Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

CÂU CHUYỆN "VIỂN VÔNG"

Bùi Nguyễn Quang Dũng, từ Paris

(TBKTSG Online) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông. Nhận định này là hoàn toàn hợp lý nếu xét kỹ chính sách láng giềng mới của Trung Quốc.

Cuối tháng 10-2013, đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập một hội nghị toàn quốc để bàn về công tác ngoại giao với các nước láng giềng. Là một quốc gia rộng lớn, Trung Quốc có đường biên giới đất liền với 14 quốc gia với tất cả những sự phức tạp và đa dạng trong quan hệ. Hội nghị này được đánh giá là lịch sử vì có mặt cả 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Chỉ ít ngày sau thông báo triệu tập hội nghị, Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (China Institute of Contemporary International Relations - CICIR) đã tổ chức một cuộc bàn tròn với chủ đề: “Tình hình hiện nay trong các vùng láng giềng của Trung Quốc và chiến lược của Trung Quốc”.

Theo đánh giá của giới nghiên cứu quốc tế, cuốn kỷ yếu của bàn tròn này được xem là một trong những tài liệu quan trọng nhất giúp nắm bắt được các tư tưởng chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thế hệ lãnh đạo mới. Nó xuất hiện ngay trước Hội nghị trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc và các tranh luận của các học giả đương đại Trung Quốc trong cuốn kỷ yếu này là điều mà mọi quốc gia láng giềng của Trung Quốc cần đọc.

Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn thận trọng và tránh làm rõ đâu là mục tiêu chính của họ, đâu là cách thức họ phải phản ứng trong chính sách đối ngoại nhưng dưới thời ông Tập, tất cả những điều này đã thay đổi. Trung Quốc lần đầu tiên sau nhiều năm, trở lại với những “shouyao – ưu tiên” trong chính sách đối ngoại, đặc biệt với từng láng giềng cụ thể.

Các học giả hàng đầu Trung Quốc tranh luận về những điểm chính sau:

+ Nên xác định láng giềng ở quy mô nào? Là láng giềng trực tiếp có đường biên giới hay kể cả “láng giềng hành động”, tức là Mỹ, nước có lợi ích trực tiếp trong khu vực?

+ Đường biên giới của chính sách lân bang của Trung Quốc sẽ kéo dài đến đâu? Một số người giới hạn trong khu vực châu Á (Châu Á-Thái bình dương và Trung Á), có người kéo dài đến tận Nga, Trung Đông và thậm chí cả châu Âu, dưới thuật ngữ được gọi là “mở rộng hợp pháp”.

+ Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ theo hướng nào? Có người vẫn muốn “giấu mình chờ thời” nhưng đa số xác định Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc hồi sinh, dựa trên “3 vòng tròn ngoại giao” là láng giềng, khu vực và thế giới.

Có những ý kiến rụt rè, như của ông Lin Limin, Tổng biên tập Tạp chí CICIR cho rằng tham vọng của Trung Quốc không được vượt quá tiềm lực của nước này, nếu không sẽ dẫn đến thảm họa như Nga, Đức hay Nhật Bản trong quá khứ nhưng tinh thần chung của giới học giả Trung Quốc là phải trỗi dậy mạnh mẽ.

Ý tưởng này thực ra không mới bởi từ hai thập kỷ trước, khi ông Giang Trạch Dân mới lên nắm quyền, giới nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa nạn nhân” để lý giải việc Trung Quốc vươn lên. Theo lý giải này, các chính trị gia và các học giả Trung Quốc cho rằng sau hơn một thế kỷ bị hạ nhục, đất nước bị xâu xé, chiếm đóng, trở thành nạn nhân của phương Tây và Nhật Bản, Trung Quốc giờ đây phải lấy lại vị thế của họ.

Điều này không có gì sai, Trung Quốc xứng đáng có vị thế lớn so với tầm vóc của họ, nhưng điều nguy hiểm là thứ “chủ nghĩa nạn nhân” này luôn có xu hướng bị các học giả Trung Quốc đẩy đi đến cực đoan, trở thành một trạng thức của “tâm lý báo thù” bằng mọi giá.

Thực tế, quan điểm cho rằng Trung Quốc phải vươn lên bằng mọi giá, phải đòi lại những gì thuộc về mình, đang là áp đảo tại Trung Quốc. Ở Trung Á, Trung Quốc đã tính trước việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan nên đẩy mạnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và đề xuất dựng nên một “vùng kinh tế của con đường tơ lụa”. Tương tự, ở phía Nam, đầu tháng 10-2013, ông Tập Cận Bình đã đưa ra ở Bali nhân Thượng đỉnh APEC khái niệm đầu tiên về một “con đường tơ lụa trên biển” với ASEAN. Tham vọng và giấc mơ Trung Quốc vượt xa khuôn khổ lân bang.

Tương thích với tham vọng đó, kiểu quan hệ “cường quốc chi phối láng giềng” được Trung Quốc thay thế bằng chiến lược “láng giềng mới đến cường quốc”, tức Trung Quốc cho rằng trọng tâm chính sách của họ giờ đây phải là với từng láng giềng cụ thể và từ đó mới tác động đến quan hệ của họ với các cường quốc như Mỹ hay Nga.

Quan điểm đó được đích thân Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đúc kết không lâu sau đó bằng một câu nói: “Tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau nhưng tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ. Trung Quốc kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của mình”. Nói cách khác, Trung Quốc thời ông Tập Cận Bình đã rất rõ ràng: các nước láng giềng chỉ là các nước nhỏ, không có quyền đòi hỏi và Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ trong các tranh chấp chủ quyền. Đương nhiên, khi đó Trung Quốc không bận tâm chuyện tranh chấp đó có phi lý hay không, thậm chí là có tồn tại hay không.

Hiểu rõ được Trung Quốc trong thời đại mới, nơi hiện thân cho một thứ chủ nghĩa dân tộc không thể lay chuyển, thì sẽ thấy rằng việc các xung đột nối tiếp nhau nổ ra trong khu vực là điều không thể tránh khỏi, với Nhật, với Philippines, với Việt Nam rồi có thể tiếp tục với một nước khác...

Khi một quốc gia với sức mạnh vượt trội về kinh tế và quân sự mà lại luôn cho rằng họ đúng, không bao giờ nhượng bộ, coi các nước khác chỉ là tiểu quốc không được đòi hỏi thì sự tồn tại của một quan hệ hữu nghị, hòa bình chỉ là trên lý thuyết. Hòa bình không đến từ một phía, một bàn tay không thể vỗ lên tiếng. Nếu không nghĩ được thế thì quả đúng là viển vông.

Nhưng, sự viển vông cũng đến từ nhận thức của chính chúng ta, ở đây là Việt Nam và rộng ra là ASEAN. Rất khó tin rằng các nhà chiến lược của Việt Nam không ý thức được sự “trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc nhưng việc bao lâu nay theo đuổi một chính sách quá hòa nhã, đôi khi cảm tính phi lý trí, cũng đáng phải xem như là một sự viển vông. Dù sao muộn cũng hơn không, thức tỉnh là điều cần thiết.

Với ASEAN, thì sự viển vông phản chiếu qua tâm lý chối bỏ thực tế. Cách đây hai tháng, tại một hội thảo quốc tế lớn ở Paris với chủ đề “Gia tăng bất ổn tại Đông Á và cơ hội cho hòa bình lâu dài”, khi có người hỏi học giả Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISAS) rằng liệu bộ Quy tắc ứng xử (COC) có phải là một cơ chế hiệu quả cho giải quyết các tranh chấp ở biển Đông hay không, ông Ian Storey đã hỏi ngược lại: “Câu hỏi phải là liệu COC có ra đời hay không?

Liệu bạn có tin Trung Quốc tự bắn vào chân mình khi chấp nhận một văn bản trói tay, trói chân họ không? 12 năm nay (từ 2002), nếu Trung Quốc đã không thúc đẩy COC sau khi có Tuyên bố ứng xử -DOC thì điều gì làm bạn tin rằng hôm nay họ sẽ chấp nhận điều đó? Câu trả lời là Không, Không, Không”. Cả hội trường ở Viện quan hệ quốc tế Pháp - IFRI, với rất đông học giả đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… đã vỗ tay ầm ầm tán thưởng.

Việc ASEAN vì chia rẽ quyền lợi mà không dám đối mặt với thực tế rằng mình đang theo đuổi một thứ hữu nghị không thực chất với Trung Quốc, như vậy, cũng chính là một thứ viển vông. Nói thế tất nhiên không phải là để loại bỏ các mối quan hệ kinh tế quý giá với Trung Quốc mà là để nhìn nhận lại ASEAN như một thực thể với đúng năng lực của nó.

Nếu ASEAN không tìm ra được một cơ chế an ninh hữu hiệu để ứng phó với các xung đột tiềm tàng với Trung Quốc tại biển Đông thì cũng nên nghĩ đến một kịch bản khác về một ASEAN chia đôi, nơi các nước thực sự có tranh chấp với Trung Quốc lập thành một nhóm có đủ sự liên kết vững vàng và yếu tố “đồng thuận” truyền thống không bị biến thành trở lực như đã từng xảy ra ở Campuchia.

Nếu không làm được thế và môi trường an ninh đổ vỡ, các dự án tương lai mà ASEAN hướng đến cũng chỉ là thứ viển vông.

Nên hòa hay nên chiến?

Em muốn hỏi một câu: dân mình đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với TQ chưa chị?. Cảm ơn Hào Vũ. Đây là câu hỏi Beo thích được trả lời nhất và dành nguyên entry này để trả lời bạn.
***
Để sẵn sàng cho một cuộc chiến, trước hết phải hình dung THẾ TRẬN ấy sẽ ra sao.

Phân tích chiến tranh có 3 yếu tố cơ bản: tài lực, hỏa lực và thế lực. Quan trọng nhất là thế lực vì nó quyết định bao nhiêu hỏa lực cần thiết, rồi mới tới tài lực.

Về tài lực, Trung Quốc dư tiền để kéo dài cuộc chiến tới khi VN cạn kiệt hoàn toàn. Về hỏa lực (tức quân lực- chữ của Beo) không cần so sánh bạn cũng thấy rất rõ hiện chúng ta sau Trung quốc bao nhiêu bậc. Thậm chí cả ý chí tinh thần, chúng ta hun đúc nhiệt huyết bảo vệ đất nước bao nhiêu, thì Trung quốc cũng thừa khả năng hun đúc gấp bội ta.

Về thế lực, tức là vị thế trên thế giới, Beo nhắc lại một câu viết trong entry mới đây: Trước đây, khi các chế độ xã hội đang hoàn thiện, các nước liên minh với nhau để bảo vệ lý tưởng chính trị của mình. Còn thời điểm lịch sử này, đánh nhau chỉ với lý do duy nhất làm giàu mà thôi.

Chính trị thế giới, ai chẳng là bạn của nhau. Quan trọng khi có biến, ai chung thuyền với ai. Từ EU già nua đến rồng phượng châu Á, đương nhiên sẽ đứng thuyền nào có lợi kinh tế cho họ.
***

Trên cơ sở so sánh như thế, nếu cuộc chiến diễn ra, những điều sau sẽ xảy đến:

- Cục diện chiến tranh sẽ không do Việt nam quyết định.

Giống như cuộc chiến 1979, chúng ta không thắng, mà TQ có thấy đáng để tiếp tục hay không.

- Việc bảo vệ chủ quyền giữa 2 quốc gia lân bang ranh giới đúng- sai, đen- trắng không rõ ràng như các cuộc chiến chống xâm lược. Chúng ta không thể mang chính nghĩa của chúng ta ra thuyết phục thế giới. Bằng chứng cho tới giờ này, chưa có bất cứ nước nào thừa nhận những phần TQ xâm chiếm trên quần đảo HS-TS là của VN. Họ chỉ ủng hộ TINH THẦN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HÒA BÌNH của chúng ta. Mỹ, Nhật đều chung quan điểm và hành xử theo xu hướng ấy.

Điều này đồng nghĩa: chúng ta sẽ đơn thương độc mã nếu dùng đến biện pháp quân sự.

- TQ ko để tình trạng chiến tranh kéo dài. Lịch sử các cuộc chiến lớn, càng kéo dài thì tỉ lệ thắng cho kẻ yếu càng cao bởi, thế lực sẽ giảm theo thời gian.

- Lấy một giả dụ (giả-dụ-không-bao-giờ-có) Mỹ-Nhật-Nga nhảy vào đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến. Chúng ta sẽ chiến thắng vẻ vang, toàn dân hân hoan xuống đường hoan hô Phùng tướng quân bỏng tay...

Nhưng sau đó chúng ta trả nợ gì cho Mỹ-Nhật-Nga, nếu không phải lại chính là... biển đông.

Biển Đông khi ấy, cũng có là của chúng ta?

(Có khác chăng là tỷ lệ ăn chia 49/51 thay vì 51/49 như với Tàu).
***

Chúng ta luôn nhắc lại quãng quá khứ oanh liệt chiến thắng giặc Tàu bằng những áng thơ văn hào sảng còn lưu truyền, như một cách hun đúc ý chí cho ngày hôm nay. Nhưng lại thường xuyên quên kể phần triều cống của ông bà ta, ngay sau những trận đánh sạch sanh kình ngạc đó.

Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, Tránh voi chẳng xấu mặt nào...không chỉ là những lời răn đơn giản, nó còn là triết lý nhân sinh để gìn giữ hòa bình.

Gìn giữ những tráng đinh khỏe mạnh đẹp đẽ, cho những người mẹ người vợ của họ.

Sắc Dục Của Hoàng Đế Mao Trạch Đông

Sắc Dục Của Hoàng Đế Mao Trạch Đông

LND: Tác phẩm «Tình dục, dối trá và chính trị» – Những kẻ bị ám ảnh đang lãnh đạo chúng ta – của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012 – gồm có ba phần. Phần đầu « Các nhà độc tài » viết về Stalin, Mussolini, Mao Trạch Đông và Bokassa. Phần hai về các lãnh đạo ở Mỹ : Kennedy, Bill Clinton, Arnold Schwarzennegger, và phần thứ ba dành cho châu Âu : Mitterand, Giscard d’Estaing, Berlusconi, Chirac, DSK.

Pierre Lunel là cựu hiệu trưởng trường đại học Paris 8, tác giả nhiều đầu sách tiểu sử và biên khảo sử học. 

Xin giới thiệu một phần chương sách « Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp » trong tác phẩm trên, đã tạm lược bỏ 8 trang đầu nói về những người vợ của Mao là Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui), Hạ Tử Trân (He Zizhen), Giang Thanh (Jiang Qing).
———-
…Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lý các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày.

Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn nóng chà lên người mình. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao thì cứ phải khỏe như vâm.

Suốt ngày hầu như ông ta lững thững chỉ với chiếc áo choàng tắm khoác hờ trên người, để lộ bờ vai lực lưỡng và chiếc bụng to tướng. Mao có nước da trắng đẹp, khuôn mặt đầy đặn luôn nở nụ cười, mái tóc đen dày.

Mao vẫn giữ thói quen nông dân. Khi phải mặc đồ, ông ta tròng vào bộ quần áo cũ mèm và đôi giày cà tàng. Bộ trang phục « kiểu Mao Trạch Đông » nổi tiếng và những đôi giày bóng lộn được dành cho những dịp long trọng. Chính trong cái bộ dạng kỳ khôi đó mà Mao đã lãnh đạo đất nước Trung Quốc.

Khi không có việc gì buộc phải ngồi dậy, ông ta nằm ườn trên chiếc giường gỗ « khủng », kích thước to gấp đôi một chiếc giường đôi thông thường. Người khách nào có óc quan sát có thể để ý thấy cái góc giường mà Mao dựa lưng cao hơn khoảng mười phân. Nếu có ai liều lĩnh đặt câu hỏi, sẽ được nghiêm chỉnh trả lời là đóng cao hơn để tránh cho khi ngủ mê không bị té xuống giường. Nhưng thật ra chỉ là nhảm nhí – gờ giường đóng cao theo yêu cầu của Mao để cho những trận bão tình ái được thuận tiện.

Mao « tán » các con mồi qua những buổi tối khiêu vũ, đây là một điều đặc biệt. Nhảy đầm đã bị Cách mạng cấm vì cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa. Thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy.

Khi Mao vừa tới nơi khiêu vũ, là hàng chục thiếu nữ liền bổ nhào đến, năn nỉ ông nhảy với mình một bản. Mao nhảy một cách nặng nề, nhưng điều đó có nghĩa lý gì đối với các cô gái muốn được thần tượng chú ý bằng mọi giá. Các cô được những người thân cận của Mao tuyển lựa từ các đội văn công, theo tiêu chuẩn có ngoại hình đẹp và trung thành về mặt chính trị.

Mao nhanh chóng cho đặt một trong những chiếc giường size « khủng » của ông ta trong một căn phòng giáp với phòng khiêu vũ. Sau khi nhảy được vài ba bản, đại đế Mao tỏ ý muốn nghỉ ngơi, nắm lấy tay một trong những cô gái hơ hớ tuổi xuân này và đưa vào phòng. Ông ta chỉ ra khỏi phòng chừng hai tiếng đồng hồ sau đó, đa phần là với vẻ hài lòng vì đã được cô gái phục vụ tận tình.

Mao luôn bị ám ảnh với ý nghĩ một ngày nào đó sẽ bị mất đi khả năng tình dục. Khi các bác sĩ báo cho biết là ông ta đã trở nên vô sinh, Mao trả lời một cách xúc động :

- Thế là tôi đã thành hoạn quan rồi à !

Các bác sĩ phải hết lời trấn an, nói rằng tuy « tinh binh » của Mao không bình thường, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến năng lực tình dục cũng như ham muốn.

Thực ra Mao chẳng hề quan tâm đến việc vô sinh, nhưng sợ hãi khi nghĩ đến khả năng bị bất lực, nhất là khi ông ta mang nặng trong đầu ám ảnh là năng lực làm tình sẽ chấm dứt vào tuổi sáu mươi. Đến tuổi này, ông ta có đôi khi bị trục trặc, nên thường cho tiêm truyền chất bột nhung hươu, mà tương truyền theo đông y là món thuốc cường dương đại bổ. Nhưng thấy nhung hươu không giúp giải quyết được vấn đề, Mao bèn ngưng sử dụng và quay lại với tây y – nói chung, ông ta không tin tưởng vào đông y.

Mao muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, đặc biệt là một vị theo truyền thuyết đã trở nên trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Ông ta hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Không tin mấy vào năng lực tự nhiên, Mao say mê thu thập tất cả những tin tức từ phương tây hay những nơi khác, loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi.

Trong khi chờ đợi thần dược ra đời, Mao nhồi nhét vào người đủ loại nhân sâm và đưa lên giường một số lượng đáng nể các cô thiếu nữ. Dù sao thì ông ta vẫn cho rằng đi ngủ và tắm rửa là lãng phí thời gian.

Nếu làm tình là thú tiêu khiển hàng đầu đối với Mao, thì ngược lại ông ta không yêu mến ai cả. Mao không có khả năng yêu thương lẫn cảm tình. Cũng có thể do ông ta đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch và cái chết trong đời. Người vợ thứ hai, Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng xử bắn, cũng như hai người em trai của ông. Nhiều người con của Mao đã chết trong cuộc Trường Chinh. Tất cả những bi kịch này làm Mao Trạch Đông trở nên sắt đá.

Trong thâm tâm, Mao hài lòng đã sống sót được qua nhiều nghịch cảnh, mà theo ông ta đó là dấu hiệu cho thấy mình sẽ trường thọ. Ông đã chứng tỏ trái tim sắt thép qua tất cả những hành động trong đời sống thường ngày, theo gương những hoàng đế Trung Hoa tồi tệ nhất. Chẳng hạn như Trụ vương đời nhà Thương, vị hôn quân thích trưng bày cái xác bị tùng xẻo của các nạn nhân, đổ đầy rượu vào hồ bơi, có hàng ngàn nàng hầu vây quanh. Hoặc Tùy Dạng Đế (Sui Yangdi), một trong những bạo chúa tệ hại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đã bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo thuyền rồng đi ngược gió bằng những dải lụa.

Một bằng chứng cho sự tàn bạo của Mao Trạch Đông, lịch sử đặc biệt ghi nhận câu trả lời của ông ta trước Nehru :

- Chúng tôi chẳng việc gì phải sợ bom nguyên tử cả. Nếu ai tấn công tôi bằng bom nguyên tử, thì tôi có thể trả đũa tương tự. Mười triệu hay hai chục triệu người chết cũng chẳng ăn nhằm gì đối với chúng tôi !

Nehru không phải từ bi hỉ xả gì, nhưng cũng phải dựng tóc gáy khi nghe câu nói của Mao coi mạng người như ngóe.

Không một điều gì có thể làm Mao xúc động. Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nhiều triệu người dân nông thôn đã chết đói, nhưng ông ta vẫn ăn ngon ngủ yên. Ngay cả đối với người thân trong gia đình cũng thế. Chỉ cần kể ra đây thái độ đối với chính người con trai lớn của Mao.

Mao Ngạn Anh (Mao An Ying) tử nạn ngày 25/11/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã làm cho khoảng 400 ngàn người Trung Quốc thiệt mạng. Ngạn Anh đã lấy vợ trước đó một năm và vợ anh, Lưu Tư Tề (Liu Xi Qi), từ vài năm qua vẫn được xem như là con gái nuôi của Mao Trạch Đông. Ông ta thích cô đến nỗi tỏ ra vô cùng giận dữ khi nghe tin Ngạn Anh và Tư Tề đính hôn. Sự thực đằng sau cơn thịnh nộ này là: Lưu Tư Tề hết sức xinh đẹp, và Mao ghen với người con trai sẽ được ngủ với cô. Ông ta cản trở việc tổ chức đám cưới với những cái cớ kỳ lạ, chẳng hạn như phải chờ đến lúc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01/10/1949…Khi nghe tin con trai mình tử thương, Mao phát biểu câu này thay cho lời ai điếu :

- Đã là chiến tranh làm sao không có người chết cho được ?

Ông ta không tỏ ra buồn phiền một chút nào, không hề nhỏ một giọt nước mắt. Tư Tề suốt một thời gian dài vẫn không hay biết về cái chết của chồng, và cuối cùng khi cô chất vấn Mao Trạch Đông về vấn đề này, ông ta trả lời là Ngạn Anh đã chết. Lưu Tư Tề kề cận cha chồng gần như hàng ngày trong suốt hai năm rưỡi trời, nhưng chưa bao giờ thấy Mao tỏ vẻ u sầu. Thậm chí ông ta còn nói đùa với cô về Ngạn Anh, như là con trai vẫn còn sống…

Kể từ năm 1958, trong cơn say Đại nhảy vọt, Mao trở nên ít kín đáo hơn trong cuộc sống riêng tư. Cho đến nỗi nhiều người đều biết về cách sống xa hoa, phóng đãng của ông ta, về những tòa biệt thự nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc, và về việc cung cấp gái đẹp mà chính Mao gọi là « tuyển lựa cung phi ». Các nữ nghệ sĩ trẻ của các đội văn công tham gia các buổi dạ vũ, cạnh tranh với nhau để làm đẹp lòng Mao, và kết thúc bằng việc qua đêm với ông ta. Các cô ganh tị lẫn nhau, cô nào được Mao nắm tay dẫn vào phòng ngủ trở thành mục tiêu bị các cô khác thù ghét.

Một hôm – và đây là lần duy nhất trong đời – Giang Thanh đã làm ầm ĩ lên với Mao. Ông ta phản ứng bằng cách cấp tốc ra khỏi phòng. Giang Thanh nhanh chóng hối hận vì cơn nóng giận này, và gởi đến Mao lời xin lỗi. Ông ta chỉ nhún vai. Có nghĩa lý gì, vài cô hầu thiếp dành cho con người quyền lực nhất, nhà sáng lập nước Trung Hoa cộng sản ?

Lê Thị Thu Thủy: THƯ SÁNG THỨ 7

Ad: Bức thư này được Thu Thủy đưa lên FB của mình (ở đây), thật là hay khi biết thêm về suy nghĩ của giới trẻ hiện đang định cư ở nước ngoài trước vệnh mệnh đất nước. Càng tuyệt hơn khi đó là lời của một nữ nhi.
----------------------
Thưa các bác ở Bộ Chính Trị và Trung Ương nước CHXHCN Việt Nam.

Gọi là các bác, đúng theo văn hóa thuần Việt là phải xưng cháu. Nhưng giữa bàn dân thiên hạ nghe gia đình trị qúa. Cháu xưng em cho có tính chất cộng đồng, văn bản hơn. Tôi là chuẩn nhất, nhưng cháu nghĩ tôi nghe cứng qúa. Đây chỉ là một lá thư, một tình cảm thiêng liêng của 1 trong 90 triệu dân Việt.

Thưa các Bác.

Em không đại diện được cho ai cả, em chỉ đại diện cho tim mình, gửi các bác lời tâm sự từ nỗi đau và cảm thông chung cho toàn dân tộc ta.

Một hai ngày nữa là vừa trọn một tháng Trung Quốc thân hữu bạc nhược đặt con dàn khoan trơ trẽn trên biển Đông, thuộc chủ quyền nước ta.

Cả tháng qua, chúng em, những con dân của đất Việt mến yêu căng mắt, giữ chặt tim trong lồng ngực, kìm nén nhiều cung bậc của cảm xúc, đi từ bất ngờ (không nhiều lắm!) đến phẫn nộ, bàng hoàng, xót xa, đến căm giận, uất ức (tột bậc! ) cho một loại bạn được gọi là láng giềng, 16 vàng và 4 tốt(!?)

Việt Nam, cái đòn gánh cong cong hình chữ S, xinh đẹp và màu mỡ phì nhiêu với rừng vàng, biển bạc kia đã không biết bao nhiêu lần gánh chịu đạn bom. Em sinh ra thì tổ quốc đã vừa được hòa bình. Em không chứng kiến nhiều cảnh bom nổ đạn rơi như ba, như mẹ, như các Bác và dân tộc mình. Em chỉ được chứng kiến những năm đầu khôi phục của Việt Nam ta sau chiến tranh. Khổ và vất vả, cơ cực vô ngần. Tuổi thơ chúng em đến trường học chữ, học làm người nhân cách trong cái đói réo lục sục từ sáng sớm cho đến qúa trưa. Không quà bánh, không nước nôi. Học và chịu đựng ngồi nghe bụng réo.

Toàn xã hội ta lúc đó như vậy. Các bác, các chú, các cô còn vất vả hơn nhiều. Sự khôi phục nước nhà hầu như bắt đầu từ con số âm. Khôi phục từ tay trắng và mất mát, tang thương, ngại ngùng cho bất cứ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Việt Nam những năm đầu của thập kỷ 80, cuối thế kỷ 19.

Sợ lắm, vì chúng ta lúc đó không biết ai mà tin. Đế Quốc nào cũng muốn xơi trọn chúng ta. Họ muốn xơi nhưng không hiểu tính dân tộc của người Việt Nam, nên họ phải bỏ cuộc trong ê chề và KÍNH PHỤC.

39 năm qua, nước nhà đã dần dần thay da, đổi thịt, đã đạt được những thành tựu không nhanh lắm nhưng cũng đáng kể. Dân được có cái ăn, cái mặc, con trẻ được đến trường, được học hành, vui chơi. So với lúc chiến tranh hoặc những ngày đầu hòa bình là một trời, một vực. Dân an phận và vui sống vì ít nhất, không có giết chóc do súng đạn, kẻ thù. Ai cũng lo làm ăn bằng cách riêng của mỗi cá nhân, bằng cách riêng của mỗi môi trường sống, của mỗi nhận thức.

Quay về anh bạn láng giềng 16 chữ vàng. Chúng ta đã có qúa nhiều đau thương với anh ấy. Vui chẳng mấy, hình như chỉ vui trên văn bản. 

Và em hiểu các bác biết điều đó. Biên giới Tây Nam 1979, Gạc Ma 1988 chỉ là vụn vặt so với 1000 năm trị vì và không biết bao lần đánh chiếm nảy lửa trong 1000 năm đó. Sử sách lưu giữ hết, em biết được cũng nhờ những ngày ngồi nghe bụng réo ở trường xưa.

Trung Quốc, anh bạn láng giềng tráo trở chưa bao giờ từ bỏ ý định thôn tính nước ta.

Chúng chưa bao giờ là bạn của Việt Nam chúng ta như chúng vẫn rao rêu.

Thế giới, bạn bè quốc tế hiểu bụng nó, thắc mắc, hỏi em, em nghĩ như này nên bảo:
Việt Nam anh dũng, kiên cường, bé nhỏ nên nhiều khi phải ứng xử khôn khéo. Sử sách nước Nam chúng tôi nói, chúng tôi bé nhỏ, chịu trận nhiều nhưng không và chưa bao giờ hèn. Chính nghĩa thì bao giờ hèn được, bao giờ đầu hàng và bao giờ thua được.
Em đâu có khoác lác. Ai nghe em nói đơn giản vậy cũng gật gù và đồng tình. 

Thưa các Bác. 

Quay lại biển Đông nước ta.

Lần này chúng ngang nhiên, ngỗ ngược qúa. Là nước có kinh tế đang dẫn nhì sau Mỹ, Trung Quốc nghĩ rằng chúng muốn đâu là được đó. Tình hình 2 tuần đầu khiến em lo như ngồi trên đống lửa, nhưng tuần lại đây em đã phần nào lấy lại chút cân bằng.

Phát biểu của Thủ Tướng tại hội nghị Asean rất hùng hồn, mạch lạc, thể hiện lập trường đúng đắn và cương quyết của Việt Nam. Em nghe mà thấy xúc động và ngưỡng mộ Bác TT.

Hôm qua đồng loạt Mỹ, Nhật đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam và vạch trần cái lưỡi bò trơ trẽn mà TQ tự vẽ lên.

Công dân người Việt sống trên toàn thế giới đã đồng loạt thay phiên nhau xuống đường dương cao quốc kỳ Việt Nam và biểu tình trong văn minh, ôn hòa cho Việt Nam đất liền đất, sông liền sông.

Thưa các bác. 

Vận mệnh mới, dân tộc đang dành trọn trái tim cho tổ quốc.
Họ đang dành trọn trái tim và niềm tin bất diệt vào các chiến sỹ ngoài đảo xa và vào các bác. Những nhà lãnh đạo cừ khôi, chí công vô tư, toàn tâm toàn trí toàn lòng cho vận mệnh nước nhà.

Con đường nào đi đến thành công cũng phải qua nhiều gian lao, thử thách.

Con đường đã được định rõ ràng, phải tiến bước, mạnh dạn mà tiến. 

Em tin quốc tế không NÓI SUÔNG!

Em tin các bác hiểu tấm lòng con dân nước Việt và bạn bè quốc tế.

Phải vạch trần tính gian,thâm, trơ trẽn và bẩn thỉu của Trung Quốc.

Xin các Bác bảo trọng, bình tâm, hết lòng cho tổ quốc giống nòi. 

Một điều đáng lưu tâm nữa mà em nghĩ Trung Quốc đã chọn lầm giờ khắc để thôn tính nước ta khi linh cữu của vị thánh lòng dân Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chưa ngớt khói hương về bên trời phật. Lòng dân chưa bao giờ sục sôi như những ngày này. Lòng dân đoàn kết trong giờ khắc triệu triệu người Việt chúng ta khóc tiễn Bác Võ về trời.

Em và nhân dân đặt trọn lòng tin vào hành động chính nghĩa của dân tộc ta, của các Bác.

TỔ QUỐC GỌI CHÚNG CON SẴN SÀNG. 

XIN ĐỪNG LÚNG TÚNG. CƠ HỘI DUY NHẤT ĐỂ LẤY LẠI TỰ HÀO: "CHÚNG TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT MÁU ĐỎ DA VÀNG! "

Kính thư. 
Singapore ngày cuối tháng 5, 2014
Thu Thủy.

Trung Quốc lại dối trá và đe dọa

Trung Quốc Tân văn ngày 29-5 đưa tin, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn Cảnh Nhạn Sinh khi đề cập tới hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, có nói rằng: “Có một vài tình huống căng thẳng là do nước khác gây ra. Trung Quốc chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, hiệp thương, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Nam Hải (tức Biển Đông-PV), phù hợp với lợi ích của các bên”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không quên đe dọa: “Nếu có quốc gia nào tiếp tục bất chấp khuyến cáo, cố tình hành động đơn phương, tiếp tục gây ra sự đối đầu sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả”.

Trước hết, phải nói rõ rằng, “một vài tình huống căng thẳng” trên Biển Đông mà ông Cảnh Nhạn Sinh đề cập đến trong buổi họp báo có nguyên do khởi đầu từ ngày 2-5-2014, khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.

Khi người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố về cái gọi là “Trung Quốc chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, hiệp thương, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Nam Hải”, liệu ông Cảnh Nhạn Sinh có liên hệ gì đến một sự thật là kèm theo giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc còn cử một lực lượng lớn các tàu hộ tống, kể cả các tàu quân sự và máy bay, hoạt động sâu trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam? Các tàu hộ tống và máy bay này của Trung Quốc đã thường xuyên tiến hành các hoạt động khiêu khích, ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Đi xa hơn nữa, ngày 26-5, một tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, gây nguy hiểm tính mạng cho 10 ngư dân Việt Nam.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Phi-líp-pin mới đây, khi được phóng viên quốc tế hỏi về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không”.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói rõ: “Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ”.

Trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhưng trước sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, người Việt Nam không có cách nào khác ngoài việc phản ứng một cách hòa bình nhưng cương quyết.

Sức mạnh của Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là sức mạnh của lẽ phải và bảo vệ hòa bình. Đấy là sự thật mà không một ai, kể cả ông Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, có thể bóp méo và xuyên tạc được.
Theo TRỰC NGÔN (QĐNN)

Mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc là tạo một cuộc chiến "nhỏ"

Trung Quốc đang chơi trò chơi tổng bằng không, muốn tiến hành một số cuộc chiến nhỏ mà Mỹ không đáng để tham gia, buộc các nước láng giềng liên kết với nhau. 

Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, gây sóng gió cho khu vực

Tờ "The Financial Times" Anh ngày 28 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc 'ra tay trước' với Mỹ, Trung Quốc ngốc nghếch hay thông minh?" của tác giả David Pilling. Bài báo cho rằng, hành động làm láng giềng nổi giận của Bắc Kinh đã trở thành vấn đề chính sách ngoại giao gây tranh cãi.

Những ví dụ khẳng định Trung Quốc thật ngốc nghếch có rất nhiều, mấy tuần gần đây, Bắc Kinh đồng thời "khai chiến" với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Nói tóm lại, Trung Quốc hầu như do bức bách sự liên kết của láng giềng mà gặp sai lầm. Tất cả những dấu hiệu của “ngoại giao nụ cười” của Trung Quốc đã tắt.

Brad Glosserman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng, Bắc Kinh gây ra loại phiền phức này "khiến cho người ta khó hiểu". Ông đặt câu hỏi trên tạp chí "The National Interest" Mỹ rằng, Trung Quốc, nước đang đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế và xã hội tiềm tàng, tại sao còn phải làm như vậy?

Giáo sư Hugh White, nhà nghiên cứu chiến lược Đại học quốc gia Australia lại có một quan điểm khác. Ông cho rằng, không nên ngạc nhiên về hành động của Trung Quốc. "Đây là trò chơi tổng bằng không, nếu Trung Quốc sở hữu nhiều quyền lực và sức ảnh hưởng hơn, Mỹ sẽ phải nhượng quyền" - ông nhận định.

Từ đầu tháng 5 năm 2014 đến nay, Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 cùng các loại tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh... tiến hành xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế. 

“Trung Quốc muốn gây ra một số cuộc chiến nhỏ”

Trò chơi này là không “đối đẳng”, giống như thực lực quân sự của hai nước, mặc dù không thể so sánh được với tàu sân bay Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể dùng tên lửa để bắn chìm tàu sân bay. Để duy trì hiện trạng, Mỹ cần đề phòng nhất cử nhất động của Trung Quốc, trong khi đó Mỹ không làm được điểm này.

Trung Quốc chỉ cần gây ra một số cuộc chiến tranh nhỏ trong đó Mỹ không tham gia là được và Trung Quốc có thể giành “chiến thắng”. Ở đây, vạch ra một Khu nhận biết phòng không, ở kia hạ đặt một giàn khoan... Đương nhiên, ngài Barack Obama có thể vạch ra "giới hạn đỏ". Nhưng, chính điều ông ý thức được ở Syria là, đặt ra "ranh giới đỏ" cũng sẽ rất khó khăn.

Cho nên, Bắc Kinh đang từng bước tạo ra một “hiện thực mới” ở trên biển hoặc trên không. Trung Quốc thông qua mỗi một sự kiện như vậy để gây thách thức cho Mỹ. Có đáng đánh một trận vì một chiếc tàu cá của Việt Nam không? Không đáng. Vì một bãi cát của Philippines? Một hòn đảo nhỏ không người ở? - bài báo bình luận.

Nhìn vào ngắn hạn, loại sách lược này rất có thể buộc các nước láng giềng của Trung Quốc liên kết lại với nhau hoặc dựa nhiều hơn vào mặt trận do Mỹ lãnh đạo. Nhưng, nếu Trung Quốc đang thay đổi cảm nhận và hiện thực của khu vực này thì không quan trọng nữa.

Nghe nói, các nước ASEAN đang áp dụng lập trường thống nhất hơn. Nhưng, đến nay cũng chỉ nói mà thôi. Các nước ASEAN phân thành 2 "phe" - các nước Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không có tranh chấp với Trung Quốc như Thái Lan, Campuchia. Cho nên, các nước ASEAN thống nhất hành động hầu như rất xa xôi.
Trung Quốc đang chứng minh với láng giềng rằng, ngăn chặn sẽ không có hiệu quả, và đừng trông chờ vào Mỹ bảo vệ họ. Nếu Trung Quốc toại nguyện, các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ sẽ phải thừa nhận hiện trạng khó có thể tiếp tục. Đây là một chiến lược nguy hiểm, nhưng cũng là một chiến lược "khôn khéo".

Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo dưới góc độ cá nhân tác giả, đáng để nghiên cứu suy ngẫm về Trung Quốc trong giai đoạn mới. Qua đó, cho thấy được bản chất thực của Trung Quốc như thế nào và các nước cần cảnh giác, đưa ra các chiến lược và biện pháp ứng phó phù hợp.

Trung Quốc đang tìm cách cưỡng đoạt bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hiện do Philippines kiểm soát.

Trung Quốc ưu tiên triển khai vũ khí trang bị mới trên Biển Đông, thích tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá. Trong 11 tàu hộ vệ Type 056 hiện có của Hải quân Trung Quốc có 5 chiếc triển khai ở Biển Đông; cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 hiện có của Trung Quốc đều triển khai ở Biển Đông, các vùng biển khác không triển khai; các tàu chiến hiện đại khác đều được Trung Quốc ưu tiên triển khai ở Biển Đông như tàu khu trục Type 052C/052D, tàu hộ vệ Type 054A. Ngay khi mới lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã 2 lần đến Hạm đội Nam Hải thị sát và truyền "giấc mơ Trung Quốc" trên Biển Đông cho ngư dân đảo Hải Nam, Biển Đông trong mấy năm qua đã thực sự dậy sóng.

Ta vưỡn tuyệt vời

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 5, nói chung ta tốn nhiều tiền của, công sức để lo chuyện chủ quyền, nhưng theo như báo cáo của Bộ Công Thương, công nghiệp vẫn tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Giao thương với Trung Quốc (TQ) bình thường, chỉ có du lịch giảm chút ít, nhưng chưa có ảnh hưởng lớn.

- Thì ngoài biển, tàu của TQ vẫn phun nước vào tàu của ta. “Bao giờ tát cạn bể Đông?”. Thậm chí nếu không mua lúa, caosu, nông sản của ta thì họ sẽ phải mua giá đắt của các nước khác - chưa kể TQ đã vào WTO, đã ký Hiệp định thương mại ASEAN - TQ.

- Còn không mua vật tư sản xuất, nhất là vật tư cho nông nghiệp, thì ta mua của nước khác, thiếu gì, “trăm người bán, vạn người mua”. Thậm chí không mua hàng TQ còn thoát được các kiểu ngộ độc.

- Chú nói ý này hay. Hiện tại, qua vụ bánh Trung thu năm ngoái và vụ tết năm nay, bánh kẹo TQ đã bị đánh bại trước các thương hiệu Việt như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà… Bánh kẹo TQ bán lay lắt ở khắp chợ cùng quê.

- Ăn nguy hiểm lắm, vì 3 không: Không thương hiệu; không nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và không hạn sử dụng.

- Khốn nỗi lại rẻ. Chỉ cần 2.000đ là trẻ con, nhất là trẻ ở nông thôn, đã có túi kẹo TQ nho nhỏ, xanh đỏ tím vàng.

- Cũng còn chuyện các thương nhân ta “lập lờ đánh lận con đen” giữa hàng của ta và hàng TQ.

- Nói gì đến gian thương, thời nào cũng có. Ngày nay nhiều hơn vì câu kết với thương lái TQ và các “tập đoàn” buôn lậu xuyên biên giới Việt – Trung. Đúng là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Tóm lại là CPI của ta 5 tháng qua vẫn tăng 4,73%, không cao nhưng cũng không thấp nhiều. Cái thắng lớn của ta là toàn dân lại một phen thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc và chính tinh thần đó đã làm cho thế giới hiểu thêm và ủng hộ ta. Có thể nói là thế giới đang đồng hành cùng Việt Nam. Có mỗi một anh nhà báo Nga đã dại mồm nói sai về tình hình giàn khoan của TQ xâm phạm vùng biển của ta. Một thiểu số nhỏ nhoi, nhưng anh này cũng vừa lên tiếng nhận sai, xin rút ý kiến. Chú thấy có tuyệt vời không?

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Học Tây phương làm luật Biểu tình

Cuteo@


Đkm, hết làm loạn Hồ Gươm lại đến làm loạn Lộc Hà, hết biểu tềnh đứng lại biểu tềnh nằm, chỉ có chiêu ăn vạ là không đổi. Hóa ra Chí Phèo đời léo nào cũng cóa, nhưng xem ra, chính quyền vẫn chưa quếc liệc, mấy thằng ăn vạ thì đã đành, nhưng mấy thằng ngồi máy lạnh chờ tin và bơm vá mới là loại đáng trừng trị. Chúng nó là những thằng léo nào? Không khó tìm đâu, lên mạng guk phát ra ngay cả một lũ một lĩ. Những Diện, những Thụy, những Hằng, những Linh và có cả JB Nguyễn Hữu Vinh, một con cừu ngu ngốc của chúa và có cả ngọn đèn dầu hiu hắt Đào Tiến Thi, giọng điệu na ná như nhau, cách làm việc như nhau và gào như nhau. Theo anh, lũ này truy tố bằng hết. Nếu cứ để thế này trẻ em mất chỗ chơi, các cụ già mất chỗ thư giãn, khách Tây khách ta bị quấy rầy, và môi trường bị ô nhiễm khủng khiếp. Nhưng khổ nhất vẫn là mấy chú công an, cứ ngày đêm lo lắng quần quật, cứ đặt mình vào vai các chú ấy thì biết. Cơ khổ!

Cơ khổ cũng có cái nguyên do của nó, nhưng cái nguyên do căn cốt nhất có lẽ là thiếu cái luật biểu tềnh. 

Mấy hôm rồi họp Quốc hội gì đó, nghe nói các đại biểu tranh luận cực gay gắt và hình thành hai phe phản biện kịch liệt. 

Anh Cuteo@ xin ủng hộ cần có luật biểu tềnh, trước hết là đảm bảo cái quyền của công dân đã được hiến định, sau nữa là để cho mấy chú công an đỡ khổ do phải làm việc trong một môi trường pháp lí mù mờ, làm cũng chết, không làm cũng chết. Có cụ nào đó nói, là chưa đến thời điểm làm Luật này, nhưng theo anh đã đến lúc rồi đó, không chậm hơn được đâu. Càng chậm càng bị chọc ngoáy bởi lũ rận khoác áo yêu nước, dân chủ hay nhân quyền.

Có điều, Luật biểu tềnh muốn học tập nước nào thì học tập, nhưng dứt khoát phải học mấy cái hay của các nền dân chủ Tây phương (lí do là vì bọn rận luôn đề cao dân chủ Tây phương). Theo như anh nghiên cứu, và tích hợp với góp ý của Em Đỏ, anh đưa ra mấy điều cần học hỏi như này:

1- Biểu tềnh dứt khoát phải xin phép, chỉ khi được chính quyền cấp phép mới được tiến hành. Không có phép mà đi biểu tềnh đương nhiên là vi phạm pháp luật, các chú công an cứ bắt, tòa cứ xử, nhẹ là phạt tiền, nặng thì truy tố. Cấm kêu, cấm gào, cấm sủa.

2- Không làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Yêu cầu này thậm chí phải được đặt lên hàng đầu. Tụ tập, diễu hành, hò hét, gào thét.v.v..nhưng không được gây mất trật tự giao thông, không được dùng vũ lực, không mạt xát thóa mạ chính quyền hay người thực thi công vụ...Vi phạm sẽ bị bắt, phạt tiền hoặc truy tố.

3- Bảo đảm an ninh trật tự đường phố. Vì thế, sẽ phải khoanh vùng cho người biểu tềnh, và họ chỉ được phép biểu thị thái độ trong khu vực đó. Bước ra khỏi vòng kim cô đừng trách. 

Hình dưới: Biểu tình của một nhóm Cờ Vàng ở Nhật 2011 được khoanh vùng bởi chính quyền. Người biểu tềnh chỉ được hoạt động trong phạm vi đó, nếu ra ngoài sẽ bị trừng trị. Rất ổn!


4- Cấm cản trở hoạt động khác (ý kiến này của Em Đỏ). Biểu tình ở đâu, khi nào, mục đích gì đều không được cản trở các hoạt động bình thường của xã hội. Tỷ như việc buôn bán làm ăn của doanh nghiệp, của cá nhân, hay lễ hội, hoặc cản trở sự lưu thông hàng hóa.v.v..Nếu vi phạm, trừng trị thẳng cánh.

Đây là hình ảnh "Luật sư triệu dân oan" Bùi Kim Thành bị cảnh sát Hoa Kỳ còng tay dẫn đi và tống tù 2 ngày vì tội cản trở kinh doanh trong cuộc biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng ở Anaheim Arena - California. Các biểu tềnh vin nhớ đấy!


5- Không chấp nhận vượt quá giới hạn cho phép. 

Ai muốn biểu tình cứ đăng ký với chính quyền và thống nhất về phạm vi cho phép trong một khu vực nhất định ở công viên hoặc những tuyến phố nhất định. Vượt ra khỏi phạm vi đó sẽ bị phạt tiền hoặc tống giam, nặng nữa lôi ra tòa hình sự và tống giam.

Ở Đức, có quy định về hành lang an toàn các trụ sở cơ quan nhà nước, đoàn diễu hành không được phép vào khu vực hành lang an toàn đó. (Nghĩ lại thương anh EVN, anh MTTQ Việt Nam, trụ sở thường xuyên bị xâm hại).

Đây là hình ảnh cảnh sát xử lý trường hợp vượt quá giới hạn cho phép tại một quốc gia tiên tiến ở châu Âu, đó là Anh Quốc. Xử lý mạnh tại chỗ tội vượt qua phạm vi an toàn, không miễn trừ phụ nữ chân yếu tay mềm mồm to. Biểu tình chống phát xít tại Trung tâm truyền hình BBC 2009



6- Cứng rắn hơn với người vi phạm nhiều lần: phạt tiền hoặc truy tố ra Tòa. Daniel Elsberg - người "nguy hiểm nhất nước Mỹ" với vụ án Hồ sơ Lầu Năm Góc 1971 trong Chiến tranh VN - bị bắt ở tuổi 79 vì phớt lờ lệnh di chuyển của CS khi biểu tình trước cổng Nhà Trắng 2010, chống Mỹ can thiệp quân sự ở nước ngoài.


7- Trấn áp bằng bạo lực với những hành vi thiếu văn hóa, xúc phạm đến các cơ quan, tổ chức và người thực thi công vụ.

Ở các nước phương Tây, hành vi chửi bới, nhục mạ cảnh sát sẽ bị vòi rồng, hơi ga, dùi cui; cấm cãi. 

Trong hình dưới: Biểu tình ở Quebec - Canada chống Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Thương mại 2007. Cảnh sát thẳng tay trấn áp người có thái độ mang dáng vẻ ôn hòa nhưng xúc phạm, mạ lị chính quyền và cảnh sát. Hành vi trấn áp này không bị coi là dã man con ngan, mà trái lại là rất nhân văn vì nó mang lại sự bình yên cho đa số người dân.


8- Tống cổ ý định chiếm đóng thường xuyên nơi công cộng.

Hình ảnh các đoàn biểu tình lưu cữu ở những nơi công cộng dài ngày là rất xấu và manh nha những bất ổn cho xã hội, đồng thời làm mất mỹ quan không gian công cộng, ảnh hưởng đến quyền làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân. Vì thế, các quốc gia đã có luật biểu tình hay luật gì đó tương tự đều rất chú ý đến vấn đề này. Trong nội dung các quy định của luật, họ thẳng tay trấn áp những hành vi chiếm đóng trái phép các nơi công cộng, ví dụ như quảng trường, công viên v.v..

9- Chỉ được biểu tình ôn hòa

Nghĩa là không được sử dụng bạo lực dưới bất kể hình thức nào. Và để đảm bảo an toàn, cảnh sát được phép trấn áp khi có yếu tố cho thấy manh nha có bạo lực. Ví dụ thái độ thiếu kiềm chế, hành vi gây gổ với nhân viên công vụ, nhổ nước bọt, thách thức.v.v..Dó đó, nên trấn áp thẳng tay mọi yếu tố bạo lực hoặc manh nha bạo lực. 

Dưới đây là hình Cảnh sát chống bạo động nện dùi cui, hơi cay và súng đạn xuống Biểu tình Chiếm Đóng Oakland, Mỹ 2011.



10- Sử dụng sức mạnh quân đội trong trường hợp biểu tình quy mô lớn có yếu tố bạo động, đe dọa an ninh quốc gia. Phát biểu của Đại tá Sansern Kaewkamnerd - phát ngôn viên quân đội Thái lan, trước tình hình biểu tình áo đỏ 2010.

11- Nên học tập Singapore, xây dựng Công viên biểu tềnh. 

Nên có Công viên Biểu tềnh, vì nó giúp cho người biểu tềnh có nơi để bày tỏ thái độ và cất lên tiếng nói của mềnh. Mặt khác, nó khoanh vùng bất ổn về an ninh trật tự, đề phòng có bạo loạn đường phố do quá khích.

Gợi ý là nên xây dựng công viên biểu tểnh ở Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum..Nếu ở Hà Nội thì nên xây ở Quốc Oai hay Ba Vì.

Về tên gọi, nên gọi như em Đỏ gợi ý: Góc Chém Gió (Speakers' Corner) hoặc Góc tự sướng!

Nên nhớ ở Hong Lim Park - Singapore muốn chém gió phải đăng ký trước, cấm người nước ngoài tổ chức và tham gia; cấm ô nhiễm tiếng ồn. Chống chỉ định khiêu dâm, bạo lực, phỉ báng, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, kích động phạm tội và nổi loạn. Với những quy định ngặt nghèo như thế, người Singapore kết luận, thà leo mạng chém gió sướng hơn.


Nhưng cây gậy thường nên kèm theo củ cà rốt, cứ vậy đi cho nó nhân văn và sạch đường phố.

Trung Quốc đang bế tắc

Trường An

Việc lũ chó Trung Hoa sử dụng tàu cá đâm chìm tàu cá ta cho thấy, chúng hiện đang bị lâm vào ngõ cụt, hành động liều lĩnh như những con thiêu thân. 

Trong khi thế giới đang chăm chú theo dõi, và lên án lũ chó hiếu chiến, xâm phạm điên cuồng vào EEZ của VN, trong cái mớ hỗn độn, rối rắm, trong thì khủng bố Tân Cương, ngoài thì xảy chân, tưởng ngon ăn, đi làm thằng cướp biển, không biết làm sao để có thể đẩy lui đội tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư VN, chúng đã phải giở trò khủng bố ngư dân VN đầy tai tiếng, cũ rích. 

Ta thì đang rất chủ động tiến công trên tất cả các mặt trận. Các hoạt động ngoại giao dồn dập, ngày càng cô lập lũ chó Trung Hoa, con chó giở trò cướp biển hung hãn chưa bao giờ phải gánh chịu hậu quả thê thảm như lần này về mặt hình ảnh, bị cả thế giới lên án, phong trào biểu tình của người Việt khắp nơi trên thế giới diễn ra sôi nổi, được người bản địa hết sức ủng hộ, và cùng tham gia. 

Trong thế trận tăng hình ảnh tốt đẹp của VN với thế giới, ta vừa đưa Trung tâm gìn giữ Hoà bình VN vào hoạt động, và cử 2 sỹ quan làm sỹ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Nam Sudan. 

Về sức mạnh phòng thủ biển, tin mới nhất, Nga vừa tiết lộ, VN đã có các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E hỗ trợ cho các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P: 

http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/bao-nga-viet-nam-co-ten-lua-phong-thu-bo-bien-bal-e-3039511/ 

Như thế, hệ thống phòng thủ biển của ta đã khá hoàn chỉnh ở mọi tầng nấc tác chiến khác nhau, một hệ thống mạnh, hiện đại, kết hợp các hình thức tác chiến tối ưu.