Trên Facebook Kim Cương của Giáo sư Văn Như Cương ngày 4/6 có nội dung như sau:
Các Thầy Cô chấm bài sẽ cho mấy điểm ?
Đọc thêm bài: Vãi Cương
Đề thi tốt nghiệp môn Văn vừa rồi có một câu yêu cầu thí sinh “viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình về sự kiện giàn khoa HD 981”.
Một học sinh đã viết như sau: May quá, em vừa đựoc đọc bài phát biểu của bác Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shangri La 2014. Trong bài đó, bác Thanh nói: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc (em thích từ “bạn láng giềng” này lắm) về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề TRANH CHẤP chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những VA CHẠM gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”. Bác còn ví chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình và cần giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. Quan điểm của em là hoàn toàn tán thành ý kiến của Bác Thanh .
Tôi muốn hỏi các thầy cô chấm bài này thì sẽ cho mấy điểm, có được điểm tối đa không?
Riêng tôi, nếu tôi được chấm thì tôi sẽ cho 0 điểm !!!!
1. Với tư cách người làm bài và người chấm bài
Những điều em đó viết hoàn toàn đúng và thể hiện được tinh thần nhân văn, đại nghĩa của dân tộc ta. Người chấm bài nào không nhận ra được việc này quả thật là đáng tiếc. “Bạn láng giềng”, TMT cũng thích từ này. Lịch sử Việt Trung dù có thăng trầm thế nào thì luôn là “bạn láng giềng” của nhau. Trải qua hàng chục cuộc chiến tranh, sau mỗi cuộc chiến dù là người chiến thắng nhưng ai cũng biết Việt Nam ứng xử như thế nào. Huống hồ thời điểm hiện nay chưa có khả năng châm ngòi một cuộc chiến mới. Đánh thắng vẫn là bạn thì chưa đánh càng nên là bạn để ngăn ngừa chiến tranh.
“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG…”.Đúng quá rồi còn gì nữa mà người chấm bài Văn Như Cương lại phân vân !? Thỏa thuận Việt-Trung ngày 11/10/2011 có đoạn: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”. Thưa người chấm bài Văn Như Cương, vấn đề hiện nay chỉ liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu không SONG PHƯƠNG thì mời người khác vào đàm phán kiếm chác à !? Đàm phán tất nhiên là SONG PHƯƠNG nhưng chúng ta cần sự ủng hộ, ngăn chặn của quốc tế khi Trung Quốc dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực, đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Nhất quyết không để bên thứ ba nhảy vào đàm phán kiếm lợi. Còn sự nhún nhường của Bộ trưởng thì có thể đọc thêm trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:
* Thưa ông, ông đã nghe gì về dư luận xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La?
- Bạn hãy tưởng tượng trong một không khí rất “nóng”, căng thẳng tại diễn đàn Shangri-La vừa rồi, đặc biệt là khi các đại diện của Mỹ, Nhật… có những phát biểu hết sức thẳng thắn, thì có một số người mong muốn rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cần “rắn” hơn. Nhưng hãy điềm tĩnh lại thì nhiều người sẽ đồng tình rằng sự mềm mỏng nhưng luôn giữ nguyên tắc của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là thể hiện thiện chí và mong muốn hòa bình của Việt Nam.
Chúng ta lại nhớ rằng trong các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt mà Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ 20, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam luôn luôn khẳng định quân đội của chúng ta là quân đội của hòa bình. Việt Nam xây dựng quân đội không phải để đi gây hấn, gây sự.
Trong tình hình hiện nay, mọi cách hành xử của chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tính toán kỹ càng. Chúng ta không bao giờ tự gây căng thẳng với Trung Quốc, chúng ta không muốn làm xấu mặt Trung Quốc, chúng ta không tranh hơn thua với Trung Quốc – điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển…
Người làm bài trẻ tuổi còn hiểu CHÍNH TRỊ, thấm nhuần tư tưởng NHÂN VĂN của dân tộc hơn người chấm bài 77 tuổi thì ai xứng đáng chấm bài của ai ?
2. Với tư cách là người thầy
Thưa thầy Văn Như Cương, nếu thầy không thích bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La thì không sao cả, em cũng không thích (một số từ). Nhưng thầy không thể biến sự yêu ghét của cá nhân trở thành một cơn “cuồng giận” để đến nỗi cho em học sinh 0 điểm như thế. Làm như vậy không xứng đáng là người thầy.
Dù bài văn đó có thể là do GS Văn Như Cương tự nghĩ ra hay thêm thắt thì nó vẫn xứng đáng được điểm cao. Người nào chấm điểm 0 thì nên loại bỏ vĩnh viễn khỏi ngành giáo dục.
Tư Mã Thiên, 6/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét