Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Thảo khấu Đồng Tâm bắt giữ bộ đội và cách đưa tin của báo chí

Nhóm người tại Đồng Tâm tự xưng "Tổ Đồng thuận" bắt giữ bộ đội và cách đưa tin sai sự thật của báo chí trong nước 

Loa Phường 

Chiều ngày 25/11/2019, một nhóm dân tại Đồng Tâm tự xưng "tổ Đồng thuận" do Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu cầm đầu bao vây, bắt giữ xe chở nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm) có di chuyển quân trên xe ô tô qua khu vực Miếu Môn từ khoảng 12h trưa đến gần 16h chiều. 

Chi tiết vụ bắt giữ tại clip cho thấy số "dân Đồng Tâm" trên xúc phạm vô văn hóa, thể hiện thái độ vô cùng cực đoan, đe dọa bắt, giết, khống chế các cán bộ chiến sỹ quân đội, đòi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến chuộc “con tin” mới thả ra: 


Trong khi các thông tin về vụ bắt giữ, xúc phạm, chống lại các chiến sỹ quân đội tràn ngập trên mạng xã hội với đa số thể hiện sự phẫn nộ với chính clip livestream của Lê Đình Công thì trên hàng loạt các tờ báo online (chủ yếu là đăng lại từ Thông tấn xã Việt Nam và Dân Việt) như Thể Thao Văn Hóa, Vietnamnet, 24h, Khoa học đời sống, Zing,... các phóng viên, nhà báo chỉ đưa tin đơn giản: Không có chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ bộ đội, với lập luận mơ hồ và lập lờ rằng: Người dân Đồng Tâm “lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại”, và sự vụ đã được giải quyết êm đẹp. 

Nếu so sánh clip quay trực tiếp từ vụ việc diễn ra chiều 25/11/2019 vừa qua với những bài báo đưa tin sau đó, quả thực người đọc/ xem sẽ nhận thấy có một khoảng cách lớn giữa những gì diễn ra trong thực tế và những gì đã được các nhà báo che giấu đi. 

Thứ nhất, thực tế là nhóm "dân Đồng Tâm" do Lê Đình Công và nhóm xưng danh "tổ Đồng thuận" dẫn dắt đã tụ tập rất đông, có kế hoạch và sự phân chia “công việc” rõ ràng cho từng người. Trong đó, một số phụ nữ trong "tổ Đồng thuận" như bà Loan đứng chửi bới những chú bộ đội đang ngồi trong thùng xe, văng tục, thóa mạ những nhân vật như chủ tịch Nguyễn Đức Chung, đại tướng Ngô Xuân Lịch,... Cùng lúc ấy, xe bộ đội bị bao vây bởi nhóm Lê Đình Công, còn ông Lê Viết Hiểu cầm loa đọc diễn văn ra yêu sách chính quyền xử lý vụ việc minh bạch, rõ ràng, công bằng cho "nhân dân Đồng Tâm". Vậy là chỉ trong một khu vực xe bộ đội bị bao vây, có ít nhất ba cảnh đã diễn ra: Cảnh "người dân" văng tục, chửi bậy, quát nạt, xúc phạm thậm tệ các đồng chí bộ đội – Cảnh "người dân" dàn quân đông đảo, bao vây, khống chế không cho xe rời khỏi hiện trường, bắt 1 sỹ quan quân đội phải viết cam kết, tường trình theo ý họ – Cảnh “thủ lĩnh tổ Đồng Thuận” Lê Viết Hiểu đưa ra những yêu sách theo đúng “chủ trương” của "tổ Đồng Thuận" lâu nay. 

Thế nhưng, các phóng viên, nhà báo hoàn toàn bỏ qua tất cả những chi tiết trên, mà chỉ mô tả vụ việc trong đúng một câu ngắn ngủi trên các báo: “Người dân đã lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại.” 

Thứ hai, các bài báo còn không đưa ra được những thông tin rõ ràng, chính xác về vụ việc xảy ra chiều qua: Thời gian bắt đầu và kết thúc vụ việc? Vụ việc xảy ra chính xác ở đâu? Có bao nhiêu người tham gia? Lý do nhầm tưởng là gì? Người dân vây xe như thế nào? Vụ việc cuối cùng đã được giải quyết ra sao? 

Tóm lại, các phóng viên đều không viết bài đúng chuẩn mô hình đưa tin 4W – 1H (What? When? Where? Who? Why? How?), thậm chí còn cố tình đánh tráo khái niệm giữa “vây xe lại” và “bắt giữ bộ đội”, và đưa ra thông tin mù mờ về cái gọi là “có việc nghiêm trọng”. 

Thứ ba, dù có thể người dân “lầm tưởng có việc nghiêm trọng” thật, thì hành vi của nhóm "người dân Đồng Tâm" tự xưng "tổ Đồng thuận" hôm 25/11/2019 qua cũng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Cụ thể là họ đã lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm của người khác; và việc bắt giữ bộ đội thực tế là chống đối người thi hành công vụ. Hành vi của nhóm người này có tính côn đồ, xúc phạm lực lượng quân đội, thể hiện rõ mưu đồ bắt giữ con tin để đòi yêu sách đã có dấu hiệu cấu thành tội hình sự về tội đe dọa khủng bố. 

Thế nhưng, những bài đưa tin trên báo lại hoàn toàn bỏ qua chi tiết này. Việc đánh tráo khái niệm cũng đã phủ nhận hoàn toàn hành vi vi phạm pháp luật của "tổ Đồng Thuận" đội lốt "người dân Đồng Tâm". Vụ việc bắt giữ người có chủ đích khi lên báo lại trở thành một vụ hiểu lầm vô thưởng vô phạt. 

Tất cả những điều này cho thấy một động thái nguy hiểm của phóng viên và các báo như Vietnamnet, Thể thao văn hóa, 24h, Khoa học đời sống, Zing,... Đó là vô tình hay hữu ý đã đưa tin không đúng sự thật, dẫn đến “thanh minh”, “chạy tội” cho những kẻ đội lốt “nhân dân Đồng Tâm” công khai, thách thức pháp luật. Trong khi đó, đa số người dân Đồng Tâm thực sự đang có mặt ở Hội trường trong buổi tiếp xúc với đại diện Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thể hiện sự đồng thuận với kết luận thanh tra, tố cáo băng nhóm Lê Đình Kình và tổ Đồng thuận “có ý đồ” đen tối, lên án những đại biểu Quốc hội như ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng “đổ dầu vào lửa” …. 

Điều đáng bức xúc nữa là, khi đưa tin về buổi tiếp xúc này, những ý kiến xác đáng của đại diện 14 hộ dân thuộc diện nhận đền bù dự án, cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm….thì báo chí chỉ tường thuật hời hợt, không hề đề cập nội dung lên án "tổ Đồng thuận", lên án ông Lê Đình Kình, đề nghị Thanh tra Quốc hội xem xét tư cách 2 ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc, trong khi trước đó thì “tích cực” phản ánh, đưa lên trang đầu, cỡ chữ “đại” những ý kiến của 2 ông nghị này công kích ngược cơ quan chức năng, công an, chính quyền Hà Nội, tiếp lửa cho “điểm nóng” Đồng Tâm, tiếp sức cho nhóm dân khiếu kiện trên lộng hành, phá nát Đồng Tâm trong sự bất lực của chính quyền sở tại ?!? 

Không rõ chủ đích đằng sau các báo trên là gì, song việc đưa tin sai sự thật này sẽ gây nguy hiểm tính mạng những người thi hành công vụ hay những cá nhân chấp hành pháp luật nào đến Đồng Tâm, vì dù họ có được pháp luật bảo vệ, nhưng giới báo chí trong nước – những phóng viên nắm quyền sinh quyền sát về thông tin – lại không hề đứng về phía họ. Đây chính là mối nguy hiểm do những cách đưa tin lập lờ đem lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét