Mõ Làng
Chuyện Phạm Chí Dũng bị khởi tố hình sự, bắt tạm giam đối với hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" đã được loan báo khá rầm rộ trên mạng. Đó cũng là lí do khiến cho câu chuyện được bàn luận khá rôm rả và được dư luận chú ý một cách đặc biệt dù nếu ai theo dõi Dũng đều biết hoặc dự báo được.
Trong đó phải kể đến việc việc cư dân mạng, nhiều trang báo chí chính thống nhà nước bóc mẽ hành trình tha hóa, đổi màu của Dũng từ một hạt giống đó, một nhân tố có cơ hội phát triển thành một nhà dân chủ chuyên chọc ngoáy chế độ.
Về chuyện này, trên báo Công an nhân dân có đoạn viết: "Vậy nhưng có lẽ ít ai biết, trước khi được kết nạp vào giới “dân chủ”, Phạm Chí Dũng từng là một “hạt giống đỏ”. Sinh năm 1966, tại Đồng Tháp, cha đẻ của Phạm Chí Dũng là ông Phạm Văn Hùng (còn gọi là Ba Hùng), cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Bản thân Phạm Chí Dũng được đào tạo bài bản, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, có học vị tiến sĩ về kinh tế. Trong một thời gian dài, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, không nối tiếp truyền thống gia đình, Phạm Chí Dũng đã tự chuyển hoá, trở thành một đối tượng cơ hội chính trị nguy hiểm. Năm 2012, khi vẫn công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng đã bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Đến năm 2013, Phạm Chí Dũng chính thức ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và kể từ đây, ông ta bắt đầu quá trình chống đối quyết liệt. Ông ta lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để sản xuất, đăng tải nhiều bài viết có nội dung kích động chống đối, công kích Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ. Tần suất viết bài diễn ra một cách liên tục".
Tờ báo là cơ quan của Bộ Công an này đã nhận diện thủ đoạn hoạt động, là nguyên nhân khiến cho nhiều người đánh giá Dũng là một “tay viết” khá lão luyện trong giới “dân chủ” như sau: "Lợi dụng tâm lý tò mò của quần chúng nhân dân, Phạm Chí Dũng thường xuyên viết những bài có hơi hướng, màu sắc “thâm cung bí sử” về giới chính trị và lồng ghép trong đó những quan điểm, tư tưởng, nội dung sai trái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người đọc. Trước các sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là trước Đại hội Đảng các cấp, Phạm Chí Dũng cùng đồng bọn hoạt động với tần suất dày đặc hơn nhiều lần, đưa ra các thông tin trái chiều khiến dư luận hoang mang".
Dưới góc nhìn và sự theo dõi khá thường xuyên của Mõ thì đây là điều hoàn toàn chính xác. Dù Dũng không hoàn toàn biết, hoặc biết chi tiết về những câu chuyện trong nội bộ Đảng, nội bộ chế độ, nhưng với những câu chuyện được nghe qua, có đôi chút gì đó là sự thật hoặc chỉ là tin đồn; dưới sự dày công của mình Dũng đã dựng lên không biết bao nhiêu là chuyện, trong đó nổi bật hơn cả là những câu chuyện đấu đá giữa phe này, phe kia trong Đảng, trong chế độ... mặc dù đa phần chỉ là suy diễn, dựng chuyện.
Thông qua những câu chuyện của mình, Dũng đã làm cho bộ mặt chính trường tại VN xấu đi trông thấy, nó ít nhiều khiến cho niềm tin của một bộ phận người dân vào chế độ suy giảm.
Có một điều đáng nói khác, đó là do đã từng có thời gian công tác tại ban Nội Chính thành ủy Hồ Chí Minh, nên Dũng rất hiểu, đưa tin vào thời điểm nào sẽ tạo ra hiệu ứng nhất. Do đó, vào những thời điểm quan trọng như đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội hay những thời điểm dậy sóng của dư luận liên quan những vấn đề nóng, Dũng đều đưa ra những bài viết để khuấy động dư luận. Sự cộng hưởng từ những nhà đài quốc tế có tư tưởng thù địch với VN nư RFA, VOA, BBC... khiến cho những câu chuyện không phải là sự thật, bị đánh tráo về mặt bản chất lan xa, rộng, và gây nên những hiệu ứng xã hội xấu...
Đời sống chính trị của một đất nước, một chính đảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lòng tin của người dân vào đất nước, chính đảng đó. Và với những gì đã thực hiện, thông qua những bài viết của mình, Phạm Chí Dũng đã tạo dựng những hiệu ứng xấu, và làm cho niềm tin ấy được diện tiến theo chiều ngịch... Hành vi của Phạm Chí Dũng vì thế hoàn toàn dễ hiểu khi được đánh giá là nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng xấu tới xã hội nên việc áp dụng những chế tài đối với anh ta hoàn toàn là chuyện dễ hiểu. Đó là chưa nói những hành vi của anh ta đã được luật hóa, điều chỉnh và trước anh ta đã có nhiều người bị xử lý, được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Có một chi tiết khác, được nói đến trong bài báo của Báo công an nhân dân ở trên: "Năm 2012, khi vẫn công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng đã bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Thời điểm này Dũng đã bị tạm giam một thời gian sau đó được tha bổng cho về nhà và không chịu bất cứ sự truy cứu trách nhiệm từ cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên cần hiểu rằng, không phải lúc đó cơ quan thực thi pháp luật non yếu chứng cứ hay vì một lí do đó mà tha bổng cho Dũng. Họ hoàn toàn có thể bắt, kết tội, bỏ tù Dũng nhưng một lần nữa, truyền thống dân tộc (khoan hồng, cho người ta thêm cơ hội để sửa chữa) đã cứu Dũng. Truyền thống gia đình, đặc biệt là những cống hiến của ông Cụ thân sinh đã cho Dũng cái cơ hội ngàn vàng ấy. Nhưng như đã biết, Dũng hoàn toàn không ý thức được điều đó và trượt dài trên hành trình tội lỗi, tự dẫm đạp lên truyền thống gia đình, sự ưu ái từ quý cấp chính quyền, cơ quan chức năng, tự đào thải mình ra khỏi những hệ giá trị... và lạc lối...
Cái giá và cái kết hôm nay Phạm Chí Dũng nhận được vì thế không phải là điều gì đó quá bất ngờ, xa lạ hay phi lý như những kẻ đồng đảng của Dũng phát ra sau khi biết tin Dũng bị bắt. Nó hoàn toàn có nguyên cớ, Dũng đã được trao gửi cơ hội nhưng đã từ chối và chấp nhận lối đi riêng. Và khi dám dấn thân cho những điều trái ngược thì có lẽ Dũng cũng đã tự xác định cho mình những cái kết, những hệ lụy có thể đến. Vậy nên với bất cứ ai đang bất chấp để bảo vệ Phạm Chí Dũng hãy nên thấu hiểu những gì bên trong; hãy đừng bảo vệ anh ta bằng mọi giá bởi anh ta có những điểm, điều chưa hẳn đã xứng đáng cho cái sự cố gắng của các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét