Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Trung Quốc là bậc thầy dàn dựng đổi trắng thay đen

Y. Dương

Tàu Trung Quốc luôn tìm cách cản trở tàu VN làm nhiệm vụ. (Ảnh: My Lăng/Tuổi Trẻ)

Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam rồi lu loa rằng tàu của ta tự lật. Không dừng ở đó, nước này còn giở mọi thủ đoạn "bẫy" tàu Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, những hành vi của phía tàu Trung Quốc càng ngày nguy hiểm hơn. Trung Quốc đáng được mệnh danh là bậc thầy trong thủ đoạn dàn dựng đổi trắng thay đen. Giới chức nước này còn có những phát ngôn bịa đặt và vu cáo trắng trợn nước ta.

Đâm chìm rồi nói tàu Việt Nam tự lật

Mới đây, báo Tin tức Bắc Kinh đã đăng tin bịa đặt rằng, tàu Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào giàn khoan Hải Dương 981. Tờ báo này còn ngang ngược viết rằng: “Trung Quốc cảnh báo Việt Nam phải dừng gây rối ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981đang hoạt động”. Báo Thanh Niên Trung Quốc dẫn một nhận định lật lọng của Vụ phó Vụ Biên giới hải đảo - Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương khi ông này cho rằng, tuy Việt Nam “khiêu khích” nhưng Trung Quốc sẽ giữ bình tĩnh và kiểm soát. Tờ báo này còn bịa đặt cáo buộc ngược rằng, Việt Nam đã phớt lờ mọi cảnh báo và cản trở hoạt động của giàn khoan của Trung Quốc hoạt động ở biển Đông.

Trên thực tế, cả dư luận trong nước và quốc tế đều biết, 16 giờ ngày 26/5/2014, tàu cá ĐNa 90152 TS do thuyền trưởng Đặng Văn Nhân cùng 9 ngư dân đang đánh bắt hải sản hợp pháp tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm. May mắn, các ngư dân đã được cứu sống nhưng toàn bộ con tàu bao gồm cả tài sản, ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt trị giá trên 5 tỷ đồng đã bị chìm.

Ông Phan Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ứng phó sự cố tràn dầu và dịch vụ hàng hải Bảo Duy (Đà Nẵng) đã đập tan những bịa đặt của phía Trung Quốc trên báo điện tử Infonet như sau: “Tàu ĐNa 90152 chỉ là tàu đánh cá công suất 450CV nên tổng trọng tải chỉ 50 tấn (gồm sức nặng tự thân của con tàu là 20 tấn và sức chở tối đa 30 tấn). Như báo chí phản ánh, các tàu vỏ sắt của Trung Quốc quấy nhiễu, ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 cũng như uy hiếp các tàu cá của ta đều có trọng tải 200 – 400 tấn. Nghĩa là tàu ĐNa 90152 nhỏ hơn tàu Trung Quốc 4 – 6 lần. Vậy làm sao tàu này dám đâm vào tàu vỏ sắt đó?”.

Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 nói với báo Tiền Phong: “Cả thế giới này không ai như Trung Quốc, đâm chìm tàu rồi bỏ mặc, xem thường mạng sống của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo và rất tàn nhẫn”.

Phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu 11209 (đâm chìm tàu ĐNa 90152) là tàu cá của ngư dân TP Đông Phương, tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng hoàn toàn bác bỏ luận điệu này và khẳng định “đó là tàu sắt Trung Quốc giả dạng tàu cá chứ hoàn toàn không phải tàu cá của ngư dân nước này”. Theo thông tin trên báo điện tử Infonet.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam hôm 28/5. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vu cáo Việt Nam, bóp méo sự thật

Đại sứ Trung Quốc Thôi Khải Miên đã bóp méo sự thật và trơ trẽn vu cáo Việt Nam dùng tàu vũ trang đâm vào tàu dân sự, tàu chấp pháp của Bắc Kinh. Ông này nói giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trong vùng biển cách Hoàng Sa 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý. Dựa vào điều này, ông Thôi cho rằng Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan mà không vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 mà Bắc Kinh cũng đã ký kết. Đại sứ Trung Quốc còn vô lý nói với truyền thông Mỹ đây là "vùng biển không có tranh chấp", "Trung Quốc chỉ có duy nhất một giàn khoan ở Biển Đông".

Trước những lập luận sai trái trên, Trung tá Đặng Hồng Quân, phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định với báo giới trong nước: "Chưa bao giờ có chuyện tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc dùng các tàu hải giám, hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm, va, húc tàu Việt Nam với tốc độ cao, gây nhiều hư hỏng cho tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam".

Tiến sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, vạch mặt luận điểm tráo trở của Trung Quốc như sau: “Trung Quốc tiếp tục giở trò đánh tráo khái niệm. Đây hoàn toàn không phải vấn đề tranh chấp, bởi nó rõ ràng nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam được cả thế giới công nhận. Dưới góc độ pháp lý, Trung Quốc không bao giờ dám đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế, bởi họ không có trong tay bằng chứng nào, ngoài việc lu loa về chủ quyền”. Đài truyền hình VTV đưa tin.

Hôm 28/5, trả lời trên CNN, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã bác bỏ những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc. Theo đó, tại buổi phỏng vấn, bà Amanpour dẫn lời ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuần trước cho rằng, nước này có duy nhất một giàn khoan, trong khi Việt Nam có hơn 30 giàn. Đại sứ Việt Nam phản bác: “Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp và điều này là không thể chấp nhận được. Về việc khai thác dầu khí, chúng tôi đã làm nhiều thập kỷ qua, nhưng nó nằm trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải trong vùng biển tranh chấp. Nhiều công ty nước ngoài đang hợp tác làm ăn với Việt Nam để khai thác dầu khí. Bà có tin họ sẽ làm điều đó nếu họ nghĩ nó nằm trong khu vực tranh chấp hay không?".

Tự phun vòi rồng để dàn dựng vu cáo bị tàu Việt Nam phun

Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, hôm 29/5, chúng ta phát hiện một hiện tượng lạ, đó là tàu hải cảnh Trung Quốc và một tàu khác của nước này khi chạy song song gần giàn khoan Hải Dương 981 đã liên tiếp phun nước vào nhau. Các lực lượng của Việt Nam đang xác minh mục đích hành động này của phía Trung Quốc.

Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, bình luận trên báo Tuổi Trẻ về hành động đáng ngờ trên của Trung Quốc: “Sự kiện hai tàu Trung Quốc tự phun nước vào nhau cũng đáng chú ý. Rất có thể họ đang thử áp lực nước của loại vòi rồng mới, bơm nước, súng phun nước kiểu mới, hoặc hệ thống chống phun nước mới được lắp đặt. Cũng có thể, họ đang tạo nên hiện tượng giả để đánh lừa sự phán đoán của các tàu chấp pháp Việt Nam”.

Ngoài ra, lực lượng của ta phát hiện, trên vị trí phun nước của tàu hải cảnh 31101 của tàu Trung Quốc, có lắp thêm đường ống và vòi màu đen.

Tính đến sáng 30/5, vẫn có hơn 100 tàu Trung Quốc tại khu vực mà nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Giở mọi thủ đoạn để tạo bằng chứng vu cáo với quốc tế

Báo giới trong nước cũng đưa tin nhiều về những “cái bẫy” mà Trung Quốc tạo ra hòng tạo chứng cứ giả, tù đó vu cáo với quốc tế. Có thể kể đến việc nước này cho tàu lao với tốc độ cao sượt qua mũi tàu của ta, nếu tàu Việt Nam không phản ứng nhanh và lùi kịp sẽ đâm phải. Trong tình huống đó, phía tàu Trung Quốc luôn có sẵn người ghi hình ở trên tàu. Chỉ cần chúng ta sập bẫy này là chúng sẽ ghi hình và “la làng”, làm thay đổi bản chất sự việc.

Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Đồng thời cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để thu bằng chứng vu cáo với quốc tế tàu Kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc - báo điện tử Vietnam Plus viết.

Về những động thái trên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định, việc tàu Trung Quốc tắt đèn, thả trôi, vây ép, cắt mặt... rõ ràng nhằm mục đích để tàu Việt Nam đâm vào, tạo chứng cứ giả. Đây là các hành động vi phạm quy định an toàn hàng hải một cách rất nghiêm trọng, có thể coi là những hành động thiếu suy nghĩ, liều lĩnh khiêu khích của những người đang tức tối đến mất trí.

3 nhận xét:

  1. hững ngày qua, bên cạnh những hành động ngang ngược, hung hăng tấn công gây tổn thất cho tàu của ta, Trung Quốc còn liên tục chơi trò "tâm lý chiến" trên biển Đông. Trên các kênh quốc tế mà tàu Cảnh sát biển của ta bắt sóng được, rất nhiều lần các tàu của Trung Quốc phát đi những thông tin xuyên tạc với luận điệu: Các tàu của Việt Nam hãy rút về vì tình hữu nghị giữa 2 nước. Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp (!). Thật nực cười khi Trung Quốc vừa phun vòi rồng, đâm vỡ tàu của ta, vừa tung ra những luận điệu xảo trá về "tình hữu nghị"!

    Đáp lại những luận điệu mưu mô, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư của ta vẫn vững vàng, tiếp tục kiên trì làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Trung Quốc chấm dứt những hành động xâm phạm ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.

    “Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914”, Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.

    Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

    “Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình”, giáo sư Dupont nói.

    Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.

    Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều "được tính toán từ trước", nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.

    “Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines”, chuyên gia này cảnh báo.

    Trả lờiXóa
  3. “Giống như một con chó đang căng mình ở đốt xích cuối cùng, con tàu Trung Quốc ‘sủa’ về phía chúng tôi một vài lần trước khi bỏ đi” - phóng viên Euan (CNN) tả lại

    Trả lờiXóa