là biên giới phân định lãnh thổ Quốc gia. Việt Nam vẫn là một nước thống nhất liền một dải từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau không thể và khẳng định không bao giờ có “2 nước VN trên cùng lãnh thổ VN”. Cái ngu chính sử và tội ác của Ngài là muốn chia cắt đất nước, đi ngược lại nguyện vọng của một dân tộc (thống nhất) Nam Bắc là một nhà, chân lý đó đã có từ hàng nghìn năm không bao giờ thay đổi.

Vì thế theo Hiệp định tháng 7 năm 1956 hai miền Nam, Bắc sẽ bầu cử tự do để thống nhất đất nước. Thế nhưng quan thầy của Ngài là Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Thực dân Pháp và nặn ra cái Nước (Ngụy) VNCH của Ngài. Một chính thể “Tiếm danh”, “Tiếm quyền” Cái chính thể này (VNCH) được đẻ ra và được nuôi dưỡng bởi Thực dân và Đế quốc, được chỉ huy bằng các nhà Lãnh đạo Quốc gia, những Tướng lĩnh là những tên “Lính Tẩy”, Lính “Khố Đỏ, Khố Xanh” thời Pháp thuộc, Nhìn “Diện mạo” các nhà lãnh đạo Quốc gia của Ngài toàn những thành phần“Cộm cán” họ có lý lịch“Chuyên xỏ nhầm giầy Tây”. Có hoàn cảnh rất giống nhau là cùng đi lính đánh thuê cho Thực dân Pháp. Họ là những kẻ “Cõng rắn cắn gà nhà” do đó họ(Các nhà lãnh đạo Quốc gia) và cái Chính thể phản dân tộc của Ngài không thể và không bao giờ đủ tư cách để đại diện cho Nhân dân Việt Nam với bất kể lý do gì. Cái chính thể phi nghĩa, Phi dân tộc của Ngài đã hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam phá hoại Hiệp định Giơnevơ, trắng trợn tuyên bố “Không thi hành hiệp định với lý giải không phải là một bên ký hiệp định này nên không có nghĩa vụ phải thực thi”. Vì thế tháng 7 năm 1956 không có cuộc bầu cử tự do để thống nhất đất nước mà 95% phần thắng dự kiến sẽ thuộc vào Chính phủ của Ông Hồ chí Minh(theo các nhà phân tích phương Tây lúc bấy giờ). Nếu Hiệp định Giơneovơ đươc thực thi, có bầu cử tự do để thống nhất đất nước dù cho bên nào thắng cử thì đất nước đã có Hòa bình và thống nhất, Tổ quốc được độc lập tự do, Nhân dân có cơ hội tái thiết đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì còn gì bằng.

Thế nhưng Ngài(NTL) vẫn đầu óc của kẻ nô lệ, vẫn muốn làm bù nhìn cho ngoại Bang, làm tay sai cho quân xâm lược, nên cả dân tộc lại phải đứng lên kháng chiến giành độc lập cho dân tộc, thống nhất non sông “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì Ngài lại lộng ngôn vẫn giọng điệu ngu si của kẻ nô lệ tay sai cho quân xâm lược cho đó là “Tội ác của CS” rồi “miền Bắc xâm lược miền Nam” nên gây ra cảnh “Nồi da xáo thịt”. Miền Nam nào là tổ quốc của Ngài? không ai ngu Sử như Ngài, có đời thửa nào Việt Nam xâm lược Việt Nam không? Ngài lại cố tình quyên Lịch sử, quyên đi cái căn nguyên của cuộc chiến, lờ đi tội ác tày trời của quan thầy và cái chính thể (Ngụy) bù nhìn VNCH của Ngài. Cái chính thể bán nước do Tổng thống Tam đại Việt gian Ngô đình Diệm của Ngài lãnh đạo đã phá hoại Hiệp định Giơneovơ. Cho ra đời Luật 10/59 cùng với đó là sự đàn áp đẫm máu phong trào Cách mạng. Cái chính phủ (Ngụy) VNCH gây biết bao đau thương tang tóc, hy sinh mất mát, tột cùng cho đồng bào, cho dân tộc VN. Đã làm tan vỡ cơ hội thống nhất và tái thiết đất nước sau chiến tranh, đất nước bị chia đôi, lòng người bị li tán, …. Tội ác trời không dung đất không tha đối với chế độ VNCH của Ngài.

Ngài quanh co, dối trá và cố tình bào chữa, quyên đi cái tội ác của quan thầy và cái chính quyền “Tiếm danh” phản dân, hại nước của Ngài nhằm đổ tội lỗi cho CS. Thế nhưng 21 năm dưới sự chỉ đạo của Ông chủ Mỹ cái quân đội của Chính thể phi nghĩa VNCH của Ngài đã chống phá Cách mạng Việt Nam, Cùng với đội quân xâm lược 543.0000 người, hơn 1 triệu lính Ngụy VNCH, còn có gần 240.000 nghìn tên lính đánh thuê (Chư hầu) được Mỹ trả lương sang Việt Nam cùng tàn sát người Việt, gây biết bao đau thương, tang tóc cho Nhân dân Việt Nam, đất nước bị tàn phá nặng nề bởi 7 triệu tấn bom đạn, cùng với 77 triệu lít chất độc khai quang Đioxin được rải khắp miền Nam. Ngài hãy mở mắt to ra mà nhìn vẫn còn đó gần 4 triệu người mắc di chứng suốt đời vì chất độc Da Cam sau chiến tranh. Đi cùng với tội ác là nhà Tù nhiều hơn Trường học, địa ngục trần gian ở thế kỷ 20 do chế độ VNCH của Ngài dựng lên khắp miền Nam để tra tấn, giam cầm những người con ưu tú của dân tộc đã vì đất nước mà hy sinh xương máu. Vẫn còn đó hàng triệu người mang thương tật suốt đời do đủ loại vũ khí và các cực hình tra tấn vô cùng dã man như thời trung cổ mà những tên cai ngục người Việt là những tên lính Ngụy VNCH, những tên đao phủ thời hiện đại đã dành cho họ. Vẫn còn đó những mẩu chuyện, những thước phim, những tấm ảnh của phóng viên nước ngoài ghi lại bằng hình ảnh không thể chối cãi và không thể nào quyên tội ác của những tên lính Ngụy Sài gòn của Ngài. Đầu các Chiến sỹ CM mạng bị bêu trên cọc sắt dây thép gai trước cổng Đồn, thân xác các chiến sỹ CM bị phơi trong nắng gắt, bị kéo lê dưới vòng quay nghiệt ngã của vòng xích xe bọc thép M113, chúng mổ bụng, moi gan, cắt cổ người người CM như một trò chơi man rợ từ thời trung cổ của những tên đồ tể khát máu ăn gan, uống máu người không tanh.

Hàng triệu người Việt chân chính đã phải đổ máu vì cuộc chiến tranh phi nghĩa do Đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai như Ngài gây nên, chưa kể đến những cái chết tang thương của hàng triệu người dân vô tội vì chiến tranh và những cái chết oan uổng của Quân, Cán Chính VNCH dù “Vô tình hay hữu ý” lỡ bước xa chân trót làm tay sai cho quân xâm lược. Ấy thế mà Ngài (đồ tể) Nguyễn Tấn Lạc vẫn còn mũ ni che tai, mồm Ngài vẫn ngoác ra, nhưng vẫn còn đang “Ngậm đầy máu mà Ngài đã vội phun người” đổ tội lỗi tày trời cho CS thì thật lố bịch và trơ trẽn. Lịch sử rất phân minh chỉ đích danh kẻ nào là Hậu duệ của Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Nguyễn Ánh những kẻ bán nước cầu vinh “Cõng rắn cắn gà nhà”. Ai chịu nhục làm kiếp nô lệ, ai làm bù nhìn cho ngoại bang từ thời Pháp đến thời Mỹ cũng đã rất rõ ràng và ai đã gây ra chiến tranh, gây chết chóc đau thương cảnh “Nồi da xáo thịt” cho dân tộc này. Một lần nữa khẳng định chính là Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai VNCH của Ngài

Cuộc chiến đã chấm dứt 39 năm Nhân dân và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu không hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng ai thù hằn các cá nhân đã một thời làm tay sai cho ngoại Bang, một thời phục vụ cho nước (Ngụy) VNCH một chế độ “Tiếm danh”,(Tiếm quyền) đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Ngày chiến thắng 30/04/1975 là ngày vui chung của toàn dân tộc, ngày hội của non sông, ngày đất nước thống nhất, chẳng hề có cuộc trả thù hay "Tắm máu" như kẻ thù tuyên truyền và cố tình dựng chuyện. Đất nước đã thanh bình Nhân Dân đang sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc, đang chung tay, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì chẳng có lý do gì mà khơi lại quá khứ đau thương của cá nhân và của cả dân tộc này. Nhưng Ngài (Nguyễn Tấn Lạc) cùng một số kẻ CCCĐ đã lại mắc một sai lầm lịch sử như ngày nào. “Ngựa vẫn quyen đường cũ”, vẫn nhẫn tâm đi ngược lại lợi ích của dân tộc, lợi ích của Nhân dân nhắm mắt trước sự thật, kích động hận thù, vu khống, bịa đặt trắng trợn, đổi trắng thay đen, chống lại Chính quyền hiện nay ở VN và chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Nên Ngài(NTL) và những kẻ CC ngụy tạo lịch sử “Bới lông tìm vết” Cố tìm những thứ mà mình đã mất, những cái mà mình không có,,để gợi lại vết thương cũ tuy đã lành sẹo nhưng vẫn còn nhức nhối về sự chia rẽ trong lòng dân tộc, nay đang được “Hóa giải” để hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Sẽ là “Dã tràng xe cát biển Đông” khi Ngài (NTL) cố đi tìm “Công lý”(không bao giờ có) cho một Chính thể bù nhìn bán nước hại dân như(VNCH) và bỉ ổi vu khống, cố tình hạ nhục một Chính Đảng, một Chính quyền đã vì Dân vì Nước, suốt cả chiều dài lịch sử đã không quản ngại gian khổ, hy sinh đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc. Sẽ là tốn công vô ích cho số phận nghiệt ngã của con người ngoan cố, bất lương và không chịu hoàn lương như Ngài.

Lẽ phải vẫn là lẽ phải, Lịch sử của dân tộc đã phân rõ Chính Tà, lấy“Chí nhân thay cường bạo”, để “Đại nghĩa thắng hung tàn” nên “Chính nghĩa đã thắng Phi nghĩa” (Người CS đã thắng quân xâm lược cùng bè lũ tay sai bán nước) đó là chân lý muôn đời đó thưa Ngài.

Ngày 25 tháng 4 năm 2014.

NGUYÊN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN CÔNG TẠN VÀ HỒI ỨC VỤ THẢM SÁT KINH HOÀNG Ở PHÚ THỌ

VTC News - Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhân chứng sống của vụ thảm sát đẫm máu giết hại 45 thanh niên xung phong.


Ngày đất nước giải phóng, là ngày cả đất nước ăn mừng, nhưng cũng là ngày ôn lại những mất mát, đau thương của thế hệ cha ông, để thấy được giá trị của hòa bình.

Những vụ thảm sát của giặc, với đồng bào, chiến sĩ, là nỗi đau khó có thể phai mờ. Thế hệ sau luôn biết ơn với những mất mát, đau thương ấy. Thế nhưng, có những vụ thảm sát đẫm máu, mà lịch sử gần như lãng quên.

Vụ máy bay Mỹ thảm sát 45 thanh niên xung phong ở nông trường chè trên Phú Thọ, là vụ thảm sát đẫm máu, cướp đi tính mạng của những thanh niên ưu tú, cho đến nay, đã gần 40 năm, nhưng ít người biết đến. 

PV VTC News đã gặp gỡ nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, nhân chứng sống của vụ thảm sát đẫm máu này, để công chúng biết đến một khoảnh khắc quá đau thương, ở nơi từng là rừng xanh núi đỏ…

Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn kể lại vụ thảm sát năm xưa với PV. 

Tôi bấm điện thoại gọi, nhắc đến vụ thảm sát ở nông trường chè Minh Đài, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đề nghị tôi đến gặp ông ngay lập tức. Tôi đến trước giờ hẹn mấy phút, đã thấy cửa mở, vị Phó Thủ tướng của 10 năm trước ăn mặc giản dị, gọn gàng, đi đi lại lại vòng quanh trong căn phòng của tòa nhà chung cư. 

Đã về hưu hơn 10 năm, ở tuổi ngót 80, mái tóc bạc trắng như cước, nhưng da dẻ ông vẫn hồng hào, đôi mắt sáng và tác phong nhanh nhẹn. Từ ngày về hưu đến giờ, ông chưa có một ngày nghỉ ngơi. Bao nhiêu dự án, trồng cây gì, nuôi con gì để nông dân thoát nghèo là câu hỏi mà ông vẫn tiếp tục đi tìm lời giải đáp, kể từ ngày trên cương vị Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 

Ông cùng các tiến sĩ, lập một viện nghiên cứu, quy tụ các nhà khoa học giỏi về nông nghiệp nghiên cứu, rồi chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, nhằm làm giàu cho nông dân, cho đất nước.

Đang say sưa trình bày những giống cây có thể biến nông dân thành tỷ phú, giọng ông chợt chùng xuống, khi nhớ lại nội dung cuộc gặp với tôi, đó là vụ thảm sát năm xưa, ở nông trường, nơi ông từng là lãnh đạo, là nhân chứng sống của vụ thảm sát đẫm máu.

“Đau lắm cậu ạ. Đó là quãng thời gian khủng khiếp, đáng nhớ nhất và ám ảnh nhất. Chiến tranh qua rồi, chúng ta cần nhìn về tương lai, nhưng cũng cần nhắc lại chút quá khứ, để chúng ta không lãng quên xương máu của cha anh” – Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn rưng rưng. Rồi ông bắt đầu về cuộc đời mình, gắn với mảnh đất rừng xanh núi đỏ phía Tây tỉnh Vĩnh Phú xưa.

Năm 1966, đang dạy học ở Viện Nông lâm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Lộc điều ông Tạn lên Hòa Bình làm trưởng đoàn chỉ đạo của Bộ. Năm 1968, tỉnh Hòa Bình xin Bộ để ông ở lại làm Phó ty Nông nghiệp tỉnh. Khi đó, ông là ủy viên thường vụ Trung ương đoàn.

Tuy nhiên, Trung ương đoàn đã điều động ông làm Phó Giám đốc Khu kinh tế Thanh Niên Minh Đài ở huyện Thanh Sơn, Vĩnh Phú, là tỉnh Phú Thọ bây giờ.

Một góc Khu kinh tế Thanh Niên ngày nay.

Khu kinh tế Thanh Niên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng thành lập vào cuối năm 1970. Thủ tướng muốn khu kinh tế này sẽ là hình mẫu lao động sản xuất, nơi đào tạo ra các nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu, nên cán bộ, công nhân toàn là những thanh niên ưu tú, xuất sắc, được huy động từ cấp tỉnh, cấp bộ. Những nhà khoa học đầu ngành cũng được đưa lên đây. Ngoài ra, còn có cả họa sỹ, nhà văn, vận động viên thể thao… 

Là nơi quy tụ tài năng, tuổi trẻ, nên thời kỳ đó, người ta gọi Khu kinh tế Thanh Niên là Khu con cháu Bác Hồ. Người dân trong vùng chỉ biết đến cái tên đó. 

“Khu kinh tế Thanh Niên, ngoài nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, còn là một trường học lao động cộng sản cho lớp thanh niên từ nhiều miền quê đất nước”, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhớ lại.

Nằm trong số những cán bộ đầu tiên lên xây dựng Khu kinh tế Thanh Niên, ông Tạn nếm trải đủ khó khăn, vất vả, rồi cảnh bệnh tật, rừng thiêng nước độc. Những ngày đầu, thử nghiệm trồng rất nhiều loại cây, nhưng đều thất bại. Trồng chuối thì chuối chết, trồng dứa thì vận chuyển khó khăn, không tiêu thụ được sản phẩm. Cuối cùng, chuyển sang trồng chè. 

Từ 300 héc-ta chè của Khu kinh tế Thanh Niên, giờ đây, có đến một nửa huyện Thanh Sơn trồng chè, với những đồi chè mướt mát, cho năng suất cao nhất cả nước.

Năm 1972, là năm cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta bước sang giai đoạn quyết liệt nhất. Đế quốc Mỹ thua lớn ở miền Nam, chúng tăng cường không quân đánh phá miền Bắc với hy vọng sẽ chặn con đường tiếp tế về người và của từ miền Bắc vào miền Nam. 

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thắp thương ở nghĩa trang thanh niên xung phong trên đồi Thanh Niên, thuộc Khu kinh tế Thanh Niên, là nông trường chè Minh Đài ngày nay.

Mặc dù nằm ở vùng rừng thẳm, song Khu kinh tế Thanh Niên lại nằm dưới đường bay của không quân Mỹ từ Thái Lan, Lào về đánh phá thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, bầu trời nơi đây cũng là nơi không chiến giữa máy bay của không quân ta với địch. Vì thế, mỗi ngày có cả trăm lượt may bay quần thảo.

Ngày 20/7/1972, máy bay Mỹ bất ngờ trút bom xuống Khu kinh tế Thanh Niên, trong chớp mắt đã giết hại 45 thanh niên xung phong, là những thanh niên ưu tú lựa chọn từ khắp cả nước để xây dựng nông trường tại xã Minh Đài (Thanh Sơn, Phú Thọ).

Trước tình hình đó, Đảng ủy và ban giám đốc đã có Nghị quyết và Chỉ thị cho cán bộ công nhân viên sơ tán, đặc biệt là khu vực nhà máy chè, tổ chức trung đội tự vệ chiến đấu, đào hệ thống hầm hào để phòng địch có thể bắn phá. 

Thế nhưng, đến đầu tháng 9 năm 1972, do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất để cung cấp lương thực, thực phẩm cho miền Nam mà các nam nữ thanh niên xung phong đã tình nguyện làm việc, bất chấp bom đạn, ngoảnh mặt làm ngơ những con quái vật đang gầm rú trên bầu trời, lăn ra đồi để lao động sản xuất. 

Trên đỉnh đồi, đỉnh núi đội tự vệ giương họng súng lên trời xanh, dưới chân núi, sườn đồi hàng trăm anh chị em lưng đeo ngụy trang, tay cuốc tay rìu phá rừng trồng cây, hái quả, bón phân, vun trồng, tưới nước. Mặc cho tiếng động cơ máy bay như xé toang trời, ngày đêm anh chị em thanh niên xung phong vẫn miệt mài làm việc trong tiếng hát ca rộn rã. 

Ngày 20-9-1972, giữa lúc mọi người đang hăng say lao động, bỗng nhiên tiếng kẻng báo động vang dồn, tiếp đó là tiếng gầm rú của máy bay và những khối sắt đen sì, chui ra từ thân con quái vật, lạnh lùng lao xuống khắp nông trường. 

Những tiếng nổ trầm đục ù tai, đất đá văng mù mịt, khói đen đặc làm tối cả bầu trời, lửa cháy ngùn ngụt ở khắp nơi. Tiếng súng bắn trả của đội tự vệ, tiếng bom quân giặc xen lẫn tiếng khóc than thảm thiết...

Còn tiếp…

Nguồn: VTCNews

CẢM NGHĨ CỦA KIỀU BÀO KHI THĂM TRƯỜNG SA

LâmTrực@


Trưa 27/4/2014, đoàn các kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh thân mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và đồng bào ta, bạn bè quốc tế tử nạn trên biển, đã trở về lại TP.HCM. 

Sau đây LâmTrực@ xin trích đăng lại cảm nghĩ của các kiều bào nhân chuyến trở về. 

Điều đáng nói, đây là ý kiến của các kiều bào, là những người đã có quá khứ chống phá chế độ một cách cực đoan, và sau chuyến đi này, những cảm nghĩ của họ đã nói len tất cả những gì thấy được ở Việt Nam

1. 
“Tôi muốn xem có giả dối nào không… nhưng ngược lại hoàn toàn”

Trong quá khứ, tôi rất cực đoan với Nhà nước. Tôi muốn đến Trường Sa vì lý do duy nhất: Coi Nhà nước này có giấu giếm gì không vì tôi nghe rất nhiều rằng biển Đông biến động, không có an ninh, rằng Nhà nước Việt Nam đã dâng biển, đảo cho nước ngoài. Tôi nhất quyết phải về để tận mắt nghe, thấy. Chuyến đi 10 ngày để tìm coi có một vết tích nào giả dối hay không, quả thật là không hề có mà ngược lại còn tuyệt vời hơn những gì tôi ước định trong đầu. Đến Trường Sa, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ các công trình kiến trúc rất vững chắc cho đến cuộc sống vui tươi của quân dân trên đảo… Với tất cả chiến sĩ mà tôi đã gặp, họ có một ý chí sắt đá vô cùng với tinh thần tất cả cho Tổ quốc. Tôi nói với chiến sĩ Trường Sa rằng khi cần, hãy cho phép tôi được đứng chung trong hàng ngũ của anh em để sẵn sàng bảo vệ quần đảo tươi đẹp này.

Luật sư DAVID NGUYỄN 
Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận

2. 
Một chuyến đi thấy được rất nhiều điều

Lễ tưởng niệm này tưởng niệm những người của hai bên đã nằm xuống ở Gạc Ma và Hoàng Sa, tức không phân biệt ở chế độ nào, đã biểu hiện rõ tinh thần đại đoàn kết và hòa giải dân tộc. Điểm thứ hai là tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trên biển Đông, những thuyền nhân tử nạn trên biển, những người làm việc ở các nhà giàn… Thể hiện đạo lý dân tộc rất cao lớn. Trang sử Việt Nam đã bước qua trang mới rồi, trang sử cũ từ từ khép lại. Quên đi những trang sử đau khổ của Việt Nam, mà hãy phát triển Việt Nam, muốn vậy phải giải quyết khối đại đoàn kết của người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại. Hòa hải hòa hợp lẫn nhau. Chỉ có một con đường duy nhất cho hòa hải dân tộc, đó là lấy đạo lý dân tộc và vì dân tộc là trên hết. Ông Võ Văn Kiệt từng nói sau ngày miền Nam mất: “Triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Bây giờ sẽ không còn những người buồn nữa mà là đã mang lại niềm vui cho cả dân tộc. Điển hình nhất là chuyến hải trình vừa rồi đã cụ thể hóa chương trình hòa hợp dân tộc, để kiều bào về tận mắt chứng kiến người lính đã kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ chủ quyền Tổ quốc như thế nào. Đồng thời nhìn thấy sự toàn vẹn lãnh thổ như thế nào.

Nhà báo LÝ KIẾN TRÚC
Câu lạc bộ văn hóa và báo chí quận Cam

3. 
Thấy nhiều lời đồn không có căn cứ

Tôi lớn tuổi nhất đoàn, 81 tuổi. Sau chuyến đi, điều tôi yên tâm nhất là biết được Nhà nước quyết tâm bảo vệ Trường Sa và luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Tất cả chiến sĩ đều nói cùng một tiếng nói là sẽ mềm mỏng nhưng nếu cần sẽ kiên quyết chống trả. Do đó, luận điệu Việt Nam đã dâng đất, dâng biển cho nước ngoài là không có căn cứ.


Ông BÙI DUY TÂM
Việt kiều M

"TÔI KHÔNG CÓ Ý TƯỞNG MANG TÀU NGẦM TRƯỜNG SA RA ĐÁNH TRẬN"

"Tôi không có ý tưởng mang tàu ngầm Trường Sa ra đánh trận"


Tỉnh Thái Bình đã có quyết định việc xin cấp phép thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa. Con tàu này chưa có tiền lệ, và phán quyết này cũng có một không hai.

Hoan nghênh nhưng… mang sang tỉnh khác thử

Chiều ngày 26/4/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa, chủ nhân tàu ngầm Trường Sa, người đang mòn mỏi chờ đợi việc cấp phép thử nghiệm cho con tàu này được ra biển, cho biết UBND tỉnh Thái Bình đã gửi cho ông quyết định về việc xin cấp phép của ông.

Ông Hòa ngậm ngùi chia sẻ: “Đồng ý cho thử nghiệm, rất hoan nghênh tinh thần, nhưng mời sang địa bàn tỉnh khác thử nghiệm.”

Theo ông Hòa, ngày 25/4/2014, ông nhận được văn bản của UBND tỉnh, nội dung ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Thị Hải tại cuộc họp nghe việc đề nghị thử nghiệm tàu ngầm mang tên “Trường Sa 1” của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cơ khí Quốc Hòa.

Trong đó, nội dung đầu tiên, tỉnh hoan nghênh tinh thần say mê tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo của ông Nguyễn Quốc Hòa, giám đốc công ty và việc ông tự đầu tư, thiết kế, chế tạo con tàu. Và cũng ủng hộ chủ trương thử nghiệm tàu của ông.

Thứ hai, kế hoạch thử nghiệm dự kiến tại khu vực biển ngoài phao số 0 cảng Diêm Điền, cách bờ khoảng 12 km, thời gian từ 11h đến 15h là chưa phù hợp và chưa thực hiện được. Do công ty chưa tính toán và khảo sát hết các thông tin về điều kiện địa lý, thủy văn, ngoài ra còn thiếu những biện pháp an toàn. Nên tỉnh thống nhất đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ và cho thử nghiệm tại Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I.

Ông Nguyễn Quốc Hòa, chủ nhân của tàu ngầm Trường Sa

Thứ ba, Tỉnh giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở GTVT, Sở KHCN, Sở TNMT, Sở Công thương và các sở ngành liên quan hướng dẫn ông Hòa hoàn thiện thủ tục xây dựng kế hoạch cụ thể để đảm bảo điều kiện thử nghiệm. Đồng thời, đề nghị Bộ Tư lệnh Hải quân vùng I cho được thử nghiệm tại Viện Kỹ thuật Hải quân.

Thứ tư, Giao cho Sở KHCN theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông báo này.

Về kết quả mà tỉnh Thái Bình hồi đáp với ông Hòa, ông nhận xét: “Như vậy ngoài việc hoan nghênh, tôi vẫn phải tiếp tục làm đơn, làm kế hoạch, đệ trình lên một cấp cao hơn là Bộ Quốc phòng và chắc chắn không được thử nghiệm tại vùng biển nơi con tàu ra đời.”

“Điều tôi thấy đáng buồn là trong cuộc họp của tỉnh không có sự tham gia của tôi. Có ai hiểu gì về tàu ngầm trong cuộc họp ấy đâu, nên họ mới lo này lo kia. Tôi không được tham dự cuộc họp đó đồng nghĩa với việc không tự trình bày những lý luận, kinh nghiệm, phương thức của con tàu và kế hoạch thử nghiệm của tôi được.”- ông Hòa cho biết.

“Ví dụ như việc cuộc họp này lấy lý do ngày 29/4/2014 dự kiến thử nghiệm là ngày nước cạn, không phù hợp với việc lặn, nhưng tôi đã khảo sát rất kỹ khu vực này, từ độ sâu, đá ngầm, dòng nước, con nước…, và xin thông tin từ khí tượng thủy văn tỉnh thì cho kết quả là hôm 29 là nước nổi, triều cường. Cũng gửi lời cám ơn tỉnh Thái Bình đã quan tâm đến sinh mạng của tôi.” – Ông Hòa bày tỏ.

Nỗi lo về tương lai tàu ngầm Trường Sa

Trình bày về những kế hoạch sắp tới cho tàu ngầm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Tôi vẫn phải làm theo những quyết định của tỉnh thôi. Mang dự án thử nghiệm này lên Bộ Quốc phòng đễ xin hỗ trợ, cấp phép như trong kết luận của UBND tỉnh Thái Bình”.
Chỉ lo ngại rằng, tại địa bàn tỉnh mà tôi đã mất đến một tháng mới có được kết luận, mà còn do báo chí truyền thông liên tiếp thúc giục nên mới có thể nhanh đến vậy. Còn gửi lên Bộ Quốc phòng, đây là cơ quan trung ương, một năm giải quyết bao nhiêu việc, không biết bao giờ cái kế hoạch cỏn con của tôi mới đến được nơi cần đến.
Ông Hòa lo ngại.
Ông Hòa chia sẻ thêm: “Thêm một điều cần chú ý, các vị đang đẩy con tàu Trường Sa 01 này theo hướng một tàu quân sự khi đưa nó đến với Bộ Quốc phòng và Hải quân. Nhưng đây chỉ là một tàu dân sự, tôi không có ý tưởng mang phiên bản này ra đánh trận, mục tiêu chỉ là một cuộc thử nghiệm ngoài biển xem khả năng lặn nổi, cân bằng, di chuyển dưới và trên mặt nước thôi. Việc này phải là trách nhiệm của các cơ quan quản lý dân sự chứ. Mà đã không phải tàu quân sự, chắc chắn Bộ Quốc phòng không quan tâm.”

Trước đó, Giám đốc Sở KHCN Thái Bình, ông Vũ Mạnh Hiền cho biết: "Không có vấn đề gì về việc thử nghiệm này, đã làm ra sản phẩm thì cứ thử nghiệm chứ. Vấn đề là làm sao để đảm bảo an toàn cho ông Hòa là trên hết"

Nhận định về điều này, ông Hòa bày tỏ: "Nếu giúp đỡ, hưởng ứng thì phải có hành động cụ thể chứ. Như Sở GTVT tỉnh Thái Bình, họ hưởng ứng, hoan nghênh bằng cách yêu cầu ngay các cảng biển ở khu vực tôi muốn thử nghiệm giúp đỡ về việc chỉ thị các tàu, hoa tiêu cho tôi…”

Vậy tương lai của tàu Trường Sa sẽ đi về đâu, khi chủ nhân của con tàu sẽ phải mang những lá đơn, kế hoạch của mình đi hết từ bộ này đến ban nọ. Liệu ông có thể duy trì đam mê, tâm huyết, giữ vững lửa lòng của mình đến bao giờ?

Theo Đất Việt

TRUNG QUỐC COI TÂY TẠNG, TÂN CƯƠNG LÀ MỐI HỌA QUỐC GIA

Trung Quốc coi Tân Cương, Tây Tạng là mối họa quốc gia


(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc lo ngại Tân Cương, Tây Tạng sẽ phức tạp như một bán đảo Crimea thứ hai. Ông Tập Cận Bình tuyên bố sẽ thẳng tay chống bạo động

Xác định Tân Cương, Tây Tạng 'khủng bố táo tợn'

Thông tin từ Tân Hoa Xã cho biết, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 26/4/2014 đã có bài phát biểu trong một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nhấn mạnh quyết tâm “dập tắt những hành động táo tợn của kẻ khủng bố”.

Trong bài phát biểu này, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng quốc gia đang đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa an ninh. Đồng thời, vị lãnh đạo này khẳng định có thể sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát gắt gao hơn nhằm vào các nhóm dân tộc thiểu số.

“Chúng ta phải nhận thức rõ rằng trong tình hình mới, đất nước chúng ta đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa, thách thức về an ninh quốc gia, ổn định trong xã hội. Người dân phải xây dựng “tường đồng vách sắt” chống khủng bố, làm cho bọn khủng bố giống như chuột trốn chạy trên đường phố” – ông Cận Bình nói.

Chủ tịch nước Trung Quốc còn kêu gọi các quan chức hãy giải quyết thoải đáng các tranh chấp ảnh hưởng đến đến đoàn kết dân tộc. Đồng thời, tất cả kiên quyết ngăn chặn, chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng các vấn đề sắc tội để tiến hành hoạt động ly khai, xâm nhập và phá hoại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Những phản ứng trên diễn ra trong thời điểm nhạy cảm của Trung Quốc khi chính quyền chiến đấu chống lại tình trạng bất ổn ở khu vực Tân Cương và Tây Tạng. Tình trạng bất ổn ở Tân Cương đã dẫn đến cái chết của hơn 100 người trong năm qua. Trước đó, hơn 120 người Tây Tạng tự thiêu năm 2009 để phản đối Bắc Kinh, đòi lãnh tụ Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương và đòi tự do cho Tây Tạng. Trung Quốc tuyên bố hành động tự thiêu là “khủng bố” và hầu hết những người trên chết vì vết thương quá nặng.

Trung Quốc lo lắng 'tiền lệ Crimea'

Thời gian qua, thế giới đang tập trung sự chú ý đến bán đảo Crimea của Ukraine với cuộc sáp nhập chóng vánh trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga. Hành động thần tốc và bài bản của Moscow với cộng hòa tự trị Crimea đã khiến các quốc gia Đông Âu có một phần lãnh thổ giáp Nga, hoặc có nhiều người Nga sinh sống phải lo ngại sẽ có ngày mình trở thành một phiên bản của Crimea hay Ukraine.


Một điều đáng chú ý, trong thời gian diễn ra khủng hoảng địa chính trị Ukraine, một người bạn lâu năm của nước Nga, luôn đồng hành với những quyết sách của Nga tại Hội đồng Bảo an LHQ hay các vấn đề thế giới – Trung Quốc, lại không lên tiếng ủng hộ Nga và luôn ở thế trung lập.

Trong những ngày cuối tháng 2/2014, khi bạo loạn ở Kiev gia tăng và chính phủ của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, lập nên một chính phủ tạm quyền thân phương Tây, Cộng hòa tự trị Crimea yêu cầu trưng cầu dân ý và muốn sáp nhập vào Nga. Trung Quốc đã biểu hiện sự trung lập của mình qua phát biểu của Bộ Ngoại giao: “Trung Quốc tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, các bên liên quan cần có sự kìm chế và giải quyết bằng phương pháp đàm phán hòa bình.”

Vì sao Trung Quốc không lên tiếng bênh Nga như từ trước đến nay? Nếu nói rằng cường quốc này ngại EU, ngại Mỹ, ngại những lệnh trừng phạt dành cho Nga sẽ vạ lây sang mình thì chỉ là một phần lý do rất nhỏ. Bởi lẽ Trung Quốc đã tuyên bố đối đầu với các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông… Thẳng thừng theo đuổi giấc mơ Trung Hoa, và không khác gì lựa chọn Mỹ là đối thủ. Một vài lệnh trừng phạt sẽ không làm Trung Quốc lo sợ nếu nó thực sự là mối quan tâm lợi ích cho quốc gia này.

Tuy nhiên, Nga với Ukraine đang làm Trung Quốc bất lợi thấy rõ, một phần vì những hợp đồng vũ khí, công nghệ quân sự của Kiev sẽ không dễ dàng bán cho Trung Quốc với một chính phủ thân Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc cũng lo sợ chính “tiền lệ Crimea” sẽ áp dụng với mình.

Cần biết rằng, Tây Tạng, Tân Cương, hai vùng địa lý này đang đòi ly khai. Trong khi đó, cả hai khu vực đều được Trung Quốc gọi với cái tên “lợi ích cốt lõi”. Tân Cương là khu vực có trữ lượng than đá lớn nhất Trung Quốc và hầu như chưa khai thác. Đây còn là điểm huyết mạch tiếp giáp Á – Âu của quốc gia này.

Còn về Tây Tạng, có năm khu vực người Tạng sinh sống ở Trung Quốc gồm Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Sự hỗn loạn trong một khu vực có thể gây ảnh hưởng liên hoàn đến các khu vực khác.

Điều đặc biệt hơn, cả Tân Cương và Tây Tạng đều bị giới chức Bắc Kinh cho rằng đang hiển hiện bàn tay của Mỹ dung túng cho những phần tử đòi ly khai này. Trung Quốc đang cùng lúc đối mặt với hai mối lo nhìn thấy từ kinh nghiệm của Ukraine. Hồi tháng 2/2014, việc Tổng thống Mỹ B.Obama gặp nhà lãnh đạo sống lưu vong của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma càng khiến Trung Quốc tin tưởng vào điều này.

Thứ nhất, Mỹ hoàn toàn có thể lợi dụng cuộc cách mạng màu sắc để kích động biểu tình tại Tây Tạng, Tân Cương và từ đó tiến đến ly khai, xây dựng nhà nước riêng. Nếu chính quyền Bắc Kinh mạnh tay, Tây Tạng và Tân Cương đang hội tụ đầy đủ những thành phần sẵn sàng tử vì đạo. Và thời gian qua, thực tế tình hình Trung Quốc đã nhiều phen náo loạn vì những cuộc tấn công như vậy.

Thứ hai, nếu Bắc Kinh ủng hộ Crimea trưng cầu dân ý, đòi ly khai và sáp nhập, đồng nghĩa với việc mua dây buộc mình, khi những vùng địa lý trên cũng đang có những đòi hỏi tương tự như Crimea của Ukraine.

Bắc Kinh chỉ còn cách buộc phải im lặng chờ thời cho đến khi tình hình Crimea ngã ngũ mới có thể tiếp tục đứng cạnh Nga. Việc trung lập trong vấn đề Ukraine giúp Trung Quốc tránh cho tiền lệ Crimea áp dụng với chính bản thân mình, còn Bắc Kinh trở thành một chính quyền ưa bạo lực và không dân chủ.

Đỗ Minh Tú/Báo Đất Việt