Ong Bắp Cày
Tàu Trung Quốc uy hiếp và gây hại cho tàu Việt Nam ở Biển Đông (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam)
Tiếp theo các tuyên bố của Thượng nghị sỹ John McCain và Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, ngày 9/5 một nhóm các Thượng nghị sỹ có thế lực của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gồm Chủ tịch Ủy ban Robert Menendez, Marco Rubio, Ben Cardin, Jim Risch cùng với Thượng nghị sỹ Patrick Leahy ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tục có những hành động gây rối ở Biển Đông.
Nhóm các nghị sỹ này cũng hối thúc các đồng nghiệp thông qua nghị quyết của Thượng viện Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ đối với hoạt động tự do lưu thông hàng hải trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng con đường ngoại giao hòa bình.
Tuyên bố chung của nhóm các Thượng nghị sỹ mô tả các hành động gần đây của tàu bè Trung Quốc ở Biển Đông là "rất đáng quan ngại".
Tuyên bố có đoạn viết: "Việc Trung Quốc mới đây di chuyển một giàn khoan thăm dò, được các tàu quân sự và tàu khác hộ tống, vào vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông ngoài khơi Việt Nam cùng với những hành vi hiếu chiến tiếp sau đó của tàu Trung Quốc, trong đó có việc đâm vào các tàu của Việt Nam, là rất đáng quan ngại. Những hành động này đe dọa dòng chảy thương mại tự do toàn cầu trong một khu vực có tầm quan trọng sống còn".
Tuyên bố chung cho rằng tự do hàng hải là quan trọng đối với sự thịnh vượng của Mỹ cũng như sự an toàn của toàn bộ khu vực.
Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi hối thúc chính quyền nói rõ với Trung Quốc ở cấp cao nhất rằng các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc sử dụng vũ lực, cưỡng bức và hăm dọa đều không thể chấp nhận và sẽ dẫn tới bất ổn định".
Tuyên bố chung cho biết hồi tháng Tư vừa qua, nhóm các Thượng nghị sỹ này đã đề xuất Nghị quyết 412 của Thượng viện tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải và hoạt động trong khu vực, hối thúc tất cả các bên liên quan trong cuộc tranh chấp lãnh thổ này cùng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hòa bình cho các tranh chấp này.
Tuyên bố chung bày tỏ hy vọng các đồng nghiệp tại Thượng viện trong thời gian sớm nhất cùng nhau thông qua nghị quyết này nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng cho những hành động mang tính khiêu khích trên đây của Trung Quốc.
Những thứ giả dối, lừa bịp, ngụy biện, người đời thường bĩu môi xì: Trò mèo!
Trả lờiXóaCách đây hơn 30 năm, khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa, với tham vọng 4 hiện đại hóa, ông Đặng Tiểu Bình đã dạy quan và dân nước họ là: “Mèo trắng, mèo đen, miễn là bắt được chuột”.
Ngút trời với tinh thần thực dụng ấy, đất nước này đã chuyển động mạnh mẽ, đã thu được những kết quả to lớn về kinh tế. Cả nước trở thành công xưởng của thế giới. Họ chế tạo đủ thứ từ hàng hóa dân dụng, đến vũ khí, giàn khoan và cũng là đất nước sản xuất hàng nhái, hàng giả đứng đầu quả đất.
Có một thực tế là khi nói đến hàng Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến chất lượng thấp, nhiều thứ độc hại, còn xơi mới lập được uy tín như hàng Hàn Quốc, chưa nói đến hàng châu Âu, Nhật, Mỹ… còn xa lắm.
“Mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột”, cho nên họ lao đi tứ tung, sang châu Phi-châu Mỹ La tinh mua đất, tưởng tượng và cố biến thành hiện thực đường 9 đoạn ở Biển Đông mặc dù căn cứ pháp lý thì mù mờ.
Cái giàn khoan HD 981 mà họ ngang nhiên dúi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng nằm trong toan tính “mèo đen, mèo trắng”.
Nhưng người đời đâu có dễ bị họ qua mắt như thế. Nhiều tiếng nói của cộng đồng quốc tế đã chỉ trích hành động này, họ có ngụy biện thế nào chăng nữa. Thế giới văn minh vẫn gọi đúng tên của sự việc họ làm là: Trò mèo!
Giới phân tích và quan sát hầu hết đều có chung nhận định, những cuộc đối đầu căng thẳng và ngày càng leo thang giữa Trung Quốc với Philippines và giữa Trung Quốc với Việt Nam ở Biển Đông sẽ thúc đẩy các nước Đông Nam Á phát triển hơn nữa năng lực hàng hải của mình.
Trả lờiXóaCác nước cũng có thể sẽ mở rộng vòng tay hơn nữa để cho Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực, khiến Bắc Kinh luôn ở trong tình trạng bất an, khó chịu, các nhà phân tích cho hay. Họ đã chỉ ra bằng chứng mới nhất cho nhận định trên chính là cuộc tập trận hải quân rầm rộ giữa Mỹ và Philippines đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay.
Căng thẳng kéo dài âm ỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bùng lên trong những ngày gần đây khi Trung Quốc ngang nhiên đưa vào thềm lục địa Việt Nam một dàn khoan khổng lồ và tuyên bố kế hoạch khoan thăm dò dầu khí ở khu vực vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Cùng lúc, Bắc Kinh đang sùng sục đòi Manila phải phóng thích một tàu cá và 11 ngư dân của họ bị Philippines bắt giữ vì bị tình nghi xâm phạm bất hợp pháp lãnh hải của Philippines và đánh bắt loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trả lờiXóa"Thái độ của Trung Quốc khó hiểu và gây bối rối. Nước này luôn miệng nói rằng, họ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, nhưng lại cố tình ngày một trở nên hung hăng, quyết liệt”, Tiến sĩ Oh Ei Sun – một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, đã phát biểu như vậy.
Khi những căng thẳng tiếp tục leo thang ở Biển Đông, một hệ quả tất yếu là các nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc cũng phải tìm cách củng cố sức mạnh của lực lượng hải quân và tiến ngày một gần hơn về phía Washington, các nhà phân tích cho hay. Ví dụ như Malaysia, nước này đã nâng cấp mối quan hệ với Mỹ lên mức “đối tác toàn diện”.
Trong khi đó, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines đang tập trận trên kịch bản giả định là một phát động một cuộc tấn công vào một bờ biển ở Biển Đông. Các quan chức ở Manila và Washington đều tuyên bố, các cuộc diễn tập kiểu này của họ đã được lên kế hoạch từ nhiều năm và họ không nhằm mục tiêu vào kẻ thù cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc tập trận lần này diễn ra đúng thời điểm quân Mỹ vừa được phép tiếp cận vào các căn cứ quân sự của Philippines theo một thỏa thuận quân sự vừa mới được ký kết.
"Cả cuộc tập trận hải quân và thỏa thuận quân sự đều cho thấy, Mỹ đang hối hả và tăng cường thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á”, chuyên gia hải quân ở thủ đô Bắc Kinh – ông Li Jie cho biết. Theo ông này, “Mỹ sẽ giúp đỡ bất kỳ nước nào đang có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc”.
Trả lờiXóaViệt Nam và Philippines được cho là sẽ thể hiện một lập trường thống nhất trong việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tình ràng buộc tại cuộc họp của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Myanmar vào cuối tuần này.
Sóng gió Biển Đông đang “sôi lên sùng sục” sau khi cơ quan chức năng Việt Nam hôm 1/5 phát hiện giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (mà Việt Nam vẫn thường gọi là HD 981) và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 2/5, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông, phía nam đảo Tri Tôn. Vị trí này nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng. Hiện nay, số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan có lúc lên cao nhất đã là 80 tàu, trong đó có cả tàu quân sự. Các tàu này đã cố tình đâm va vào các tàu thực thi pháp luật gồm tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương một số thủy thủ và gây thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam.
Hành động trên của Trung Quốc đang vấp phải sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, học giả. Hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại với tinh thần của các công ước Liên Hợp Quốc và những thỏa thuận mà Bắc Kinh ký kết với các nước Đông Nam Á về việc không đơn phương có các hành động làm leo thang căng thẳng ở những khu vực có tranh chấp.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây đã đăng bài phân tích của ông Mike Rowse, Giám đốc điều hành hãng Stanton Chase International kiêm Phó Giáo sư tại trường Đại học Hồng Kông về cái gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.
Trả lờiXóaHội nghị cấp cao ASEAN: Nóng với tình hình Biển Đông
Bảo vệ chủ quyền đến cùng, không mắc mưu khiêu khích từ phía Trung Quốc
Trong bài viết, ông Rowse đặt vấn đề: “Tại sao có quá nhiều quốc gia, gồm cả những nước mà chúng ta coi là bạn bè, cương quyết phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc? Câu hỏi cần được đặt ra ở đây là: Liệu có phải ý định thực sự của chúng ta là thực thi các tuyên bố chủ quyền của mình đối với tất cả các quần đảo bằng vũ lực như cách chúng ta đã từng làm đối với quần đảo Hoàng Sa hay không? Có phải những tuyên bố của các nước khác - gồm bạn bè và láng giềng của ta - đều không có giá trị pháp lý nào? Phải chăng không có giải pháp hòa bình nào để giải quyết các khác biệt này?”. Vị Phó Giáo sư nhấn mạnh, người dân Hồng Kông thực sự quan tâm đến cách giải quyết tranh chấp và rất mong muốn được thấy một kết quả hòa bình.
THƯ KÊU GỌI
Trả lờiXóaKính gửi những người bạn !
Bằng sự kiện ngang nhiên kéo dàn khoan HD 981 vào thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục những hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền đất nước ta, làm tổn hại đến an ninh quốc gia và an toàn của nhân dân ta. Và chúng ta cần phải đáp trả bằng công lý.
Hãy cùng chúng tôi xuống đường phản đối Trung Quốc, với mục đích để bạn bè thế giới thấy được hành động phi nghĩa của Trung Quốc, và thể hiện sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Thời gian: 7h30 sáng ngày mai, thứ Bảy 10/5/2014
Địa điểm: 175 Hai Bà Trưng, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Trước cửa Tổng lãnh sự quán Trung quốc.
*Vài lưu ý nhỏ: Khẩu hiệu tùy tâm các bạn. Xin tránh các từ ngữ gây hấn, gây hằn thù dân tộc. Đặc biệt hoan nghênh các khẩu hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung.
Mang theo quốc kì VN. Mũ nón chống nắng; Đứng trên vỉa hè, không xả rác, không làm ảnh hưởng các phương tiện giao thông...