LâmTrực@
Khi trả lời vấn đề Biển Đông do đại diện Nhật Bản đưa ra, Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2014 đã xuyên tạc và lừa đảo, cho rằng, căn cứ vào "Thông cáo Potsdam" và "Tuyên bố Cairo", các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa "bị Nhật Bản xâm lược" đều là "Trung Quốc thu hồi".
Theo luận điệu của bà ta, là một trong những nước chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai - Mỹ, cùng với nước chiến bại - Nhật Bản "hiểu rất rõ" đối với giai đoạn lịch sử này.
Bà Oánh bịa đặt và đe dọa:
Tranh chấp quần đảo Trường Sa sau này mới xuất hiện. Nhiều năm qua, Trung Quốc và các nước có liên quan kiên trì dùng phương thức hiệp thương hòa bình để đàm phán giải quyết, trước khi giải quyết, cần tăng cường đối thoại, quản lý và kiểm soát bất đồng, cùng bảo vệ ổn định và an ninh trên biển, đồng thời tích cực bàn thảo con đường hợp tác phát triển. Đối với quốc gia cá biệt đơn phương phá hoại đồng thuận, gây tranh chấp, cũng phải ngăn chặn.
Như vậy là, trong mấy ngày qua, Trung Quốc đã 2 lần xuyên tạc cho rằng, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từng "bị Nhật Bản xâm lược" và căn cứ vào các văn kiện quốc tế như "Thông cáo Potsdam" và "Tuyên bố Cairo" thì Trung Quốc phải "thu hồi" chúng.
Vẫn giọng điệu của đám lục lâm thảo khấu, Phó Oánh cho rằng:
Ở thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, không thể tiếp tục sử dụng quan niệm và phương thức hơi một tí là chiến tranh và đối đầu của thế kỷ 19 để xem xét và xử lý vấn đề. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây không lâu đã đưa ra quan điểm an ninh châu Á với nội dung chính là an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an ninh bền vững tại hội nghị cấp cao CICA lần thứ tư. Cần tích cực xây dựng ý thức hợp tác ứng phó thách thức, đi một con đường an ninh châu Á cùng xây dựng, cùng chia sẻ và cùng thắng.
Nói thì như như thế, nhưng như thường lệ, Trung Quốc vẫn đang dùng vũ lực kết hợp với đe dọa dùng vũ lực để khiêu khích vũ trang hòng tạo cớ nổ súng khơi mào cho chiến tranh, mở rộng lãnh thổ.
Và trong thời điểm hiện tại, cái giàn khoan to đùng vẫn đang chềnh ềnh trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với một đội ngũ đông đảo các tàu chiến và máy bay. Song hành với hành động "áp đáo tại gia" ấy, là những hành vi vô nhân tính của Trung Quốc khi cố tình đâm hỏng các tàu dân sư của Việt Nam, và đỉnh điểm là đâm chìm tàu cá của những ngư dân vô tội, rồi bỏ mặc họ thoi thóp giữa biển khơi.
Vậy xin hỏi ông Tập Cận Bình và bó Phó Oánh, vào tận nhà người khác để đặt giàn khoan là hành động gì? Cố tình đâm và giết ngư dân Việt Nam là hành động gì?
Hành động của Trung Quốc không gì khác hơn là hành động của kẻ cướp.
Đúng như lời một phóng viên quốc tế khi tác nghiệp và chứng kiến cảnh tàu chiến Trung Quốc đâm húc tàu Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam, đã phải mô tả hành động hung dữ của các tàu Trung Quốc rằng: "Trung Quốc như một con chó căng xích"!
Mà đã là chó, thì sủa không có nghĩa là không cắn! Vậy nên, trước những lời đe dọa của Trung Quốc, cách tốt nhất hãy cảnh giác. Sự nhẫn nhịn chỉ có giới hạn, chủ quyền quốc gia là tối thượng, người Việt Nam chưa bao giờ muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng nếu bị ép vào đường cùng thì mỗi người dân Việt đều là một người lính.
Cũng cần nhắc lại cho ông Tập Cận Bình rõ, lịch sử hàng ngàn năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam, các ông chưa bao giờ thắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét