Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

NHẠC SĨ TUẤN KHANH KỲ THỊ NGƯỜI NGHỆ AN, THANH HÓA, HÀ TĨNH

Lời dẫn của Tiên Lãng: Chúng tôi cũng đã đọc hết bài 2 phần của Nhạc sĩ Tuấn Khanh và thừa nhận lối viết phóng sự của nhạc sĩ quả là lôi cuốn. Nhưng nếu nói theo phong cách của dân luật thì nho còn hơi bị ... xanh! Bởi cả bài không thấy tác giả đưa ra bất cứ bằng chứng nào nhưng có rất nhiều đoạn tác giả khẳng định rằng có nhân viên an ninh mặc thường phục trong đoàn người cuồng loạn, đập phá. 

Dù không thấy lời nào tác giả lên án trực diện nhưng khi đọc cả bài 2 phần, không khó nhận ra mong muốn của tác giả muốn chuyển thông điệp đến mọi người rằng chính chính quyền đứng sau những vụ bạo loạn này! 

Một bạn trên fb cũng bất bình vì quan điểm phân biệt vùng miền của Nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Kỳ thị người Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh

Là một nhạc sỹ suốt ngày chường cái mặt ra trên các diễn đàn và trò chơi âm nhạc, bỗng dưng ngứa nghề nhảy ra làm báo Tuấn Khanh đã viết một bài phóng sự (2 phần) "Đi giữa dòng bạo động" đăng trên blog của mình về những lộn xộn trong các cuộc biểu tình ở Bình Dương vừa qua.

Nếu đó là một bài viết khách quan, có trách nhiệm thì tốt quá. Đằng này, đọc toàn bộ bài viết của Tuấn Khanh sặc mùi kích động kỳ thị vùng miền, vu cáo công an và người Thanh Hóa, Nghệ An. Những bài viết kì thị kiểu này một thời đã làm khốn khổ người Thanh, Nghệ mỗi khi đi xin việc đã bị lên án, nay được quay trở lại và được tán dương trên các trang Boxít, Quê Choa, Ba Sàm, BBC, RFA... ở một mức nguy hiểm hơn - "nối giáo cho giặc"

Tôi để các bạn theo đường link mà đọc cho khách quan:http://nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/15/di-giua-dong-bao-dong-p-1/. Chỉ xin trích dẫn từ trong một bài viết ngắn với vô số đoạn nói về người Thanh Hóa, Nghệ An thế này, liệu có nên?

“Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra. Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này, chú kia!”.”

“… Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.”

“… Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.”
“… Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. …Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.”

“Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.”

Đi kèm là những bức ảnh mà lẽ ra Tuấn Khanh nên gửi cho cơ quan điều tra thì hơn, không nên đưa nó lên mạng như là những bằng chứng về tội phạm.

Chưa dừng lại, Nhạc sỹ Tuấn Khanh còn viết cho đài BBC một bài “Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?” vào ngày 13/5 có đoạn thế này:

“Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ.

…Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.”

Trình độ của Tuấn Khanh và lĩnh vực hoạt động của ông ấy chắc đủ hiểu biết để thấy tác động của một bài báo, nhất là khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài. Vậy, động cơ nào để Tuấn Khanh làm điều đó?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét