Cuteo@
Người viết entry này sẵn sàng chịu gạch đá của bạn đọc vì góc nhìn có vẻ như trái ngược với những gì báo chí viết. Người viết cũng sẵn lòng lắng nghe những ý kiến trái chiều, miễn là phản ánh đúng sự thật.
Chuyện người dân thôn Hòa Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đánh bị thương các chiến sĩ công an và các cán bộ đang thi công đường dây 500 kv là một câu đau lòng, và đáng xấu hổ, nhưng lại được báo chí viết với giọng hả hê. Điều đáng nói, trong khi chưa hiểu đúng sai như thế nào, nhưng phóng viên lại có vẻ đứng về phía đám đông sai quấy mà dường như đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nhà thầu cũng như lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ.
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/10-cong-an-bi-danh-phai-nhap-vien-548625.html
Tìm hiểu sự việc, được biết nguyên nhân dẫn đến sự vụ chính là do phía người dân chứ không phải do lỗi nhà thầu cũng như lực lượng công an.
Lý do mà báo chí đăng (chưa xác thực) là do "việc đền bù chưa thỏa đáng của Ban Quản lý dự án, "đường điện đi qua gần khu dân cư có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, và trong lúc thi công sẽ làm hại cánh đồng lúa đang trong thời kỳ làm đồng".
Nguyên nhân cụ thể là gì còn phải chờ những thông tin chính thức từ cơ quan chức năng, nhưng với những trải nghiệm trong cuộc sống của một kĩ sư xây dựng, có thể khẳng định rằng, nếu chưa đền bù cho dân thì chắc chắn công trình không thể khởi công. Lưu ý rằng, đây là giai đoạn kéo dây hoàn thiện công trình, nghĩa là đây là giai đoạn cuối cùng. Thực tế cũng cho thấy, nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù, song họ vẫn tham gia "làm tiền" các nhà thầu bằng cách ngăn cản việc thi công, rình rập chực chờ ăn vạ...
Các trường hợp tương tự như thế này đều cho thấy, dân ta cũng rất tham lam, vì đồng tiền, họ sẵn sàng ăn vạ.
Sau đây là tiếng nói của FB Trịnh Tuấn Anh, là người trực tiếp thi công công trình tại địa bàn này:
Chuyện người dân thôn Hòa Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đánh bị thương các chiến sĩ công an và các cán bộ đang thi công đường dây 500 kv là một câu đau lòng, và đáng xấu hổ, nhưng lại được báo chí viết với giọng hả hê. Điều đáng nói, trong khi chưa hiểu đúng sai như thế nào, nhưng phóng viên lại có vẻ đứng về phía đám đông sai quấy mà dường như đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nhà thầu cũng như lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ.
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/10-cong-an-bi-danh-phai-nhap-vien-548625.html
Tìm hiểu sự việc, được biết nguyên nhân dẫn đến sự vụ chính là do phía người dân chứ không phải do lỗi nhà thầu cũng như lực lượng công an.
Lý do mà báo chí đăng (chưa xác thực) là do "việc đền bù chưa thỏa đáng của Ban Quản lý dự án, "đường điện đi qua gần khu dân cư có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, và trong lúc thi công sẽ làm hại cánh đồng lúa đang trong thời kỳ làm đồng".
Nguyên nhân cụ thể là gì còn phải chờ những thông tin chính thức từ cơ quan chức năng, nhưng với những trải nghiệm trong cuộc sống của một kĩ sư xây dựng, có thể khẳng định rằng, nếu chưa đền bù cho dân thì chắc chắn công trình không thể khởi công. Lưu ý rằng, đây là giai đoạn kéo dây hoàn thiện công trình, nghĩa là đây là giai đoạn cuối cùng. Thực tế cũng cho thấy, nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù, song họ vẫn tham gia "làm tiền" các nhà thầu bằng cách ngăn cản việc thi công, rình rập chực chờ ăn vạ...
Các trường hợp tương tự như thế này đều cho thấy, dân ta cũng rất tham lam, vì đồng tiền, họ sẵn sàng ăn vạ.
Sau đây là tiếng nói của FB Trịnh Tuấn Anh, là người trực tiếp thi công công trình tại địa bàn này:
Mình là người trực tiếp thi công ở đây. Bao gồm phần đúc móng và dựng trụ điện thuộc ĐZ 500kv nhánh rẽ Vũng Áng - Đà Nẵng lấy điện của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng mới xây dựng nhập vào mạng lưới 500KV của quốc gia. Mình làm ở đây phải nói cực khổ với dân tình ở đây. Ai ko hiểu nguyên nhân thì nguyên nhân chính là dân ở đây rất tham. Thi công mà không khéo vương vãi ít đất sang ruộng họ thì họ đòi tiền triệu. Hơn hai tháng trời thi công ở đây. Hố vưa múc lên thì đêm có những kẻ đi tháo nước trên đập tràn về cho ngập cả hố. Ăn rồi gần 1 tháng trời xoay với chuyện múc đất và bùn lên để thi công. Mình kể thêm chi tiết này để cho mọi người hiểu rõ về dân ở đây. Mình có thuê một máy múc để thi công. Tài xế đó lại ko biết đi theo đường khác. Vô tình lội xuống ruộng chưa đền bù. Cả làng ra vây quanh máy múc. Đòi đền bù 42tr. Nếu ko đưa tiền sẽ xả nước cho ngập máy múc. Sau khi thương lượng thì bên chủ máy múc cũng phải bỏ ra 39tr để đền bù. Chủ máy múc là dân địa phương gần đó mà còn vậy. Còn nguyên nhân của ngày hôm qua là công trình còn bước kéo dây nữa là hoàn thiện. Dọc theo tuyến thì cán bộ đền bù đã đi thương lượng từ trước Tết giờ với phương án là chạy dọc tuyến đền bù 2m2 cho hai vụ lúa. Nhưng dân ko chịu. Đòi đền bù nguyên ruộng lúa cho 2 vụ và thêm 10% cải tạo đất chỉ để rải dây dọc tuyến và kéo lên. Thương lượng không được vì dân quá tham nên đã cưỡng chế thi công. Khi cưỡng chế thi công thì xẩy ra cuộc bạo động trên với con số là 27 CA bị đánh thương, 4 xe cảnh sát bị đập vỡ, 1 xe cẩu tự hành bị đập vỡ cabin toàn bộ dụng cụ kéo dây bị đốt sạch.
Cho nên các AHBP hay trẩu tre tướng quân nên câm cmn miệng đi".
Như vậy là mọi người hiểu vấn đề rồi nhé!
Chia sẻ của Trịnh Tuấn Anh cho thấy, vấn đề không nằm ở cách hành xử của đơn vị thi công công trình đường dây 500 Kv.
Với những gì mà người dân đòi hỏi, với những gì mà họ bày đặt để có thể gây khó khăn cho đơn vị thi công là những minh chứng về lòng tham vô đáy của người dân nơi đây.
Vậy nên, không phải chỉ có quan mới tham, mà dân cũng rất tham (dân tham là điều mà báo chí ít nhắc đến hoặc không dám nhắc đến). Chính lòng tham của họ đã cản trở sự phát triển của địa phương cũng như của toàn xã hội.
Đến đây, xin mượn lợi bạn Chung Nguyên viết về một vụ việc tương tự trong thi công làm đường để thay cho lời kết: "Dân ta luôn ra rả chửi bộ giao thông tại sao giá xây cầu đường nước ta cao nhất thế giới, mà không nhìn ra lẽ đơn giản là nhân dân các nước văn minh không bẩn tính, cù nhây, gian vặt, đòi đền bù cái không-phải-của-mình như dân ta. Họ nằm ra ăn vạ trước máy ủi, đêm mang chuối ra cắm dọc con đường để cào cấu tiền đền bù. Điều này đội giá công trình lên gấp 5, 10 lần là thường".
**********************
Tham khảo bài dưới đây:
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/04/vi-mot-viet-nam-khong-co-va-xin-eu.html
Với những gì mà người dân đòi hỏi, với những gì mà họ bày đặt để có thể gây khó khăn cho đơn vị thi công là những minh chứng về lòng tham vô đáy của người dân nơi đây.
Vậy nên, không phải chỉ có quan mới tham, mà dân cũng rất tham (dân tham là điều mà báo chí ít nhắc đến hoặc không dám nhắc đến). Chính lòng tham của họ đã cản trở sự phát triển của địa phương cũng như của toàn xã hội.
Đến đây, xin mượn lợi bạn Chung Nguyên viết về một vụ việc tương tự trong thi công làm đường để thay cho lời kết: "Dân ta luôn ra rả chửi bộ giao thông tại sao giá xây cầu đường nước ta cao nhất thế giới, mà không nhìn ra lẽ đơn giản là nhân dân các nước văn minh không bẩn tính, cù nhây, gian vặt, đòi đền bù cái không-phải-của-mình như dân ta. Họ nằm ra ăn vạ trước máy ủi, đêm mang chuối ra cắm dọc con đường để cào cấu tiền đền bù. Điều này đội giá công trình lên gấp 5, 10 lần là thường".
**********************
Tham khảo bài dưới đây:
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/04/vi-mot-viet-nam-khong-co-va-xin-eu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét