Dư luận viên Phạm Thịnh
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng việc thành lập Học viện Tòa án trong dự thảo Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi là trái thẩm quyền.
Chiều nay 13/3, tại phiên họp thứ 26 của ủy ban thường vụ quốc hội, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Luật tổ Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Trong dự thảo có nêu nội dung mới về việc thành lập Học viện Tòa án. Trong đó, dự thảo quy định: “ Học viện Tòa án thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo pháp luật; đào tạo nguồn bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức danh tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh tư pháp khác trong Tòa án nhân dân; nghiên cứu khoa học.
Học viện Toà án gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc Học viện; các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc thành lập các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Học viện Tòa án, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cụ thể của các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định”.
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội (Ảnh: Phạm Thịnh)Góp ý vào nội dung này trong dự thảo luật, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng nội dung này là trái luật giáo dục và luật giáo dục đại học.
“Thành lập, sát nhập cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ. Dự án Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đã vượt thẩm quyền”, GS Đào Trọng Thi lý giải.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng khẳng định: “Điều này là trái luật chứ không phải là không hợp lý”.
Vì vậy, việc thành lập các viện, khoa, trung tâm đào tạo trong Học viện Tòa án cũng là không đúng. “Điều này không đúng và nên bỏ”, GS Đào Trọng Thi kết thúc góp ý.
Cũng có cùng những nhận xét này, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng việc thành lập Học viện Tòa án phải thống nhất theo luật giáo dục và luật giáo dục đại học.
“Bây giờ các đồng chí thành lâp học viện, vài năm sau lại đổi đại học tòa án, cao đẳng tòa án … sẽ rất khó sửa”, ông Lý tỏ ra băn khoăn.
Điều 27 Luật giáo dục đại học
Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học
1. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đại học, học viện, trường đại học công lập; quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Phạm Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét