Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

THỰC CHẤT CÁI GỌI LÀ GIẢI THƯỞNG DÂN QUYỀN CIVIL RIGHTS DEFENDER

Thực chất cái gọi là giải thưởng Dân quyền Civil Rights Defender


Tổ chức Civil Rights Defenders (viết tắt là CRD) mới trao giải thưởng Người bảo vệ Dân quyền 2015 trị giá 50.000 Euros cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Dân làm báo giới thiệu là “Được thành lập vào năm 1982, tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Dân Quyền) đã hoạt động trên 30 năm trong các vấn đề bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Một trong những nhiệm vụ chính của Civil Rights Defenders là hỗ trợ cho những người bảo vệ nhân quyền tại các xã hội áp bức trên toàn thế giới”. Thực chất tổ chức này là gì?

Tổ chức Civil Rights Defenders (trước đây gọi là “Ủy ban Helsinki Thụy Điển cho nhân quyền”) khởi nguồn là một thành viên của phong trào Helsinki hình thành sau Hiệp ước Helsinki năm 1975 như là một thỏa thuận tạo diễn đàn giải quyết bất đồng giữa các nước phương Đông và phương Tây ở Châu Âu trong Chiến tranh lạnh tổ chức tại Finlandia Hall của Helsinki, Phần Lan trong tháng 7/1975 với sự tham dự của 35 nước như Mỹ, Canada, Liên Xô và phần lớn các nước Châu Âu. Hiệp định này là kết quả sau gần 2 năm đàm phán nhằm “cải thiện và tăng cường các mối quan hệ của các chính phủ và góp phần vào hòa bình ở châu Âu, an ninh, công lý và sự hợp tác cũng như để cải thiện quan hệ với nhau và với các nước khác trên thế giới” (http://www.bghelsinki.org/en/about-us/history-of-the-helsinki-movement/ ).

Hiệp định này bị Chính phủ Mỹ xem như “một vở kịch khán đài bên trái”. Trong một cuộc trò chuyện tháng tám năm 1974 giữa Tổng thống Ford và Cố vấn An ninh Quốc gia của ông và Ngoại trưởng Henry Kissinger , Tiến sĩ Kissinger nhận xét ​​về Hội nghị Helsinki này là "chúng tôi không bao giờ muốn nó, nhưng chúng tôi đã đi cùng với những người châu Âu ... [i] t là meaningless- nó chỉ là một vở kịch khán đài bên trái. Chúng tôi đang đi cùng với nó".

Trong bài viết có tiêu đề “Quá trình Helsinki và cái chết của chủ nghĩa cộng sản” (nguyên văn “Helsinki process and the death ò communism”) phân tích rõ rằng, Hiệp ước Helsinki tạo ra một khe nứt trong áo giáp của "chủ nghĩa xã hội" (“ Helsinki Accords created a chink in the armour of “state socialism””) giúp “phát triển lý luận và ý tưởng là rất quan trọng để lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên khắp châu lục này vào năm 1989” (nguyên văn “to develop arguments and advance ideas that were crucial to communism's overthrow across the continent in 1989”).

Phong trào Helsinki được xem như là sản phẩm của HIệp định Helsinki hình thành hàng loạt tổ chức phi Chính phủ ở Châu Âu giám sát các chính phủ nước họ kiểm soát xung đột và bảo vệ nhân quyền. Theo đó, mỗi nước đều lập ra các ủy ban Helsinki (http://en.wikipedia.org/wiki/Helsinki_Committee_for_Human_Rights ), có khoảng gần 40 tổ chức Helsinki như Thụy Điển ở mỗi nước. Chi tiết hơn về hệ quả từ Tuyến bố này cũng như sự ra đời của “Tổ chức An nunh và hợp tác Châu Âu” (Organization for Security and Co-operation in Europe – OSCE) các bạn có thể đọc thêm từ từ khóa này trên kiwipedia cũng như tố cáo của Nga kết tội nó gây ra các cuộc cách mạng màu hậu Xô Viết hay ở Ukcraina vừa qua.

Các Ủy ban Helsinki về Nhân quyền tồn tại ở nhiều nước Châu Âu, thực chất là các NGO về nhân quyền được đặt tên theo Hiệp ước Helsinki. Trước đây nó được tổ chức thành Liên đoàn Helsinki Quốc tế về Nhân quyền có trụ sở tại Vienna , mà bây giờ bị phá sản do gian lận tài chính nội bộ.

Xem phần giới thiệu về tổ chức Civil Rights Defenders (http://www.civilrightsdefenders.org/about-us/ ) cho biết nó được thành lập ở Stockholm, Thụy Điển vào năm 1982 với mục đích bảo vệ quyền con người, về quyền dân sự và chính trị. Tài trợ chính cho tổ chức này là SIDA (Sida, the Swedish International Development Cooperation Agency, is our main donor with regard to international activities), trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Mặc dù trong phần nhiệm vụ (công việc) của tổ chức này là “hoạt động ở Thụy Điển đảm trách bảo vệ nhân quyền của đất nước này” (Civil Rights Defenders is also active in Sweden, taking responsibility for the protection of human rights at home). Tổ chức này xác định rõ giới hạn chỉ bảo vệ quyền dân sự và chính trị trong các quyền con người. Mặc dù xác định “địa bàn” hoạt động rất rõ là ở Thụy Điển nhưng nó lại gắn nhiệm vụ của nó hướng tới các quốc gia/vùng lãnh thổ hoàn toàn “xa xôi” và “xa lạ” như Albania | Azerbaijan | Belarus | Bosnia and Herzegovina | Burma | Cambodia | Cuba | Erithrea | Ethiopia| Kazakhstan | Kenya | Kosovo | Kyrgyzstan | Macedonia | Moldova | Montenegro | Russia | Serbia |South Sudan | Sweden | Thailand | Turkmenistan | Uganda | Ukraine | Uzbekistan |Venezuela | Vietnam

Bởi vậy vào trang web và facebook của tổ chức này, tiệt nhiên không hề thấy hình bóng “tình trạng nhân quyền của Thụy Điển” mà rặt toàn thông tin từ các cá nhân tổ chức “đấu tranh chống độc tài” ở các nước “giới hạn” trên quả địa cầu kia!!!

Cái được ca ngợi là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là 1 trong 3 người đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng này thực chất tổ chức này vừa có “sứ mệnh” mới là vinh danh các nhà đấu tranh lật đổ chính phủ các nước kể trên từ 3 năm nay, diễn ra tại Hội nghị Ngày của những nhà đấu tranh (Defenders’Day). Mỗi năm một người được trao giải!

Giải thưởng này là giải thưởng nhân quyền cao quý hàng đầu thế giới? Không, nó đơn giản là của một tổ chức nhân quyền “địa phương” như hàng trăm, hàng ngàn giải thưởng nhân quyền của các tổ chức giời ơi rải khắp thế giới. Cái cao quý nhất của nó là trị giá khủng mà bất cứ “nhà đấu tranh nhân quyền” nào cũng phải mơ ước là 50 ngàn Euros. So với mấy giải thưởng trị giá 500 USD của mấy tổ chức Quan sát nhân quyền thường dành cho 5-7 “nhà hoạt động” Việt Nam rùm beng lâu nay thì quả là quá khủng!

Ngày hội của tổ chức này quy tụ những nhà đấu tranh dân chủ hàng đầu thế giới? Không, nó được mời gọi công khai trên web, facebook mỗi khi sắp đến, bất cứ ai (phải chứng minh thành tích chống phá chính quyền và bị đàn áp) đều có cơ hội được mời gọi tham dự. Chẳng hạn năm nay diễn ra từ ngày 7-10/4/2015 có mặt 135 nhà đấu tranh từ 35 quốc gia (phần lớn nằm trong danh sách hướng tới cần phải thay đổi chính phủ nêu trên). Nói là ngày hội nhưng thực chất là “tham gia vào khóa đào tạo nhằm tăng cường khả năng hoạt động của các nhà hoạt động này” (to participate in a professional training programme aiming to strengthen their important work). Bởi vậy, ta chứng kiến hàng loạt “nhà đấu tranh dân chủ” Việt Nam từ Nguyễn Lân Thắng, Ngô Duy Quyền, Trương Văn Dũng…tham gia hàng loạt “hội thảo” tương tự khắp thế giới miễn là những người này chưa bị cấm xuất cảnh và dám nhận lời tham gia.

Để nhận được giải thưởng “cao quý” này, thông thường đại diện tổ chức này sẽ tham vấn quan chức ngoại giao, nhất là các tham tán chính trị, các tổ chức NGO về nhân quyền và cả các tổ chức “xã hội dân sự độc lập” ở hải ngoại mà quen biết với họ giới thiệu. Sau khi có một danh sách được giới thiệu, họ sẽ lấy ý kiến của những “lãnh đạo, nhà ngoại giao uy tín” của nước họ, các nhà tài trợ…để cho điểm những cá nhân được chấm chọn. Nên về bản chất, anh chị nào có bảo kê nặng ký, có bản CV hoành tráng, có quan hệ có tầm ảnh hưởng tới tổ chức trao giải là có cơ may nhận giải. Đó là lý do vì sao các “fan” của Nguyễn Lân Thắng mới cạnh khóe Nguyễn Ngọc Như QUỳnh tuy vô cùng thối nát,độc tài, mất uy tín với “phong trào dân chủ Việt Nam” nhưng giờ giỏi tiếng anh, chịu khó xu nịnh các đại sứ quán, chính khách Tây lông, tham gia bất cứ hội thảo hay cuộc gặp gỡ nào mà các ĐSQ này tổ chức …thì cơ hội nhận những giải thưởng nặng đô này là trong tầm tay. Bởi những chính khách salon phương Tây đâu am hiểu tiếng Việt, họ làm “nhiệm vụ chính trị” cho có, sức mệnh là phải cổ súy phong trào đối lập lẹt đẹt ở Việt Nam, ai ai vừa mắt họ là họ ủng hộ. Nhất là trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn, trình độ tiếng anh cũng như kiến thức chính trị - xã hội ở mức thê thảm của các anh chị “đấu tranh dân chủ” phần lớn trưởng thành từ nghề “dân oan” thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn là “hàng hiếm” trong mắt họ.

Nhìn lại quá trình “đấu tranh” của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ta thấy rõ chiến lược tiếp cận tổ chức này cũng như nguồn “dự án” của nó. Tôi sẽ tiếp tục phân tích, chứng minh trong những ngày tới đây.

Nguồn: Võ Khánh Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét