Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

DÃ TÂM CỦA TRUNG QUỐC: GIÀN KHOAN HD-981 LÀ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC

Ong Bắp Cày

Nhà phân tích chính trị và chiến lược Tiến sĩ Martin Murphy vạch rõ những âm mưu của Trung Quốc núp sau giàn khoan HD-981.

Ngày 9/5/2012, ngay sau khi giàn khoan HD-981 được hạ thủy ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1, chủ tịch tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) - Wang Yilin đã ngang ngược, tuyên bố tại Bắc Kinh: “Giàn khoan dầu nước sâu quy mô lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là vũ khí chiến lược của Trung Quốc”

Tuyên bố này được Tiến sĩ Martin Murphy - một nhà phân tích chính trị và chiến lược, chuyên gia quốc tế về vi phạm bản quyền và xung đột trên biển phân tích kỹ càng dưới góc nhìn của ông, qua đó thấy rõ được những âm mưu chính trị mà Trung Quốc đang theo đuổi dưới lá bài giàn khoan dầu khí HD-981 ở Biển Đông– vấn đề rất nóng trong những ngày gần đây.

Thứ nhất, tuyên bố phản ánh rất rõ ràng suy nghĩ “chủ nghĩa trọng thương” của những nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính sách kinh tế lỗi thời sẽ mang đến cho nước này một lượng dự trữ ngân quỹ khá tốt tuy nhiên vị thế thương mại và chính trị của Trung Quốc yếu đi rất nhiều trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, hầu hết những công ty lớn như tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hoàn toàn nằm trong sự bao bọc của chính phủ nước này và hoạt động theo những chính sách mà chính phủ đưa ra.

Thứ hai, tuyên bố của Wang Yilin không có giá trị pháp lý. Chủ tịch của CNOOC đang cố khẳng định một điều không hề được đề cập đến trong Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển - lãnh thổ quốc gia không thể được xác định bằng giàn khoan dầu, dù là giàn khoan HD-981 là sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Nổi bật lên ở tuyên bố này cho thấy rằng Bắc Kinh nhiều khả năng có ý định dùng giàn khoan dầu của CNOOC nhằm dần dần từng bước giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi, bước đầu là tạo một vùng kiểm soát không rõ ràng về pháp lý và chính trị rồi sau đó là chiếm lợi thế về vị trí địa lý.

Thứ ba, việc đưa giàn khoan dầu HD-981 hay còn gọi là “vũ khí chiến lược” tới Biển Đông có vẻ như khá phù hợp với cái mà Trung Quốc gọi là ba hình thái chiến tranh của Trung Quốc, mà cụ thể là:


- Chiến tranh tâm lý: Tăng cường các hoạt động khiêu khích, quấy rối dựa trên các chiêu bài núp bóng dân thường.

- Chiến tranh truyền thông: Gây ảnh hưởng trên dư luận quốc tế, ngăn cản các nước lân cận theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

- Chiến tranh pháp lý: Lợi dụng luật pháp quốc tế và Trung Quốc nhằm khẳng định quyền lợi của nước này đồng thời phủ nhận hay thay đổi các điều khoản không có lợi trong tranh chấp ở Biển Đông. Có thể thấy rõ chiến lược này trong quan điểm “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp)

Thứ tư, thấy rõ được vai trò chỉ đạo CNOOC của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trong việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông. Trung Quốc đang tìm mọi cách để kiểm soát 80% diện tích vùng biển này và đã sử dụng mọi nguồn lực để đạt được mục đích: sức mạnh quốc gia - ngoại giao, quân sự, bán quân sự và thương mại - để đạt được những gì họ muốn. Nổi lên trên đó là yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông. Yêu sách này của Trung Quốc đã gây nên rất nhiều tranh cãi và phản đối từ Việt Nam và Philippines.

Sau khi giàn khoan HD-981 được hạ thủy, Chủ tịch Yilin của CNOOC đã tuyên bố rằng HD-981 là "vũ khí chiến lược” sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận với tất cả những khu vực đáy biển sâu nhất. Đồng thời Trung Quốc - thông qua CNOOC đã mời đấu thầu cho các khối thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông của Việt Nam.

Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Mỹ, nơi mà Trung Quốc đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ năm 2001.

Thứ năm, nếu Bắc Kinh giữ quan điểm coi giàn khoan dầu là vũ khí chiến lược thì nước này có thể sẽ tiếp tục tiếp cận các vùng biển xa hơn – nơi mà Trung Quốc thấy có lợi ích tài nguyên thiên nhiên tương tự như Biển Đông. Một ví dụ cụ thể là vào ngày 19 tháng 7 năm 2011, Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế Liên Hợp Quốc (ISA) đã cấp giấy phép cho Trung Quốc thăm dò và khai thác khoáng sản ở khu vực đáy biển phía Tây Nam Ấn Độ Dương, thuộc vùng biển quốc tế, nằm giữa châu Phi và Nam cực.

Sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cũng gây lo lắng cho Ấn Độ. Thông qua những tuyên bố và hành động của mình, một lần nữa Bắc Kinh cho thấy họ tiếp tục coi biển là lãnh thổ cũng tương tự như một số nước phương Tây trong khoảng 300 năm trở lại đây liên tiếp khai thác và chiếm quyền sở hữu các vùng biển.

Trung Quốc cũng đã cố gắng khẳng định quan điểm đó trong các cuộc đàm phán về công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển nhưng đều không được chấp nhận. Một số nước trên thế giới lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thèm khát Biển Đông và gia tăng mức kiểm soát của mình trên vùng biển này bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét