Dây cà ra dây muống (2)
Nhắc lại, (xem Kỳ trước), vụ Cục xuất bản đình chỉ phát hành tập thơ Trần Dần vào năm 2008, nguyên nhân trực tiếp là do ông Phó giám đốc nhà xuất bản Nhã Nam ký quyết định xuất bản, mà theo quy định tại Luật xuất bản, (và cả Luật Doanh nghiệp) thì chữ ký nào của ông Phó cũng chỉ có giá trị một khi được ông Giám đốc ủy quyền hoặc có văn bản phân công.
Thực ra thì chuyện vốn đơn giản có vậy, số sách cũng đã phát hành hết, chỉ còn tồn kho 19 cuốn, ngoài đường vẫn bày bán vô tư, không thấy ai thu và chẳng mấy ai mua. Vả lại, đây là việc có thể thu xếp trong nội bộ nhà xuất bản, khi ông Giám đốc thuận ký hoặc hồi ký ủy quyền cho ông Phó thì đã chẳng có chuyện.
Thế nhưng các"nhân xĩ", đứng đầu là các bác Huệ Chi, Nguyên bạc ... đã lồng luôn chuyện chính trị vào rồi hô hoán ầm ĩ bằng cái"Thư ngỏ", nhân danh lung tung phèng mà gửi đến cả Quốc hội.
Trong danh sách ký cái "thư ngỏ" ấy, bác Nguyên Ngọc "anh hùng núp" ở hạng thứ 10. Việc này nó có cái lý của nó, hehehe, từ từ sẽ biết.
Vụ luận văn Mở Miệng Nhã Thuyên mới đây, vài "nhơn xĩ" so sánh và gọi đó là vụ "Nhân văn giai phẩm mới". Người đó có thể là ai cũng được nhưng rất không nên là bác Nguyên Ngọc.
Tại sao???
Là vì, bác Nguyên Ngọc nhà ta lại chính là một trong những "võ sĩ" từng thượng đài "bóp họng" các ông Trần Dần, Phùng Quán và Lê Đạt, ba "cụ chột" (cột trụ) của "Nhân văn Giai phẩm" ngày nào. Bác Ngọc khi ấy quyết không cho ba đàn anh "mở miệng".
Thế mới gọi là rắc rối dây cà sa dây muống, rồi dây muống lại xuống dây cà.
Thì đó, trên tạp chí Văn nghệ (Quân đội) số 4 (tháng 4/1958) đăng bài của bác Nguyên Ngọc, bài "Con đường đi của Phùng Quán, con đường sai lầm điển hình của một người viết văn trẻ", nội dung như sau:
Bấy giờ Phùng Quán còn choáng mắt lên vì sự thành công của mình. Quán đang tin ở tài năng của mình và chưa kịp bình tĩnh suy nghĩ gì về những nhược điểm, khuyết điểm còn lại. Thì giữa lúc đó Trần Dần viết bài "Bạn đã đọc kỹ Vượt Côn đảo chưa?" đăng trên tạp chí Sinh Hoạt Văn Nghệ (của quân đội) ra ngày 1/4/1955
Dưới danh nghiã "vì trách nhiệm đối với quân đội... quan tâm tới số mệnh của văn chương và càng quan tâm gấp bội tới việc xây dựng tâm hồn người lính", với một giọng khinh quần chúng ra mặt, một giọng kẻ cả, Trần Dần lật ngược tất cả những nhận định trước nay về Vượt Côn đảo, thẳng tay đập tơi bời cuốn sách đầu tay đó của Phùng Quán. Trần Dần nhận định:
Về cốt chuyện "tinh thần chung của nó là hỏng. Mới xét qua cốt chuyện đã thấy nó là một quyển sách ca tụng chủ nghiã anh hùng cá nhân, ca tụng kiểu quân sự bạo động, tình cảm sốc nổi và phiêu lưu".
Về nhân vật trong chuyện: "về nhân vật quần chúng thì tôi không hiểu tác giả mắc bệnh gì mà mỗi khi tả quần chúng thì tả họ ngây ngô... cái nhân vật quần chúng đã bị bôi nhọ quá nhiều".
Về những nhân vật khác, Trần Dần cho là: "tác giả đưa lên những người toàn tim cả mà không có óc. Hay chỉ có một chút xíu". Nói về cái chết của những người anh hùng trong tác phẩm của Phùng Quán, Trần Dần viết một cách vô lương tâm: " tôi đã không khóc mà lại còn muốn nói rất nhiều về những cái chết mù quáng như vậy. Không phải cứ mang cái chết ra mà cảm động được chúng ta đâu!... Tôi không rỏ một giọt nước mắt nào cho những con người chết như thế. Đó là cái chết của những con người khờ dại... đảng viên ấy không phải là đảng viên, chiến sĩ ấy không phải là chiến sĩ..." (...)
Nhân tiện, bác Nguyên Ngọc khái quát “thủ đoạn văn chương” của nhóm Nhân văn Giai phẩm:
Suốt cả bài ấy Trần Dần dùng một lối văn đả kích bằng cách chơi chữ, lập lờ, một thứ "thủ đoạn văn chương" mà sau này ta đã tìm thấy lại trên báo Nhân văn, trong các tập Giai phẩm và Đất Mới của nhà xuất bản Minh Đức. Ví dụ chê một chỗ tác giả đưa lên một khó khăn quá ngây thơ, Trần Dần viết: "lần này là khó khăn con chó".
Rồi bác Nguyên Ngọc “dần” tới Lê Đạt:
Một tháng sau Lê Đạt cũng viết một bài phê bình Vượt Côn đảo (Sinh hoạt văn nghệ, số 39 ra ngày 19/5/1955) ý kiến không có gì khác Trần Dần lắm. (...)
Và tiếp theo:
Sau khi đã đập Phùng Quán tơi bời bằng một bài phê bình trên báo, sau khi đã làm cho Phùng Quán hoang mang suy nghĩ về tài năng, về trình độ mọi mặt của mình, Trần Dần lại nói riêng vói Phùng Quán: "Tao đập là đập bọn chúng nó ngu dốt không biết gì chứ có phải đập mày đâu". Ý muốn nói với Phùng Quán rằng: mày vẫn là thằng có tài, chỉ có bọn người trước nay vẫn phê bình mày là ngu dốt. Thế là Trần Dần hoàn thành cái thủ đoạn của mình một cách khôn khéo, bắn một phát trúng nhiều mục tiêu: qua phê bình Vượt Côn đảo mà thoá mạ những chiến sĩ cộng sản, qua Phùng Quán mà chửi quần chúng là ngu dốt, tâng bốc Phùng Quán, đưa Phùng Quán đến chỗ đối lập lại quần chúng độc giả và lãnh đạo, lôi kéo Phùng Quán. Trần Dần đã thành công trong việc đó thật.
Về sau này, Phùng Quán thường hay rêu rao là "độc lập suy nghĩ, độc lập tư tưởng". Thực ra thì kể từ ngày đó, cái gọi là "độc lập tư tưởng" của Phùng Quán chỉ còn là "độc lập tư tưởng" theo kiểu Trần Dần. Phùng Quán đã trở thành cái bóng của Trần Dần, nhiều khi Trần Dần rất khôn khéo đã nhờ cái miệng huênh hoang của Phùng Quán để nói toạc ra những quan điểm sai lầm và chống đối của mình về nghệ thuật và cả về chính trị"
Đó chính là lý do ở "thư ngỏ" bác Nguyên Ngọc "núp", vì mặt có dính tí lọ ghẹ. Nhưng trốn thế đếch nào được với các nhà "rân chủ", thôi thì bác đành sượng sùng lẩn khuất đâu đó trong đám đông. Sang vụ "phản đối và yêu cầu" thì bác lại được đi tiên phong, hàng đầu.
À há, đọc đến cái đoạn cuối (in xanh) này, đã thấy lấp ló cái dây khoai - hợp tác xã “Văn đoàn độc lập” mà bác Nguyên Ngọc đang nhăm nhăm chức chủ nhiệm.
Kể ra, cứ vận quách cái tên bác Nguyên Ngọc vào cái đoạn này cũng đã hay, đủ và đúng ra phết. Nhưng, bí cái là em chưa biết nên thay tên bác vào chỗ ông Phùng Quán hay ông Trần Dần.
Bác có cao kiến gì chăng, bác Nguyên Ngọc ???
À mà thôi, Ngọc chẳng còn Nguyên, Báu nỗi gì?
----------------------------
(*) Ghi chú: Bác Nguyên Ngọc, nguyên không phải là Ngọc thật vì tên chính thức của bác là Nguyễn Văn Báu, sinh năm Nhâm Thân 1932, cầm tinh "con khỉ bạc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét