Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM: NHÌN TỪ BÊN TRONG

Phóng sự hình đặc biệt (Xem Videoclip ở cuối bài)

Phóng viên Ivan Mikhailov (Truyền hình quân đội Belarus)

Đây là hoạt động hợp tác bình thường đã được lên kế hoạch từ trước nhằm giới thiệu hình ảnh quân đội Việt Nam tại Belarus và quân đội Belarus tại Việt Nam.

Chúng tôi rã băng (lượt dịch) sang chữ viết. Để tiện theo dõi, ở mỗi đoạn chúng tôi có để thời gian tương ứng với thời gian (tương đối) trong băng hình. Số trước dấu chấm (.) là phút, hai số sau là giây.

0.02 Việt Nam. Một đất nước ở Đông Nam Á. Có Lịch sử phong phú, văn hóa nổi bật, những truyền thống lâu đời, sự phát triển nhanh chóng. Đứng thứ 13 trên thế giới về dân số, và thứ nhất trong khu vực của họ về quân số lực lượng vũ trang. Nhóm quay phim của chúng tôi có cơ hội được nhìn Quân đội Việt Nam từ bên trong. Ivan Mikhailov với sự hỗ trợ của Trung tâm Truyền hình và Truyền thanh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

0.54 Quân đội Nhân dân Việt Nam bao gồm lục quân, phòng không và không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ có quân số gần 500 ngàn người. Hiện nay đó là quân đội đông nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Lục quân được tổ chức thành 7 quân khu và 4 quân đoàn; phần lớn các chiến sĩ nhập ngũ theo nghĩa vụ quân sự. Thời hạn phục vụ trong quân ngũ từ 18 đến 36 tháng tùy thuộc vào binh chủng và học vấn của người lính. Thí dụ trong hải quân thì thời hạn phục vụ ba năm, còn trong lính thủy đánh bộ thì chừng hai năm. Nhưng để trở

Màn hình: Đại tá Nguyễn Duy Định, lữ đoàn trưởng lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 
Chỗ này tiếng Việt nói:
Hiện nay chúng tôi đang... 

1.34 Nhưng mà phần thuyết minh tiếng Nga thì nói thế này:
Chúng tôi có những đòi hỏi rất nghiêm ngặt đối với tân binh vào binh chủng này. Trong đó không chỉ là những yêu cầu về trạng thái sức khỏe, mà còn cả về tâm lý, đạo đức nữa. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến động cơ của những thanh niên trẻ, tới việc họ có sẵn sàng vượt qua những khó khăn hay không.

2.07 Các chiến sĩ gia nhập vào lực lượng lính thủy đánh bộ sau giai đoạn huấn luyện quân sự ban đầu tại các trường của các binh chủng khác. Nằm trong thành phần Hải quân, các chiến sĩ lính thủy đánh bộ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, vũ khí trang thiết bị ở các lĩnh vực này thường xuyên được hoàn thiện. Thí dụ hiện nay bên canh súng AK ở đây sử dụng thí điểm súng Galil của Israel cỡ đạn 5,56.

Hiện nay quá trình trang bị lại vũ khí đang diễn ra tích cực không chỉ ở lữ đoàn của chúng tôi, mà trong toàn bộ quân ngũ. Mặc dù vậy, chúng tôi không đặt cược vào một vài mẫu, mà tập trung vào việc huấn luyện chiến sĩ trong tổ hợp. Trong quá trình phục vụ trong quân đội các chiến sĩ làm quen với các loại trang bị khác nhau.

Huấn luyện chiến đấu tích cực - đó là tấm cạc - vidit không chỉ của lính thủy đánh bộ mà còn của cả lực lượng phòng không. Phần lớn trang bị của lực lượng này là các tên lửa phòng không của Liên Xô và Nga sản xuất.

3.14 Những trang bị này thuộc thành phần Trung đoàn phòng không Hà Nội, hầu như tất cả đều cơ động. Các tổ hợp cơ động này chỉ trong vòng vài phút có khả năng sẵn sàng bảo vệ bất kỳ khu vực định sẵn nào. 

Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu số một trong bộ phận này tiến hành gần như hàng ngày, mặc dù không có phóng đạn thật. Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa thì nhược điểm này sẽ được khắc phục. 

Màn hình: Vũ Hùng Kiệt (chắc thế)
Trưởng khoa huấn luyện đặc biệt

Chúng tôi dạy các học viên sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng trí thông minh sắc sảo và mong muốn tự hoàn thiện mình của họ.

Màn hình: Phạm Văn Trung
Chỉ huy đơn vị

3.37 Mặc dù tổ hợp S300 là khá phức tạp, nhưng chúng tôi cố gắng làm chủ nó một cách đầy đủ. Trong việc này, các phong trào thi đua có ý nghĩa lớn, khi mà chúng tôi có thể trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác, và thể hiện khả năng tối đa của mình. 

4.16 Các tổ hợp phòng không được hiện đại hóa liên tục. Một phần các công việc được tiến hành tại các viện nghiên cứu và các xưởng máy. Trong các vấn đề hiện đại hóa sâu thì có sự trợ giúp của các chuyên gia từ các nước khác, trong đó có cả Belarus.


Bên trong Trường Sĩ quan Đặc công - Bộ Tư lệnh Đặc công

Các chuyên gia được đào tạo ở nước ngoài khi về Việt Nam không chỉ trực ban chiến đấu mà còn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho thế hệ trẻ. Thực tế này cho phép chuẩn bị tính toán chất lượng hơn.

4.31 Đào tạo cán bộ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam được tiến hành tại hơn 20 cơ sở đào tạo. Ở đây người ta đào tạo không chỉ các hạ sĩ quan, mà cả sĩ quan, một trong những trường danh giá nhất - Trường Sĩ quan Đặc công - Bộ Tư lệnh Đặc công, Thị trấn Xuân Mai, cách Hà Nội tầm 40 km.
Tại đây người ta đào tạo các sĩ quan theo ba hướng - bộ binh, hải quân và chống khủng bố. Thời gian học của các sinh viên quân sự là 4 năm. 

Màn hình: Cẩn Văn Thận?
Chính trị viên nhà trường.

5.04 Chúng tôi có những đòi hỏi rất nghiêm ngặt đối với các thí sinh. Chủ yếu là sức khỏe xuất sắc, tâm lý vững vàng, các tố chất đạo đức tinh thần cao, và tất nhiên là trình độ kiến thức tốt. Trong thời gian học tập, chúng tôi sẽ bổ sung thêm cho các khả năng bẩm sinh của học viên bằng các buổi tập luyện và thực hành thường xuyên.

5.23 Trường được thành lập năm 1967 gần như ngay lập tức sau khi chính thức thành lập lực lượng đặc công trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Trong việc đào tạo đặc công, người ta đặc biệt chú ý tới yếu tố ngụy trang. Trên thao trường này có hơn 20 chiến sĩ. Tuy nhiên bằng mắt thường thì không thể nào nhìn thấy họ được. Có thể ống nhòm hồng ngoại phát hiện được, ví dụ như ở chỗ này có lẽ là một chiến sĩ đặc công đấy.

5.57 Các bạn thấy đấy. Tôi đã nhầm,có đến 1 đại đội lính đặc công đã ẩn nấp dưới đám cỏ này.

Đào tạo đặc công Việt Nam là một trong những chương trình phức tạp và nặng nhất không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, mà có lẽ trên toàn thế giới. Đã có thời mà cả lực lượng Alpha nổi tiếng cũng tới đây học. 

[Nói thế thì chắc có lẽ là Alpha tới thực tập ngắn hạn thôi, kiểu như vài tín chỉ].

Màn hình: Vũ Hùng Kiệt (chắc thế)
Trưởng khoa huấn luyện đặc biệt

Chúng tôi dạy các học viên sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng, phát huy trí thông minh, sắc sảo và mong muốn tự hoàn thiện mình của họ.

Lĩnh vực chuyên môn hóa chủ yếu của đặc công, và các học sinh là bí mật đột nhập vào các đối tượng, các chuyến trinh sát và đối kháng với kẻ địch. Các chuyên gia này chỉ dự định sử dụng vũ khí nóng trong trường hợp bất đắc dĩ, và vì vậy người ta chú ý đặc biệt tới võ đối kháng.

6.48 Các bài tập tay không được dạy trên cơ sở Vovina, Việt Võ đạo, môn Taekwondo đã Việt hóa. Ở đây người ta cũng đặc biệt lưu ý tới việc sử dụng vũ khí lạnh và các công cụ sẵn có, cũng như các bài tập nhào lộn khác nhau...

7.10 Việt Nam là đất nước của sông, hồ, đầm lầy và những rừng ngập mặn, nơi nhiệt độ quanh năm trên 20 độ C. Trong các chuyến đi này thì không có loại ủng nào chịu nổi, vì vậy hầu như các học viên đều luyện tập chân không. Ngoài ra còn một lý do khác - khi đó người lính sẽ cảm nhận được môi trường xung quanh tốt hơn. 

7.19 Màn hình: Lê Văn Đức 
Học viên quân sự

Trường này đào tạo các sĩ quan đặc biệt, vì vậy giai đoạn đầu là rất nặng nề, cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng chúng tôi đã làm quen rất nhanh. Ngày nay mỗi người trong số chúng tôi đều tự hào vì chúng tôi được học ở trường này. 

7.35 Biết tất cả về lực lượng vũ trang của một quốc gia 90 triệu dân chỉ trong một thời gian ngắn tất nhiên là không thể. Nhưng có những điều có thể thấy bằng mắt thường: quân đội Việt Nam hoàn thiện hóa cũng nhanh như cả nước nói chung. Không chỉ bề ngoài, mà cả bên trong quân đội cũng thay đổi. Nhưng có một điều sẽ không thay đổi - mà Hồ Chí Minh, người lãnh đạo quốc gia huyền thoại này đã nói: "quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".

Ni Na lược dịch
Nguyen Hong biên tập

Xem Videoclip tại đây: 

<iframe width="420" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/9n2SGKAwKMo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét