Thoát Tàu, thoát bè, thoát xuồng ..!!
Trong không khí căng thẳng tranh chấp lãnh hải Việt Nam- Trung Quốc, câu hỏi "có nên thoát Tàu hay không" dường như rất hot. Lướt facebook thiên hạ bắt gặp nhan nhản những dòng trạng thái như thế. Câu hỏi "có nên thoát Tàu hay không" mới nghe qua thấy đầy tính thời sự, rất chan chứa ưu tư dành cho Tổ Quốc nhưng xét kỹ một chút thì nó (câu hỏi ) rất đỗi vô duyên, áp đặt một cách vô cớ. Câu hỏi ấy tựa như" mày có nên thôi ngoại tình?" trong khi đương sự rất trong sáng chả ăn nem ăn phở gì ráo. Việt Nam mấy chục năm qua đã bao giờ "thuộc Tàu" hay là "đồng minh" của Trung Quốc đâu mà bàn ghế chuyện thoát hay không !!!
Quần chúng cần lao xứ An Nam lo kiếm cơm, ít tìm hiểu lịch sử chính trị nên có thể nhìn nhận sai về mối quan hệ Việt -Trung có thể chấp nhận được, thế nhưng những ông thần internet, những nhơn sĩ chấy thức trong và ngoài nước ăn nằm với internet mà vẫn không hiểu gì về mối quan hệ Việt - Trung mới thật đáng buồn cười.
Bản chất mối quan hệ Việt - Trung được viết rất chi tiết, rõ ràng trong cuốn "sự thật quan hệ Việt -Trung 30 năm". Chúng ta có thể tham khảo thêm một số đầu sách có liên quan do các nhân vật trong cuộc viết lại như Henrry Kissingger, Mc Namara, Lê Đức Thọ.
Trong thời kỳ thế giới bị chia làm hai cực Tư Bản - XHCN, Việt Nam bị đẩy về phía khối XHCN vì phải chống trả Pháp - Mỹ, bảo vệ nền độc non trẻ. (Chi tiết : loạt bài về chủ tịch Hồ Chí Minh do giáo sư Trần Chung Ngọc biên soạn và các sử liệu của giáo sư Noam Chomsky). Ngay trong khối XHCN, Việt Nam vẫn "đa phương" với Liên Xô - Trung Quốc. Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đứng giữa hai nhà lãnh đạo Xô - Trung trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh là minh chứng cụ thể cho đường lối ngoại giao mà Việt Nam theo đuổi: tranh thủ ủng hộ từ Xô - Trung nhưng không ngả về phía nào. Năm 1964, phóng Viên Pháp khi phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh có hỏi rằng"với những giúp đỠ của Bắc Kinh cho Việt Nam DCCH thì trong tương lai Việt Nam DCCH có chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh và trở thành một tỉnh của Trung Quốc?", cụ Hồ trả lời "không, tuyệt nhiên không". Tuy nhiên, một điều tệ hại đã xảy ra là Liên Xô - Trung Quốc có xích mích và người Mỹ đã "ăn nằm" với Bắc Kinh. Nixon khi nói về chuyên này đã khen ngợi Henry Kissinger "ông ấy đã kiếm được cho nước Mỹ một người bạn khổng lồ". Điều tệ hại nhất với Việt Nam không chỉ là rạn nứt trong nội bộ khối XHCN mà là Trung Quốc không hề muốn Việt Nam thống nhất , họ thích Việt Nam trong tình trạng chia cắt Nam -Bắc, họ muốn kiểm soát miền Bắc để chống ảnh hưởng của Liên Xô và biến Miền Bắc thành vùng đệm giữa Trung - Mỹ. Trong khi đó, Liên Xô lại ủng hộ Việt Nam thống nhất. Vì nền độc lập - thống nhất , Việt Nam buộc phải ngả về phía Liên Xô. Trong hồi ký của nhà báo , nghị viên VNCH Lý Quý Chung có chi tiết ngày 29-4-1975 có người của Bắc Kinh bắn tin cho Tổng Thống Dương Văn Minh , đề nghị giúp ông tìm giải pháp cứu vãn chính quyền VNCH. Tổng Thống Dương Văn Minh chua xót "hết làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ, giờ tới Tàu hay sao?", và ông Minh chọn giải pháp đầu hàng. Quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ép chúng ta phải ngả về phía Liên Xô có thể xem là đòn đau giáng vào các toan tính của Trung Quốc. Quan hệ Việt -Trung xấu đi từ đó, có thể xem hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây -Nam là cái giá mà Việt Nam phải trả để có được độc lập - thống nhất.
Cuối 1989 khi lãnh đạo Việt -Trung bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay thì Việt Nam - Trung Quốc vẫn không có một mối quan hệ được gọi là đồng minh.
Thật kỳ lạ, tại sao họ (những anh chấy thức nửa mùa và dân cờ vàng Ca Li) lại tưởng tượng ra Việt Nam có một quan hệ đồng minh/ phụ thuộc vào Trung Quốc ?
Việt Nam - Trung Quốc không có hiệp ước quân sự nào. Trên lãnh thổ Việt Nam không có căn cứ quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc cũng không cho không hay bán rẻ, bán nợ thứ gì cho Việt Nam như Nga bán khí đốt cho Ukraine. Trung Quốc xích mích với ai, xung đột cái chi thì kệ Trung Quốc, Việt Nam vẫn phát ngôn chung chung kêu gọi kiềm chế, tôn trọng hòa bình ổn định. Hãy nhìn các đồng minh của Mỹ phản ứng thế nào mỗi khi Mỹ choàng nhau với ai: ủng hộ tất tần tật từ mồm cho tới lá phiếu tới xương máu. Mối quan hệ Việt Trung khác biệt hoàn toàn mối quan hệ của các nước Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu đối với Mỹ. Bọn họ mù hay sao mà không nhận ra ?
Điều duy nhất mà họ có thể bấu víu cho luận điểm "Việt Nam phụ thuộc TQ" là "16 chữ vàng" mà nhân viên ngoại giao hai nước vẫn nhắc đi nhắc lại. Than ôi, các nhơn sĩ tầm nhìn gốc đa, giếng nước mà bàn chuyện kinh kỳ. Đã là chính trị, ngoại giao thì đầu môi chót lưỡi cho mát lòng nhau thì có gì mà xoắn? Ngày xưa có ông vua nào khi đăng cơ chả phải nhận cái tước quận vương vua Tàu ban cho, hàng năm tới mùa vải phải sai người ngày đêm phi ngựa chở qua Tàu tiến cống. Các vị vua ấy không có tự ái chắc, chỉ là họ nhịn một xí để mua lấy cái thái bình cho bá tánh. So với ngày xưa thì cái vụ "16 chữ vàng" ngày nay có xá gì, có mất thể diện tí nào đâu? PhiLippin, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha...họ không có "16 chữ vàng" với nước Mỹ nhưng họ phải đem xương máu con em họ vứt vào cái cối xay thịt Iraq, Afganistan để làm hài lòng đại ca Mỹ. Ai chua xót hơn ai ?
Nhớ cái dạo Việt Nam tuyên bố "không hai lòng với Trung Quốc", các nhà đài chống cộng Bê Ba Xu, Rờ Phát Anh,..web, blog dâm chủ - cờ vàng nhao nhao cười chê lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hèn nhát, phò Trung blah blah. Họ ngu dốt đến mức không hiểu từ "không hai lòng" là sao và người ta "không hai lòng" vụ gì. "Không hai lòng" ở đây là một lời cam kết "Việt Nam sẽ không bao giờ hùa với nước nào tấn công Trung Quốc". Tuyên bố không có gì gọi là mới mẻ vì đường lối ngoại giao đa phương của Việt Nam hơn 20 năm nay là như vậy. "Không hùa với nước khác tấn công Trung Quốc" không có nghĩa là Trung Quốc muốn bắt nạt Việt Nam thế nào Việt Nam cũng chịu. Việt - Trung có tranh chấp biển đảo và hai nước vẫn phải giải quyết vấn đề này. Nhìn lại chặng đường 26 năm thực thi chủ quyền Biển - đảo sau sự kiên Gạc - Ma 1988 ai dám nói Việt Nam hèn hay buông xuôi trước Trung Quốc ?
Với Những vấn đề trình bày bên trên thì câu hỏi "nên thoát Tàu hay không ?" trở nên rất nhảm nhí, cơ mà các nhơn sỹ, chấy thức, nhà dzâm chủ vẫn muốn "thoát Tàu". Thì ra ý họ thoát Tàu là phải dư lày:
- Cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc
- Xin làm sân sau của Mỹ. (Với cái giá phải trả là thay đổi chính thể, khoác cái áo dân chủ Phương Tây mẫu mực)
Việt Nam hai lần bị Pháp - Mỹ đè đầu cỡi cổ đã quá chua cay, một lần (bị buộc) ngả về Liên Xô nên choảng nhau với Trung Quốc chí tử vào năm 79 chưa đủ hay sao? Ở châu Á này không có cái sân sau nào hết lòng vì mẫu quốc như Philipin nhưng mẫu quốc vần khoanh tay nhìn Trung Quốc cướp đảo, cướp bãi của Philippin. Nhật Bản, một đồng minh khác của Mỹ ở châu Á bắt đầu thấy lạnh gáy vì sự lớn mạnh của Trung Quốc, lại ngán ngẩm tình nghĩa anh Hai Mỹ dành cho Đồng Minh nên rậm rịch đòi sửa hiến pháp, thành lập quân đội để tự vệ. Hà cớ gì các nhơn sĩ vẫn còn sùng bái phép màu "đồng minh của Mỹ". Ngu muội quá thể hay là do tư duy nô lệ, nhược tiểu?
Nói về "thoát Tàu" trong lĩnh vực kinh tế thì các nhơn sĩ lòi ngay cái dốt nát , thiển cận của mình. Trung Quốc hiện là công xưởng của thế giới, là thị trường gần tỷ rưỡi dân. Ai thoát được Trung Quốc? Forbest dự đoán năm 2016 , một nửa số xe hơi trên thế giới sẽ do Trung quốc sản xuất. Chúng Mở bản đồ dầu mỏ mà xem các nguồn dầu ồ ạt chảy về Trung Quốc. Nước Mỹ cách Trung Quốc cả một đại dương làm sao lại nợ Trung Quốc tới 16 ngàn tỷ Obama? Chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc mỗi năm uống một lon Cocacola thì Cocacola bán được hơn một tỷ lon nước ngọt , ai mà không ham? Có bao giờ các nhà "ái cuốc" tháo tung cái iphone, ipad, laptop made in USA của mình mà xem có bao nhiêu linh kiện Trung Quốc bên trong ? Nước Mỹ to thế còn không "thoát Tàu" được, nhơn sỹ lại xúi Việt Nam "thoát" là thoát đi đâu? Các thánh tư vấn đừng mua hàng Trung Quốc. Cái này dễ lắm, chỉ cần một quyết định từ chính phủ là xong. Thế nhưng có anh mắt xanh mũi lỏ nào thay Trung Quốc bán cái xe máy rẻ bèo cho dân Việt Nam chạy tới chạy lui kiếm cơm ? Có anh Âu - Mỹ nào vác đầu nổ Diesel giá phải chăng cho nong dân - ngư dân Việt Nam? Các nhơn sỹ tư vấn rất hay và đúng: nâng cao năng luc sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nuoc để khỏi lệ thuộc hàng Trung Quốc. Điều này con nít cũng biết vì đó là mục tiêu của bất kỳ một nền kinh tế nước nào. Và xin thưa, nếu Việt Nam làm được điều đo thì không chỉ "thoát Tàu" mà còn thoát cả Apple, thoát Samsung, thoát Sony, thoát Honda, thoát tất tần tật những nhà nhập khẩu. !!!!
Túm cái váy: những tiếng gào thét "thoát Tàu" vang vọng đâu đó không phải xuất phát từ lòng yêu nưoc trong sáng. Đó chỉ là giọng điệu của những kẻ có tư duy nô lệ nhược tiểu. Trong hành trình dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm, và trong mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc mấy chục năm gần đây, vụ HD981 cũng không phải là điều gì ghê gớm người Việt Nam tin tưởng vào chính Phủ trong thời khắc khó khăn này, tin chắc rằng vụ HD981 sẽ được giải quyết ổn, giữ được vùng đặc quyền kinh tế. Thế nhưng mấy anh xôi thịt thì cứ như vớ phải miếng mồi ngon, mặc sức kếu gào phô trương tư duy nô lệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét