Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

KHÁT VỌNG CHÁY BỎNG CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC

Tác Giả: John Lee TBT VHN.NET


Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình.

Hơn ai hết, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, sự vi phạm lớn nhất quyền con người hiểu rõ rằng quyền con người là thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá của mình cho một quốc gia khác. Việt Nam cho rằng, cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng,quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội. Trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng. Trước đây, Hiến pháp Việt Nam chỉ nêu ở phần sau, bây giờ đặt hẳn một chương về quyền con người, mà đó là xu hướng của thế giới. Việc Việt Nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc là một đòn giáng mạnh vào một số cá nhân , tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam. Từ bấy lâu nay họ luôn “Hòa tấu” bài ca nhân quyền, họ xem đó là gót chân “Asin” của Việt Nam, để ngăn cản bất cứ chuyện gì mà Việt Nam hòa nhập với thế giới. Với cái gọi là ”Bảo bối” nhân quyền này một số cá nhân, hội đoàn người Việt có tư tưởng cực đoan ở hải ngoại mà đặc biệt tại Hoa Kỳ có lúc đã tác oai, tác quái, hết “Thư ngỏ” đến “Thỉnh Nguyện thư” gởi đi các nơi đặc biệt là các nhân vật hiện là dân biểu trong thượng hạ viện Mỹ hòng dùng chiêu bài này bôi nhọ hình ảnh nhân quyền ở Việt Nam. Trong các vấn đề về quyền con người. Phải khẳng định rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Đó là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mặc dù thời gian qua kinh tế xã hội hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo rất cao. Nhưng các nhà “Dân chủ” hoặc những thành phần chống cộng cực đoan cùng với một số cơ quan truyền thông việt ngữ ở hải ngoại vẫn cố tình không chấp nhận một sự thật hiển nhiên đã xảy ra là: Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất. Kết quả đó đã phản ảnh đúng những gì mà Việt Nam phấn đấu, hoàn thiện trong suốt một thời gian dài. Thực tế hàng năm Việt Nam rất tích cực đối thoại nhân quyền, mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại. Qua đối thoại trực tiếp các nước, các tổ chức họ mới nhận thức được rằng, giữa thông tin sai lệch của một số đối tượng thì hoàn toàn khác xa với thực tế đang hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra ở Việt Nam. Những mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người đã xóa tan sự nghi ngờ, phản bác lại những luận điệu vu khống, thóa mạ về nhân quyền Việt Nam của những người không thiện chí. Là thành viên của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc Việt Nam sẽ thể hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , lúc sinh thời luôn có một ước vọng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nguyện đó đã phản ánh khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam. Thực hiện những giá trị thiết yếu về quyền con người, là mục đích, tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, sắc tộc, tôn giáo đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh to lớn để giành và giữ các quyền cơ bản đó. Ngay từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân Việt Nam nêu tám yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây (năm 1922), yêu cầu chính quyền Pháp trả lại những quyền tự do, dân chủ cơ bản cho người dân Việt Nam, trong đó có cải cách nền pháp lý Đông Dương, thay đổi chế độ sắc lệnh bằng luật pháp, mà người dân Việt Nam phải được hưởng đầy đủ các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tự do lập hội, tự do cư trú ở nước ngoài, tự do học tập… Đến bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã có bước phát triển mang tính cách mạng. Mở đầu với việc khẳng định những quyền cơ bản mà tạo hóa ban cho mỗi con người và khép lại bằng lời tuyên bố trịnh trọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tuyên bố về sự ra đời của một quốc gia có chủ quyền mà còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam, trong đó thừa nhận các quyền cơ bản của con người, đồng thời, lần đầu tiên, quyền cá nhân được mở rộng thành quyền dân tộc, và quyền con người. Sự bình đẳng của mỗi cá nhân được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với quyền dân tộc, đó là quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết.

Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền tảng về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tại Điều 1 của cả 2 Công ước quốc tế cơ bản nhất của Liên hợp quốc về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hoá và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị.

Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, đồng thời phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam mà dân tộc này từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược và bị tước đoạt những quyền và tự do cơ bản nhất. Là thành viên của tổ chức nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam.Trước đây Việt Nam không ở trong Hội đồng, cho nên các nước thành viên chỉ nghe theo “Kênh” một chiều thù địch như “Phúc trình”,, “Báo cáo thường niên”..vv, họ nói hoặc thậm chí họ ra các nghị quyết mà Việt Nam không được tham gia, không có cơ hội chứng minh, phản biện những quy kết kiểu “Chụp mũ” thì nay Việt Nam ở trong Hội đồng rồi thì chúng ta có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế để họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam. Có thể nói, vấn đề quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao, nhận thức tích cực và áp dụng phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, từ một dân tộc bị tước đoạt cả những quyền tự do cơ bản nhất, người dân Việt Nam đã được thụ hưởng ngày một đầy đủ và toàn diện hơn các quyền của mình. Mặc dù hiện nay, trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người và thậm chí một số thế lực thù địch đã lợi dụng điều này để vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, song những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua là bằng chứng không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét