Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc là tạo một cuộc chiến "nhỏ"

Trung Quốc đang chơi trò chơi tổng bằng không, muốn tiến hành một số cuộc chiến nhỏ mà Mỹ không đáng để tham gia, buộc các nước láng giềng liên kết với nhau. 

Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, gây sóng gió cho khu vực

Tờ "The Financial Times" Anh ngày 28 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc 'ra tay trước' với Mỹ, Trung Quốc ngốc nghếch hay thông minh?" của tác giả David Pilling. Bài báo cho rằng, hành động làm láng giềng nổi giận của Bắc Kinh đã trở thành vấn đề chính sách ngoại giao gây tranh cãi.

Những ví dụ khẳng định Trung Quốc thật ngốc nghếch có rất nhiều, mấy tuần gần đây, Bắc Kinh đồng thời "khai chiến" với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Nói tóm lại, Trung Quốc hầu như do bức bách sự liên kết của láng giềng mà gặp sai lầm. Tất cả những dấu hiệu của “ngoại giao nụ cười” của Trung Quốc đã tắt.

Brad Glosserman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng, Bắc Kinh gây ra loại phiền phức này "khiến cho người ta khó hiểu". Ông đặt câu hỏi trên tạp chí "The National Interest" Mỹ rằng, Trung Quốc, nước đang đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế và xã hội tiềm tàng, tại sao còn phải làm như vậy?

Giáo sư Hugh White, nhà nghiên cứu chiến lược Đại học quốc gia Australia lại có một quan điểm khác. Ông cho rằng, không nên ngạc nhiên về hành động của Trung Quốc. "Đây là trò chơi tổng bằng không, nếu Trung Quốc sở hữu nhiều quyền lực và sức ảnh hưởng hơn, Mỹ sẽ phải nhượng quyền" - ông nhận định.

Từ đầu tháng 5 năm 2014 đến nay, Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 cùng các loại tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh... tiến hành xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế. 

“Trung Quốc muốn gây ra một số cuộc chiến nhỏ”

Trò chơi này là không “đối đẳng”, giống như thực lực quân sự của hai nước, mặc dù không thể so sánh được với tàu sân bay Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể dùng tên lửa để bắn chìm tàu sân bay. Để duy trì hiện trạng, Mỹ cần đề phòng nhất cử nhất động của Trung Quốc, trong khi đó Mỹ không làm được điểm này.

Trung Quốc chỉ cần gây ra một số cuộc chiến tranh nhỏ trong đó Mỹ không tham gia là được và Trung Quốc có thể giành “chiến thắng”. Ở đây, vạch ra một Khu nhận biết phòng không, ở kia hạ đặt một giàn khoan... Đương nhiên, ngài Barack Obama có thể vạch ra "giới hạn đỏ". Nhưng, chính điều ông ý thức được ở Syria là, đặt ra "ranh giới đỏ" cũng sẽ rất khó khăn.

Cho nên, Bắc Kinh đang từng bước tạo ra một “hiện thực mới” ở trên biển hoặc trên không. Trung Quốc thông qua mỗi một sự kiện như vậy để gây thách thức cho Mỹ. Có đáng đánh một trận vì một chiếc tàu cá của Việt Nam không? Không đáng. Vì một bãi cát của Philippines? Một hòn đảo nhỏ không người ở? - bài báo bình luận.

Nhìn vào ngắn hạn, loại sách lược này rất có thể buộc các nước láng giềng của Trung Quốc liên kết lại với nhau hoặc dựa nhiều hơn vào mặt trận do Mỹ lãnh đạo. Nhưng, nếu Trung Quốc đang thay đổi cảm nhận và hiện thực của khu vực này thì không quan trọng nữa.

Nghe nói, các nước ASEAN đang áp dụng lập trường thống nhất hơn. Nhưng, đến nay cũng chỉ nói mà thôi. Các nước ASEAN phân thành 2 "phe" - các nước Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không có tranh chấp với Trung Quốc như Thái Lan, Campuchia. Cho nên, các nước ASEAN thống nhất hành động hầu như rất xa xôi.
Trung Quốc đang chứng minh với láng giềng rằng, ngăn chặn sẽ không có hiệu quả, và đừng trông chờ vào Mỹ bảo vệ họ. Nếu Trung Quốc toại nguyện, các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ sẽ phải thừa nhận hiện trạng khó có thể tiếp tục. Đây là một chiến lược nguy hiểm, nhưng cũng là một chiến lược "khôn khéo".

Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo dưới góc độ cá nhân tác giả, đáng để nghiên cứu suy ngẫm về Trung Quốc trong giai đoạn mới. Qua đó, cho thấy được bản chất thực của Trung Quốc như thế nào và các nước cần cảnh giác, đưa ra các chiến lược và biện pháp ứng phó phù hợp.

Trung Quốc đang tìm cách cưỡng đoạt bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hiện do Philippines kiểm soát.

Trung Quốc ưu tiên triển khai vũ khí trang bị mới trên Biển Đông, thích tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá. Trong 11 tàu hộ vệ Type 056 hiện có của Hải quân Trung Quốc có 5 chiếc triển khai ở Biển Đông; cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 hiện có của Trung Quốc đều triển khai ở Biển Đông, các vùng biển khác không triển khai; các tàu chiến hiện đại khác đều được Trung Quốc ưu tiên triển khai ở Biển Đông như tàu khu trục Type 052C/052D, tàu hộ vệ Type 054A. Ngay khi mới lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã 2 lần đến Hạm đội Nam Hải thị sát và truyền "giấc mơ Trung Quốc" trên Biển Đông cho ngư dân đảo Hải Nam, Biển Đông trong mấy năm qua đã thực sự dậy sóng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét