Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

KIỆN BÌNH KHỰA

Cuteo@


Mấy ngày qua thấy các bạn ép các vì tinh tú kiện bạn Bình khựa kinh quá. Nhưng kiện Bình khựa hay không, nếu kiện thì kiện vấn đề gì, vào lúc nào, kiện lên tòa nào, và hệ lụy của nó như thế nào là câu hỏi lớn vào lúc này. 


Chả phải ngẫu nhiên mà ta phải cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra quyết định. Chân lý là, chỉ kiện khi chắc thắng, nếu không hãy cẩn trọng kẻo ra đê đứng nhìn tiền đồ bị mất bởi phán quyết của tòa.

Nói ra điều này có vẻ ngược với những cái đầu nóng, những anh hùng đang gõ bàn phím phành phạch đòi kiện bạn Bình khựa ngay tắp lự bất chấp hậu quả. Cứ bình tĩnh và cũng đừng đếm xỉa đến đám zân chủ lõ đít hay đám cờ vàng ba que đem vụ Phi kiện Khựa để dè bỉu Việt Nam hèn nhát, loay hoay với ý thức hệ không dám kiện. Kiện hay không là quyền của ta, dựa vào cái ta đang có và khả năng chiến thắng ở mức độ nào trên cơ sở cân nhắc cái được cái mất. 

Đừng có mơ hão rằng kiện thì ta chỉ có được mà không mất. Cũng đừng có nghĩ kiện để ta ôm trọn biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vấn đề không đơn giản như ta nghĩ và có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Làm thế ta chỉ tự cô lập mình mà thôi, mặt khác
, giữa Khựa và ta không hề có vùng tranh chấp, vì thế nếu nói kiện để giải quyết tranh chấp là vô tình biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp, mang lại lợi thế cho bạn Binh khựa.

Tất nhiên, ta không phủ nhận việc kiện Bình khựa ra tòa sẽ mở ra khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông hiện nay một cách công bằng, hòa bình và khả thi nhất, phù hợp với Điều 33.1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Vậy thì kiện cái gì bây giờ?

Nên nhớ, không phải bạ đâu kiện đấy, làm thế là tự giết mình, lớ sớ là thua ngay và luôn. Chuyện này Em Đỏ đã có entry rất hay, tóm tắt như này:
1- Kiện đòi Hoàng Sa? Chạm nọc 2 anh em không sinh đôi Trung và Đài. Quốc tế phán chia mỗi đứa mỗi mảnh hoặc quyết trọn về Tàu vì "có lịch sử quản lý liên tục và hiệu quả" từ trước UNCLOS 1982, Việt còn nước ra đường ngồi khóc. Quốc nội sẽ bấn loạn chửi "cộng sản bán nước, làm mất nước". Mồ mả cha bọn rận. 
2- Kiện đòi Trường Sa? Đụng độ cùng lúc 5 quốc gia nhé: Trung - Đài - Phi - Mã - Brunei. Quốc tế phán chia mỗi đứa mỗi mảnh, Vịt lại về mo. Quốc nội sẽ bấn loạn chửi "cộng sản bán nước, làm mất nước". Mồ mả cha nó bọn rận. 
3- Kiện đòi HS-TS-VN? Xem lại (1) và (2) hẵng húng
4- Kiện tính pháp lý lưỡi bò: cái này khả thi nhất, bạn Phi đã và đương làm. Thượng sách tốc váy cả ao làng chửi vung cán tàn Khựa giải thích và áp dụng sai bét UNCLOS 1982. Còn giải thích, áp dụng thế nào mới đúng, cứ để LHQ lo. Nghe các thầy dùi thủng tai, em ưng cái bụng. 
Trích thêm ý kiến của Lê Trung Tĩnh cho hoành: "Về nội dung khởi kiện, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ra một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Như vậy, nội dung kiện trước mắt là vụ giàn khoan 981, và về lâu dài sẽ là đường lưỡi bò. Chọn tòa nào sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng. Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg (Đức); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye (Hà Lan); hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm. Tòa này có thể phán quyết cách hành động liên quan đến giàn khoan 981 là vi phạm công pháp quốc tế và yêu cầu dừng các hoạt động này lại.

Thực tế cũng đã cho thấy, phán quyết của Tòa chỉ tạo cơ sở để giải quyết vấn đề chứ không thể giải quyết hết được mà cần đến giải pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý, quân sự. Lịch sử cũng cho thất hầu hết các cường quốc đều có quá khứ bất hợp tác, không tôn trọng phán quyết của Tòa, như Mỹ trong Mỹ/Nicaragua, Pháp trong các cuộc thử vũ khí hạt nhân… và đều rút khỏi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của tòa. Thực tế này sẽ là tiền lệ nguy hiểm để Bình khựa từ chối chấp nhận thẩm quyền của Tòa, và trường hợp này là "con kiến kiện cụ khoai".

Nên nhớ, thời gian qua, báo chí ta mới khai thác một chiều về sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề giàn khoan 981. Sự thực là họ chỉ ủng hộ ta vì hòa bình ổn định trong khu vực, ủng hộ cách xử lý vấn đề có trách nhiệm, kiềm chế và ôn hòa, chứ chưa có nước nào ủng hộ ta về chủ quyền đối với Hoàng Sa hay Trường Sa. Nói rõ ra để các bạn đỡ lim dim mơ màng trên mây trên gió.


Những gì đọc được trên mạng cho thấy, muốn kiện vụ giàn khoan 981 thì Việt Nam phải chứng minh được đã bị tổn hại những gì và phải chứng minh được tính cấp thiết của biện pháp phòng ngừa. Trong khi đó Bình khựa cũng là tay chẳng vừa, chỉ giới hạn ở đâm va chưa có súng nổ đầu rơi.

Một mối quan tâm khác là thời gian cho vụ kiện. Nhanh cũng một vài tháng và bình thường cũng là năm rưỡi, hai năm thì Tòa mới bắt đầu xét phiên có thẩm quyền hay không. Trong khi đó bạn Bình Khựa rất gian manh. Bạn ấy tuyên bố giàn khoan sẽ rút vào 15/8/2014. Nghĩa là khi ta kiện thì lúc đó giàn khoan cùng bầu đoàn pháo hạm ngư chính, hải cảnh đã rút, khi đó Toà có thể phán đối tượng kiện không còn nên hủy vụ kiện.

Cuối cùng, bạn cũng không được quên là Việt Nam phải chứng minh đã sử dụng hết các biện pháp hoà bình mà không giải quyết được vấn đề. Nhưng khó khăn vẫn là sự xảo trá của Bình khựa. Bạn ấy vẫn nói là sẵn sàng đàm phán song lại không chịu đàm phán thực sự với ta.

Một bất lợi lớn cũng cần được ghi nhận ở đây là Bình Khựa sẽ sử dụng chiêu vu cáo Việt Nam sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết vấn đề, vì cảnh sát biển hiện thuộc Bộ Quốc phòng, nơi có các vị tướng đứng ra chỉ huy. Nếu như các vị tướng ấy cất mẹ ve hàm, về làm dân sẽ là điều rất hay.


Dài dòng như thế để thấy việc kiện Bình khựa là vô cùng khó khăn, và nhà nước cân nhắc kỹ là hoàn toàn đúng. Những bóng gió miệt thị hay chê bai về sự chậm trễ khi đưa ra quyết định kiện tất thảy đều là của đám chống phá chính quyền, hoặc nhẹ hơn là tâm thần bại não. 

Về chuyện này, bạn Đỏ có ý kiến rất hay: "kiện đã khó, xử khó hơn, ra phán quyết cực khó, nhưng khó nhất vẫn thi hành án".

Giả sử Tòa phán ta thắng, nhưng bạn Bình khựa lại bị điếc hoặc mù, bạn ấy đéo nghe và đéo thấy thì làm thế nào? 

Chả thế nào cả! Ta cứ ngồi đó mà tự sướng, thế thôi! Vậy nên mới nói, thi hành án khó hơn vác đá vá trời, nhất là khi chơi với anh thảo khấu chính trị ba Tàu. Ấy là chưa kể đến việc các ông lớn đi đêm với nhau, dù tòa có phán thì lấy ai đi mà cưỡng chế?

Trong chờ đợi quyết định kiện, bên cạnh việc đề phòng bạn Bình khựa dùng gậy đánh úp thì việc cần làm là mạnh mẽ bước đi, đến từng nhà, vào từng ngõ mà phát tờ rơi chứng minh chủ quyền và việc làm phi pháp của bạn Bình khựa. Đừng ngại vì đó là thứ "ngoại giao hòa bình" mà từ nhớn đến bé, từ già đến trẻ đều tận dụng tối đa vì nó nhẹ nhàng êm ái, thấm lâu, thấm sâu, thêm bạn bớt thù, làm cho đối phương có súng mà không thể bắn, có mìn mà không thể nổ, muốn dùng vũ lực mà không được, điên tiết lên, hộc máu ra mà chết.

Tạm thế đã....

2 nhận xét:

  1. Theo TS Vượng, từ hàng nghìn năm nay, TQ luôn theo đuổi chính sách “viễn giao, cận công” (bang giao nước ở xa, tấn công nước ở gần) với VN. Có lúc TQ đặt quan hệ với VN nhưng đó chỉ là sách lược còn về chiến lược TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược, biến VN thành một tỉnh của TQ. Trong lịch sử, có giai đoạn TQ giúp đỡ VN “nhưng về toàn cục TQ xưa nay luôn tính chuyện thôn tính VN. Đó là bản chất của TQ”, TS Vượng khẳng định.

    Trả lờiXóa
  2. TS Phạm Bích San cho rằng việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho người dân những năm qua còn bất cập, dẫn đến nhận thức của người dân về câu chuyện bị TQ xâm lược còn mơ hồ. “Việc TQ đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển VN không phải là điều mới mẻ nếu nhìn vào lịch sử nhưng lại khiến nhiều người dân VN bất ngờ, vì lâu nay họ chỉ được nghe trên báo chí chính thống 16 chữ vàng, 4 tốt”, TS San lý giải.

    TS San lưu ý trong công tác tuyên truyền cũng cần để người dân hiểu rõ về TQ, tránh những tâm lý lo sợ không đáng có. “TQ đang trên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ thành công, hiện đứng thứ 2 trên thế giới về GDP. Nhưng cần lưu ý TQ không mạnh như người TQ cũng như nhiều người khác lầm tưởng. Bản thân nội bộ TQ đầy những mâu thuẫn, căng thẳng”, TS San nói.

    Trả lờiXóa