***
Mới đây nhạc sỹ Trần Long Ẩn đã nói một câu mà có lẽ các nhà làm tư tưởng cũng như bộ máy tuyên truyền của ta nhất là người đứng đầu ban tuyên giáo ông Võ Văn Thưởng nên suy nghĩ
“63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm”. Có lẽ chưa bao giờ mặt trận truyền thông tuyên truyền chúng ta lại kém cỏi và buông lỏng như bây giờ, đó là một sự thật mà nhiều nhà quản lý đang ăn cơm bổng lộc của triều đình nên thừa nhận. Ngoài 63 đài trên khắp các tỉnh thành, gần 1000 tờ báo tạp chí, gần 20 ngàn phóng viên nhà báo. Lời phát biểu nhạc sỹ Trần Long Ẩn mà có lẽ đã đến lúc các nhà làm tư tưởng cũng như bộ máy tuyên truyền của ta nhất là người đứng đầu ban tuyên giáo nên nên suy nghĩ xem lại mình đã làm đúng chức năng tuyên truyền hay chưa.
“63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm”. Có lẽ chưa bao giờ mặt trận truyền thông tuyên truyền chúng ta lại kém cỏi như bây giờ, đó là một sự thật mà nhiều nhà quản lý đang ăn cơm bổng lộc của triều đình nên thừa nhận. Nhưng rõ ràng chúng ta đang thua trên mặt trận truyền thông với các thể lực thù địch.
Vậy nguyên nhân từ đâu?
Trước hết phải nói về đài báo địa phương, các cơ quan ngôn luận của đảng bộ tỉnh viết lách quá nghèo nàn, không phản ứng nhanh nhạy với những thông tin xuyên tạc của các thế lực chống phá. Những đài nào có lượng khản giả đông đảo thì họ lại không chủ tâm mảng tuyên truyền và phản biện, chạy theo kinh tế thị trường là chính. Như đài truyền hình vĩnh long rất đông đảo đọc giả, nhưng những chương trình phát thanh nào có bài tin nào đưa tin phản biện? Thậm chí họ còn cho phát cả nhạc ngụy quyền mà theo họ là hợp với thời đại. Đó chưa kể tờ báo địa phương không có độ bao phủ mạnh, và hơn nữa trong những trường hợp liên quan tới vấn đề tôn giáo được cho là nhạy cảm, muốn đăng bài cần phải có ý kiến của người đứng đầu bộ máy quán lý tuyên truyền địa phương, nói thắng ra bị trói buộc khó phát huy khả năng của mình.
Về báo chí nói chung
Nếu nói không quá khi cho rằng “ báo chí ngày nay đã xa rời tôn chỉ nhà nước xã hội chủ nghĩa” xã hội bây giờ mà báo chí đang hướng tới là một xã hội đa nguyên như những gì mà báo chí phương tây từng tô vẽ. Hướng tới một nhà nước đa nguyên đa đảng.
Hiện nay Cả nước có gần 1000 tờ báo tạp chí, có 20 ngàn phóng viên nhà báo. Và thử hỏi có được bao nhiêu tờ báo, nhà báo đấu tranh lại những phán ánh đi ngược chủ trương đường lối của chế độ? Không tin bạn lên mạng xem, 10 nhà báo thì có 9 nhà báo toa rập với những thông tin của những kẻ chống đối đem ra. Có những tờ báo thậm chí dùng cây viết của mình đăng những bài viết cực kỳ mất dạy nhất là tuổi trẻ và thanh niên, hai tờ báo có xu hướng bài viết ca ngợi ngụy quyền, theo chủ nghĩa đa nguyên bất tuân những đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.
Một đứa phản động viết bài cùng lắm vài trăm chia sẻ, ngàn lượt like là cùng, nhưng một bài báo đi chệch hướng đường lối nó vô cùng nguy hại với những người đọc, bởi ai cũng tin rằng báo chí là của nhà nước, và những gì báo chí đem ra là thông tin chính thống , và họ xem đó là đường lối của đảng. Khi người dân tin rằng thông tin báo chí chính thống đưa tin thì đó là thông tin của đảng và chế độ và họ tin theo cũng là điều dễ hiểu., không ngẫu nhiên mà nhiều lớp trẻ ngày nay họ xem việc vinh danh ngụy quyền là đường lối chủ trương của đảng, nhưng không ai hiểu rằng hành động đó lại xuất phát từ một số tờ báo một số người trong làng báo mà thôi.
Sau khi Liên Xô sụp đổ đảng ta đã chỉ ra 4 suy thoái đó là chệch hướng xhcn, tham nhũng, sự chống phá của các thế lực thù địch và kinh tế. Hiện giờ ta mới chỉ giải quyết xong bài toán kinh tế còn lại ba cái kia vẫn đang hiện hữu. nhất là vấn đề đổi màu xhcn chệch hướng mô hình nhà nước xhcn. Khii nhà nước vẫn đang ra sức định hướng nền kinh tế định hướng xhcn thì báo chí lại tô vẽ một hình mẫu kinh tế phương tây đa màu sắc và nhuộm cho người dân một hình mẫu đó là ưu việt, khi phương tây ưu việt chắc chắn họ sẽ nói mô hình xhcn là lạc hậu cần loại bỏ. Đó là nguy cơ hiện hữu mà đảng ta đang đấu tranh khắc phục.
Dù là một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, sau một thời gian dài đi theo nền kinh tế thị trường chúng ta dần đánh mất bản chất một nhà nước cách mạng vô sản, bỏ ngỏ qua nhiều vấn đề tư tưởng nhất là quán lý hệ thống truyền thông báo chí. Mà như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tầng cánh báo rằng.
"Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết “có việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi nhưng chỉ cần 10 sứ giả là có thể hoàn thành; một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước; ngày nay làn sóng điện thay thế các thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người; 1 đô la chi cho tuyên truyền thì có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng; kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 đòn đột phá, 4 mũi xung kích chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.
Đánh mạnh về cải cách giáo dục, là cho thế hệ Việt Nam sau này xa rời mô hình chủ nghĩa xã hội, và cuối cùng chả ai còn nhớ bản chất nhà nước chủ nghĩa là gì, đánh quỵ nền kinh tế để cô lập về của cải vật chất phải dựa hắn vào viện trợ và sự đối chác nước ngoài, tấn công trực tiếp vào uy tín của đảng để nó tự sụp đổ. Đó là ba mũi giáp công mà báo chí và những bực thầy lật đổ phương tây đang áp dụng. Bài học Liên xô chưa phải là cũ nhưng có vẻ lãnh đạo chúng ta khó lòng học thuộc. Bản chất của nền báo chí cách mạng là phục vụ lợi ích nhân dân và cách mạng chứ không phải một nền báo chí, toa rập với truyền thông phương tây chía mũi dùi vào chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét