Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

KINH QUÁ! CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỞ THÀNH Ổ GÁI BAO CAO CẤP

Khoai@: Bài trên PetroTimes - Liệu có thật không nhỉ?



(PetroTimes) - Thời gian qua, cơ quan công an bóc dỡ nhiều đường dây gái gọi cao cấp trên địa bàn Hà Nội. Điều đặc biệt, đối tượng môi giới mại dâm trong hai vụ án đều là nhân viên công ty chuyên tổ chức sự kiện. Phải chăng, các công ty tổ chức sự kiện chỉ là cái vỏ bọc để hợp thức hóa "ổ nhền nhện" phía sau nó.

Nhân viên tổ chức sự kiện sống bằng nghề "điều hàng"

Nghiêm Quang Đạo là nhân viên của một công ty tổ chức sự kiện, đồng thời có trong tay rất nhiều mối để "điều đào". Trưa ngày 23/7, khi Đạo đang ngồi uống rượu thì có người nhờ tìm hộ 4 cô gái đến nhà nghỉ để vui vẻ. Đạo đồng ý và thỏa thuận giá 2,5 triệu đồng/lượt/người.

Sau đó, “tú ông” 27 tuổi này yêu cầu khách đến Nhà nghỉ Hồng Nhung, rồi báo số phòng để điều gái đến phục vụ. Nghiêm Quang Đạo gọi cho ba cô gái đến phục vụ, trong đó có Võ Thị Vân Anh nhưng bị khách chê nên nhờ cô gái này tìm người thay thế. Nhận lời, cô gái 24 tuổi này gọi điện cho một nữ sinh viên, một cô gái vốn là vận động viên điền kinh đến phục vụ. Khi khách và 3 cô gái đang mây mưa thì công an ập vào bắt quả tang.

14h50 ngày 23/7, Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ kiểm tra hành chính Nhà nghỉ Hồng Nhung (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện tại 4 phòng của nhà nghỉ đang có hoạt động tệ nạn xã hội.

Từ lời khai của các đối tượng, Công an quận Bắc Từ Liêm xác định, Nghiêm Quang Đạo và Võ Thị Vân Anh chính là người môi giới.

Nghiêm Quang Đạo là nhân viên của một công ty tiếp thị, tổ chức sự kiện, còn Võ Thị Vân Anh là diễn viên múa không chuyên tại các phòng trà.

Vốn là nhân viên kinh doanh nên Đạo biết nhiều đại gia có nhu cầu “vui vẻ” với các cô gái trẻ làm nghề PG. Thanh niên này lập hẳn trang facebook “PGhot Hanoi” để tuyển PG, đồng thời trao đổi thông tin, giá cả mua bán dâm. Những cô gái làm nghề PG muốn bán dâm phải gửi cho Đạo ảnh chân dung, ảnh toàn thân để khách lựa chọn trước.

Giá bán dâm của “người mẫu PG” trong đường dây của Đạo từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/lượt.

Ba cô gái mại dâm là sinh viên, diễn viên múa, vận động viên điền kinh.

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ tới vụ bóc dỡ đường dây mại dâm cao cấp tại Khách sạn Ruby (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vào hồi tháng 10 năm ngoái. Cụ thể, ngày 2/10/2013, Cục CSĐT Tội phạm về Trật tự xã hội (C45, Bộ Công an) phối hợp với Công an Hà Nội bắt ngờ kiểm tra hành chính khách sạn Ruby. Tại đây, cơ quan công an bắt quả tang Nguyễn Thị H. và Trần Bảo N. đang bán dâm.

Tại cơ quan công an, hai gái bán dâm khai, sáng cùng ngày có nhận được điện thoại của Phạm Thị An Nga điều đến khách sạn trên để tiếp khách. Ngay sau đó, “tú bà” An Nga bị bắt giữ tại một quán cà phê ở Hà Nội. An Nga khai, năm 2012 Nga vào làm nhân viên điều hành tại một công ty chuyên tổ chức sự kiện và cho thuê nhân viên nữ phục vụ lễ khởi công, khai trương nhà hàng hoặc làm thư ký, tiếp khách ký hợp đồng…

Sau một thời gian, An Nga nắm trong tay một số cô gái trẻ của công ty những sẵn sàng bán dâm. Nắm bắt cơ hội, An Nga tách ra làm riêng bằng nghề chính là cung cấp dịch vụ gái gọi. Để che đậy hoạt động môi giới mại dâm, An Nga vẫn lấy danh nghĩa nhân viên kinh doanh của công ty chuyên tổ chức sự kiện.
Nếu khách lạ có yêu cầu, An Nga chỉ cho nhân viên đi ăn uống, cà phê. Nếu thấy khách đúng là dân chơi thực thụ, “tú bà” 43 tuổi này mới đồng ý cho nhân viên đi khách. Đường dây của An Nga có khoảng hơn 20 cô gái, trong đó có cả nhiều sinh viên. Để hút khách mua dâm, An Nga tung ảnh lả lơi của các nhân viên lên mạng, thậm chí còn sử dụng ảnh của người mẫu để quảng cáo.

Mức giá mà khách làng chơi phải trả cho một lượt “tàu nhanh” từ 3-6 triệu đồng, qua đêm 8 - 10 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày, Nga điều hành 4-5 lượt bán dâm.

Qua hai vụ án do “Tú ông” Nghiêm Quang Đạo và “tú bà” Phạm Thị An Nga cầm đầu có thể thấy rõ một điều, công ty chuyên tổ chức sự kiện chỉ là cái vỏ bọc để họ kiếm tiền qua việc môi giới mại dâm. Và cũng không loại trừ việc, chính các công ty này cũng là "ổ nhền nhện".

Phạm Thị An Nga tại cơ quan công an.

Bên cạnh đó, gái bán dâm bị bắt giữ cũng không phải là hạng tầm thường. Họ là sinh viên, vận động viên điền kinh, người mẫu, diễn viên múa, là người “có ăn có học”. Vì sao những cô gái này lại tự đánh mất bản thân - do ma lực của đồng tiền hay miệng lưỡi ngon ngọt của những kẻ xưng là nhân viên công ty tổ chức sự kiện đã đưa đẩy họ xuống đáy của xã hội?

Trở thành nạn nhân của mại dâm trá hình

Chỉ cần lên google gõ từ khóa “dịch vụ cho thuê chân dài”, bạn đã nhận được hàng trăm ngàn kết quả. Và trong số đó, có không ít trang công khai cho thuê thư ký với cam đoan "nhân viên bắt mắt, phục vụ nhiệt tình"...

Để thu hút khách, nhiều công ty chuyên tổ chức sự kiện đã trương rất nhiều hình ảnh “nửa kín nửa hở” của các nhân viên để khách lựa chọn. Nếu chấm được cô nào, khách chỉ cần để lại thông tin thì lập tức sau đó bộ phận kinh doanh sẽ có người liên hệ tư vấn qua điện thoại hoặc email…

Theo một số người đã từng thuê nhân viên công ty chuyên tổ chức sự kiện đóng giả làm thư ký, người yêu thì chuyện “đụng chạm” khó mà tránh khỏi. Về nguyên tắc ký hợp đồng thì nghiêm cấm chuyện “mây mưa” giữa khách mà nhân viên. Thực ra, ai biết “ma đi ăn cỗ lúc nào”.

Tràn lan dịch vụ cho thuê người yêu qua facebook.

Bạn có thể hình dung, một đại gia nào đó bỏ tiền thuê một nữ sinh đóng giả bạn gái đi du lịch 5 đến 7 ngày ở nước ngoài. Từ một cô bé nhà quê, chân lấm tay bùn bỗng trở thành con thiên nga, được đi nước ngoài hưởng thụ đồ ngon của lạ sẽ ra sao…? Không những thế, đại gia thì thiếu thốn tình cảm, nữ sinh cần tiền. Hai người ở chung phòng, ăn cùng nhau, đi chơi cùng nhau sẽ xảy ra chuyện gì thì chẳng cần nói cũng biết.

Những công ty có lẽ chỉ là cái cớ để lách luật, che mắt cơ quan chức năng và sự thật thì đó là hành vi mại dâm. Các công ty chuyên tổ chức sự kiện là những ổ nhền nhện.

Các cô gái đóng thế đôi khi cũng là nạn nhân của công ty tổ chức sự kiện. Nhiều kẻ vốn là "giang hồ" "ma cô" cũng thành lập công ty tổ chức sự kiện để tuyển nhân sự là các cô gái trẻ, bắt mắt rồi gạ gẫm, thức ép, dần đẩy vào con đường buôn phấn bán hương... Chính các cô gái này cũng không hề hay biết, mình trở thành gái bán dâm từ lúc nào.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, rà soát hoạt động của các "ổ nhền nhện" đội lốt công ty tổ chức sự kiện như thế này.

Thiên Minh

LỆ RƠI - NGƯỜI NÔNG DÂN VUI VẺ

Chị không quan tâm anh chàng Lệ Rơi cho đến ngày hôm nay. Địt mẹ nghệ danh hay phết, ngang ngửa chị Mượt chứ đéo đùa. Hehe.

Trong bối cảnh đất nước đang có quá nhiều vấn đề căng thẳng. Từ đối ngoại cho đến đối nội, từ đất liền ra biển đảo, từ kinh tế đến chính trị, từ dân đen cho đến quan lại, tất cả đều thể hiện một bộ mặt u ám đến bi kịch. Ngập khắp các phương tiện truyền thông là những lời bi phẫn lũ bành trướng phương Bắc, những lời ai oán oan trái, những dối gian lọc lừa.... thì rõ ràng Lệ Rơi với bản chất hồn nhiên trong trẻo của mình lại là điểm sáng cứu rỗi những linh hồn tội lỗi.

Lệ Rơi mang hình dáng của một người nông dân chính gốc Bắc Bộ, với gia cảnh chẳng lấy gì làm dư giả, thậm chí còn nghèo túng so với chính người dân vùng quê anh chàng đang sinh sống. Mang bao nỗi vất vả gian nan của một gia đình nông thôn đã nặng nề, gia đình anh còn phải oằn vai gánh thêm người em tật nguyền. Nhìn vào, đó hẳn là một bi kịch. Phỏng các cô?

Nhưng không, anh chàng không kêu la rên rỉ, cũng không lầm lũi cam chịu như bao người nông dân khốn khổ, chỉ với những thiết bị thô sơ và đường truyền internet, anh chàng với sự hồn nhiên của mình đã nổi lên như một hiện tượng với cộng đồng. Người sâu sắc qua hiện tượng này cảm thấy sự lạc quan, có tác động tích cực đến xã hội. Người hời hợt thì vui vẻ trêu trọc, chửi bới lăng mạ, coi Lệ Rơi như một thằng điên khùng đéo biết mình là ai.

Kệ cụ, Lệ Rơi chẳng mảy may quan tâm đến người đời nói gì, anh chàng vẫn làm việc mình thích là hàng ngày post những clip tự diễn lên mạng, tham gia những hoạt động truyền thông do giới báo chí sắp xếp mà chẳng đòi hỏi điều gì.

Tất cả điều đó dù vô tình nhưng đủ để chị Mượt nhận ra và khâm phục. Sau cơn bão truyền thông qua đi, chị tin Lệ Rơi sẽ vẫn người nông dân hồn nhiên vô tư. Cuộc vui nào cũng tàn, giữ được là chính mình mới là điều quan trọng. Còn chưa tàn, hãy cứ vui vẻ hết mình nếu có thể, đó mới là cuộc chơi đích thực.

Các cô để í sẽ thấy chị không dùng bất kì từ "ca sĩ" nào trong bài viết, dĩ nhiên, bởi chị không bao giờ coi anh chàng này là ca sĩ. Chị đơn giản coi đó là một người nông dân vui vẻ. Còn các cô, lấy thước đo âm nhạc để xỉ vả Lệ Rơi, các cô chỉ khiến người khác nhanh chóng nhận ra các cô là những kẻ nhỏ nhen, ích kỉ, bần tiện, ngu ngốc và độc ác mà thôi.

Chửi là chửi cái bọn lá cải đã cố biến Lệ Rơi thành ngôi sao í. Dkm.

Chị thật.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

KHÔNG THỂ NHÂN DANH HÒA HỢP DÂN TỘC ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT

Trong xã hội có người thực hiện một hành vi nào đó sai trái, dù mục đích của họ không phải là xấu, nhưng họ vẫn bị phê phán. Vì thế ai cũng biết, nếu mục đích tốt thì nên được cảm thông, nhưng để đạt được mục đích bằng mọi giá, trong đó có cả hành động bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật thì không thể chấp nhận. 

Trong xã hội và đối với vận mệnh quốc gia, ai cũng biết xâm lược là xấu, chống xâm lược là tốt; bán Nước là xấu, giữ Nước là tốt. Ðó chính là đạo lý của nhân loại, đối với người Việt Nam, đạo lý ấy còn được coi là một trong các phẩm chất ưu việt, để phân biệt giữa thiện và ác, giữa người yêu Nước với kẻ bán Nước. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta không chỉ trui rèn truyền thống giữ Nước chống xâm lăng, mà còn cho thấy người bán Nước như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,... luôn bị dân tộc phê phán, danh xấu nghìn năm khôn rửa. Như với Trần Ích Tắc, Ðại Việt sử ký toàn thư viết: "Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Ðến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện, con của Tĩnh Quốc, thì đổi làm họ Mai. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần". Còn Lê Chiêu Thống, Hoàng Lê nhất thống chí viết: "Tuy vua Lê đã được phong Vương, nhưng giấy tờ đưa đi các nơi, đều dùng niên hiệu Càn Long. Vì có Nghị ở đây nên không dám dùng niên hiệu Chiêu Thống. Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở doanh của Nghị để nghe truyền việc quân, việc Nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉ vài chục người. Người trong kinh có kẻ không biết là vua. Hoặc có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng: Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?".

Sự thật lịch sử cho thấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến đấu chống xâm lược. Và sự thật lịch sử cũng cho thấy, khi Mỹ can thiệp vào Việt Nam đã có một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác. Ðiều đó cần làm rõ và ghi vào sử sách như Ðại Việt sử ký toàn thư viết về Ích Tắc, như Hoàng Lê nhất thống chí viết về Chiêu Thống, để hậu thế nhìn vào biết tốt mà theo, biết xấu mà tránh. Biết theo điều tốt tránh điều xấu là biết bảo vệ, dựng xây đất nước, có như thế đất nước mới trường tồn. Ở một chiều hướng khác, cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", chúng ta sẵn sàng mở lòng để làm bạn cả với những người từng là kẻ thù, sẵn sàng tha thứ cho "những đứa con lầm lỗi", như cha ông vẫn nói "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Tiếp nối truyền thống ấy và vì tương lai đất nước, nhiều năm qua hòa hợp dân tộc đã trở thành một trong các chính sách được ưu tiên hàng đầu của Nhà nước Việt Nam.

Gần đây, một số người nhân danh hòa hợp dân tộc mà lại đưa ra quan niệm "méo mó" về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðã có một vài cá nhân, một số diễn đàn báo chí coi những người từng cầm súng bắn vào đồng bào mình là hành động với "lý tưởng khác", "lựa chọn chính trị khác". Là một người đọc, tôi không thể hình dung, càng không thể đồng tình với một ý kiến lạc lõng, khi đề cập tới cuộc kháng chiến cách đây gần 40 năm: "bên nào cũng có lý tưởng của bên đấy. Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ VNCH ở miền Nam. Ðó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Ðó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ", "Tuy đã muộn nhưng có lẽ từ nay báo chí hay các văn bản chính thức chúng ta nên gọi đúng chính danh ấy thay vì cách gọi cũ trong thời chiến. Nói như vậy để thấy VNDCCH hay VNCH thì đều có chung gốc mẹ là Việt Nam. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng là trọng trách của người Việt Nam nói chung, không phân biệt lựa chọn chính trị của anh là như thế nào"!

Lý tưởng là điều thỏa mãn tới mức tuyệt đối của một ước vọng cao đẹp của con người, vậy làm sao lại có thể có thứ "lý tưởng" quay lưng với đồng bào và Tổ quốc? Gọi việc bán Nước, theo ngoại bang là "lý tưởng khác" chính là hủy hoại giá trị nhân bản và nhân văn, cào bằng các giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc, hạ thấp ý nghĩa cao cả của những người đã hy sinh vì độc lập và thống nhất đất nước. Chúng ta sẽ dạy cho con cháu như thế nào về "sống có lý tưởng", biết "lựa chọn chính trị đúng" khi mà có người xóa nhòa ranh giới giữa đẹp và xấu, giữa yêu Nước với bán Nước? Khi vận mệnh đất nước bị đe dọa, làm sao có thể coi việc chống lại nguyện vọng thống nhất đất nước của cả dân tộc, tiếp tay cho xâm lược là "bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng", bởi trên đời này không có ai "bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng" bằng hành động phản nước hại dân. Với hòa hợp dân tộc cũng vậy. Trước hết, hòa hợp dân tộc là "khép lại quá khứ, hướng đến tương lai". Song "khép lại" không phải là "xét lại" để làm méo mó sự thật, gạt bỏ đạo lý. "Khép lại" chứ không phải làm tốt cũng coi như xấu, giữ Nước cũng như bán Nước; "khép lại" chứ không phải vo tròn, đánh đồng, cào bằng mọi giá trị. Bởi, chúng ta sẽ "hướng đến tương lai" như thế nào nếu tự mình "bắn súng lục vào quá khứ" để nhận lấy "đại bác" ở tương lai như câu nói của nhân vật Abutalip trong tác phẩm của nhà thơ Gamzatov.

Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, vết thương ở vĩ tuyến 17 đã "liền da", nhưng vết thương trong lòng người vẫn còn đó. Và hòa hợp chính là để hàn gắn vết thương, để mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước cũng cùng nhìn về phía trước để suy nghĩ và hành động vì tương lai dân tộc, vì một đất nước giàu mạnh,... Ðó là công việc chính đáng. Nhưng sự chính đáng đó không thể được thực hiện bởi việc làm trái đạo lý và sự thật. Hòa hợp phải mang theo sự chân thành, chân thành với nhau và chân thành với đất nước, với lịch sử. Chân thành với nhau là đến với nhau mà không mang theo thiên kiến thù hận. Chân thành với đất nước là làm tất cả vì lợi ích của đất nước. Chân thành với lịch sử là tôn trọng sự thật, tôn trọng giá trị lịch sử. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy ở đâu đấy trên mạng, người ta (những người chống cộng cực đoan) đưa ra yêu sách đòi Nhà nước muốn hòa giải thì phải thế này, phải thế kia. Ðiển hình cho những yêu sách ấy là họ đòi "hủy bỏ kỷ niệm "Ngày giải phóng miền Nam" vì "khoét sâu vết thương của dân tộc"! Yêu sách này chà đạp đạo lý của dân tộc ta. Từ khi lập quốc, từ khi có ý thức về cương thổ, thì độc lập và thống nhất là hai điều tối quan trọng, bao nhiêu thế hệ, từ cha ông tới chúng ta đã đổ xương máu để có điều đó. Không có vết thương nào bị khoét sâu khi đất nước thống nhất, nói thế là nói ngược. Vì thống nhất chính là làm liền "vết chém ngang lưng Tổ quốc ở vĩ tuyến 17". Trong thế giới này, quốc gia nào cũng đều kỷ niệm ngày trọng đại của đất nước họ. Và đó là ngày của tự hào, từ đó thấy cần phải suy nghĩ, hành động sao cho xứng đáng với những người đã có công lao to lớn làm nên niềm tự hào ấy. Cho nên, việc ra điều kiện để hòa hợp là rất lạ lùng và khôi hài. Ðất mẹ luôn mở rộng vòng tay với mọi đứa con, dù là đứa con lầm lỗi. Chúng ta chân thành hòa hợp nên đã có những người từng ở bên kia chiến tuyến, với sự chân thành, không điều kiện, đã trở về với Tổ quốc. Như ông Nguyễn Cao Kỳ từng nói: "Những ai muốn quay về dĩ vãng, thật là không tưởng. Tôi nghĩ rằng, nhiệm vụ của mỗi công dân trên toàn thế giới là đoàn kết nhau lại, hợp sức xây dựng đất nước. Hãy quên quá khứ để nhìn về tương lai". Và còn rất nhiều những người khác nữa, họ trở về đất nước, tắm hồn mình trong hồn dân tộc, thấm sâu cái nghĩa đồng bào thiêng liêng, từ đó chung sức xây dựng đất nước mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.

Tất nhiên, muốn hòa hợp thì phải nỗ lực, và điều xứng đáng nhất để chúng ta nỗ lực chính là tình đồng bào, là nghĩa quê hương, là tương lai đất nước. Nếu người trong nước "khép lại quá khứ, hướng đến tương lai" một cách chân thành thì người ở ngoài nước cũng cần phải vậy. Song cần nhận thức rằng hòa hợp chứ không phải ra điều kiện, nỗ lực chứ không phải bằng mọi giá. Ai đó ra điều kiện và đáng tiếc cả ai đó dường như muốn có sự hòa hợp "bằng mọi giá", đều không thể đưa tới sự chân thành. Ðất nước đang cần sự yên bình để xây dựng và phát triển, đang cần thống nhất thành một khối để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, thì mọi người Việt Nam yêu nước, dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất này cũng nên suy nghĩ và làm những công việc sao cho xứng là con dân nước Việt.

HOÀI VŨ

Hậu giàn khoan 981: QUỲ GỐI KHÔNG PHẢI TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM

Hậu giàn khoan 981: Quỳ gối không phải là tính cách của người VN

Đăng Bởi Một Thế Giới

Ảnh: cảnh sát biển Việt Nam cảnh giác trước sự hung hăng của tàu TQ

“Vietnam and China relations: Ground Shaken” đăng trên trang Eurasia Review ngày 24.7. Nội dung đề cập ý tưởng bắt nạt Việt Nam của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã gây bất ổn trong quan hệ Việt-Trung và trong vụgiàn khoan Haiyang Shiyou 981, Việt Nam đã kiềm chế một cách sáng suốt. Một Thế Giới xin trích dịch:

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, Việt Nam và TQ xây dựng mối quan hệ qua hai cột trụ: 

Thứ nhất là mạng lưới đối thoại thường xuyên dày đặc giữa hai đảng và hai chính phủ để mở rộng sự hợp tác, xử lý các vụ việc, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng. 
Thứ hai, Việt - Trung tham gia các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn đầu, để xây dựng niềm tin và các biện pháp ngoại giao.

Từ hai nền tảng này, sự tín nhiệm phát triển, sự hợp tác song phương nảy nở ổn định. Những bất đồng về biên giới và hải giới Vịnh Bắc Bộ được giải quyết năm 1999 và 2000.

Đôi lần cũng xảy ra căng thẳng, nhưng sự bất đồng về biển Đông không tác động đến mối quan hệ chung này. ASEAN và TQ đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên về biển Đông, để tất các bên có các hướng xử lý những tranh chấp một cách hòa bình.

Cũng có hy vọng rằng TQ và ASEAN cuối cùng đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (DOC).

Nhưng từ giữa những năm 2000, Việt Nam ngày càng lo ngại khi TQ ngày càng hung hăng đòi chủ quyền biển Đông.

Năm 2006-2007, TQ lặng lẽ dọa các công ty dầu khí quốc tế không được hợp tác với PetroVietnam ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Cùng lúc, tàu bán quân sự TQ nỗ lực nắm quyền kiểm soát trên một vùng biển rộng tới tận bãi ngầm James (gần Malaysia).

Tháng 5.2009, Bắc Kinh thách thức Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) khi chính thức công bố bản đồ “đường 9 đoạn” và từ đó, TQ muốn thay đổi nguyên trạng ở Bãi cạn Scarborough của Philippines và Bãi Cỏ Mây.

Gần đây nhất, TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 phi pháp vào EEZ của Việt Nam, một hành động đánh dấu chủ quyền lãnh thổ đi ngược lại những thỏa thuận trước đây giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. 

Quyền tự do hàng hải bị thách thức khi TQ tùy tiện vạch khu vực cấm tiếp cận 3 hải lý quanh giàn khoan. Đe dọa hơn là tàu TQ cố tình sử dụng bạo lực,gồm đâm va, phun nước vào tàu Việt Nam đâm chìm cả tàu cá của ngư dân Việt Nam rồi bỏ đi. 

Ban đầu Việt Nam sử dụng kênh đối thoại song phương để hạ nhiệt căng thẳng. Nhưng hơn 30 lần liên lạc với TQ vẫn không đạt được hồi âm thích đáng của TQ. 4 đường dây nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh bị “nguội”ngay lúc cần đến.

TQ còn cử nghị sĩ Dương Khiết Trì đến Hà Nội để “dạy Hà Nội cách ứng xử”, thay vì tìm cách thoát khỏi sự bế tắc. Ngay trước chuyến đi của họ Dương, Cục hải sự TQ còn tuyên bố gởi giàn khoan Nam Hải (Nan Hai Jiu Hao 982) vào sát gần Vịnh Bắc Bộ. 

Kế đến, Việt Nam tích cực tuyên truyền để tố cáo các hành vi ngang ngược của TQ. 5 cuộc họp báo tại Hà Nội được mở, cung cấp chứng cứ của các hành vi này.

ASEAN, G7 cùng hàng chục nước đều tỏ bày sự quan ngại. Mỹ, Nhật Bản và Úc xem chủ nghĩa đơn cực của TQ là “gây bất ổn”. Tại diễn đàn đối thoại Shangri-La 2014, các quan chức TQ đối mặt với những câu hỏi cùng những lời chỉ trích quyết liệt….

Nay giàn khoan đã lui về lãnh hải TQ, nhưng vẫn có sự quan ngại ở Việt Nam rằng ngày nào đó nó sẽ trở lại. Dù cuộc khủng hoảng này đã dịu, nhưng đang có những thay đổi trong chiến lược tổng thể của Việt Nam.

Trước tiên, Việt Nam càng lúc càng xem TQ là một nhân tố gây bất ổn, nếu không nói là nỗi đe dọa. Đó là tín hiệu niềm tin TQ của Việt Nam đang giảm khi TQ liên tục tỏ thái độ lấn lướt.

Các tuyên bố mạnh mẽ gần đây của phía Việt Nam, như “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết”, “duy trì quyền tự vệ” và “không bao giờ đánh đổi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ lấy tình hữu nghị viển vông”, là dấu chỉ họ đã mất kiên nhẫn với TQ.

Kế đến, sự tranh chấp không chỉ dừng lại ở các cuộc va chạm trên biển và tranh cãi ngoại giao, mà còn có hậu quả là sự bức xúc của nhân dân Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam tình cách đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và thị trường, để giảm lệ thuộc TQ. Đặc biệt là ngày càng có nhiều tiếng nói trong lực lượng lãnh đạo Việt Nam, đặt câu gỏi về mối quan hệ tư tưởng của Việt Nam với TQ.

Không nên xem việc việc Việt Nam miễn cưỡng áp dụng biện pháp pháp lý cùng các phản ứng chiến lược là một bước lùi trước TQ. Đó là một sự kiềm chế sáng suốt.

Quan ngại việc bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang, hoặc một cuộc rạn vỡ đột ngột trong mối quan hệ Việt - Trung, Việt Nam cẩn thận chờ đón các hành động của TQ sau ngày 15.8 tới. Như các quan chức đã nói, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn các hồ sơ kiện, nhưng vẫn chờ thời gian chín muồi.

Vùng EEZ dọc bờ biển Việt Nam có vai trò quan trọng không chỉ về quyền khai thác tài nguyên, mà còn là một khu vực bảo toàn an ninh. Nếu các tấm khiên duyên hải này bị đâm thủng từ một thái độ hiếu chiến, lãnh thổ dài hẹp vốn thiếu chiến lược chiều sâu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Vì thế, chắc chắn Việt Nam sẽ giữ lực lượng tuần duyên trực chiến cho đến khi nào giàn khoan TQ rời khỏi lãnh hải của họ. Nếu TQ tiếp tục o ép Việt Nam, nước này sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc xem xét lại chiến lược không liên kết của họ.

Lịch sử cho ta biết hai điều: trước tiên, quỳ gối trước một thế lực không phải là tính cách của người Việt Nam. Thứ hai, mối quan hệ hữu nghị xây dựng lâu sẽ chóng sụp đổ nếu sự tin cậy đã mất. Hãy nhớ vào những năm 1970, chỉ mất 5 năm để Việt-Trung từ đồng chí trở thành đối thủ….

Trần Trí (lược dịch) 

Tác giả bài viết là Đỗ Thanh Hải - ứng viên lấy bằng PhD ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng thuộc đại học quốc gia Úc,

CÔN ĐỒ TẤN CÔNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vụ bác sĩ BV Bạch Mai bị tấn công: Điều dưỡng mang thai 7 tháng ngất xỉu

Người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ vác ghế tấn cán bộ nhân viên Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai sáng 25.7. (Ảnh chụp từ clip Bệnh Viện Bạch Mai cung cấp) .

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, sự việc đánh các nhân viên khoa cấp cứu khiến nữ một điều dưỡng đang mang thai tháng thứ 7 chứng kiến vụ việc hoảng loạn, ngất tại chỗ.

Sáng nay, một người thân của một nữ bệnh nhân đến cấp cứu tại Khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai tấn công ê kíp trực. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngay trong sáng 25.7, Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin về vụ việc.

Cụ thể, khoảng 5h, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào cấp cứu. Kíp trực, gồm Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Điều dưỡng viên Lê Diệp Anh và Sinh viên thực tập Lê Thế Anh. Ngay khi bệnh nhân nhập viện, các y bác sĩ xét nghiệm, chuẩn đoán tình trạng sức khỏe thì thấy, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ bị rối loạn tiêu hóa.

Sau khi bác sĩ tiếp nhận, tiêm thuốc và chờ kết quả để đưa ra các biện pháp điều trị thì một đối tượng tự xưng người nhà bệnh nhân, tên là Nguyễn Tiến Dũng (36 tuổi, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) có những lời lẽ lăng mạ các bác sĩ.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, sự việc đánh các nhân viên khoa cấp cứu khiến nữ một điều dưỡng đang mang thai tháng thứ 7 chứng kiến vụ việc hoảng loạn, ngất tại chỗ. 

Theo những hình ảnh từ camera ghi lại, kẻ tấn công khoảng 1m 7, đầu trọc, khuôn mặt côn đồ, cầm một vật đánh vào đầu nữ điều dưỡng, rồi tiếp tục ném vào mặt một người mặc áo blue trắng đứng cạnh. Chưa dừng lại, đối tượng tiếp tục xông vào đánh bác sĩ đang đứng bên trong khu vực làm việc, bất chấp bác sĩ khác can ngăn. 

Theo ông Hồ Quang Tấn - Trưởng phòng Chính trị Nội bộ Bệnh viện Bạch Mai, sau khi tấn công, Dũng còn gọi điện cho một người nào đó. Khoảng 15 phút sau, hơn chục thanh niên độ tuổi từ 16 đến 20 kéo đến cổng bệnh viện và đòi xông vào hành hung bác sĩ. May mắn là bảo vệ ngăn cản kịp thời. Họ chỉ bỏ đi khi lực lượng công an xuất hiện.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cung cấp thông tin về vụ việc tấn công.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, người ngăn cản đối tượng tấn công nhân viên Khoa Cấp cứu cho biết, nguyên nhân là do người nhà bệnh nhân quá sốt ruột về tình trạng sức khỏe của người thân và một số hiểu lầm trong quy trình thăm khám. Bệnh nhân vào có biểu hiện co quắp chân tay, thở nhanh nên yêu cầu nằm ở Khoa Cấp cứu. Tuy nhiên, người nhà không hợp tác và lớn tiếng chửi bới.

“Ngay từ khi đưa bệnh nhân Mỹ vào cấp cứu, người nhà bệnh nhân đã tỏ thái độ không hợp tác như việc khai lý lịch của bệnh nhân. Sau đó, bức xúc chửi bới các cán bộ trong khoa cấp cứu”, Bác sĩ Đức Hùng cho biết.

Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, sau khi xảy sự việc, lợi dụng lúc hoảng loạn, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Mỹ đã được người nhà chuyển đi bệnh viện khác cấp cứu. Trong khi đó, đối tượng Dũng đã bị nhân viên bảo vệ khống chế, bàn giao cho Công an phường Phương Mai xử lý.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sự việc ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bệnh viện. Khoa Cấp cứu bị gián đoạn hoạt động, nhiều bệnh nhân được đưa vào nhưng không được thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, cán bộ y tế bệnh viện ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng và tinh thần hoảng loạn. Điều dưỡng viên Diệp Anh đang trong tình trạng hoảng loạn cần phải theo dõi của các bác sỹ.

Cũng theo ông Hiền, thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của ngành Y tế nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng.

VIỆT TÂN PHẠM THỊ ĐOAN TRANG: QUÁI THAI VIỆT TỘC

Không chỉ dị dạng về hình hài, Đoan Trang từ ngày theo Việt tân đã trở thành thứ quái thai, bệnh hoạn mà người dân Việt Nam cảm thấy kinh tởm mà không có cách nào tẩy rửa được gốc gác “máu đỏ da vàng” của thị cho khỏi tanh hôi được.

Trong mắt y thị bây giờ, nhân dân Việt Nam chỉ là đàn cừu nhẫn nhịn, chính quyền thối nát, xã hội loạn lạc, chỉ có nước Mỹ và phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực, mới là tiêu chuẩn tuyệt đối đáng tôn sùng, ngưỡng vọng. Bất cứ sản phẩm nào tồi tệ đều bị quy kết là của các quốc gia “độc tài”, cái gì lung linh đều là sản phẩm của “dân chủ”. Các bài viết từ pháp luật, xã hội…bất kể đề tài nào của thị cũng đều quy về bắt nguồn cái luật bất thành văn ấy cho bằng được.

Y thị đã rời Việt Nam sau khi các cuộc biểu tình ở Bờ Hồ đi vào thoái trào, trở thành cánh tay đắc lực cho Việt tân Trịnh Hội, giờ thị sinh sống lưu vong ở Mỹ, dựa hẳn vào bầu sữa của Việt tân để tồn tại. Bởi vậy mọi việc thị làm đều nhất nhất phục vụ ông chủ Việt tân, nhưng luôn được biện hộ là làm cho VOICE, một NGO do Việt tân lập ra như một tổ chức ngoại vi. Từ chiến dịch chống Điều 258, chống Việt Nam vào UNHRC, chống UPR, điều trần nhân quyền, nay chống TPP và đang tích cực huy động tổng lực trong “cuộc chiến facebook” do Việt tân khai chiến.

Những ngày này, một bên là Hồng Thuận tuyên chiến và hô hào “chơi tới bến với các em dư luận viên”, bên kia là Đoan Trang đi phủ dụ đồng bọn, lôi kéo người cho Việt tân và khởi động “dự án” vận động chính giới Mỹ, các tổ chức quốc tế gây áp lực với Facebook “bảo vệ tiếng nói tự do”. Thị sẽ tiếp tục khoác áo “cựu nhà báo Việt Nam” đi vận động chính giới quốc tế vu cáo chính quyền đứng sau “dư luận viên” tấn công “tiếng nói tự do dân chủ”, tiếp sức cho phía bên kia Việt tân huy động tổng lực tấn công bất cứ facebooker nào mà chúng cho là “dư luận viên”. Hiện Trịnh Hội sử dụng đám Đoan Trang hiện là con bài ngoại giao, chuyên thực hiện sứ mệnh đối ngoại cho Việt Tân.

Tiêu chuẩn bị liệt vào “dư luận viên” của đám Việt tân này rất “bao quát”, được tổ chức KVCT (tiêu diệt cộng sản) liệt kê:

“Tất cả các công dân VN xin lưu ý , nếu các bạn vi phạm những điều luật sau đây thì tài khoản facebook của các bạn sẽ bị KVCT xóa sổ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước :

- Treo avatar cờ máu của Cộng Sản Hà Nội
-Treo avatar ảnh của tên Hán cẩu Hồ Chí Minh
-Có những lời nói bưng bô, bợ đít Cộng Sản Hà Nội & Tàu Cộng
-Có những lời nói xúc phạm đến danh dự & nhân phẩm của những nhà dân chủ yêu nước, VNCH, Việt Tân & những ai đang chỉ trích Cộng Sản Hà Nội” .

Như vậy, chỉ còn những người dân Việt Nam nào chưa gia nhập hàng ngũ “chống Cộng” may ra mới không là Dư luận viên !


Kết quả, cuộc chiến này, Đoan Trang và đám Việt tân lu loa rằng mấy chục nick của đám “đấu tranh dân chủ” kia là sản phẩm của “điên cuồng tấn công, hô hào chém giết, “diệt rận” của “dư luận viên”, còn những gì Việt tân và đám Cờ vàng đang tấn công, truy lùng, tiêu diệt bất cứ ai bị chúng cho là “dư luận viên” thì chúng lờ tịt. Con số các nick facebook bị chúng cho là “dư luận viên” theo chuẩn trên bị xử trảm vô tội vạ, bất kể có tên tuổi hay không, bất kể danh tính, nghề nghiệp ra sao, miễn là ngứa mắt chúng là chúng report và xem đó là thành quả “tiêu diệt dư luận viên.

Dưới đây là một vài bình luận vui vui của các facebooker đã, đang và sẽ bị report, tức thời gian hiển thị trên facebook được tính theo từng giờ, các nạn nhân luôn thủ sẵn chục nick phụ để đổi tên khi nick chính bị report đã trở thành võ thời chiến cho các facebooker:


Đoan Trang giờ đã hiện nguyên hình kẻ sẵn sàng chà đạp lên mọi tiêu chuẩn mà thị thường rêu rao về cái gọi là "tự do ngôn luận", "tự do thông tin". Tự nguyện bán mình thành công cụ đắc lực cho tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân, Đoan Trang đã tự tước bỏ đi cái vỏ tự trọng cuối cùng. Không ai có thể cảm thông với thị rằng thị bất hạnh từ hình hài, méo mó sinh lý, bệnh hoạn về nhận thức được nữa, thị đã hóa kiếp hoàn toàn thành một thứ "quái thai thời hậu chiến" - ngôn từ dân Việt dành để gọi đám Việt tân.

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỘC TÀI CỦA TẬP CẬN BÌNH

Lo ngại về “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập Cận Bình


Thu tóm toàn bộ quyền lực, giữ một lúc 3 vị trí cao nhất trên chính trường Trung Quốc: Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Bí thư quân ủy TƯ, ông Tập Cận Bình đang thể hiện phong cách của một nhà độc tài thế hệ mới sau thời Mao Trạch Đông. Bài viết “Asia’s next China worry: Xi Jingping’s growing power”, đăng trên trang National Interest ngày 23.7 phân tích vấn đề này. Một Thế Giới xin lược dịch:

Nên đọc thêm: Kiện Bình Khựa!

Ảnh: Tranh vẽ mang ý ông Tập đem chủ trương đối ngoại của TQ đi nước ngoài

Từ lúc ông Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, quyền lực ở TQ dần giảm tập trung về trung ương. Cuộc đổi mới của ông Đặng Tiểu Bình quảng bá việc cất tay nhà nước khỏi nền kinh tế, trong khi quyền lực tối thượng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày càng bị giảm thiểu.

Tập hợp mọi quyền lực vào hai tay

Một phần của quy trình này nhằm làm lãnh đạo TQ không còn nhiều quyền lực như ông Mao hoặc ông Đặng, và thay vào đó, quyền lãnh đạo tập thể trở nên một chuẩn mực.

Nhưng việc ông Tập vươn lên ngôi lãnh đạo TQ đã thách thức quy trình này. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Tập khôi phục vai trò lãnh đạo tối cao, đảm nhận cả 3 chức vụ: Tổng bí thư CPC, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương.

Ông Tập còn là ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC và kiêm nhiệm nhiều chức chủ tịch các tổ chức, cơ quan lớn nhỏ khác.

Các nhà quan sát còn nhận ra dấu ấn ông Tập trong mảng kinh tế, bằng nhiều cách nắm luôn vai trò thường được trao cho thủ tướng. Tân Hoa Xã đưa tin ông Tập là chủ nhiệm một nhóm phụ trách mảng tài chính-kinh tế, mô tả ông như một giám đốc, một vị trí mà thường là của thủ tướng.

Sự củng cố quyền lực này thật ấn tượng, nhưng quyền lực của ông còn được thể hiện bằng chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông: hàng chục ngàn đảng viên bị kỷ luật và bị truy tố vì những sai phạm.

Các cán bộ đảng viên cấp cao mà giới truyền thông gọi là “hổ” cũng bị săn lùng, gồm các cựu sĩ quan cấp cao của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) vốn trước đây là “người bất khả xâm phạm”.

TQ hiện nín thở chờ xem ông Tập “hạ” Chu Vĩnh Khang, một cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị CPC, một vị trí trước đây được xem là thuộc diện miễn trừ điều tra.

Đường lối kỷ luật đảng viên để tiêu diệt “khối u” tham nhũng đến gốc này - trở thành nỗi lo rằng chiến dịch chống tham nhũng để loại trừ cả các đối thủ chính trị - đã khiến nhiều cán bộ và đảng viên phải “cúi đầu giấu mặt”, không dám ra những quyết định chỉ vì họ không muốn bị chú ý kỹ.

Cũng có thông tin ngày càng nhiều cán bộ đảng viên tự sát, vì họ sợ bị lộ ra những chiêu trò đục khoét tài sản nhà nước, tư lợi bất chính và quan hệ hủ hóa, lắm nhân tình và chiếm đoạt vợ hoặc người yêu của các “đồng chí” của họ!

Trong môi trường này, xem ra ông Tập không từ bỏ cơ hội thể hiện hình ảnh một lãnh đạo kiên quyết.

Ý tưởng tập trung quyền lực cũng rõ ràng khi chính phủ TQ truy bắt người cổ động sự minh bạch, thay vì xem họ là các đồng minh trong nỗ lực chống tham nhũng.

Nói trắng ra, ông Tập muốn giữ riêng quyền kiểm soát chiến dịch chống tham nhũng, nhất là nhắm vào những người mà chiến dịch này nhắm tới.

Việc này trùng hợp với nỗ lực siết chặt việc kiểm soát giới truyền thông gồm cả báo giấy, báo mạng, internet cùng hai mảng nghe-nhìn.

Các nhà phân tích đã nêu nhiều vụ kiểm duyệt và giám sát gắt gao trong năm 2013. Sẽ không là sự tình cờ khi ông Tập cũng là chủ nhiệm một nhóm nhỏ mới lập, để giám sát mảng an ninh mạng.

Nước cờ chống tham nhũng để yên dân?

Một số nhà phân tích nói “chủ nghĩa tân độc tài” của ông Tập là điều kiện tiên quyết để cải cách kinh tế. Nhưng những người khác lo ngại về cách túm lấy quyền lực kiểu cũ, trong đó ông Tập cô lập, gạt ra rìa, trên hết là bóp nát bất kỳ ai toan tính thách thức quyền lực của ông.

Dù mục tiêu tối thượng của ông Tập là gì đi nữa, sự ủng hộ cải cách của ông Tập rõ ràng rất bị hạn chế: làm trong sạch đảng, nhằm cải tạo và bảo vệ uy tín CPC, nhưng không nới lỏng tầm kiểm soát sân khấu chính trị TQ của CPC.

Chương trình hành động của ông Tập có thể cải thiện hiệu quả lãnh đạo ở TQ. Trên lý thuyết, chiến dịch bài trừ tham nhũng có thể làm nhẹ gánh nặng người dân TQ phải è cổ nuôi các “quan tham” và phải chịu đựng những bất công.

Nó phản ánh một mức độ tín nhiệm đảng nơi người dân, ngày càng tăng dù không trực tiếp.

Và nếu ông Tập sử dụng quyền lực chồng chất để đâm khoan sự kháng cự của những nhóm lợi ích và thành công trong việc chuyển hóa nền kinh tế TQ (mà cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng nêu “bất ổn, mất cân bằng, không có sự điều phối và phi bền vững”) thành công, ổn định và bền vững, trông cậy nhiều hơn vào nguồn tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu, thì ông sẽ được cả nhân dân TQ và nền kinh tế thế giới chúc phúc chúc lành.

Tuy nhiên, xem ra ông Tập không màng quảng bá các giá trị tự do mà người Mỹ cùng nhiều bạn bè trong khu vực tin là có lợi cho công lý, thịnh vượng và hòa bình.

Việc “ôm” quyền lực của ông Tập là một bước lùi về thời lãnh đạo tối cao của thời kỳ ông Mao. Hiện chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm của sự trở về thói tôn sùng cá nhân ở TQ, và cực kỳ khó tái diễn các sự kiện gây thiệt hại như cuộc Cách mạng văn hóa.

Nhưng việc tuyển chọn trừng phạt một số quan tham, kết hợp việc đàn áp người bất đồng chính kiến, có thể chưa đủ làm thỏa mãn yêu sách của một bộ phận xã hội ngày càng hiểu biết và được trao nhiều quyền, gồm quyền tự do ngôn luận.

Ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo

Việc tập trung quyền lực vào một lãnh tụ tối cao có thể làm tăng sự kiên quyết và dễ đoán trước trong chính sách đối ngoại của TQ, đơn giản hóa việc đạt tới một thỏa thuận về cách đạt được và duy trì một sự hòa bình ổn định khi TQ trở thành cường quốc thứ hai trong khu vực châu Á: người ta chỉ việc tìm một người để nói chuyện, đó là ông Tập.

Nhưng bất kỳ lợi thế nào cũng mất, nếu ông Tập nhấn mạnh quyền lợi tối thượng của TQ đòi hỏi sự xâm phạm quyền lợi tối thượng của các nước khác.

Và khả năng một chính sách đối ngoại không đúng mực sẽ càng lớn hơn, nếu chỉ có một nhóm người nắm quyền, mà tệ nhất là khi quyền lực ấy tập trung vào chỉ một người. Điều này đã thấy rõ từ Bình Nhưỡng.

Nếu chủ trương đối ngoại của ông Tập là sự nới rộng chương trình hành động đối nội của ông, người ngoài sẽ không thể phán xét nó thành công hay không.

Tuy nhiên, dựa vào đường lối đối ngoại của TQ, xem ra ông Tập bước thẳng vào cái bẫy mà ông Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo: đánh động các nước láng giềng tìm sự hợp tác an ninh chống lại TQ, trước khi TQ có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn phát triển nền kinh tế.

Theo Motthegioi