Khoai@
Sáng nay, mình cứ tự hỏi chả hiểu vì sao mà báo GDVN lại giật tít cho bài báo của mình là: "Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam: "Không nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ". Thế và sau đó lại rút bài. Làm ăn kiểu này của báo GDVN làm người đọc nghi ngờ và tò mò về nội dung của bài, đúng hơn là những nội dung mà Dương Kiết Trì sẽ đàm phán, cũng như những phản ứng từ lãnh đạo nhà nước ta.
Tìm kiếm (lại) bài báo này không khó, vì cánh zân chủ giả cầy đã nhanh chóng có mặt và bê về treo đầy nhà.
Mình cho rằng, kể cả trường hợp lão Trì này đến để "ép Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ" thì cũng chả thể ép được. Đơn giản là Việt Nam chỉ hành động để bảo vệ lợi ích của dân tộc mình, và vẫn giữ được quan hệ láng giềng cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực. Thực tế là Trung Quốc chưa bao giờ ép được Việt Nam. Tất nhiên, đó là một góc nhìn của nhà báo và điều này không khó đoán trong bối cảnh hiện nay.
Một biểu hiện rõ nét nhất là cùng với việc Dương Khiết Trì đến Việt Nam thì cùng lúc, hoạt động của giàn khoan 981 của Trung Quốc nằm trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của ta không những không giảm độ nóng, mà còn bị đẩy lên cao. Bằng chứng là Trung Quốc tiếp tục tăng số tàu lên 136 chiếc và điều thêm nhiều máy bay chiến đấu tới khu vực. Khỏi phải bàn, ý đồ o ép Việt Nam của Trung Quốc khá lộ liễu.
Nhưng xin nhắc lại, thái độ đúng mực và mềm mỏng của Việt Nam không phản ánh bản chất của vấn đề. Thông điệp của Thủ tướng trước công luận tại Shangri la mới là vấn đề!
Xin lược lại nội dung chính của bài:
The New York Times đưa tin, hôm nay (18/6), ông Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Được biết, sau khi đề cập đến vụ giàn khoan HD – 981, ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ
The New York Times (dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên) nhận xét, Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như là một người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng.
The New York Times nhận định, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981.
Điều đáng chú ý, ông Trì sẽ nhấn mạnh, Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ sau khi chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương (gây hấn) của Trung Quốc.
Một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt - Trung nói với The New York Times rằng, tình hình khu vực giàn khoan 981 đã rơi vào "sự ổn định nguy hiểm".
Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ. Hãng Reuters cũng cho biết, sau hội đàm với Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Với một góc nhìn sắc sảo hơn, tờ Đa Chiều (tờ báo của Hoa Kiều ở hải ngoại) cho biết, chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa cố lôi kéo Việt Nam.
Nếu tinh ý, các bạn sẽ thấy, sau khi điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản, Trung Quốc bắt đầu lo lắng thật sự. Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì có thể vừa o ép vừa xoa dịu Việt Nam, giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông, đề phòng thế lực bên ngoài can dự, tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu thọ địch", rảnh tay đối phó với Nhật Bản.
Bà Hoa Xuân Oánh (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc) bắt đầu hạ giọng và bày tỏ nguyện vọng: "Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam "ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc"
Các nước đang cảnh báo nguy cơ khủng khiếp đang cận kề: Sau khi tạo ra các đảm bảo mới ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.
* Từ cụm đảo sinh tồn này, Trung Quốc sẽ nới rộng ra tới 200 hải lý để tuyên bố chủ quyền (Ảnh NASA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét