Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

TIN THẾ NÀO ĐƯỢC TRUNG QUỐC!

Báo Trung Quốc: Đừng mơ “hợp tác cùng phát triển” với Trung Quốc!

DƯƠNG LONG

BizLIVE - Nếu nước nào cũng hành xử đáng quan ngại như Trung Quốc, sắm vai đế quốc trong vùng, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quyền có thể tuyên bố Ai Cập thuộc về họ và Nga có thể tuyên bố chủ quyền trên khắp vùng Trung Á.

Một tàu Trung Quốc được điều động gần giàn khoan 981 trong lãnh hải Việt Nam. Ảnh: SCMP

Trong bài báo “Beijing's dangerous arrogance in the South China Sea“ (Tạm dịch: Sự hung hãn nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông) đăng vào Chủ Nhật ngày 18/5, tờ South China Morning Post của Trung Quốc khẳng định hành vi đối đầu của nước này đối với các quốc gia láng giềng trong khu vực là hung hăng, kiêu ngạo vào có hơi hướng của chủ nghĩa sô vanh, vị chủng.

Ông Philip Bowring – tác giả của bài báo cho rằng hành vi này không chỉ vượt quá danh giới của niềm tự tôn dân tộc, mà nó còn gán cho tinh thần tích cực này một cái tên xấu. 

Đồng thời tác giả khẳng định những người Hongkong ái quốc nên nhận thức rõ bản chất “mưu đồ nguy hiểm” của động thái này. 

Bài báo khẳng định Bắc Kinh không chỉ vươn vòi bạch tuộc tới Việt Nam và Philippines, nước này còn thành công trong việc đẩy Indonesia từ vị trí trung tập giữa Trung Quốc và các quốc gia khác quanh Biển Đông sang phe thù địch.

Trong những tháng gần đây, Indonesia đã hai lần cáo buộc Trung Quốc trong việc trắng trợn tuyên bố chủ quyền bao trùm một phần quần đảo Natuna của họ. 

Khi Trung Quốc chọc trức một nước láng giềng với dân số hơn 400 triệu người mà họ cho là yếu ớt, đây không còn được gọi là một “sự trỗi dậy hòa bình” nữa, bài báo khẳng định.

Tất cả lãnh hải Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông được bao bọc trong cái gọi là đường lưỡi bò chín đoạn kéo dài hơn 1.000 hải lý từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam đến gần đảo Borneo thuộc chủ quyền của Malaysia, Indonesia, và Brunei. 

Đường chín đoạn này cũng quây trọn hầu như tất cả vùng biển giữa Việt Nam và Philippines, bao trùm hơn 90% lãnh hải của Biển Đông, dù trên thực tế, Trung Quốc và cả Đài Loan chỉ sở hữu 20% diện tích giáp bờ biển.

Những tuyên bố ngang ngược này đã trực tiếp phủ nhận sự hiện diện của những dân tộc khác cùng lịch sử khai hoang và giao thương trên biển trong vòng 2.000 năm, rất lâu trước khi Trung Quốc thám hiểm vùng biển phía Nam và xa hơn nữa. 

Người Indonesia đã đến châu Philippines và lập thuộc địa tại Madagascar hơn 500 năm trước Trịnh Hòa – một nhà thám hiểm hàng hải Trung Quốc. 

Tương tự, các dân tộc Đông Nam Á thời đó hấp thụ nhiều tinh hoa từ Ấn Độ và thế giới Hồi Giáo hơn là từ Trung Quốc, bài báo gợi lại.

Trong vụ việc với Việt Nam hiện tại, nó bị thổi bùng lên bởi hành động Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan trái phép vào vùng biển phía Đông thuộc thành phố Đà Nẵng, nằm trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Cái cớ mà Trung Quốc vin vào là họ đang sở hữu chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, một địa điểm gần giàn khoan hơn so với Việt Nam (dù trên thực tế đây là một tuyên bố sai trái).
Tờ báo nhắc lại vụ cưỡng chiếm quần đảo của Trung Quốc năm 1974, nhưng khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng một khu dân cư đúng nghĩa ở Hoàng Sa, vì vậy cái lí vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí vụn vặt mà họ vin vào rất lỏng lẻo nếu mang ra so sánh với Việt Nam, bài báo chỉ rõ.

Malaysia và Thái Lan đã từng tranh chấp trong khu vực Vịnh Thái Lan, nhưng mọi việc đã được giàn xếp ổn thỏa. 

Những quốc gia khác trong vùng như Indonesia, Singapore, và Malaysia đã từng đem vấn đề chủ quyền biển đảo ra Tòa án công lý quốc tế và chấp nhận phán xét của tòa án. 

Nhưng trong trường hợp này, việc hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc là bất khả thi, vì Trung Quốc luôn đặt ra điều kiện tiên quyết là các nước khác phải công nhận chủ quyền phi lý của họ, bài báo nhận xét. 

Trong trường hợp bãi cạn ngoài khơi Philipines, Trung Quốc biện minh dựa vào một phần lịch sử họ “sáng tạo” ra và việc họ đệ đơn đăng ký chủ quyền trước, một nền tảng yếu ớt xét trên thực tế Trung Quốc không thường xuyên có mặt ở khu vực bãi cạn, trong khi Philipines đã thừa hưởng chủ quyền theo hiệp ước giữa hai cường quốc phương Tây. 

Bãi cạn Scarborough nằm khoảng 200km cách Luzon và cách Trung Quốc 650km. Đây chỉ là một trong rất nhiều khu vực rõ ràng thuộc chủ quyền không thể chối cãi của nước khác, nhưng Trung Quốc vẫn nhảy vào đưa ra các tuyên bố ngang ngược, bài báo khẳng định. 

So với bãi cạn Scarborough, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Bãi Trăng Khuyết còn vô lý hơn nữa. 

Đây là rạn san hô nơi Philipines bắt giữ ngư dân Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt loài rùa biển quý hiếm. Rạn san hô này nằm 110km cách đảo Palawan, gần 1,500km cách Trung Quốc.

Cái cớ của tuyên bố vô lý này thực ra ngược về thời Quốc Dân Đạng thực ra không tồn tại. 

Hoàn toàn không có chuyện nhiều chính phủ trước đây thỉnh thoảng cống nạp Trung vì việc cống nạp đối với những quốc gia này chỉ là một dạng thuế để đổi lại việc giao dịch với Trung Hoa. Đây không thể được dùng như các cớ để xác lập chủ quyền của Trung Quốc.

Nếu nước nào cũng hành xử đáng quan ngại như Trung Quốc, sắm vai đế quốc trong vùng, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quyền có thể tuyên bố Ai Cập thuộc về họ và Nga có thể tuyên bố chủ quyền trên khắp vùng Trung Á, bài báo suy luận.

Hiện nay, một Trung Quốc đang lột xác rất muốn “giương cơ bắp” với các quốc gia trong khu vực để chứng minh ai đang ngồi ghế trên, như hành động của nước này với Việt Nam năm 1979, đồng thời nhắc lại cho Mỹ nhớ những điểm yếu của mình, báo báo kết lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét