Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

GIẤC MỘNG TRUNG HOA VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với láng giềng thông qua các quy tắc và luật lệ. Trong lịch sử, không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho Trung Quốc có ở địa vị số 1 hay không.


Nỗi e ngại cuối cùng của Trung Quốc là chủ nghĩa dân tộc đang phát triển nhanh chóng, điều này liên quan tới vị thế số 1 về kinh tế của Trung Quốc trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không xấu hổ về mục tiêu chiến lược của họ là trở thành “quyền lực số 1”, mà họ e ngại cái gọi là “sự phục hồi mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc” trong “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi ở bất kỳ đất nước nào. Kiểm soát tốt chủ nghĩa dân tộc có thể hữu dụng cho chính phủ Trung Quốc trong khi chủ nghĩa dân tộc quá khích có thể gây tác dụng ngược. 

Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Không khó để hình dung nếu Trung Quốc tán dương vị thế mới của mình khi là nền kinh tế số 1 thế giới, sau đó sẽ là nhiều vấn đề và áp lực hơn cho chính phủ Trung Quốc. Một nền ngoại giao yếu kém có vẻ như không ăn khớp với một quốc gia “giàu có và mạnh mẽ”, vốn là giấc mơ trong tâm lý của nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng đã có sự “đặt chỗ trước” trong hệ phương pháp tính toán của World Bank và nước này không đồng ý với kết quả được công bố về kinh tế Trung Quốc.

Đối với việc Trung Quốc khước từ vị trí là nền kinh tế số 1 thế giới, nhiều người xem đó là một dấu hiệu cho thấy họ né tránh những trách nhiệm. Ví dụ, Trung Quốc vẫn khăng khăng mình là một quốc gia đang phát triển trong các cuộc đàm phán nhằm giành được một số lợi thế. Rõ ràng là nếu xem xét dưới góc độ dân số, Trung Quốc đã và sẽ là một quốc gia đang phát triển trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như trong thời gian qua, Trung Quốc sẽ chắc chắn vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất không sớm thì muộn.

Bài học về sự lãnh đạo và COC

Mặc dù vẫn còn quá sớm để nghĩ về việc làm thế nào để lãnh đạo thế giới ngày nay, nhưng cũng đã đến lúc giới chức Bắc Kinh bắt đầu quan tâm tới vai trò lãnh đạo nghĩa là thế nào và nó đòi hỏi gì. 

Thứ nhất, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì được trật tự trong nội bộ của mình. Với dân số đông nhất thế giới, chăm sóc con người và duy trì ổn định xã hội có thể là một trong những đóng góp lớn nhất của Trung Quốc mà thế giới ghi nhận.

Thứ hai, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với những người láng giếng thông qua các quy tắc và luật lệ. Về phương diện lịch sử, rõ ràng là không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Vì vậy, một người lãnh đạo thực tế cần phải biết làm thế nào để thiết lập các quy tắc và luật lệ trên phạm vi quốc tế. 

Tuy nhiên, để cho các nước khác tuân theo, người lãnh đạo cũng phải là hình mẫu trong việc tuân theo những quy tắc và luật lệ mà mình đã đặt ra. Đặt bút ký vào Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có thể là bước đầu tiên để Trung Quốc thiết lập những quy tắc nhằm làm dịu đi các tranh chấp ở Biển Đông.

Thách thức thực sự đối với Trung Quốc là làm thế nào để giải quyết được những tranh chấp đó. Trung Quốc không thể thực sự trở thành một nước lãnh đạo thế giới nếu tiếp tục tranh chấp về những dải đá và những hòn đảo nhỏ không có sự sống ở Biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc cần vượt qua ba nỗi e ngại trên. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Eurasiareview

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét