Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đông thiu

Đông lại sang rồi nhỉ. Đời cũng đã gần bốn mươi xuân. Đợi một hai năm nữa khi bước sang tứ thập ta sẽ đếm tuổi bằng những mùa đông gầy run rẩy. Để nhớ về thủa cơ hàn.


Ngày đó đông lạnh lắm, cứ lăn từ giường xuống là sà vào đống nhấm giữa nhà mà phồng má thổi lửa. Trước là đun nồi cám lợn, sau là để ấm nước kề bên cho ấm đặng rửa mặt, pha trà. Xong ngồi bàn ê a học vẹt những đoản văn ngợi ca quê hương đất nước.

Bố mẹ cõng nhau đi chợ phiên từ tờ mờ sáng, tít mãi vùng Sim - Giắt mạn trên, đong vài đấu thóc, cân vài củ khoai. Thóc thì xay sát thành gạo trắng bán cho người ta làm hàng, khoai cạo vỏ ghế cùng cơm đỏ.

Rét quá bà nội không dậy nổi, bệnh thấp khớp cứ đợi đông về là hành hạ. Bà kể thời con gái cấy hái trong tiết đại hàn nên giờ chân tay nhức mỏi, thêm cả cái việc đẻ nhiều rồi bị hậu sản kinh niên. Trùm chăn kín mít, bà rên hừ hừ, chốc chốc lại xuýt xoa. Nghe sốt ruột lắm nhưng bà bảo là đỡ lạnh.

Lũ em cũng trở dậy, mỗi đứa mỗi việc theo phân công. Đứa gái kế thả bu gà lồng vịt, thằng thứ ba vác chổi quét nhà. Cậu út nhỏ nhất, mỗi việc đái vống cầu vồng rồi lục tục lục nồi xơi cơm nguội. Cậu cạo khỏe lắm, gãy cả thìa.

Việc nhà vãn là lo bận áo quần đi học. Tuyền đồ thiến hoạn của người lớn thôi, vừa trên nhưng lại chật dưới hoặc được chỉ lại mất khuy. Đứa em gái khóc nấc lên vì không chịu mặc đồ cắt vá đàn ông vì cho rằng đồ đàn bà thì không có túi. Nó dỗi không chịu đi học nhưng khi dọa mách mẹ đánh đòn thì lại quệt nước mắt mà đi nhưng dứt khoát không chịu mặc thêm áo. Người nó bé như cái kẹo, quắt đi trong se sắt hư hao nhưng ngực lại phập phồng mang cá. Phổi nó đau đến tận giờ.

Thôi, gieo tí mầm thơ vào đông gầy vậy. Biên văn mà nước mắt cứ chực chảy ra, không đặng.

***
Đông đã về rồi môi tìm môi
Hái trái sim chín ở trên đồi
Tôi đem cắn nát cho chiều tím
Cho rụng tình tôi với đơn côi.

Đông đã về rồi tay lần tay
Áo chăn không ấm nổi thân gày
Người đem tình ái ra vung vãi
Tôi nuốt hận sầu trong đắng cay.

Đông đã về rồi hơi nhớ hơi
Thịt da quấn quýt những tơi bời
Đê mê tôi ước đêm ngừng tỏ
Cho thế nhân sầu nghiêng ngả vơi.

Tôi chẳng còn đông để nhớ nhung
Từ bữa người đi với lạnh lùng
Nay hồn tôi chết, hồn tôi chết
Cho nỗi chia ly bất tương phùng.
***
Đông ơi kéo đến mà chi
Người nơi xa ấy khép mi có buồn?

À đây rồi, quất lại bài này của mùa đông năm ngoái.

Tôi sợ mùa đông lắm. Là cái sợ ám ảnh từ tấm bé. Cứ mỗi độ đông sang, khi cây xoan trước nhà thi thoảng rụng đi những cành vụn là lúc mẹ tôi sửa soạn áo bông, củi lửa và ổ rơm cho cả nhà tránh rét. Cái rét thời xưa cũng khác thời nay, là tôi nghĩ thế thôi chứ không hẳn là như thế. Cái thủa đói rách nó làm cái rét ngọt và tái tê hơn. Chứ như bây giờ no cơm nên ấm cật, thành ra cái rét mất đi cả phong vị và một chút sầu đông.

Nhà đông anh em nên manh áo cũng trở nên thừa thiếu. Thiếu là bởi sự chằng đụp của miếng vá vội, miếng chín miếng sống nham nhở trên nền vải vụn. Thừa là bởi những thứ xin được của người lớn hay thửa được từ phụ huynh. Bận những đồ đó vào hao hao như những con thú trong gánh xiếc nghèo, màu mè và chả ra lối lang gì cả.

Tôi lớn nhất nhà thành ra đồ tùy táng, à không, đồ tùy thân ( những thứ mặc trên người) luôn được ưu tiên thừa kế từ bố mẹ, rồi sau đó mới đến các em tôi. Chả dụ như cái quần ga - ba - đin phải xắn lên năm gấu, bụng phải thắt lá chuối hoặc dây chun cắt ra từ săm xe đạp thì mới không tụt. Nhưng hãi nhất là cái chỗ để móc chim ra đái thì lại trôi dạt nằm ất ơ ở đùi, đâm ra mỗi khi hành sự rất khổ. Là phải loay hoay tháo chun hay dây chuối thì mới tụt chim ra được, lắm phen buộc lối thắt cổ chó tháo mãi không ra nên nhắm mắt mà tè trong quần cho bớt giận. Hay như cái áo đại cán, gấu lúc nào cũng chấm gối. Hoặc cái ba - đờ - xuy còn chấm mắt cá chân. Tôi nhiều lần bảo mẹ sửa lại nhưng bà bảo không nên vì là còn mặc cho nhiều mùa đông kế tiếp. Thế thôi nên tôi kệ, gấu áo lúc nào cũng thâm và khai rưng rức vì đái phải. Dài quá, vén lên hổng nủi hehe.

Đấy là lo cho đôi chân và cái thân, chứ cái đầu và hai bàn chân thì cực nhọc lắm. Mẹ tôi moi đâu về được ít len gai, đan cho cái mũ trùm kín đầu chỉ hở hai con mắt. Cái thứ len này rất nhặm và cứng, nó y như sợi bì gai vậy nên đội vào đầu rất rát và khó chịu. Nhưng được cái ấm nên cũng cố công mà đội chứ cởi ra gió bấc nó táp cho thì mặt không bằng bẹn ông nhái.

Nhưng ngại nhất là đôi bàn chân, cái bộ phận nhỏ bé nhất cần được che chở. Nhưng có thể vì nó nhỏ bé mà người ta không mấy để ý chăng? Bởi tuy là nhỏ bé nhưng nó quyết định phần lớn cái nóng lạnh thân người. Nhưng cái thời đồng đao, cái lớn lao phủ bao còn chưa hết thì hai miếng bé tí làm nhiệm vụ di chuyển kia đã ăn thua gì. Tôi không có diễm phúc tất giầy nên chỉ được đi đôi gò Tiền Phong hàn nham nhở, lở lói như vết bỏng lâu ngày không liền thịt. Giời lạnh nên nó cứng ngắc, cọ quẹt vào ngón chân đau buốt. Tôi thì cứ đổ cho lạnh nên thế thôi, chứ đeo vào trông cũng ra dáng lắm.


Những sáng mùa đông phải dậy sớm, giấc mơ thần tiên của tôi cũng dậy sớm tái tê. Lợn gà cám bã chán chê rồi òng ọc ngụm nước muối súc miệng thay ăn sáng rồi mới được đi học. Trường không mấy xa nhà nhưng cuốc bộ trên đê cho gần đi năm bảy bước. Gió thổi tôi liêu xiêu trên những cánh đồng màu trơ gốc rạ. Vào học vẫn còn run vì cửa sổ và những lỗ thông gió hoác hơ. Bọn tôi phải làm nùn rơm thổi phù phù cho ấm. Vài đứa sang hơn, đốt than xoan vào cái ống bơ gỉ quay vèo vèo. Nhưng cũng chả xua đi được cái lạnh, tạo một tí khói cho lòng ấm lên thôi. Đôi khi cũng là trò chơi của một thời khờ dại.

Tối ngủ mẹ tôi giải rơm lót phên giường rồi phủ chiếu lên trên, nằm êm lắm. Rơm bà trữ từ đầu vụ gặt, toàn rơm nếp nên thơm thơm. Cái chiếu mỏng lại bị thằng thứ ba đái dầm nên mủn ra một hố rộng, tôi lần mò tìm hạt chắc lép mà ăn chắt cho đỡ buồn tình. Mảnh chăn bông không vỏ thâm đen trong lớp vải màn đồng hạng. Bốn anh em tôi úp thìa nằm sưởi ấm cho nhau. Ấy thế mà thi thoảng cũng cãi vã rồi đánh nhau chí chóe vì cái tội kéo chăn phần ít phần nhiều. Những hôm đại hàn, bố tôi phải quạt một chậu than để gậm giường cho ấm đít. Có bận than đượm quá, tí nữa bốn đứa thành món thịt nướng trứ danh.

Hồi đó bà nội tôi còn sống. Cả mùa đông bà không đi đâu mà chỉ ngồi ru rú trong nhà bên đống củi gộc âm ỉ cháy. Bà mặc cái áo bông, quàng thêm cả cái chăn chiên, bó gối rung rung như sài giật mà xuýt xoa cho cái rét. Ngôn lời như bao mùa đông đi qua, đại khái như hừ hừ, sao mà rét thế. Hễ không có việc gì thì cả nhà lại quây bên đống lửa, tay xòe ra hứng chút hơi nồng, xoa xoa rồi vỗ bem bép vào mặt. Những thớ thịt căng ra, nứt thành đường như những vết chim di. Hanh khô lại thêm nứt nẻ nên khó chịu lắm nhưng chẳng thuốc nào bôi. Bà bảo bọn tôi đái vào tay rồi vã lên cho đỡ rát. Nước tiểu nó làm nên mặt mũi tôi như bây giờ và thi thoảng vẫn dùng lại bài cũ dù nhà không thiếu kem bôi. Thế nên có vai ấp má kề với tình iêu nào trong đông giá, xin đừng chê khai mà xa lánh tôi ra khà khà.

Một mùa đông tôi tắm nhõn ba lần, ứng với cái thai kỳ ( chu kỳ chứ nhỉ?) của thời tiết. Mỗi một bận thế tôi có cảm tưởng như là một cuộc tra tấn thời cổ sử kinh hoàng. Mẹ tôi đun một nồi nước to với năm bảy viên đá kỳ cho từng bộ phận. Tắm trong nhà thì ướt, xuống bếp thì không biết đun nấu vào đâu nên bà dựng phên bằng cót ra một nơi khuất gió làm nhà tắm. Bà pha nước cho âm ấm, thay vì tắm tay chân trước thì lại đè nghiến đầu ra mà gội. Bằng bồ kết thôi, bốn năm bận mà tóc vẫn rít không tài nào chải nổi. Sau đó mới đến các bộ phận khác, chỗ nào bà cũng rất tỉ mẩn và kỳ công, y như một gã đồ tể chuyên nghiệp làm lông một con lợn. Những nơi như mang tai hay bẹn và các kẽ móng chân bà dùng những viên đá kỳ nho nhỏ. Những chỗ lớn lao hơn bà dùng viên nhơ nhỡ thôi. Còn cái loại như lưng hay bụng bà dùng viên đại tướng, chà sát lên đỏ au cho bật máu mới thôi. Ghét nhiều lắm, mỗi bận tắm xong chúng bám thành lớp loang trên nền đất. Bà hay trêu là dùng bón cây còn tốt hơn cả phù sa. Tắm xong thời thích lắm, người cứ nhẹ bẫng đi. Và trong suốt cuộc tra tấn đó mỗi khi cần thêm nước sôi mà lũ em tôi bận nghịch nhau mang ra chậm thì khỏi phải tả các anh cũng hay, răng cứ gọi là đá vào nhau chan chát. Tôi có bận tí nữa còn cắn phải lưỡi. Mẹ tiên sư!

Nhiều đứa cùng trang lứa hỏi tôi sao mùa đông bây giờ không lạnh. Cái địt con mẹ chúng nó chứ, cơm diệu phủ phê nốc đẫy tễ, xênh xang áo mũ nhà lầu xe hơi, ngủ có gái tơ thơm nhức nhối thì lạnh nó chui vầu đằng đít chúng mày à hả hả? Các anh cứ phải nhớ cho, đói là rét. Giờ no đủ nên mọi nhẽ ấm áp lên là chuyện thường. Từ thời tiết cho đến...tình iêu, các cái. Cũng như tôi thôi, hơi béo nên đông giá bận độc mỗi cái sơ - mi xoàng và thêm cái áo vét mỏng. Tôi muốn cái giá lạnh kia đốt đi ít mỡ thừa. Nhưng các anh hãy nhìn những người cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm thì thấy cái mùa đông vẫn nguyên si thôi. Khác là khác thế đéo nào? Có phỏng?

Thôi, tôi bồi hồi một tí đây thôi, tặng cho một tình iêu phương Nam nắng ấm. Ít ngày nữa tôi vào, đem cái giá lạnh đầu đông mà sưởi ấm lòng nhau. Tại sao không cho riêng em mà lại cho nhau?

Tại bởi cái lòng tôi cũng đang run rẩy lắm.

Chôm của con Phẹt mặt lìn tru Đông sơn

KACHIUSA CÓ THAM CHIẾN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ KHÔNG?

Khoai@


Mình vốn dốt sử, không rõ Kachiusa có tham chiến ở ĐBP hay không. Khác với tướng Lê Mã Lương, đã có nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy Tre Làng đăng lại bài của VTC News để rộng đường dư luận:

Tranh cãi nảy lửa không có Kachiusa ở Điện Biên Phủ: Cựu chỉ huy pháo binh lên tiếng

(VTC News) – Người cựu chiến binh từng bắn chỉ điểm cho Kachiusa khai hỏa trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói về loại vũ khí đáng sợ này.

Thật bất ngờ, sau bài báo dẫn lại của Đài Tiếng nói nước Nga, rất nhiều độc giả đã gọi điện, gửi mail đến tòa soạn cho rằng thông tin Kachiusa của Liên Xô tham chiến trong trận Điện Biên Phủ là không đúng sự thật.

Những thông tin phản biện gửi đến tòa soạn còn nhiều hơn sau bài phỏng vấn với Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương. Hầu hết độc giả đều cho rằng, pháo Kachiusa không có ở trận Điện Biên Phủ. Thậm chí, nhiều độc giả còn đưa ra những tư liệu rất thuyết phục.

Đại tá Bạch Ngọc Giáp, nguyên Phó Tham mưu trưởng Binh chủng pháo binh - Ảnh: Tùng Đinh 

Thật may mắn, một độc giả đặc biệt đã gọi đến đường dây nóng của Báo. Người cựu chiến binh này từng chứng kiến Kachiusa khai hỏa trong đêm, cũng là người tham gia bắn đạn khói chỉ điểm cho tiểu đoàn Kachiusa trên cầu Mường Thanh ngày 6/5/1954, ngay trước chiến thắng vang dội năm châu của quân đội Việt Nam trước thực dân Pháp.

Nhân chứng lịch sử đó là Đại tá Bạch Ngọc Giáp, nguyên Phó Tham mưu trưởng Binh chủng pháo binh. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp đang là Trung đội trưởng của Đại đội 806 pháo binh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn pháo 45 của Đại đoàn Công pháo 351.

- Có thông tin nói hỏa tiễn H6 mà quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ không phải là Kachiusa của Liên Xô viên trợ, xin ông nói rõ hơn về điều này?

H6 là loại hỏa tiễn quân đội Việt Nam sử dụng trong 2 ngày 6-7/5/1954, viết tắt của Hỏa tiễn 6 nòng. Đây là loại hỏa tiễn theo kiểu của Liên Xô nhưng do Trung Quốc sản xuất, chính là Kachiusa.

Đây là những hệ thống hỏa tiễn đã được Liên Xô sử dụng từ Thế chiến II. Ngoài loại H6 kể trên, quân đội Liên Xô còn có loại hỏa tiễn 14 nòng đặt trên giàn. Sau này, Kachiusa còn phát triển thêm nữa với việc tăng thêm số lượng nòng phóng.

- Nhưng thưa Đại tá, độc giả cho rằng về bản chất, hỏa tiễn H6 không phải là Kachiusa. Điều này nên được hiểu thế nào cho đúng?

Hỏa tiễn là do Liên Xô sáng chế, sản xuất. Trung Quốc sau đó sử dụng công nghệ của Liên Xô để mô phỏng. Sau này, người ta còn chế tạo những dàn pháo 14 nòng, 20 nòng. Nhìn chung người ta gọi Kachiusa là pháo hỏa tiễn.

Hỏa tiễn H6 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 

- Nghĩa là thông tin của Đài Tiếng nói nước Nga là đúng?

Đúng vậy, về bản chất, pháo hỏa tiễn, phảo phản lực hay Kachiusa là một. Công nghệ này do Liên Xô phát minh ra. Trong trận Điện Biên Phủ, hỏa tiễn Kachiusa hay còn gọi là H6 thực sự đã giáng trận bão lửa xuống đầu quân Pháp khiến đối phương khiếp sợ.

Đặc biệt là khu trung tâm Mường Thanh, ngay trong đêm 6/5, chính mắt chúng tôi đã chứng kiến những loạt hỏa tiễn gầm rú trên không rồi phát nổ trên các mục tiêu đã được chúng ta xác định sẵn.

- Xin ông kể thêm về hoạt động của H6 trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

Tiểu đoàn H6 khi đó thuộc Đại đoàn 351 khi đó, sau này còn được gọi là Sư đoàn 351, tiền thân của Bộ tư lệnh Pháo binh. Trưa 6/5/1954, chúng tôi là những người trực tiếp bắn đạn khói để chỉ điểm cho tiểu đoàn H6.

Cuốn Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975) do Đại tá Bạch Ngọc Giáp cung cấp - Ảnh: Tùng Đinh

 Trong trận Điện Biên Phủ, hỏa tiễn Kachiusa hay còn gọi là H6 thực sự đã giáng trận bão lửa xuống đầu quân Pháp khiến đối phương khiếp sợ. 

Do mới tham gia vào chiến dịch, nên tiểu đoàn này chưa nắm rõ trận địa, chính vì thế, 12h trưa 6/5 chúng tôi bắn đạn khói về phía cầu Mường Thanh, làm dấu cho các loạt đạn H6 tấn công vào tối cùng ngày.

Khi H6 khai hỏa, những tiếng rú của đạn xé tan màn đêm, bay ngay trên đầu chúng tôi, nhằm thẳng về phía cầu Mường Thanh.

- Uy lực hỏa tiễn Kachiusa khai hỏa trong chiến dịch Điện Biên Phủ là thế nào, thưa ông?

Mặc dù chỉ khai hỏa vào trận đánh cuối cùng của chiến dịch, nhưng sức mạnh và số lượng của giàn hỏa tiễn H6 đã khiến quân địch thêm phần choáng váng.

Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất của thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ chính là sự xuất hiện của lựu pháo 105mm mà quân đội Việt Nam nhận được từ Trung Quốc. Điều không một tướng lĩnh nào của Pháp lường trước được.

Đoạn mô tả hoạt động của tiểu đoàn H6 đêm 6/5/1954 trong cuốn Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975) - Ảnh: Tùng Đinh

Bên cạnh đó, chiến thắng Điện Biên Phủ ngoài hỏa tiễn H6, lựu pháo 105mm còn có pháo cao xạ 37mm, Trung đoàn sơn pháo 675 và lực lượng cối 120mm.

- Trong lần trả lời phỏng vấn VTC News, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng chúng ta có một tiểu đoàn Kachiusa nhưng không tham chiến. Ông cho rằng đây là nhầm lẫn của tướng Lương?

Tôi và một số đồng đội từng tham chiến trực tiếp ở Điện Biên Phủ, không thể nhầm lẫn được. Đây có lẽ là tướng Lương nhầm lẫn.

Ngay trong cuốn ‘Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975)’, người ta cũng viết về trận đánh ở Điện Biên Phủ có sự tham gia của H6.

Thực ra, Liên Xô người ta gọi là Kachiusa, nhưng ta gọi là H6 cho thuận tiện. Tôi nhắc lại, bản chất của pháo phản lực, pháo hỏa tiễn, Kachiusa hay H6 đều là một. Chỉ là vấn đề tên gọi mà thôi.

- Độc giả còn thắc mắc rằng tướng Lương nhầm lẫn giữa số đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Có ý kiến cho rằng, chúng ta chỉ điều động quân đội cấp Đại đoàn, chứ không điều động Sư đoàn như tướng Lương nói?
 Thực ra, Liên Xô người ta gọi là Kachiusa, nhưng ta gọi là H6 cho thuận tiện. Tôi nhắc lại, bản chất của pháo phản lực, pháo hỏa tiễn, Kachiusa hay H6 đều là một 
Thông tin như vậy là không đúng. Thời kháng chiến chống Pháp, chúng ta gọi là Đại đoàn. 

Cũng chính những đơn vị ấy, sau này trong kháng chiến chống Mỹ là sư đoàn. Tóm lại, Đại đoàn hay Sư đoàn chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một đơn vị trong quân đội mà thôi.

Trong chống Pháp, ta có Đại đoàn 304, Đại đoàn 308. Trong kháng chiến chống Mỹ, ta lại gọi là Sư đoàn 304, Sư đoàn 308.

- Số phận tiểu đoàn Kachiusa sau chiến dịch Điện Biên Phủ thế nào, thưa ông?

Ban đầu, tiểu đoàn này trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Đại đoàn 351. Sau đó, chúng ta đã điều động loại pháo này xuống trang bị cho các đơn vị cấp sư đoàn và các cấp khác.

Các nước bạn sau này viện trợ cho chúng ta những loại pháo hiện đại hơn, thí dụ như BM14 – pháo phản lực 14 nòng.

Thậm chí sau này, theo đề xuất của ta, Liên Xô còn viện trợ pháo phản lực một nòng để dễ mang vác, chiến đấu trong miền Nam. Loại pháo này được sử dụng rất nhiều trong kháng chiến chống Mỹ

Pháo cao xạ 37mm Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp 

Chúng ta còn sáng tạo xây dựng bệ pháo bằng đất, giá đỡ bằng ván gỗ, chọn chuẩn góc bắn rồi phóng thẳng loạt đạn hỏa tiễn vào mục tiêu.

Đại tá Bạch Ngọc Giáp còn cho phóng viên VTC News xem lại bài viết về hoạt động của tiểu đoàn hỏa tiễn H6 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được đăng trong cuốn ‘Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975)’.

Về hoạt động của tiểu đoàn hỏa tiễn H6, cuốn sách viết:

“Vào lúc 19h30p ngày 6/5/1954, tiểu đoàn H6 bắn loạt đạn đầu tiên vào khu trung tâm Mường Thanh. Đài kỹ thuật của ta thu tin địch: “Chết... chết... nóng quá”. 20h30p, tiểu đoàn H6 bắn loạt thứ 2, dội bão lửa vào trung tâm địch.

21h, khối bộc phá 1.000 kg nổ trong lòng điểm cao A1.
...
Ngày 7/5/1954.

9h30p, tiểu đoàn H6 bắn loạt thứ ba. Đạn pháo hỏa tiễn của tiểu đoàn nổ trùm lên toàn bộ khu vực còn lại của địch trong Mường Thanh”.

Tùng Đinh (Thực hiện)

MẤT PHANH CÁI MẢ CỤ NHÀ CÁC BẠN

Mất phanh


Bài đã post một lần, nay post lại theo yêu cầu của bạn đọc

Từ này các bạn đã nghe quá nhiều trên bao chí và nghe dồn dập gần đây. Một loạt các hành khách vô tội đột nhiên lên thiên đàng trong lúc đang mơ màng ngủ, hay lúc đang lướt phây trên Iphone hay đang bí mật gãi nách đưa lên mũi ngửi. Họ, những hành khách vô tội ấy đột nhiên, bàng hoàng, hoảng hốt và dĩ nhiên kg hiểu vì sao lại có mặt trên thiên đàng sau vài tích tắc.

Báo chí gào ầm lên nguyên nhân do mất phanh.

Viết đến đây, tôi, một cựu tài xế có thâm niên 50 năm bẻ vành rế phải dập bàn mà chưởi mả cụ các bạn tài non. Các bạn là quân diết người, các bạn, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa xe xuống vực và tôi, thực tình thương xót cho những nạn nhân vô tội. Trách nhiệm của tôi là phải giáo huấn các bạn, lũ con lừa, quân ngu dốt, lũ giết người để thảm cảnh như này không còn tái diễn trên xứ sở hình giun này. Và tôi trân trọng nhấnmạnh:

Mất phanh ư? Mất mất cái mả cụ nhà các bạn.

Năm 1986,Thằng chuối mắn được bổ nhiệm tài chính xí nghiệp xe khách 14. Nó mới chuyển từ đoàn 12 sang. Đoàn 12 chạy liu tìu đồng bằng sánh thế đéo nào được đoàn 14 tinh tài già, bẻ những cung đường hiểm hóc nhất miền tây bắc. Chuối mắn chạy điện biên chuyến thứ 2 thì lao cả xe chở 34 hành khách xuống vực. Tai nạn xảy ra cuối dốc tòng đậu. 18 hành khách vô tội chết oan. Nguyên nhân thằng chuối mắn khai mất phanh. Một loạt nhân chứng sống sót cũngkhai tương tự khi nghe bác tài gào lên là mất phanh rồi...

Hôm sau, Cảnh sát giao thông kéo xe lên và kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh trước sự chứng kiến của ban giám đốc xí nghiệp. Kết luận: Phanh hoàn hảo.

Mất phanh ư? Mất mất cái mả cụ nhà các bạn.

Năm 1989, Lão Đu đủ tài già đoàn 14 vào cua đèo pha din, Lão nhá phanh giảm tốc để ôm cua, Phanh mất hiệu lực, Không hổ danh tài già, cựu chiến binh đoàn 59. Lão cà xe vào ta luy, không hành khách nào xước da ngoại trừ thằng phụ xe người tooc bị vo tròn như cây giò lụa. Cam lộ sau đó cũng kiểm tra lại hệ thống phanh và kết luận: Phanh hoàn hảo.

Có cần phải nhắc lại không: Phanh hoàn hảo. Và do vậy:

Mất mất cái mả cụ nhà các bạn.

Vậy thì cái đéo gì đã thực sự xảy ra: Đơn giản thôi, Hỡi các bạn tài non, các bạn thuê xe đi phượt, các bạn mới bán đất mua xế hộp, các ông dám đốc hứng chí đuổi lái xe xuống để tự bẻ. Các ông nên biết rằng lái xe đường đèo cần nhất là:

Không nên dùng phanh.

Từ từ, các ông chớ be ầm lên kẻo tôi vả cho tòe cmn mỏ.Khi đổ đèo các ông đi số 1 thôi, hạn chế dùng phanh đến mức tối đa. Tôi tin rằng nếu đi số 1 các ông chả cần gì đến phanh Các ông có biết tại sao mất phanh thường xảy ra ở cuối đèo không? Bởi vì lũ con bò xuống đèo quá nhanh ở số 3 hay 4, Mỗi lần vào cua là lại rà phanh. Nhất là những xe chở khách nặng, rà phanh liên tục dẫn đến nóng rực tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh. Đến gần cuối đèo, nhiệt độ lên quá cao và lúc này cả hệ thống phanh đột nhiên vô tác dụng. Sự mất phanh xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Tai nạn thảm khốc xảy ra. Hôm sau, cam lộ kéo xe lên và đạp thử phanh. Lúc này dĩ nhiên phanh đã nguội và họ kết luận:

Lái xe như buồi.

(Rất bực với bọn lái ngu nên không hể không dùng văn bựa)

Nguyễn đăng Ninh

CÓ NHỮNG DAY DỨT KHÔNG GỌI THÀNH TÊN


1. Nhớ mãi một lần, có đứa bạn ngồi bàn sau bị băng ghế dài đổ vào chân. Đau quá, nó không kêu nhưng nước mắt trào ra. Ngày ấy cách nghĩ của tôi rất đơn giản và ngu ngốc là dẫu mình có hỏi han nó thì cũng chẳng làm nó bớt đau đi, vì thế không cần phải hỏi, một lúc cơn đau sẽ tự qua thôi. Bao nhiêu năm qua đi, đứa bạn bị đau là nó có lẽ đã quên chuyện ấy từ lâu rồi, còn người không bị đau là tôi thì vẫn ân hận, day dứt mãi vì cách suy nghĩ thiển cận của mình. Ngày ấy, tôi không nghĩ được rằng, nó khóc không chỉ vì đau mà còn vì có những đứa bạn thờ ơ, lãnh cảm như tôi.

2. Một lần khác, khi tôi đã laà sinh viên rồi mà vẫn còn cư xử hời hợt, vô tâm không kém. Đó là ngày lễ noel, có một đứa bạn cũ hồi cấp 3 gửi buư thiếp chúc mừng cho tôi qua đường bưu điện. có lẽ nó định gây bất ngờ và thêm chút lãng mạn cho cuộc sống của tôi nên không trao thư tay dù hai đứa đang học cùng trường, ở cùng một khu kí túc xá. Thế mà đáp lại nó là sự im lặng tuyệt đối của tôi, không một lời cảm ơn, không một câu hồi đáp rằng” tao đã nhận được món quà của mày.” Chẳng là dạo ấy xung quanh tôi có nhiều bạn mới quá, nhiều người yêu quý tôi quá nên thêm một món quà của người bạn cũ cũng chỉ là chuyện bình thường, không có gì phải xúc động cho lắm. Nỗi ân hận cứ theo tôi mãi đến gần đây mới có dịp được bộc bạch lòng mình với nó để xua đi cảm giác có lỗi năm nào.

3. Một đứa bạn thân của tôi rất thích làm thơ. Thơ của nó không hẳn là hay nhưng có nhiều hình ảnh mới lạ và độc đáo đến khó hiểu. Nó thường hay giấu diếm bạn bè cho tôi đọc đầu tiên. tôi không nhớ rõ lúc đó mình có nói gì không, chỉ biết chắc là tôi chưa bao giờ tin tưởng vào tài làm thơ của nó nên cũng chưa bao giờ khích lệ hay truyền cảm hứng cho nó tiếp tục sáng tác. Bây giờ khi tập tành viết lách tôi mới hiểu được cảm giác của người thích viết là như thế nào. Tôi muốn nói với nó một câu động viên, khích lệ quá chừng nhưng nó đã chẳng còn trên đời để nghe những lời “vàng ngọc” của tôi nữa rồi. Ôi thật đáng thương cho cái sự tự nhận thức quá đỗi muộn màng của tôi.

4. Chưa hết, có một sai lầm ám ảnh tôi ghê gớm nhất. Đó là chuyện bố đứa bạn của tôi bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Tôi với nó thân nhau vô cùng nên khi nó gặp chuyện buồn bã, đau lòng như thế, tôi không thể đứng ngoài được. Đêm ấy, tôi rủ mấy đứa nữa ở lại nhà nó để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Nhà có đám, không ngủ được, nên thỉnh thoảng mấy đứa tôi lại quay ra trò chuyện với nhau mà không hề nghĩ rằng đứa bạn đang thiêm thiếp trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê nằm kia cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu về điều đó. Sau này khi mọi chuyện đã qua đi, nó nói với tôi rằng “thà đêm ấy mày đừng ở lại thì hơn.” Một câu trách móc nhẹ nhàng hay là một lời kết án đanh thép cho sự vô tâm, nông cạn của tôi.

Kết. Tất cả, tất cả những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, đủ sức góp thành một nỗi ân hận lớn trong tôi. Bất cứ khi nào cũng có thể biến thành đám mây đen kéo về đầy tâm trí. Nếu không tự nhận ra để sửa chữa có lẽ chẳng mấy chốc tôi sẽ là người dửng vô cảm trong mắt hết thảy mọi người. Nhờ vậy, tôi cũng thấm thía một điều: khi mình đối tốt với một ai đó thì rất dễ để quên đi nhưng khi mình cư xử không phải với người khác thì sẽ ân hận mãi, thậm chí là suốt đời.

ĐẶC QUYỀN VÀ QUYỀN MIỄN TRỪ CỦA NGHỊ VIÊN

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Phát ngôn cho xứng danh Nghị sĩ (09/11/2014)


Có lẽ nhiều năm rồi, đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) khóa 13 này, vấn đề năng lực làm đại biểu QH mới được đặt ra thẳng thắn và gay gắt trong các phiên thảo luận về Luật Tổ chức QH và Luật Bầu cử QH. Đây cũng là kỳ họp có nhiều chuyện làm nóng dư luận xã hội sau các phát ngôn của đại biểu. TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có cuộc trò chuyện với ĐĐK về kỹ năng làm đại biểu, về năng lực phát ngôn và xây dựng hình ảnh mà đôi khi, những điều này lại chưa được coi trọng.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng/Ảnh: Hoàng Long

Quyền miễn trừ đối với đại biểu QH ở Việt Nam không lớn, chỉ là tương đối

PV: Thưa ông, có thể hiểu về quyền miễn trừ của Đại biểu QH Việt Nam như thế nào? Và quyền của một nghị sĩ ở ta khác với các nước khác ở chỗ nào?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Quyền miễn trừ của đại biểu QH có thể được hiểu là quyền được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây là một quyền tương đối hạn chế. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu QH nếu không có sự đồng ý của QH hoặc trong thời gian QH không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ QH; trong trường hợp đại biểu QH phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH xem xét, quyết định”.

Như vậy, được sự đồng ý của QH hoặc của Ủy ban Thường vụ QH, thì các hành động áp đặt chế độ trách nhiệm hình sự vẫn có thể được tiến hành. Hay nói cách khác, QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH có thể chấm dứt hiệu lực của quyền miễn trừ. Thực ra, quyền là quyền của QH, của Ủy ban Thường vụ QH đấy, nhưng thử hỏi khi một vị đại biểu đã phạm tội, thì QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH có dễ dàng trong việc không đồng ý cho truy tố hay không?

Ở các nước, quyền miễn trừ của các nghị sĩ được áp dụng rất khác nhau. Ở một số nước, quyền này được coi là một quyền tuyệt đối: còn làm Nghị sĩ thì không thể bị truy tố. Ở một số nước khác, quyền này là khá hạn chế. Ví dụ, nghị sĩ chỉ có quyền miễn trừ khi ở trong nhà QH hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ nghị sĩ của mình. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tổng thư ký nghị viện, xu thế chung là quyền miễn trừ dành cho các nghị sĩ đang bị ngày càng giảm bớt trên phạm vi toàn cầu.

Làm sao có thể tranh luận một cách tự do, nếu chưa phát biểu đã lo bị kiện

Thưa ông, trên thế giới người ta còn nói tới đặc quyền của các Nghị sĩ. Đặc quyền khác với quyền miễn trừ như thế nào? Các đại biểu QH của nước ta có đặc quyền không?

- Đúng là trên thế giới, ngoài quyền miễn trừ ra người ta còn nói tới đặc quyền của các Nghị sĩ. Và để cho chế định nghị viện có thể vận hành được thì người ta coi trọng đặc quyền hơn quyền miễn trừ rất nhiều. Đặc quyền và quyền miễn trừ là hai khái niệm khác nhau. Đặc quyền là quyền không phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự về phát biểu và biểu quyết trong nghị viện. Còn quyền miễn trừ là quyền không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội.

Sở dĩ, đặc quyền quan trọng là vì nghị viện là nơi để tranh luận. Làm sao người ta có thể tranh luận một cách tự do, trung thực nếu như chưa phát biểu đã lo bị kiện- kiện đòi bồi thường danh dự, hoặc kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Trong khi tất cả các Nghị sĩ trên thế giới đều có đặc quyền thì các đại biểu QH của chúng ta lại không có đặc quyền này. Pháp luật của nước ta không cho các vị đại biểu quyền này. Thực ra, Hiến pháp năm 1946 Khoản 2 Điều 40 đã dành cho các đại biểu đặc quyền này: "Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện”. Rất tiếc, sau khi chúng ta ban hành các hiến pháp mới thì tất cả các hiến pháp sau này kể cả Hiến pháp năm 2013 vừa được ban hành, đều không quy định về đặc quyền.

Đặc quyền quan trọng hơn quyền miễn trừ rất nhiều. Bởi vì, nếu có đặc quyền thì đại biểu mới có thể hoạt động có hiệu quả được. Tuy nhiên, vì không có đặc quyền nên khi phát biểu ý kiến, kể cả ở Hội trường các vị đại biểu QH của ta nên thận trọng. Đã có một vài đại biểu bị kiện đòi bồi thường thiệt hại hợp đồng. Mặc dù, vị đại biểu có liên quan này chưa phải bồi thường, thế nhưng rủi ro thua kiện và phải bồi thường vẫn treo lơ lửng.

Không có đặc quyền, hoạt động ở Nghị viện rất dễ rủi ro

Vì sao việc bỏ đặc quyền của Đại biểu theo ông là điều đáng tiếc? 

- Rất đáng tiếc! Đặc quyền là điều kiện hết sức quan trọng để vận hành thể chế. Bởi vì, như đã nói ở trên, QH là nơi để tranh luận, nơi để nói. Quốc hội tiếng Pháp là "Parlement” có nghĩa là nói. Thế mà nói cái gì anh chẳng dám nói, nói gì anh cũng sợ thì làm sao anh tranh luận được, làm sao anh làm chức năng đại diện?! Hoạt động ở nghị viện mà không có đặc quyền thì sẽ có rủi ro.

Rủi ro cho đại biểu hay cho xã hội, thưa ông?

- Rủi ro cho đại biểu cũng chính là rủi ro cho xã hội. Bởi vì nếu không có đặc quyền, đại biểu sẽ không thể đại diện đầy đủ cho lợi ích đa dạng, chính kiến đa dạng của xã hội. 

Ví dụ cụ thể trong trường hợp phát biểu của đại biểu làm thiệt hại về kinh tế, hoặc danh dự của tổ chức, cá nhân thì họ có quyền kiện mà đại biểu không được miễn trừ trách nhiệm?

- Rõ ràng là như vậy! Nghĩa là đại biểu không được giải phóng khỏi trách nhiệm hình sự và dân sự. Trường hợp như của đại biểu QH Đỗ Văn Đương, nếu như nước ngoài thì đặc quyền sẽ được áp dụng. Vì ông Đương nói trong tòa nhà QH và ông có đặc quyền. Nhưng ở Việt Nam làm gì có đâu. Tôi khẳng định là Đại biểu QH ở Việt Nam không có đặc quyền. Không có đặc quyền thì phải luôn nhớ rằng, khi phát biểu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như dân sự. Mà trong nền kinh tế thị trường thì chuyện liên đới đến trách nhiệm dân sự là khá nhiều. 

Quốc hội là nơi để nói…

Đó chính là rủi ro đối với đại biểu QH hiện nay, thưa ông? Và nó hạn chế quyền của đại biểu?

- Thực chất ở Việt Nam những năm qua, việc chưa có đặc quyền cho đại biểu chưa thành vấn đề lớn. Cũng chưa có đại biểu nào vướng vào việc phải chịu trách nhiệm dân sự hay hình sự bởi phát ngôn. Nhưng chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, chúng ta tôn trọng quyền con người, chúng ta đang xây dựng theo mô hình các cơ quan nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp kiểm soát lẫn nhau thì càng ngày rủi ro với đại biểu QH càng nhiều. Mà rủi ro với đại biểu QH là rủi ro với xã hội. Bởi vì tranh luận trong Nghị trường rất khó khăn, ở môi trường cần tranh luận mà không dám nói thì tranh luận cái gì. Trong khi chỉ có tranh luận thì mới có minh bạch được. Không thể nào có một chính sách không tranh luận mà minh bạch được. 

QH là nơi để nói. Nhưng quyền để tránh rủi ro khi nói không có. Bao giờ một chính sách ra đời cũng ảnh hưởng tới nhiều nhóm đối tượng trong xã hội. Vậy phải có tranh luận để biết được tác động tới xã hội, ai sẽ được hưởng lợi từ chính sách, ai sẽ chịu thiệt? Không tranh luận làm sao sáng tỏ được. Rõ ràng rủi ro khi phát ngôn ảnh hưởng đâu phải chỉ tới đại biểu, mà ảnh hưởng đến tính minh bạch của hệ thống. Đại biểu nêu vấn đề để cần có một sự giải trình. Nhưng nếu ngay khi đại biểu nêu vấn đề người ta đã dọa kiện thì người ta đâu có cần giải trình nữa. Thành thử quyền đại biểu như điều kiện tiên quyết để vận hành thể chế. Không có cái này thì cái khác sẽ không vận hành. Đó là lý do tại sao các đại biểu, nghị sĩ ở rất nhiều quốc gia có đặc quyền. 

…nhưng nói phải thông tuệ, có trình độ, có chứng cứ

Nếu đặt vấn đề ngược lại, giả sử nếu đại biểu QH Việt Nam có đặc quyền, liệu có e ngại những phát ngôn sẽ vì thế mà thiếu cẩn trọng không, ví dụ có thể gây ra những thiệt hại kinh tế thực sự?

- Đừng có lo như vậy, bởi vì ngay khi có đặc quyền thì chỉ được có quyền không bị truy cứu về hình sự và dân sự khi phát ngôn. Còn có trách nhiệm thứ 3 là trách nhiệm chính trị. Không có luật nào khiến đại biểu thoát khỏi trách nhiệm chính trị cả. Nghĩa là nếu phát ngôn thiếu cẩn trọng, bừa bãi thì sẽ mất uy tín. Thành thử khi nói cho dù là không bị truy cứu thì đại biểu cũng phải phát ngôn cho xứng danh là một Nghị sĩ. Nhất là với sự phát triển của báo chí và mạng xã hội hiện nay. Hoàn toàn không nên quan niệm dù đã có quyền miễn trừ hoặc đặc quyền mà được giải phóng về trách nhiệm. Chỉ được giải phóng khỏi trách nhiệm hình sự và dân sự thôi, còn trách nhiệm với uy tín cá nhân, trách nhiệm với hình ảnh trước công chúng, trách nhiệm chính trị sẽ khiến người ta không thể muốn nói gì thì nói. Nói phải thông tuệ, có trình độ, có chứng cứ. 

Làm đại biểu có 2 việc ở đỉnh của khó: Đại diện cho cử tri và làm nhà lập pháp chuyên nghiệp

Điều ông đang nói lại liên quan đến một vấn đề được các đại biểu đang đề cập, đó là năng lực làm đại biểu?

- Làm đại biểu QH phải làm được 2 việc cực kỳ khó. Thứ nhất, là việc làm chức năng đại diện cho người dân đã bầu ra anh. Thứ hai, là một nhà lập pháp chuyên nghiệp.

Để làm chức năng đại diện thì phải làm được mấy việc, đó là giữ được quan hệ với cử tri, lắng nghe ý kiến của họ và thứ ba là phải xử lý được vấn đề của người đã bầu ra mình yêu cầu. 

Ở yêu cầu thứ 2 là một nhà luật pháp chuyên nghiệp thì cũng phải làm tốt được mấy việc. Một nhà lập pháp chuyên nghiệp thì phải tác động được đến nghị trình. Tức là phải thuyết phục được những vấn đề cần ưu tiên, nếu không sẽ làm việc mà người khác đề ra cho mình. Việc thứ hai, là phải có chuyên môn trong lĩnh vực của mình và tác động tới nó bằng pháp luật, bằng chính sách. Tác động bằng cách nào? Có thể bằng hiểu biết để xây dựng luật. Có khả năng để thương lượng hoặc thuyết phục với các đại biểu khác. Đó là kỹ năng của nhà luật pháp chuyên nghiệp. Những việc này đều ở trên đỉnh của sự khó khăn, không phải người nào với trí tuệ năng lực bình thường cũng có thể làm được. Thế mà ở ta nhiều đại biểu lại kiêm nhiệm, chỉ có 1/3 thời gian dành cho hoạt động QH thì làm thế nào? Đó là lý do dẫn đến đôi khi đại biểu chỉ mang tính hình thức. Trên thế giới 1 đại biểu chuyên nghiệp người ta sẽ có 1 nửa thời gian làm việc ở QH để làm luật, làm chính sách, 1 nửa thời gian tiếp xúc với người bầu ra mình để làm người đại diện. Như vậy thì người dân mới có người đại diện thực sự. Và thường người dân chỉ cần kiến nghị với đại biểu là xong. Đại biểu phải xử lý kiến nghị, yêu cầu của cử tri chứ không phải gửi lên QH xử lý. Đại biểu chính là người có động lực nhất trong hệ thống để xử lý. Bởi vì đại biểu phải phụ thuộc vào lá phiếu cử tri. Thứ hai, là đại biểu có quyền năng để xử lý. Nhưng đó là các đại biểu chuyên nghiệp, phải rất hiểu quyền năng của mình.

Nổi tiếng bằng scandal ở Quốc hội không có lợi gì cho đại biểu

Ông vừa nói tới văn hóa tranh luận, văn hóa nghị trường và đã đến lúc cũng cần đặt vấn đề về năng lực phát ngôn ở nghị trường? Liệu có việc phát ngôn sốc để gây chú ý không, thưa ông?

- Chuyện các đại biểu dùng phát ngôn để gây chú ý như giới showbiz thì tôi nghĩ là không. Nhưng mà 500 con người là 500 tính cách. Các đại biểu có thể hiện tính cách của mình rất khác nhau. Nổi tiếng bằng scandal ở QH chắc sẽ không có lợi gì cho đại biểu nếu muốn trở thành người chuyên nghiệp, hoặc muốn tái cử. 

Việc đại biểu dùng trang cá nhân trên mạng xã hội để công kích nhau thì sao? Nó ảnh hưởng khá lớn tới hình ảnh đại biểu hiện nay, thưa ông?

- Trong môi trường xã hội hiện nay thông tin mạng rất quan trọng với đại biểu. Nhưng không có nghĩa để công kích nhau, mà là thu thập ý kiến, bày tỏ quan điểm, giữ quan hệ với cử tri. Còn không nó sẽ rất mất thời gian, mà đại biểu QH ít có thời gian để làm việc đó. Lên mạng xã hội là việc bên ngoài nghị trường, nhưng đối với công chúng người ta không phân biệt hoạt động bên ngoài hay bên trong, người ta cứ biết anh là đại biểu. Cho nên đã là người công chúng thì phải giữ hình ảnh, giữ cho mình và giữ cho nhau là quan trọng. Bởi vì cử tri nhìn vào hình ảnh của đại biểu để xem có tin được hay không. Khi người đó là một phần QH thì ảnh hưởng tới cả niềm tin vào QH nữa. Nếu hình ảnh đại biểu trước công chúng không đáng tin cậy thì anh nói gì người ta cũng không tin. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Cẩm Thúy (thực hiện)/ĐĐK

Cực Nóng: CNN đưa tin TỔNG THỐNG MỸ OBAMA BỊ GIẾT

LâmTrực@


Cực Nóng: CNN đưa tin TỔNG THỐNG MỸ OBAMA BỊ GIẾT !



Video:


Sự thật: Chắc do lỗi cậu đánh máy!

CNN chạy dòng chữ: “Biệt kích SEAL khẳng định kết liễu Obama trong cuộc tấn công” xuất hiện trong phần lớn đoạn tin kéo dài khoảng 45 giây đêm 7-11. Các tín đồ mạng xã hội Twitter nhanh chóng phát hiện lỗi sai khó tin đó.
Bản tin trên CNN đang đề cập tới vụ việc đang đặc biệt thu hút sự quan tâm của khán giả về cuộc tranh cãi ai là người thực sự bắn phát súng lấy mạng trùm khủng bố Osama Bin Laden trong cuộc đột kích tại Pakistan năm 2011.
Trong lúc mọi người đang chờ đợi “người bí ẩn” lộ diện trong bộ phim tài liệu dài 2 tập của đài Fox News ngày 11 và 12-11 tới, trang Daily Mail của Anh bất ngờ tiết lộ đã điều tra được danh tính của tay biệt kích SEAL giết bin Laden chính là Robert O'Neill, 38 tuổi – người đã rời khỏi đơn vị số 6 biệt đội SEAL vào năm 2012. Tuy nhiên, trong cuốn sách No Easy Day (Ngày không dễ dàng) xuất bản ngày 4-9-2012, cựu đặc nhiệm SEAL Matt Bissonnette cũng tuyên bố ông mới chính là người tiêu diệt Bin Laden.
Bản tin nói trên của CNN đã đề cập tới vụ tranh cãi này. Ngay khi phát hiện sai sót, đài này lập tức sửa sai. Thậm chí để an toàn, họ sửa chữ "Obama" bằng "Bin Laden"!

Chắc do lỗi cậu đánh máy!

THANH SẮT OAN NGHIỆT VÀ LƯỠI TẦM SÉT TRÊN THIÊN ĐƯỜNG

Thanh sắt oan nghiệt và lưỡi tầm sét trên Thiên đường


Phúc Lai

VNN - Chúng ta quen sống với những tiêu chuẩn kép. Có thể chúng ta dám lên tiếng trước một việc nào đó ảnh hưởng đến bản thân, nhưng nhiều khi, việc có thể ảnh hưởng đến người khác, chúng ta tặc lưỡi cho qua.

Khi viết những dòng này, tôi nhớ đến Giọt nước mắt trên Thiên đường (Tears in Heaven), bài hát rất nổi tiếng của danh ca Eric Clapton, kể về nỗi đau mất mát tột cùng khi con trai ông đột ngột giã từ cuộc sống. Cậu bé 4 tuổi đã rơi từ tầng 53, mãi mãi không trở về...

Còn ngày hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho một người mới ra đi được siêu thoát, còn hai người khác nằm bệnh viện chóng qua khỏi. 

Sáng sớm, một thanh sắt nào đó rơi từ cần cẩu của công trường xây dựng đường sắt trên cao, đường Nguyễn Trãi, Hà Đông.

Chuyện một vật gì đó bỗng nhiên rơi vào đầu người đi đường, không phải bây giờ mới xảy ra. Ít nhất tôi vẫn còn nhớ hai trường hợp: một lần xà sắt rơi chết công nhân ở công trường, còn lần khác, bê tông rơi bẹp xe Honda Civic đi dưới đường.

Lại nhớ, ngày trước trên đường Lạc Long Quân có một công trình thi công khá lâu, mà ngày nào đi qua, tôi cũng sợ cứng cả người vì cái cần cẩu của công trường, phần lớn các hôm khi nghỉ vào cuối ca, cũng treo một vật gì đó và thò ra đường. Hôm thì cái thùng sắt đựng dụng cụ khoảng nửa mét khối, hôm thì cả một cái xe cải tiến bằng sắt. Tôi từng chụp lại cảnh tượng đó, gửi kèm thư điện tử cho một tòa soạn báo mạng, những mong họ đăng để cảnh báo. Nhưng rồi không thấy phản hồi nào, coi như nó rơi vào "im lặng đáng sợ."

Còn trên đoạn đường kia, người nối người, vẫn từng giờ từng phút đi qua đi lại dưới cái xe cải tiến đó, sợ thì có sợ đấy, nhưng vẫn phải sống, coi như là "sống cùng sợ hãi." Lâu dần thành quen, những cái đó trở thành bình thường. Và nếu như một ngày, cái dây cáp hoặc cái móc cẩu đó có vấn đề và xe cải tiến rơi xuống, thì "Trời gọi ai người ấy thưa." Nhìn thấy đấy, biết đấy, nhưng nếu bây giờ bảo ngồi mà viết cái đơn phản ánh, thì chúng ta sẽ có một nghìn lẻ một lý do để ngại ngần. "Thôi, đấu tranh thì tránh đâu...", "Ai người ta giải quyết việc đó, rồi lại xong ấy mà..."

Trong những câu chuyện về tai họa "trên trời" kiểu này, chúng ta dễ tìm thấy ngay sự quy trách nhiệm đầu tiên cho những người đang thi công trong công trình: "vô cảm...", "vô trách nhiệm với tính mạng của người khác..."

Tất cả những điều trên đều đúng cả. Đời sống chúng ta đang sống, không thiếu những sự vô cảm với tính mạng của người khác.

Nhưng..., lúc nào cũng lại là "nhưng".

Thử đặt mình vào địa vị của một người sống trong đô thị của Việt Nam, khi bạn tự đứng ra xây cho mình căn nhà. Chắc chắn trong hoàn cảnh điều kiện hiện nay, tốp thợ đến làm nhà cho bạn sẽ dựng lên trên mái vài thanh sắt hoặc gỗ, dựng lên một hệ thống pa-lăng, dùng một cái máy nổ điêden hoặc động cơ điện và kéo văng tê cái xô cao su đựng bêtông lên tầng ba, tầng bốn nhà bạn. Và cũng chính bằng hệ thống đó họ kéo đủ các thứ khác lên: gạch, gạch lát... rồi tời đủ các thứ xuống.

Và bạn hãy hiểu cho rằng cái hệ thống cần trục tự chế tầm cỡ ấy, hoàn toàn có khả năng thả nguyên cái xô bêtông hoặc chục viên gạch vào đầu ai đó đi bên dưới. Bản thân tôi cũng vừa nghe chuyện người quen có mẹ vợ, bị chính công nhân xây dựng nhà cho mình, quẳng một thùng sơn vào đầu theo cách như vậy và qua đời ngay tại chỗ.

Nguy hiểm vậy đó. Nhưng đặt trường hợp là bạn, liệu bạn có đủ can đảm móc túi trả thêm tiền cải tiến "công nghệ cũ" - cần cẩu "chạy bằng cơm", hoặc thuê một cái thang máy (vận thăng) đúng tiêu chuẩn an toàn hay không? Có lẽ phần nhiều là không, hoặc nếu bạn làm, cũng sẽ không có ai đánh giá cao điều đó.

Năm ngoái nhà tôi sửa nhà, và đội thợ cũng sử dụng "công nghệ cần trục" kiểu đó. Nhà có sân, nên việc người đi lại dưới cái "cần cẩu" là không có, nhưng bản thân tôi, thú thực cũng chưa rõ nếu nhà không có sân mà việc đó diễn ra ở đường đi công cộng, thì tôi có dám móc hầu bao trả cho cái sự "an toàn xa xỉ" đó hay không.

Cũng có thể chúng ta cho rằng, chủ thầu xây dựng thì trong mười người, học đại học xây dựng may ra chỉ được một, và trong một người đó không biết anh ta có chấp hành những quy tắc về an toàn lao động hay không. Nhưng trước hết, chúng ta cần tự vấn bản thân chúng ta cái đã. Có thể ở những môi trường khác, một nước khác, những việc tiềm tàng rủi ro như thế, con người không bao giờ dám làm, không bao giờ nghĩ đến được làm, thì ở ta, lại trở thành bình thường.

Bởi vì chúng ta quen sống với những tiêu chuẩn kép. Có thể chúng ta dám lên tiếng trước một việc nào đó ảnh hưởng đến bản thân, nhưng nhiều khi, việc có thể ảnh hưởng đến người khác, chúng ta tặc lưỡi cho qua, vẫn để cho nó được tiến hành. Nếu tất cả chúng ta đều dễ dãi như thế, từ bản thân chủ công trình, người thi công đến chính quyền cũng dễ dãi chỉ "phạt cho tồn tại", thì làm sao mỗi người trong số chúng ta, thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó.

Nói một cách khác, thiên đường và địa ngục, chính chúng ta tạo ra, không phải ai khác. Chừng nào mà chúng ta còn sống với "tiêu chuẩn kép", thì "thiên đường" luôn luôn có những "lưỡi tầm sét" treo lơ lửng trên đầu sẵn sàng giáng xuống.