Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU MỸ

Mạn đàm về cái việc “VN bị xếp vào nhóm các nước không có Tự do báo chí” trong báo cáo thường niên về TDBC trên thế giới do tổ chức Freedom House ngày 1/5, sao tui thấy mắc cười quá. Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, cho biết “tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có TDBC là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động”. Híc, ngẫm ra 80% phần còn lại của thế giới đang tranh đấu hàng ngày để sống còn, để vươn lên thoát khỏi số phận hẩm hiu, để thoát khỏi nghèo đói, để được các nước lớn như Mỹ đối xử công bằng. Cái khối giàu có dư ăn, rửng mỡ 20% của thế giới này hoàn toàn không đủ tư cách và quyền hạn để phán xét 80% cái thế giới còn lại là không có tự do khi chỉ nhìn phần còn lại của thế giới theo cái nhìn phiến diện và ngốc nghếch của mình.

Tổ chức nào có trụ sở ở Mỹ mà can thiệp vào công việc nội bộ của VN thì nhân dân chúng tôi coi khinh và đương nhiên sự đánh giá của Freedom House cũng chẳng thể nào tin được. Mỹ thua đau trong cuộc chiến VN, không thực hiện được ý đồ đưa VN về thời kỳ đồ đá được thì nay chúng bầy trò khác để cho đỡ muối mặt. VN đã phát triển và thay đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại hơn. Tuy nhiên, những thành tựu mà VN đạt được lại gây nên sự ghen tị, thù hằn và bực tức cho những kẻ thù của chúng ta, đặc biệt là những kẻ muốn áp đặt thể chế chính trị của chúng lên nước ta nhưng thất bại. Chẳng có gì là lạ khi các nước bị xếp hạng đánh giá là các nước hầu như bang giao rất ít với Mỹ hoặc có thể chế chính trị trái ngược với Mỹ.

Thôi được, cứ cho là ở Mỹ có TDBC và các loại tự do hầm bà lằng khác đi nhé, tui muốn hỏi tại sao Mỹ không bỏ cấm vận Cuba đi, sao cứ thích là áp đặt thuế chống bán phá giá khắp nơi, sao cứ ngăn cản, trừng phạt các nước khác sản xuất vũ khí hạt nhân trong khi mình và đồng minh thì chứa cả đống, sao lại lập nên cái nhà tù ở Goatemala chỉ để giam giữ những người bị Mỹ cho là đe dọa đến an ninh nước Mỹ và chẳng có lấy một cơ hội được đem ra xét xử công khai. Cái tự do ở Mỹ vượt qua cả khuôn khổ nước Mỹ, chúng thích nhúng tay vào nội bộ nước nào thì nhúng, bắt bớ công dân nước nào thì bắt, hệt như thằng khổng lồ hay bắt nạt kẻ yếu. Đã thế còn hay chỉ trích nước khác mà chẳng nhìn lại mình lấy một lần.

Hãy nhìn lại nước Mỹ, kẻ luôn huyênh hoang tự cho mình cái quyền phán xét chỉ trích nhân quyền, TDBC trên thế giới thì ngay tại đây tầng lớp nhân dân lao động chẳng hề có TDBC. TDBC ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông lớn. “Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Không một chương trình nào, dù là tin tức hay giải trí, đến được với công chúng nếu không qua sự kiểm duyệt của những người quản lý. Các tập đoàn này cũng bóp nghẹt những công ty truyền thông nhỏ lẻ cung cấp những thông tin thiếu hụt cho công chúng. Trong cuộc chơi này, vai trò của công chúng hầu như là không có”. Howard Zinn, một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, cho rằng “thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người giàu nhất và quyền lực cao nhất ở Mỹ. Nhà báo Mỹ William F. Vu viết: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ”

Ở Mỹ không hiếm trường hợp nhiều tập đoàn dùng quyền lực để BỊT MIỆNG báo chí và CÔNG KÍCH trực diện, thậm chí ĐE DỌA nhà báo. Nhà báo Gary Webb, người đã từng đoạt giải Pulitzer danh giá viết một loạt bài gây chấn động về hoạt động buôn bán ma túy của CIA dẫn đến anh ta bị đuổi việc và sau đó đã tự vẫn. James Rhodes vì viết bài xã luận chỉ trích một nghị sĩ đảng Cộng hòa nên đã bị tờ Coosa News sa thải. Ông cũng bị dọa giết vì bài viết trên tờ Plain Talker về cái chết của một cựu binh Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh.

Nhà báo Peter Arnett vì trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình bất lợi cho ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến này đã bị hãng NBC đột ngột chấm dứt hợp đồng. Trong một phóng sự năm 1998 khi còn làm cho CNN, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970. Sau đó, ông bị khiển trách và rời CNN. Ông nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. 

Ở VN, nền báo chí đang phát triển mạnh, bên cạnh yếu tố tích cực nhiều khi xuất hiện những kẻ lợi dụng TDBC để phục vụ mưu đồ cá nhân, chống phá nhà nước, bôi nhọ chế độ. Thỉnh thoảng, bọn phản động lại rêu rao rằng trên thế giới chỉ có VN có cơ quan tuyên giáo còn Mỹ và các nước khác thì không. Hô hô, chẳng có nước nào không có công cụ tuyên truyền về đường lối của họ cả, chẳng qua họ không gọi là cơ quan tuyên giáo đấy thôi. Ở Mỹ nhiệm vị này không dành riêng cho một tổ chức cơ quan nào mà phân chia đều cho nhiều tập đoàn truyền thông , cho cả CIA và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng. Đơn cứ như vụ việc dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bush, 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàng trăm mẩu tin với số tiền đầu tư khoảng 254 triệu đô la Mỹ. Nội dung các mẩu tin đề cập đến vấn đề cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi vốn đang gây tranh cãi trong xã hội và dựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” Tổng thống Bush. Ngoài ra, chính quyền Bush đã thuê một số bình luận viên lên truyền hình để ca ngợi chính sách của chính phủ. Một trong số đó là Amstrong Williams. Hàng năm CIA điều phối hàng chục tỷ USD thông qua các quỹ, các tổ chức phi chính phủ để “điều phối tự do thông tin báo chí” nhằm mục đích chính trị thông qua các phương thức “tài trợ”, nhưng báo chí Mỹ cũng không hề đụng chạm đến nguồn tiền và đường đi của những đồng đô-la này.

Nhớ lại cách đây hơn trăm năm, Các Mác đã nói rằng “Không nên bàn đến có hay không có TDBC, TDBC bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì?” TDBC luôn luôn chịu những hạn chế và ràng buộc cụ thể, mang đậm dấu ấn giai cấp và nhóm xã hội là điều dễ hiểu. Ở VN TDBC phục vụ lợi ích của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phục vụ quyền lợi quốc gia.

Nguồn: Quán Nước Chè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét