Dư luận viên Mõ Làng
Khi trả lời phỏng vấn của RFA, tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nói: "theo tôi không nên nhìn nó nặng về góc độ văn hóa, mà nó phải xét dưới góc độ chính trị. Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi".
Những ngày vừa qua cuộc chính biến đường phố ở Ukraina đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà phân tích trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Truyền thông đã đi sâu mổ xẻ nhiều mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tìm nguyên nhân. Trong vô vàn những nội dung được bàn đến có một vấn đề về văn hóa rất thú vị đã khơi mào cho những tranh luận với quan điểm riêng. Đấy là “Liệu có nên giật đổ những tượng đài lịch sử?” như kiểu dân Ukraina đã làm với tượng Lenin.
Theo TS. Vũ Minh Giang (Đại học quốc gia Hà Nội) thì hành động của người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin vừa qua, nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì đó là điều không nên làm, và theo ông, cần hiểu tất cả đều là một phần của lịch sử. Ông cho rằng, đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, và gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì đều đáng lên án. Ông nói:
Chuyện kéo đổ tượng Lênin sau đó đập chân, đập tay lấy đi bán hay làm cái việc gì đó thì tôi không biết họ thuộc tầng lớp nào. Nhưng tôi cho rằng hành động đó xét dưới góc độ văn hóa, và ứng xử của người trí thức mà tôi nghĩ nhẹ thì là manh động, nặng thì là thiếu văn hóa.
Trái ngược với ý kiến của TS Nguyễn Minh Giang, phản ứng trước ý kiến cho rằng việc đập tượng Lênin ở Ukraine là một hành động manh động và thiếu văn hóa, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh cho rằng, nên hiểu việc đó là việc đập bỏ các tượng đài mang tính chất chính trị, tượng Lênin là biểu tượng cho một chế độ chính trị, chứ nó không phải là biểu tượng cho tư tưởng Cộng sản như tượng của Karl Marx, cái mà hầu như người dân không có nhu cầu đập bỏ. Đồng thời, đó là hành động mang tính chính trị phát sinh từ khát vọng tự do, chống chế độ độc tài và chỉ là hành bộc phát của người dân. Do đó theo bà, không nên xét tới góc độ văn hóa trong trường hợp này. Bà nói:
Cách nhìn này là phiến diện, theo tôi không nên nhìn nó nặng về góc độ văn hóa, mà nó phải xét dưới góc độ chính trị. Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi. Đây là hành động mang tính biểu tượng, thể hiện mong muốn cho mình một chế độ dân chủ hơn
Tôi không hiểu vị tiến sỹ này nói gì nửa, có lẽ đây là một nhận định mang tính tha hóa về tư tưởng, trống rỗng về lịch sử.
Lâu nay, tôi vẫn đọc những bài viết của Phương Anh về giáo dục và tìm được ở đó những kiến giải hay, những phản biện sắc sảo. Xin nói thêm, Vũ Thị Phương Anh bảo vệ luận án tiến sĩ ở Úc, năm 36 tuổi. Đến nay, bà đã làm việc trong ngành giáo dục 28 năm và hiện là Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù đứng trong hệ thống giáo dục nhưng người phụ nữ này được biết đến như một tiếng nói phản biện khá bền bỉ chung quanh những bất cập của ngành này với những góp ý thẳng thắn và tấm lòng chân thực dành cho giáo dục. Còn chuyện những nhận định, đánh giá về chính trị thì ít thấy. Vậy mà, hôm nay bỗng dưng vị TS này lại có một đánh giá có tính bộc lộ sự trống rỗng kiến thức đến thế.
Xưa nay, những nhân vật lịch sử như Lenin, Hồ Chí Minh hay Neru đều là đại diện cho một chế độ chính trị thực tiễn, trung tâm của những biến cố lịch sử. Không như Mark, chỉ xây dựng những luận thuyết, Lenin, Hồ Chí Minh, Neru còn tổ chức tập hợp nhân dân làm cách mạng thay đổi chế độ, giải phóng cho nhân dân, cho dân tộc nên họ là nhân vật của lịch sử, gắn liền với biến cố lịch sử, một giai đoạn lịch sử. Họ tồn tại gắn liền với một giai đoạn lịch sử. Sao lại coi họ chỉ có giá trị đại diện cho một học thuyết chính trị?
Lịch sử là lịch sử, nó tồn tại khách quan không ai bác bỏ được, không ai bôi xóa được. Tôn trọng lịch sử là một hành vi văn hóa đấy chứ. Xưa nay, chẳng ai nghĩ và nói rằng Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung là những ông vua đại diện cho chế độ phong kiến lạc hậu nên phải phế bỏ họ ra khỏi lịch sử của những người cộng sản cả, phải không tiến sỹ? Và chế độ cộng sản chưa bao giờ đào mồ, giật đổ tượng của các vị ấy cả, phải không tiến sỹ? Chưa nói rằng Lenin, Hồ Chí Minh, Neru là những vĩ nhân đã quên mình đấu tranh chống lại sự bất công, tàn ác giành lại cuộc sống tự do cho nhân dân.Sao lại coi hành vi giật tượng Lenin là việc phế bỏ“một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân”?
Đấy là chưa nói rằng, hành động đập lăng, đào mồ, tru di tam tộc là hành động trả thù man rợ đáng bị lên án. Ở Việt Nam ta, câu chuyện không thấy ghi trong lịch sử bia đá nhưng trở thành bia miệng về hành vi đào mồ lấy xương cụ Phan Đình Phùng, trộn thuốc súng bắn xuống sông Lam của Nguyễn Hữu Bài trong vụ trấn áp phong trào cần vương vẫn còn đó. Cách làm này càng không phù hợp với thời đại ngày nay, khi mà đối thoại là cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề bất đồng. Trong lịch sử, việc phá lăng hay đập mộ là hành động trả thù của kẻ chiến thắng đối với kẻ thua trận và đối với người quá cố là điều luôn bị xã hội lên án.
Nhớ lại mới đây đám tâm thần Nguyễn Đắc Kiên định kéo đổ tượng Lenin, vác búa đến định đập lăng Hồ Chí Minh đã bị xã hội lên án. Kể cả khi chúng tự xưng là Pháp luân công thì liền bị cộng đồng Pháp luân công Việt Nam tẩy chay.
Thế nới biết, lịch sử dù nó là vật chất hay phi vật chất đều là tồn tại khách quan không ai bôi xóa được. Tôn trọng lịch sử là hành vi văn hóa mà cả kẻ thắng, người bại, tiền nhân và hậu thế đều phải làm.
Không có gì biện giải được cho việc giật đổ tượng đài lịch sử, phải không bà tiến sỹ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét