Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Nhà văn Nguyên Ngọc đã giết người dân Thạnh Phong lần nữa

Nhà văn Nguyên Ngọc đã giết người dân Thạnh Phong lần nữa?


Trong bài viết bàn về Bob Kerrey của nhà văn Nguyên Ngọc đang được like, share khủng hiện nay (tức lượng người quan tâm, tranh cãi cực lớn) đã cho rằng, Bob Kerrey chỉ là nạn nhân của chiến thuật gây ra cái chết của hàng triệu người dân Việt Nam vô tội là "để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”)". 

Ông Nguyên Ngọc ca ngợi việc Bob Kerrey “nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình” không thanh minh, bào chữa cho tội ác của mình mà chỉ nhận lỗi là “vĩ đại”, là “nhân văn”, đồng thời kết tội “Việt cộng” (tức những người cầm sung chống quân đội Mỹ-ngụy” mới đáng bị chất vấn về nguyên nhân khiến lính Mỹ phải sử dụng cái chiến thuật “để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường” vì “chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi?”. Với cách “lộn ngược lịch sử” hay “xét lại lịch sử” này, rõ ràng ông Nguyên Ngọc, cựu đại tá Quân đội NDVN sẵn sàng thí tuổi trẻ tham gia “giải phóng đất nước” cùng những tác phẩm cổ vũ lòng yêu nước, chống Mỹ xâm lược làm nên tên tuổi của ông, để rửa sạch mọi tội ác chiến tranh cho Bob Kerrey và đồng đội của ông ta nói riêng, Chính phủ Mỹ thời đó nói chung?

Mời ông Nguyên Ngọc và những kẻ đang tâng bốc về “bài viết thấu tình đạt lý” đầy “nhân văn”, “sâu sắc”, “thấu đáo”, … kia hãy nghe chính người dân Thạnh Phong, nhân chứng và nạn nhân tường thuật về “Việt cộng” là ai, lính Mỹ mà ông Bob Kerrey là đại diện kia như thế nào nhé.

1. Bà Nguyễn Thị Giang, 77 tuổi, người thân của tất cả những nạn nhân Thạnh Phong cho biết, “thường thì lính Mỹ đổ bộ vào xóm chỉ bắt mọi người xếp hàng để hỏi tung tích của đàn ông trong gia đình. Nhiều lần họ lên nhưng không giết ai cả, nên cả xóm không ai đề phòng”.

2.Bà Phạm Thị Lãnh, 77 tuổi, người may mắn không ở nhà cùng 3 đứa con đã thoát nạn thì khi về nhà chứng kiến cảnh lĩnh Mỹ tham gia vụ thảm sát Thạnh Phong vào nhà bà “không tìm thấy người thì vô đập đồ ở trong nhà hết, mâm cơm mới cúng cha chồng cũng bị quăng xuống đất.”.

Cụ bà Lãnh kể lại: "Lúc đó, rất nhiều đàn ông ở xã Thạnh Phong tham gia cách mạng, người theo bộ đội đi biền biệt, người đi du kích dăm bữa nửa tháng mới về một lần". Theo lời bà Lãnh thì lính Mỹ thường xuyên đến bắt bớ người dân để tra hỏi về việc có biết gì đến hoạt động cách mạng không và đàn ông trong làng đi đâu hết.

Tuy nhiên, do trong làng chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em nên không ai biết gì. Mỗi lần càn quét, lính Mỹ đều đập phá đồ đạc, xả đạn lung tung và đốt nhà dân.

3. Bà Nguyễn Thị Lượm (có báo gọi là Bùi Thị Lượm, 60 tuổi, người duy nhất sống sót trong vụ thảm sát) kể lại, ngoài việc càn quét thì Mỹ cũng thường xuyên ném bom, bắn pháo xuống xã Thạnh Phong. Đêm đó, bà Lượm đang ngủ cùng ông bà ngoại, mấy người cô, dì và 10 đứa em họ thì nghe tiếng súng nổ và la hét từ đầu làng vọng lại. Ngay lập tức, cả gia đình tổng cộng 16 người nhảy xuống trảng xê để trốn, tuy nhiên vẫn bị lính Mỹ lôi lên và sát hại.

Về phần bà Lượm, may mắn thoát chết khi lính Mỹ ném một quả lựu đạn, sức ép khiến bà văng xuống trảng xê và bị mảnh đạn găm vào đầu gối. Sau khi toán biệt kích bỏ đi, bà Lượm bò lên kêu cứu và được du kích về chữa trị vết thương.

Đến tận bây giờ, bà Lượm vẫn không hiểu tại sao lính Mỹ lại gây ra thảm sát kinh hoàng như vậy. Họ không hề tra hỏi gì như những lần càn quét trước mà thẳng tay giết hại hết những người có mặt trong xóm.

Trong bài phỏng vấn khác, bà Lượm kể “Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang mang thai. Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng, con số chính xác là 23 nạn nhân. Những người chết là bà nội, là bà con, là đám trẻ con vẫn chơi cùng hàng ngày. “Đứa em họ con cô tôi cũng chết. Mẹ nó đi giao liên chết. Ba nó đi tập kết. Nó về ở với ngoại”, bà Lượm nhớ như in”

4. Còn ông Phạm Văn Nô, 89 tuổi, cậu ruột của bà Nguyễn Thị Giang, tức “Việt cộng”, đối tượng truy lùng, đánh bật khỏi dân của lính Mỹ theo góc nhìn của ông Nguyên Ngọc kể “Lúc đó tôi không có ở nhà, sáng tôi đi dân công, tối làm du kích lâu lâu mới về thăm nhà một lần.” bỗng chốc mồ côi vợ và bốn người con, ông Nô gần như hóa điên, hóa dại.

Nếu ông Nguyên Ngọc và hàng ngàn người đang tung hô “sáng kiến” của ông Nguyên Ngọc sẽ làm gì ở vị trí ông Nô, sẽ ân hận, day dứt vì đi làm “Việt cộng” là nguyên nhân gây ra “thảm sát” cả gia đình mình? Ông ta “hóa điên, hóa dại” vì căm hận “Việt cộng” hay “lính Mỹ” đã khiến ông mất cả gia đình mình?

Như vậy, cũng như nạn nhân vụ thảm sát Thạnh Phong, hàng triệu phụ nữ, trẻ em Việt Nam đều là mẹ, vợ, chị em, con cháu của “Việt Cộng” cả, vậy họ có “ân hận” vì đã làm “lá chắn” cho người thân của mình “ngày lao động, đêm làm du kích” dẫn đến bao cái chết thảm kia?

5. Ông Sáu Rừng, người có mặt sau vụ thảm sát đêm đó, ông nhớ rõ nơi biệt kích đặt giá súng để bắn. Đêm đó ở Thạnh Phong, không có người đàn ông nào có mặt, chỉ có người già, phụ nữ, trẻ nhỏ đứng trân mình trước làn đạn. “Nhiều người chết mà chẳng còn lành lặn. Có người già chết mà tay vẫn chắp trên trán như đang quỳ lạy”, ông Sáu Rừng kể mà mắt đỏ hoe.

Đây là hình ảnh chứng tỏ ông Bob Kerrey đã nói dối về 21 Việt cộng ông ta cùng đồng đội giết hại. Không có bóng “Việt cộng” trong làng, nạn nhân Thạnh Phong thậm chí đã quỳ lạy, van xin tha mạng không thoát chết. Không hề có tiếng súng nào từ “Việt cộng” trong làng là nguyên nhân gây thảm sát. Nhưng 21 người dân đó đã trở thành “Việt cộng” và giúp ông Bob Kerrey được huân chương từ Tổng thống, giúp ông ta thăng tiến như diều trong sự nghiệp chính trị (trở thành Thượng nghị sỹ, thành thống đốc bang, thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ…) trước khi sự thật bị chính đồng đội ông ta phanh phui và chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông ta tại Mỹ, thậm chí còn bị dư luận, Mỹ đòi đem ra xét xử là tội phạm chiến tranh.

6. Con đây là cậu con trai lớn của bà Lãnh: Võ Văn Phong cũng chứng kiến thảm sát năm đó.

Khi bà Lãnh nghe tiếng súng đầu xóm, bà lùa những đứa con xuống trảng xê. Đứa con trai lớn hờn trách bà: "Con biểu má đi, sao má không đi?". Bà kêu: "Sao bỏ tụi bây đi được, đi ra đó nó cũng bắn chết, ngồi im đi.". "Thằng con lớn của tôi, khi đó chỉ mới 12 tuổi.

Mấy ngày sau cuộc biệt kích, du kích về thăm xóm, nó nói: Má ơi, sáng tui đi miệt dưới một chút à, ai dè nó xin họ đi theo cách mạng để đánh giặc. Đến năm nó 17 tuổi thì hy sinh mà tôi không hề hay biết".

Như vậy, chứng kiến cuộc thảm sát, đứa trẻ đã không hề căm hận “Việt cộng” mà còn trốn nhà, bỏ người thân, quyết tâm đi làm “Việt Cộng” cho đến khi chết. Đứa trẻ con bà Lãnh như hàng triệu người lính thời đó đã “hăm hở” ra trận, không đủ cân nặng thì nhét đá vào người, không đủ tuổi thì khai gian dối lý lịch, không được cầm súng thì bằng mọi cách để được chấp nhận… Và rồi chính “Việt Cộng” này lại ẩn nấp trong hàng ngàn buôn làng, được người dân che chở bất chấp mạng sống, chia sẻ lương thực bất chấp nguy hiểm, khôn khó của gia đình mình…

Giờ đây, một “Việt cộng” như Nguyên Ngọc ân hận vì đã để người dân làm “lá chắn” giành chiến thắng trước quân đội Mỹ. Ông ta đang được hàng ngàn người lính VNCH ở hải ngoại cũng như hàng trăm ngàn những người trong nước còn ôm hận “Việt cộng” giải phóng VNCH, cùng hàng ngũ những người “cấp tiến”, “đấu tranh dân chủ” như Huy Đức Osin, Kim Chi, Lê Nguyễn Hương Trà… ca tụng ông xứng tầm của một “vĩ nhân”, dám nói lên “sự thật lịch sử”, dám “đối diện với quá khứ”, dám “kết tội ác thảm sát người dân Việt của ĐCSVN”, tức cuộc chiến tranh giải phóng đất nước 30/4 kia xuất phát từ “tội ác” của những người chạy theo “Việt cộng” lấy dân làm “lá chắn” mới thành công, chiến thắng đó là “tội ác” cần bị phanh phui…???

Bởi vậy, tôi – một blogger hậu sinh từng ngồi trên ghế nhà trường để học và tìm vẻ đẹp trong áng văn, sức mạnh làm nên chiến thắng 30/4 từ tác phẩm như “Rừng xà nu” nhìn ông Nguyên Ngọc ngày nay chẳng khác nào một kẻ ác nghiệt hơn Bob Kerrey khi gây ra thảm sát Thạnh Phong gấp triệu triệu lần. Ông ta đã kết tội những người ông, người cha, người mẹ, người con…của nạn nhân Thạnh Phong chính là “tội đồ” giết hại người thân của họ chứ không phải lính Mỹ như ông Bob Kerrey. Ông Nguyên Ngọc hãy đến và hỏi những nhân chứng, nạn nhân Thạnh Phong đi, tôi tin ông sẽ được họ đáp trả xứng đáng. Lịch sử và người dân Việt Nam sẽ phán xét hành động hôm nay của ông, ông Nguyên Ngọc ạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét